Bạch Ngọc Thắng và các cộng sự, 2015, Báo cáo chuyên đề nợ công “ Cần cách nhìn trực diện”, trang 6-

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính tiền tệ các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học rút ra cho việt nam (Trang 30 - 35)

3.1.3. Thâm hụt ngân sách

Vài năm trở lại đây, do quy mô thu ngân sách nhà nước (NSNN) so với GDP có xu hướng giảm đi xong quy mô chi NSNN lại chưa có sự thay đổi tương ứng nên thường xuyên dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách. Số liệu Quyết toán và Dự toán NSNN của Bộ Tài chính phân biệt hai khái niệm bội chi NSNN. Đó là bội chi theo tiêu chuẩn quốc tế (không bao gồm chi trả nợ gốc) và theo tiêu chuẩn Việt Nam (bao gồm cả chi trả nợ gốc). Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì mức thâm hụt hay bội chi của Việt Nam thấp hơn nhiều, và cũng khá gần với thống kê của IMF và ADP (Bảng dưới). Tuy nhiên, nếu theo như tiêu chuẩn Việt Nam thì thâm hụt Việt Nam vào khoảng 5% GDP, duy chỉ có năm 2009 Việt Nam thâm hụt cao hơn hẳn là 6,9% GDP do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP)

Chú thích:

-MOF1 – thông lệ quốc tế (không bao gồm chi trả nợ gốc) - MOF2 – thông lệ Việt Nam (bao gồm cả chi trả nợ gốc)

Nguồn: World Economic Outlook 2012 ( IMF) và Key Economic Indicators (ADB)

Mức độ thâm hụt ngân sách của Việt Nam được coi là cao so với các nước trong khu vực, chỉ đứng sau Malaysia và Ấn Độ. Kể từ năm 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, Việt Nam là nước duy nhất gia tăng thâm hụt NSNN, trong khi các quốc gia khác đã bắt đầu cải thiện tình hình.17

17 Vũ Minh Long, 2013, Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, biện pháp khắc phục và những hàm ý chính sách cho Việt Nam”, trang 52-54 quả, biện pháp khắc phục và những hàm ý chính sách cho Việt Nam”, trang 52-54

Thâm hụt ngân sách tại Việt Nam và một số quốc gia Châu Á giai đoạn 2009-2011 (%GDP)

Nguồn: ADB (Key Economic Indicators 2012)

Trong giai đoạn 2011-2015, mục tiêu của Chính phủ là đưa mức thâm hụt ngân sách giảm dần xuống còn 4,5% GDP vào năm 2015, nhưng do nhiều yếu tố tác động, mức thâm hụt ngân sách những năm qua vẫn còn cao. Thâm hụt ngân sách của các năm 2012, 2013 và 2014 lần lượt lên tới xấp xỉ 5,4; 6,6 và 5,7%GDP. Những con số này cũng cao hơn mức dự toán 4,8% GDP mỗi năm trong các năm này.

3.1.4. Nợ công

Tình trạng thâm hụt NSNN tăng lên trong những năm qua cũng kéo theo sự gia tăng nợ công ở Việt Nam.

Quy mô nợ công của Việt Nam: Cách đây 13 năm, năm 2001, tỷ lệ nợ công của Việt Nam là 11,5% GDP, đến năm 2010, con số này đã tăng gần 5 lần (khoảng 51,7% GDP). Trong 3 năm kế tiếp, từ 2010-2013, nợ công đi ngang và tăng tiếp lên 54,2% (xem hình 1). Nhưng năm 2014, nợ công dự tính tăng lên tới 60,3% GDP. 18

18 Vũ Sĩ Cường, 2015, Nợ công của Việt Nam: Dự báo những rủi ro và giải pháp phòng ngừa, Tạp chí tài chính,kỳ 1 tháng 11-2015, trang 14 1 tháng 11-2015, trang 14

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Tài chính, năm 2014 là ước tính

Tỷ lệ nợ công/GDP của việt Nam còn được xem là cao nhất trong số các nước khi năm 2014 lên tới hon 60%, cao hơn hẳn các nước như Malaysia (khoảng 52%), Thái Lan (khoảng 48%), Trung Quốc (42%).

Nguồn:Báo cáo 221/BC-CP của Chính phủ ngày 18/5/2015 và Traidingeconomics

Bên cạnh quy mô nợ công tăng cao, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ (không bao gồm nợ Chính phủ bảo lãnh) ngày càng lớn. Theo Báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp quản lý nợ công theo Nghị quyết số 75/2014/QH13 của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 5/6/2015 thì nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng

thu NSNN là 12,6% vào năm 2013, 13,8% vào năm 2014 và dự kiến tăng lên 16,1% vào năm 2015. Tuy nhiên, theo báo cáo Nợ công số 3 thì nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ (không bao gồm nợ Chính phủ bảo lãnh) so với tổng thu NSNN lại cao hơn và có sự gia tăng đột biến trong 3 năm gần đây, lên 21,0% vào năm 2012, 22,4% vào năm 2013 và ước tính khoảng 24,2% vào năm 2014. Những con số này đang tiếp cận gần với ngưỡng 25% cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội.19

Nguồn: Bản tin nợ công số 3 và Quyết toán Ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính

Xét về cơ cấu nợ công với GDP, đến cuối 2014, nợ chính phủ chiếm 46,9% còn lại là nợ Chính phủ bảo lạnh và nợ chính quyền địa phương. Nếu chia theo nguồn gốc của nợ công thì nợ công trong nước là khoảng 32% GDP, còn nợ công nước ngoài là 28% GDP. Cũng theo ước tính của Chính phủ thì nợ công đến cuối 2016 sẽ tăng lên gần 64%, vẫn thấp hơn mức trần 65% GDP được quốc hội quy định và trong ngưỡng an toàn khuyến cáo của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng

19 Phạm Thế Anh, 2015, An toàn nợ công và sức ép cải cách, Tạp chí Tài chính,kỳ 1 tháng 11-2015, trang 18-19 19

Thế giới hay Quỹ Tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý là tốc độ tăng nhanh chóng của quy mô nợ công trong vài năm gần đây. 20

Nếu xem xét cấu trúc nợ công so với tổng thu NSNN thì quy mô nợ công của Việt Nam đã tăng từ 1,93 lần tổng thu NSNN vào năm 2011 lên 2,36 lần vào năm 2013 và ước sẽ là 2,14 lần tổng thu NSNN năm 2014. Quy mô nợ công tăng nhanh so với thu NSNN sẽ tạo ra áp lực rất lớn với nguồn trả nợ. Một thay đổi trong cấu trúc nợ công của Việt nam trong giai đoạn gần đây là sự thay đổi tỷ lệ của nợ trong nước so với nợ nước ngoài với xu hướng chuyển từ vay nợ nước ngoài giai đoạn sang vay nợ nội địa. Theo Bản tin nợ công (Bộ Tài chính), nợ công nước ngoài tính đến cuối năm 2013 là 26,6% GDP, chiếm tỷ trọng khoảng 49% tỏng nợ công và có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2011-2013. Nợ công trong nước có xu thế tăng lên và đã chiếm tỷ lệ tổng nợ công năm 2013.21

Xét về kỳ hạn các khoản vay và lãi suất thì đa số các khoản vay nước ngoài có kỳ hạn dài (lên tới hàng chục năm) và lãi suất thấp. Ngược lại, các khoản nợ công trong nước, chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) có lãi suất hữu hiệu khoảng 10% và chủ yếu có kỳ hạn ngắn từ 2-5 năm (Phạm Thế Anh và cộng sự, 2012). Những năm gần đây lãi suất TPCP và TPCP bảo lãnh đã có xu hướng giảm chung cùng mặt bằng lãi suất trong nước, từ mức đỉnh khoảng 11% năm 2011 xuống còn khoảng 6% năm 2014. Cụ thể năm 2013, năm 2013 lãi suất trung bình nợ trong nước của Chính phủ (chiếm 38% nợ công) lên tới 8,9% trong khi lãi suất trung bình nợ nước ngoài (chiếm 39,8% tổng nợ công) thấp hơn nhiều. Nếu chuyển sang số tuyệt đối thì năm 2013, Chính phủ đã chi trả 125,7 nghìn tỷ đồng nợ gốc và 57,6 nghìn tỷ đồng trả lãi. Năm 2014, con số ước tính là 150,7

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính tiền tệ các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học rút ra cho việt nam (Trang 30 - 35)