1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHỐI hợp GIỮA NHÀ TRƯỜNG và CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại các TRƯỜNG PHỔ THÔNG dân tộc bán TRÚ HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH sơn LA

129 42 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Tôi xin cam đoan Luận văn “Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực; kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.

  • Hà Nội, tháng 6 năm 2019

  • Tác giả

  • Nguyễn Hữu Hải

  • Sau gần hai năm học tập và nghiên cứu với tinh thần cầu thị, nghiêm túc, tích cực, luận văn thạc sĩ Giáo dục và phát triển cộng đồng “Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” đã hoàn thành.

  • Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Trương Thị Bích - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn khoa học và kịp thời động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.

  • Để đạt được kết quả ban đầu này, em luôn cảm ơn và khắc ghi những kiến thức, kỹ năng, tình cảm đã được các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Tây Bắc truyền đạt đầy tâm huyết trong các chuyên đề hết sức quan trọng xuyên suốt khóa học.

  • Tác giả xin trân trọng cảm ơn: Thường trực Huyện ủy, Thường trực Ủy ban Nhân dân huyện; lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo; các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan; tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; các bạn học viên Cao học Giáo dục và phát triển cộng đồng K27 (2017-2019) đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học.

  • Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành các nội dung học tập và nghiên cứu bằng khả năng của mình, tuy nhiên do thời gian và trình độ bản thân còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các Quý thầy, cô trong Hội đồng khoa học cùng các đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

  • Trân trọng cảm ơn./.

  • Hà Nội, tháng 6 năm 2019

  • Học viên

  • Nguyễn Hữu Hải

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • Chữ viết tắt

  • Từ, cụm từ đầy đủ

  • ATTP

  • CBQL

  • CMHS

  • ĐBKK

  • GD

  • GD&ĐT

  • GDVSATTP

  • GV

  • HĐND

  • HS

  • KT-XH

  • PTCĐ

  • PTDTBT

  • UBND

  • VSATTP

  • An toàn thực phẩm

  • Cán bộ quản lý

  • Cha mẹ học sinh

  • Đặc biệt khó khăn

  • Giáo dục

  • Giáo dục và đào tạo

  • Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Giáo viên

  • Hội đồng Nhân dân

  • Học sinh

  • Kinh tế - xã hội

  • Phát triển cộng đồng

  • Phổ thông dân tộc bán trú

  • Ủy ban Nhân dân

  • Vệ sinh an toàn thực phẩm

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.1. Hội nghị quốc tế các Bộ trưởng về dinh dưỡng toàn cầu (ICN) lần thứ nhất do Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đồng tổ chức tại Roma (Italia) năm 1992 đã khẳng định: Tiếp cận đủ nhu cầu dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm được xem là một trong những quyền cơ bản của con người [28]. Ở Việt Nam, từ thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng cảnh báo: “Mọi bệnh tật đều từ miệng mà vào...”. Vì vậy, có hiểu biết đầy đủ về VSATTP chính là giải pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhận thức đúng đắn và có kỹ năng VSATTP còn giữ vị trí quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức khỏe lao động học tập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh của loài người. Hay nói theo cách khác, một xã hội văn minh không chỉ dừng ở việc đảm bảo cho người dân được ăn uống no đủ mà còn phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn thực phẩm [23].

    • 1.2. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm thế giới có 25 triệu ca ngộ độc, 250.000 người tử vong, hàng triệu người mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, cúm gia cầm, tả... có nguyên nhân từ nhiễm độc thực phẩm [31].

    • Ở Việt Nam, theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) từ năm 2003 đến năm 2010, chỉ tính ngộ độc thực phẩm phải đi bệnh viện cấp cứu đã có 1.586 vụ ngộ độc cấp tính, với 31.981 người mắc và hơn bốn triệu người mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm như tả, lỵ, thương hàn... [2]. Một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng (2012) đánh giá sự ô nhiễm vi sinh của thức ăn tại căng tin một trường tiểu học Hà Nội nhận thấy 100% mẫu canh bánh đa và 25% mẫu thịt gà đã chế biến vượt quá giới hạn vi khuẩn hiếu khí cho phép [24]. Theo báo cáo của Sở Y tế Sơn La (2011) kết quả kiểm tra cho thấy gần một nửa bếp ăn tập thể của các trường mầm non được kiểm tra chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Gần đây nhất, năm 2015, hơn 300 học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã phải nhập viện cấp cứu vì bị ngộ độc thực phẩm.

    • 1.3. Huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La hiện có 31 trường phổ thông dân tộc bán trú với 9.507 học sinh học tập, ăn nghỉ và sinh hoạt nội trú từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trên tổng số 71 trường phổ thông và 36.452 học sinh phổ thông toàn huyện). Trong những năm tới, trên địa bàn huyện Thuận Châu, số học sinh bán trú sẽ tiếp tục tăng, do triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tinh giản biên chế, tỉnh Sơn La tiếp tục thực hiện sáp nhập các trường phổ thông và giảm các điểm trường lẻ, đưa các em học sinh về trung tâm trường để học tập và hưởng các chế độ dành cho học sinh bán trú.

    • Hiện nay, đội ngũ nhân viên nấu ăn, nhân viên y tế trong các trường này đều là những lao động hợp đồng thời vụ tối đa 9 tháng/năm học; các cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách nhiệm vụ quản lý và theo dõi, giám sát các nội dung liên quan đến công tác bán trú, trong đó có việc nấu ăn tập trung ba bữa/ngày cho các em học sinh bán trú; tất cả đều chưa được qua đào tạo về đảm bảo VSATTP. Việc tổ chức các bếp ăn tập thể tại các trường chưa đồng nhất, chủ yếu do điều kiện và cách thức tổ chức chủ quan của mỗi nhà trường.

    • Các trường PTDTBT đều nằm tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ rất ít, chủ yếu do các thương lái cung cấp nhỏ lẻ, không có cơ quan kiểm định, kiểm soát nên chất lượng thực phẩm chưa được quản lý, không ổn định, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hàng của các thương lái và cảm nhận chủ quan của họ cùng các cá nhân có liên quan.

    • 1.4. Luật An toàn thực phẩm do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17/6/2010 quy định tại điều 56: “Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người” và điều 62 “Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội dung giáo dục an toàn thực phẩm kết hợp với các nội dung giáo dục khác” [12].

    • Công tác nghiên cứu về giáo dục VSATTP ở Việt Nam đã được một số tác giả trong các ngành y tế, xã hội học... quan tâm đến. Tuy nhiên dưới góc độ giáo dục và phát triển cộng đồng, trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hiện chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào được triển khai về phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục an toàn vệ sinh tại các trường học.

    • Từ những căn cứ và phân tích nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” làm luận văn thạc sĩ Giáo dục và phát triển cộng đồng.

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    • - Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục VSATTP cho CBQL, GV, nhân viên và học sinh tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • 4. Giả thuyết khoa học

    • Công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chưa thực sự hiệu quả, có nhiều bất cập và khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Nếu các trường PTDTBT chủ động phối hợp với cộng đồng một cách thực chất, khoa học và huy động tốt các nguồn lực của địa phương trong giáo dục VSATTP tại đơn vị thì sẽ góp phần nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện VSATTP cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên, học sinh; hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm; từ đó nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường PTDTBT.

    • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • - Hệ thống hóa lý luận về VSATTP và công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT.

    • - Khảo sát, đánh giá kết quả giáo dục VSATTP và thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • - Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, Sơn La.

    • 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    • - Về nội dung: Đề tài khảo sát thực trạng trong hai năm 2017, 2018 và nghiên cứu các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • - Về khách thể khảo sát: Đề tài khảo sát 320 cá nhân, bao gồm: 70 người trong các cộng đồng có liên quan, 145 CBQL, GV, nhân viên và 105 học sinh khối lớp 3-9 trong các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • 7. Phương pháp nghiên cứu

    • 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận

    • Sử dụng các phương pháp: Phân tích tài liệu, mô hình hoá, hệ thống hoá... nhằm tổng quan các tài liệu lý luận, hệ thống hoá các khái niệm, các lý thuyết, các văn bản pháp luật của nhà nước, các công trình nghiên cứu đã có trong và ngoài nước liên quan đến giáo dục VSATTP, từ đó rút ra những kết luận khái quát, làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

    • 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    • - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động trong thực tế thể hiện nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nhằm thu thập các thông tin cần thiết.

    • - Phương pháp đàm thoại: Tiến hành trò chuyện, phỏng vấn sâu đối với các cán bộ cộng đồng thuộc các ngành Y tế, Nông nghiệp; các tổ chức chính trị-xã hội; các tổ chức quần chúng... và nhân viên nấu ăn, nhân viên y tế, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

    • - Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu hỏi, bao gồm các câu hỏi đóng và mở về các vấn đề liên quan đến công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La để tổng hợp các số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.

    • - Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và phát triển cộng đồng, y tế công cộng... về các nội dung liên quan đến giáo dục VSATTP nhằm định hướng nghiên cứu đề tài.

    • - Phương pháp khảo nghiệm: Tổ chức thực hiện và tiến hành xem xét, đánh giá các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP qua ứng dụng, thử thách thực tế tại các trường PTDTBT.

    • 7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ

    • - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức toán học và phần mềm SPSS 2.0 để xử lý thông tin thu được định lượng và định tính. [4]

    • 8. Cấu trúc của luận văn

    • Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

    • Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại trường phổ thông dân tộc bán trú.

    • Chương 2. Thực trạng về công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • Chương 3. Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ

    • 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

      • 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài

    • Năm 2002, tại Malaysia, trong đề tài “Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến kiến thức, thái độ, thực hành về các bệnh lây truyền qua thực phẩm và an toàn thực phẩm”, hai tác giả Maizun Mohd Zain và Nyi Nyi Naing đã tiến hành nghiên cứu tại thành phố Kota Bharu, bang Kelantan - Malaysia. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cần phải có những can thiệp cộng đồng cho người chế biến thực phẩm nhằm cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành về các bệnh lây truyền qua thực phẩm và vệ sinh thực phẩm [29].

    • Năm 2005, tại Ấn Độ, tác giả Damian Pattron đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu nhận thức và thực hành an toàn thực phẩm trong các hộ gia đình ở Trinidad”, trong đó khẳng định việc đánh giá nhận thức đúng về thực hành an toàn thực phẩm đảm bảo sức khoẻ gia đình, hạn chế ngộ độc thực phẩm, nâng cao nhận thức ATTP cho người dân thì việc mở các lớp giáo dục là rất cần thiết [27].

    • Cũng tại Ấn Độ, năm 2010, tác giả Shuchi Rai Bhatt nghiên cứu đề tài “Phân tích những yếu tố tác động đến kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm ở khu đô thị của thành phố Varanasi”. Đề tài khẳng định, những thói quen mua thực phẩm và thực hành VSATTP của những người dân không liên quan đến độ tuổi; không có sự khác biệt đáng kể về học vấn của hai giới tính trong thực hành ATTP. Tuy tuổi tác và kiến thức không có mối liên quan với nhau nhưng trình độ học vấn lại có mối quan hệ với việc thực hành đảm bảo VSATTP. Vì thế, từ đó đến nay, đã có nhiều tổ chức đang cố gắng tuyên truyền dưới các hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề này [26].

    • Năm 2010, tại Australia, các nhà khoa học Sandra Buchler, Kiah Smith, Geoffrey Lawrence (Đại học Queensland) đã đăng trên tạp chí của Hội Xã hội học Australia bài viết “Những đặc trưng nhân khẩu học và nhận thức về các chất phụ gia thực phẩm, quy định và sự nhiễm bẩn ở Australia”. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, những người dân chưa tốt nghiệp trung học phổ thông và những người già có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến những loại rủi ro mang tính truyền thống; đồng thời, đa số phụ nữ và những người dân có học thức cao hơn trung học phổ thông lại có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến những rủi ro mang tính hiện đại. Các tác giả cũng nhấn mạnh, các nhóm khác nhau trong xã hội hiểu và có phản ứng khác nhau đối với các rủi ro trong VSATTP [32].

    • Các kết quả nghiên cứu được nêu ở trên làm cơ sở khoa học quan trọng cho việc nghiên cứu về VSATTP và công tác giáo dục VSATTP tại Việt Nam nói chung và trong các trường học ở Việt Nam nói riêng.

      • 1.1.2. Một số nghiên cứu ở trong nước

    • Ở Việt Nam, trong thời gian qua, nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và VSATTP trong các cộng đồng hộ gia đình, đường phố nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu theo các ngành, các lĩnh vực khoa học và các đối tượng khác nhau, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:

    • Các cuốn sách: (1) Giáo trình “Vệ sinh và an toàn thực phẩm” của Nguyễn Đức Lượng và Phạm Minh Tâm, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh; (2) Sách tham khảo “Dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm” của Bộ Y tế; (3) Sách tham khảo “Độc tố và an toàn thực phẩm” của Lê Ngọc Tú, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội... đã cung cấp những kiến thức cơ bản về VSATTP cho sinh viên nói chung và sinh viên các trường sư phạm nói riêng.

    • Năm 2002, tác giả Nguyễn Hữu Huyên công bố đề tài “Đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Đắc Lắc 5 năm 1998-2002”. Kết quả cho thấy, đối với những người đã từng biết các thông tin về VSATTP thì truyền hình là kênh được nhiều người xem nhất, 91% người tiêu dùng biết được thế nào là VSATTP, 90% biết được thế nào là ngộ độc thực phẩm, 96% nhận các thông tin về VSATTP từ vài tuần đến vài tháng [8].

    • Năm 2006, tác giả Cao Thị Hoa và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thực hành về VSATTP của người nội trợ chính trong gia đình ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Các tác giả đã kiến nghị cần đẩy mạnh xây dựng mô hình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh thông tin truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn [7].

    • Năm 2007, hai tác giả Lý Thành Minh, Cao Thanh Diễm tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về VSATTP của người bán và người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre” đã kiến nghị: Tăng cường công tác quản lý VSATTP, nhất là tuyến cơ sở; đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng, để người tiêu dùng không sử dụng những thức ăn đường phố mất ATTP; thành lập mô hình tập trung các khu vực ăn uống giúp công tác quản lý đạt hiệu quả cao hơn [18].

    • Cũng trong năm 2007, tại Hội nghị khoa học an toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ IV đã công bố kết quả đề tài “Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm thức ăn đường phố tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” do các tác giả Hà Thị Anh Đào, Nguyễn Ánh Tuyết và cộng sự cùng nghiên cứu [3].

    • Năm 2012, bác sĩ Lê Tấn Phùng chủ trì đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khả thi nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” đã khẳng định: Kiến thức và thực hành về ATTP của các hộ gia đình vẫn có một số hạn chế nhất định; các cơ sở nhà hàng ăn uống, thức ăn đường phố chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí vệ sinh theo quy định; tình trạng ô nhiễm thực phẩm vẫn còn tồn tại, nhất là ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất [21].

    • Năm 2013, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã công bố công trình “Nghiên cứu về vấn đề giáo dục truyền thông cung cấp kiến thức về ATTP cho con người” do tác giả Trần Quang Trung cùng các cộng sự thực hiện [25].

    • Năm 2017, luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Hạnh “Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh” do PGS.TS Trịnh Thúy Giang hướng dẫn khoa học đã bảo vệ thành công tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội [6].

    • Như vậy, vấn đề VSATTP đã nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam, các đề tài nêu trên hầu hết được tiếp cận dưới góc độ giáo dục, y học, dinh dưỡng hay quản lý nhà nước. Trong đó, các nghiên cứu tập trung tìm hiểu thái độ, nhận thức, hành vi về vấn đề VSATTP của người kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm ở một số địa phương; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của mọi người trong việc sử dụng thực phẩm an toàn. Còn những đề tài nghiên cứu tiếp cận dưới góc độ giáo dục và phát triển cộng đồng về giáo dục VSATTP còn rất ít và hạn chế, đặc biệt là vấn đề phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT thì chưa có một đề tài nghiên cứu cụ thể nào.

    • 1.2. Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường PTDTBT

      • 1.2.1. Khái quát về vệ sinh an toàn thực phẩm

    • 1.2.1.1. Các khái niệm

    • Các khái niệm trong lĩnh vực VSATTP được thống nhất hiểu theo Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật [12], cụ thể:

    • Thực phẩm là những đồ ăn, thức uống của con người dưới dạng dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất được sử dụng như dược phẩm.

    • Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.

    • An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người trong quá trình chế biến và khi sử dụng.

    • Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm được sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

    • Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

    • Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.

    • Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

    • Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.

    • Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.

    • Thực phẩm hữu cơ là các loại thực phẩm được tạo ra theo quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với đặc trưng cơ bản là không sử dụng bất kỳ hóa chất nông nghiệp nào như thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất phân bón, hóa chất kích thích sinh trưởng và không được sử dụng giống biến đổi gen, qua đó đảm bảo an toàn rất cao cho người sử dụng.

    • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.

    • Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.

    • Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.

    • Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

    • Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.

    • Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

    • Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

    • Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm.

    • GAP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh đã được quốc tế hóa “Good Agricultural Practices” có nghĩa là: “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt”. Khi đạt tiêu chuẩn này, thực phẩm sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Có ba tiêu chuẩn chính: GAP trong sản xuất trồng trọt, GAP trong sản xuất chăn nuôi, GAP trong sản xuất thủy sản. VietGAP là tiêu chuẩn GAP của Việt Nam. AseanGAP là tiêu chuẩn GAP của các nước Asean; GlobalGAP là tiêu chuẩn GAP của châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới... [16]

    • 1.2.1.2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm

    • Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm toàn cầu, trở thành vấn đề bức xúc, quan ngại của cả người sản xuất, người tiêu dùng, nhà quản lý, nhà khoa học và của toàn xã hội; đồng thời cũng là thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, vì hàng năm trên thế giới có hàng trăm triệu người bị ngộ độc thực phẩm, gây tổn hại lớn về tinh thần và vật chất cho sức khỏe của cộng đồng, chất lượng của cuộc sống, tăng trưởng kinh tế và bình yên của xã hội [9].

    • Ở Việt Nam, vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng và người tiêu dùng. Chính vì thế, Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm và Chính phủ triển khai “Chiến lược đảm bảo an toàn thực phẩm quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Vệ sinh an toàn thực phẩm đã, đang và tiếp tục là vấn đề không của riêng ai. Cộng đồng dân cư, cộng đồng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng trường học, cộng đồng học sinh, cộng đồng cha mẹ học sinh... là những bộ phận bị ảnh hưởng lớn của việc mất an toàn thực phẩm, đồng thời cũng là những bộ phận xã hội có thể tham gia trực tiếp giải quyết công tác này [10].

    • VSATTP với sức khỏe cộng đồng: Trong sản xuất nông nghiệp, nếu sử dụng nhiều phân hóa học hoặc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, chất kháng sinh thì người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí bị ngộ độc, nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau... Vì vậy, giữ thật tốt VSATTP là yếu tố hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần đảm bảo sự bình yên và hạnh phúc của mỗi gia đình. Ông cha ta đã nói từ xưa: “Người ta ốm yếu thì chỉ một nguyện vọng duy nhất là sức khỏe mà thôi”. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều [11].

    • VSATTP đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và từng gia đình: VSATTP tốt thì cộng đồng khỏe mạnh, mới có sức khỏe lao động sản xuất, năng suất lao động mới cao, mới có đủ thông minh để sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, hội nhập nền kinh tế thế giới năng động. Một đất nước nếu VSATTP không tốt thì cộng đồng sẽ có nhiều bệnh tật, dẫn đến chi phí khám chữa bệnh quá nhiều, đặc biệt là thiếu đi hơi thở của cuộc sống vui tươi và không có điều kiện để phát triển các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ.... Trong từng gia đình và toàn xã hội phải chi những khoản kinh phí quá lớn cho bệnh tật mà lẽ ra không cần phải chi, ảnh hưởng không nhỏ đến tổng nguồn lực của đất nước dành cho giáo dục, cho nghiên cứu khoa học, cho phúc lợi và an sinh xã hội... [15].

    • 1.2.1.3. Một số thách thức trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

    • Trước tiên, có thể nói nhận thức về VSATTP của đa số chúng ta còn hạn chế và có phần phiến diện. Công tác tuyên truyền về VSATTP ở nhiều nơi còn chưa thường xuyên và rộng khắp, đặc biệt ở các trường học. Các quy định về VSATTP đã cơ bản đầy đủ, nhưng chưa thực sự đi vào cuộc sống, nhất là các khâu từ sản xuất, bảo quản đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng không có thói quen ký hợp đồng để quản lý chặt chẽ, khoa học. Trên thị trường, rất khó để phân biệt hàng hóa có đảm bảo VSATTP hay không; không có căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học để đảm bảo hay phân định trách nhiệm một cách rõ ràng thuộc về khâu nào, về cơ quan nào hay về ai [17].

    • Bên cạnh đó là thách thức từ người sản xuất, kinh doanh, xuất phát từ mâu thuẫn giữa sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Trong khi người sản xuất, kinh doanh thường chạy theo số lượng và lợi nhuận thì người tiêu dùng ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm mà VSATTP. Hiện nay, sản xuất hàng hóa thực phẩm ở nước ta chủ yếu là do hộ nông dân cá thể đảm nhiệm, còn trang trại, nông trại, nông trường... chiếm số lượng không đáng kể. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ thì không thể nào có đủ điều kiện để sản xuất, kinh doanh đảm bảo VSATTP, còn các cơ quan chức năng thì hoàn toàn không thể kiểm soát nổi. Và từ đó, đương nhiên hàng hóa thực phẩm trôi nổi trên thị trường hầu như không có giấy tờ chứng minh đảm bảo VSATTP theo quy định. Một khi nhận thức không đầy đủ, thì dẫn đến thiếu trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, thậm chí là thiếu đạo đức, thiếu lương tâm đối với cộng đồng người tiêu dùng, họ sẽ bỏ qua tất cả để chỉ vì lợi nhuận [9].

    • Thứ ba là những thách thức do sự bùng nổ dân số làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguy cơ thiếu nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình gia tăng dân số cùng với phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn đã thay đổi thói quen ăn uống của đa số nhân dân, làm gia tăng các dịch vụ ăn uống đường phố hoặc quán cóc đầu làng cuối xóm, rất dễ xảy ra mất VSATTP. Công nghệ chế biến thực phẩm “bẩn” ngày càng tinh vi, số lượng các bếp ăn tập thể tăng vọt… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ ngộ độc tập thể trên diện rộng [10].

    • Thứ tư là những thách thức về ô nhiễm môi trường, xuất phát từ những mâu thuẫn giữa phát triển sản xuất nông nghiệp và bảo bảo vệ môi trường. Tỷ lệ, cường độ, số lượng, chất lượng thực phẩm bị ô nhiễm tăng lên đáng báo động, đặc biệt là các cây trồng, vật nuôi trong vùng đất, nước, không khí... bị nhiễm tồn dư các chất độc hại. Việc ứng dụng “tùy tiện” các thành tựu khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm... cũng làm tăng nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn, do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, các hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép trong người sản xuất, kinh doanh lương thực thực phẩm [17].

    • Thứ năm là những thách thức giữa phát triển trước mắt và phát triển lâu dài, bền vững. Sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm mà không tính đầy đủ đến tính phát triển bền vững làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, cá, thực phẩm sử dụng công nghệ biến đổi gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát... làm gia tăng nguy cơ mất VSATTP [24].

    • 1.2.1.4. Yêu cầu của vệ sinh an toàn thực phẩm

    • Muốn đảm bảo VSATTP thì mọi người phải hiểu biết về những tác nhân, nguyên nhân dẫn đến mất an toàn thực phẩm, gây ngộ độc thực phẩm; phải am hiểu những quy định pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước về đảm bảo VSATTP. Mọi người và cộng đồng phải được hướng dẫn và thực hiện các nội dung công việc, giải pháp kỹ thuật trong đảm bảo VSATTP. Người tiêu dùng, gia đình tiêu dùng, nhà trường tiêu dùng, cộng đồng tiêu dùng... phải trở thành “cộng đồng tiêu dùng thông minh”, phấn đấu tham gia xây dựng chuỗi thực phẩm phải được an toàn “Từ trang trại đến bàn ăn”. Giúp cộng đồng, mọi người dân, học sinh... trên mọi lĩnh vực đời sống, lao động, học tập có được những hiểu biết và kỹ năng nhất định trong hoạt động đảm bảo VSATTP, vừa tự giúp mình, vừa giúp mọi người trong cộng đồng xung quanh [10].

    • Những yêu cầu đối với bảo quản thực phẩm: Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm phải được bảo quản trong khu vực chứa đựng, kho riêng, diện tích đủ rộng để bảo quản thực phẩm. Kho thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn, thông thoáng, dễ vệ sinh và phòng chống được côn trùng, động vật gây hại xâm nhập và cư trú. Có đủ giá, kệ bảo quản làm bằng các vật liệu chắc chắn, hợp vệ sinh. Nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản và sản phẩm thực phẩm phải được chứa đựng, bảo quản theo các quy định.

    • Những yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ: Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm; dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Có đủ các thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng, giầy, dép... để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói thực phẩm; đảm bảo an toàn không gây ô nhiễm. Không sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm. Chỉ sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền...

    • Những yêu cầu đối với cơ sở: Địa điểm phải có đủ diện tích và không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại, không gần các khu vực ô nhiễm. Bố trí quy trình thực phẩm theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng. Có đủ nước để để vệ sinh, các nguồn nước phải được kiểm tra theo quy định. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở khu vực ngoài, việc xử lý chất thải phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định. Nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng theo quy định. Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm các chất độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm... [2].

    • 1.2.1.5. Tác nhân và con đường dẫn đến mất VSATTP

    • a) Những tác nhân gây mất an toàn thực phẩm

    • - Các tác nhân hóa học bao gồm: Kim loại nặng tồn dư trong đất, nước như chì, đồng, thủy ngân, asen... Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ, trừ côn trùng gây hại...) khi sử dụng làm ô nhiễm đất, nước, không khí... thuốc thú y (thuốc kích thích sinh trưởng, tăng trọng, kháng sinh) để lại dư lượng độc hại trên thịt, sữa... Các chất phụ gia trong bảo quản thực phẩm, chất phóng xạ, phẩm màu độc hại...

    • - Các tác nhân sinh học bao gồm: Các loại vi khuẩn gây bệnh: Vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn gây bệnh lỵ, vi khuẩn gây ỉa chảy, vi khuẩn tả... Các loại virut gây bệnh: Virut viêm gan A, virut bại liệt...Các loại ký sinh trùng: Sán, amip, giun... Các loại nấm mốc và nấm men...

    • - Các loại động vật, thực vật có sẵn độc tố như: Cóc, cá nóc, mật cá trắm, nấm độc, lá ngón, khoai tây mọc mầm...

    • - Các loại thực phẩm bị ôi, thiu sẽ sinh ra độc tố như amoniac, peroxit...

    • - Các tác nhân khác như: Đất, nước bẩn, cát bụi... dính vào thực phẩm, tạp chất trong nông sản thực phẩm, ruồi, muỗi, chuột... xâm nhập vào thực phẩm, người bị bệnh tiếp xúc với thực phẩm... [11].

    • b) Con đường gây mất mất vệ sinh an toàn thực phẩm

    • - Mất an toàn thực phẩm ở khâu sản xuất: Trong quá trình sản xuất trồng trọt, người sản xuất đã phải nhiều thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm cả loại hạn chế và loại cấm. Cùng với đó, ao hồ, sông suối, chuồng trại ô nhiễm các chất hóa học, đặc biệt nước tưới hiện nay cũng là nguy cơ lớn lao gây mất VSATTP. Trong chăn nuôi người sản xuất làm dụng thuốc kháng sinh, thuốc kích thích sinh trưởng... Ngoài ra, trong sản xuất lương thực thực phẩm nói chung, thì khâu thu hoạch có vai trò không kém tầm quan trọng trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu các loại sinh vật gây hại khi thu hoạch không được loại trừ, thì các sản phầm có mang mầm sinh vật sẽ lây lan, gây thối rữa nhanh chóng trong quá trình bảo quản chờ tiêu thụ.

    • - Mất an toàn thực phẩm ở khâu lưu thông, kinh doanh: Các thực phẩm hàng hóa phải vận chuyển từ vùng này sang vùng khác, thậm chí từ nước này qua nước khác, phải qua nhiều địa phương với các vùng khí hậu, thời tiết và đặc điểm khác nhau, nên dễ bị lây nhiễm các loại bệnh của địa phương đó. Nếu các điều kiện kinh doanh không đảm bảo vệ sinh thì thực phẩm rất dễ nhiễm bẩn, nhiễm độc và lưu giữ nhiều mầm bệnh do nhiễm khói bụi, đất cát, nước rửa, ruồi muỗi, lây nhiễm bệnh từ người kinh doanh, buôn bán; chưa kể đến những hành vi cố tình gian lận thương mại vì lợi nhuận mà bỏ qua đạo đức, lương tâm người kinh doanh để buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...

    • - Mất an toàn thực phẩm ở khâu chế biến thực phẩm: Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm dễ nhiễm tác nhân gây bệnh. Rửa lương thực, thực phẩm bằng nước nhiễm bẩn cũng gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại rau làm dưa muối, dưa góp... là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến, nguy hiểm nhất là khuẩn bệnh ỉa chảy thường gây ngộ độc rất nặng. Những thức ăn tẩm muối, chiên xào, nướng, quay, hun khói... trong quá trình chế biến, dùng quá nhiều phẩm màu nhân tạo và các thứ hình thành Nitrisoamin, chất gây đột biến Anthracene hay các chất Carbua thơm đa vòng... nên nếu ăn nhiều và lâu dài sẽ dễ bị ung thư.

    • - Mất an toàn thực phẩm ở khâu sử dụng: Bảo quản thực phẩm tại gia đình hoặc bếp ăn tập thể, nhà hàng không đúng thời hạn, nhiệt độ, không cách ly các tác nhân gây bẩn, gây bệnh sẽ gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng. Hoặc sử dụng nhiều thực phẩm, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chợ cóc, vỉa hè dễ mất vệ sinh, dễ mắc bệnh. Đồng thời, khi sử dụng các thiết bị, đồ dùng nấu nướng, đựng thực phẩm, địa điểm, dụng cụ ăn uống... không vệ sinh hoặc ăn đồ sống, ăn gỏi, tiết canh, thức ăn chưa chín, uống quá nhiều nước lạnh, nước lã chưa đun sôi... cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm [24].

    • 1.2.1.6. Những lưu ý khi gặp dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm

    • - Đổ mồ hôi có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu sốt và đổ mồ hôi thì cần nhớ lại xem đã ăn món gì lạ trong ngày.

    • - Cảm giác lợm giọng, buồn nôn và nôn vài giờ sau khi ngộ độc là một trong những triệu chứng sẽ xuất hiện tiếp theo.

    • - Đau bụng và đầy hơi là một dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang bị rối loạn thức ăn. Nếu cơn đau bụng, thậm chí có những cơn co rút ở khu vực bụng ngày càng tăng và muốn đi vệ sinh thì đó chính là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.

    • - Một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng, triệu chứng này có thể kéo dài trong vài giờ. Cơ thể sẽ bắt đầu nóng lên và sẽ có các triệu chứng như cúm sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Khi cơ thể chống lại chất độc, có thể bị sốt nhẹ. Đo nhiệt độ thường xuyên và nếu nó vượt quá 38 độ C, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

    • - Trong một số trường hợp, ngộ độc thực phẩm có thể gây tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng kéo dài trên 2-3 ngày. Cũng có thể thấy có máu ở trong phân hoặc nôn, đây là những dấu hiệu khác của ngộ độc thực phẩm. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nguy hiểm, vì vậy hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.

    • - Cùng với tiêu chảy, người bệnh sẽ cảm thấy bị mất nước. Các triệu chứng của mất nước gồm cảm thấy rất khát, yếu, khô miệng, tiểu tiện ít. Nôn và tiêu chảy dẫn đến mất nước và các muối khoáng quan trọng. Mất nước cũng là thủ phạm gây cảm giác choáng váng chóng mặt khi bị ngộ độc thực phẩm, hãy cố gắng bổ sung thêm nhiều nước cho cơ thể. Nếu không thể ăn hoặc uống được gì trong quá 12 tiếng đồng hồ, kèm theo đó là các triệu chứng mất nước như đi tiểu ít, miệng khô, khát nhiều, lơ mơ và chóng mặt thì hãy đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất [2].

      • 1.2.2. Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường PTDTBT

        • 1.2.2.1. Các khái niệm

    • Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu [20].

    • Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là quá trình truyền tải các kiến thức, kỹ năng và hành vi thực hành về VSATTP thông qua giảng dạy, bồi dưỡng, tập huấn và các hoạt động thực tế; từ đó khuyến khích, định hướng và hỗ trợ từng cá nhân hình thành các thói quen tốt và tự thực hiện được các nội dung đảm bảo VSATTP theo quy định trong các công việc của bản thân.

    • Giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT được hiểu là quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục VSATTP nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trường PTDTBT thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến mua bán, lưu trữ, chế biến, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và chủ động phòng ngừa các bệnh tật do thực phẩm gây ra.

    • Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, được nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các địa phương nơi đây. Trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các nhiệm vụ sau: Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú; tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp; tổ chức nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; thực hiện chế độ chính sách theo quy định; thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của trường PTDTBT.

    • Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Học sinh bán trú thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường phổ thông, nội quy nội trú của nhà trường giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tham gia các hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú.

      • 1.2.2.2. Đặc điểm công tác GDVSATTP trong trường PTDTBT

    • Thứ nhất, tại các trường PTDTBT, vai trò của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế, nhân viên nấu ăn rất quan trọng, là những người mang tính quyết định trong các hoạt động giáo dục và đảm bảo VSATTP trong nhà trường.

    • Thứ hai, trong các trường PTDTBT có những nét đa dạng riêng về lứa tuổi. Người lớn là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; trẻ em là học sinh với nhiều lứa tuổi khác nhau. Ở đây, có sự khác biệt rất rõ về trình độ văn hóa, kỹ năng sống, nhận thức xã hội, thế giới quan, sự tiếp thu các cách giáo dục, thói quen khác nhau của các gia đình... Học sinh cũng đồng thời là thành viên của các gia đình trong cộng đồng dân cư nên các em bị chi phối về VSATTP từ cả trong trường học và cộng đồng dân cư nơi gia đình các em đang sinh sống.

    • Thứ ba, các em học sinh trong trường PTDTBT có những nhu cầu khá đặc biệt về thực phẩm trong thời gian ở nhà trường, tùy thuộc vào các em ở tại trường từ 50% đến 100% thời gian trong ngày, trong tuần. Học sinh thích ăn đồ quán cóc, hàng rong, căng-tin, đồ ăn nhanh, ăn ngay, đồ ăn rẻ tiền... Học sinh thích sử dụng bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có ga, kem, sữa... Các em học sinh còn nhỏ tuổi nên rất dễ mẫn cảm với bệnh tật đường ăn uống. Đây là những tiềm ẩn mất VSATTP cao trong các trường PTDTBT.

    • Thứ tư, thành viên trong các trường PTDTBT (người lớn và trẻ em) bao giờ cũng có số lượng lớn, từ vài chục đến vài trăm người. Họ đồng thời là thành viên của rất nhiều gia đình và cộng đồng dân cư khác nhau, nên họ được tiếp cận với nhiều môi trường khác biệt nhau của chuỗi thực phẩm từ sản xuất đến chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm. Do vậy, họ có thể chịu ảnh hưởng của các môi trường ATTP đó, đồng thời các thành viên người lớn có thể tác động trực tiếp đến các môi trường sống của học sinh, chẳng hạn như: Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn kiến thức VSATTP; hoặc lan truyền dịch bệnh lây nhiễm từ nhà trường ra cộng đồng dân cư hay ngược lại...

      • 1.2.2.3. Nội dung giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT

    • a) Giáo dục kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

    • - Am hiểu luật pháp về an toàn thực phẩm, đặc biệt hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của người sản xuất, chế biến thực phẩm, người kinh doanh dịch vụ mua bán thực phẩm, người tiêu dùng

    • - Nắm chắc những điều cấm trong toàn bộ chuỗi hoạt động thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng liên quan đến an toàn thực phẩm

    • - Biết rõ các nguy cơ làm mất an toàn thực phẩm, những tác nhân và con đường gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

    • - Thuộc các nguyên tắc đề phòng ngộ độc thực phẩm và cách xử lý ban đầu về các sự cố mất an toàn thực phẩm, cấp cứu ngộ độc thực phẩm

    • - Thường xuyên quan tâm đến vấn đề VSATTP của cộng đồng, chủ động tuyên truyền hướng dẫn mọi người xung quanh thực hiện VSATTP.

    • b) Giáo dục kỹ năng vệ sinh an toàn thực phẩm

    • - Biết lựa chọn cửa hàng, nơi mua hàng đảm bảo vệ sinh, có uy tín

    • - Biết lựa chọn thực phẩm tươi sống hoặc đã chế biến, kể cả đồ ăn uống ngay, đảm bảo vệ sinh, chất lượng, có bao gói, nhãn hiệu, sản xuất

    • - Biết giữ vệ sinh nơi chế biến, nấu nước và ăn uống. Sử dụng nước sạch để uống, nấu nướng, chế biến thực phẩm

    • - Biết bảo quản đồ ăn, thức ăn hợp vệ sinh, chống bị thiu thối, ô nhiễm; sử dụng đồ đựng, bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp, đảm bảo vệ sinh

    • - Biết thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng bệnh, giữ gin môi trường sống sạch sẽ.

    • c) Rèn luyện thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm

    • - Thực hành chọn thực phẩm tươi sạch: Chọn rau quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Chọn thịt qua kiểm dịch và đạt tiêu chuẩn thịt tươi. Chọn cá và thủy sản phải còn tươi, giữa nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu bị ươn, ôi. Chọn các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung và còn thời hạn sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm khô đã mốc hay các loại thực phẩm lạ chưa biết rõ nguồn gốc... Không sử dụng các phẩm màu, chất hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

    • - Thực hành giữ vệ sinh ăn uống và chế biến thực phẩm: Đảm bảo khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hay khu chăn nuôi gia súc gia cầm, rác thải gây ô nhiễm... Giữ gìn các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, sạch sẽ, khô ráo... Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió. Đảm bảo đủ nước sạch để sử dụng trong chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến. Có biện pháp, hình thức để ngăn ngừa sự di chuyển, tụ tập của côn trùng có hại và các động vật khác trong khu vực chế biến.

    • - Thực hành sử dụng đồ nấu nướng và ăn uống sạch sẽ: Tập luyện các thói quen không để dụng cụ bẩn qua đêm, bát đũa dùng xong phải rửa ngay, không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt. Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng trong thùng, hộp kín có nắp đậy và chuyển đi hàng ngày. Chỉ sử dụng xà phòng, nước rửa bát hay các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành y tế cho phép. Không dùng các dụng cụ bằng đồng, nhôm gia công, nhựa tái sinh để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính axit hoặc các loại cồn rượu.

    • - Thực hành chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ: Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần. Các loại thực phẩm đông lạnh cần làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng. Phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt tái, tiết canh, lạp sống...

    • - Thói quen ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong để đảm bảo an toàn và ngon miệng. Đối với các loại thực phẩm như hoa quả thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt, bổ ra.

    • - Thực hành bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn: Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín, nên sử dụng các bộ dao, thớt riêng biệt để chế biến thực phẩm sống, chín. Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, bọ... xâm nhập. Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

    • - Thực hành giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt: Cần rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn; mặc quần áo, tạp dề sạch sẽ khi chuẩn bị thức ăn. Không hút thuốc, không ho, hắt hơi, khạc nhổ... khi chuẩn bị thực phẩm. Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay các biểu hiện khác của bệnh truyền nhiễm.

    • - Chỉ sử dụng nước sạch trong ăn uống: Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối... đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống hay rửa dụng cụ. Nước đảm bảo phải trong, không có mùi, không có vị lạ. Các dụng cụ đựng, chứa nước phải sạch, không có vi sinh vật, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc đọng ở đáy... Chỉ được dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế biến nước giải khát...

    • - Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh: Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín. Các đồ bao gói phải đảm bảo vệ sinh, giữ được mùi vị, màu sắc... Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết, ghi rõ thời hạn sử dụng.

    • - Thực hành các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột... và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh của ngành Y tế. Đảm bảo rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và để đúng nơi quy định [24].

      • 1.2.2.4. Phương pháp giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT

    • Phương pháp (tiếng Hy Lạp là methodos) có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích. Dưới góc độ triết học, Heghen cho rằng “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung”. Hiểu theo nghĩa chung nhất, phương pháp là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định.

    • Phương pháp giáo dục được xem là cách thức tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, trong đó nhà giáo dục giữa vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đã đề ra [20].

    • Phương pháp giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT là cách thức tổ chức quá trình giáo dục, thể hiện qua các hoạt động phong phú, đa dạng của nhà trường và cộng đồng nhằm chuyển hóa những quy định về VSATTP thành kiến thức, kỹ năng, hành vi, thói quen, nếp sống... của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong trường PTDTBT.

    • Phương pháp giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT gồm:

    • - Nhóm các phương pháp thuyết phục: Phương pháp đàm thoại, phương pháp giảng giải, phương pháp nêu gương...

    • - Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội: Phương pháp đòi hỏi sư phạm, phương pháp tập thói quen, phương pháp rèn luyện...

    • - Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo dục: Phương pháp khen thưởng, phương pháp trách phạt...

    • Phương pháp giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT được tiến hành trên cơ sở hoạt động phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo, tác động đến các đối tượng được giáo dục đảm bảo tính tích cực, tự giác, tự giáo dục, tự vận động và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu thực hiện tốt các nội dung giáo dục ATVSTP trong trường học.

      • 1.2.2.5. Hình thức giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT

    • Hình thức giáo dục được xem xét như là hình thức tác động qua lại giữa hoạt động của người giáo dục và người được giáo dục, trong đó các thành tố như mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện... được thể hiện với phương án tối ưu nhất.

    • Hình thức giáo dục VSATTP là hình thức giáo dục được tổ chức theo kế hoạch nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu giúp CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh trường PTDTBT thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến mua bán, lưu trữ, chế biến, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và chủ động phòng ngừa các bệnh tật do thực phẩm gây ra.

    • Các hình thức giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT gồm:

    • - Hình thức giáo dục ở nhà trường

    • - Hình thức giáo dục ở gia đình

    • - Hình thức giáo dục ở xã hội

    • - Phối hợp giữa các hình thức giáo dục trên [19].

    • 1.3. Khái quát về cộng đồng tham gia phối hợp

      • 1.3.1 Các khái niệm

    • Có nhiều khái niệm về cộng đồng. Ở đây, thống nhất cách hiểu khái quát nhất theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng”.

    • Các tổ chức của cộng đồng là một phần quan trọng trong các phong trào vận động quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội. Cộng đồng trong giáo dục là một nhóm người có cùng một hay nhiều đặc điểm, như có cùng trình độ, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội hoặc một đặc điểm nào đó cần có phương thức giáo dục phù hợp. Phát triển cộng đồng là quá trình thay đổi các cộng đồng thiệt thòi, khó khăn bắt kịp với sự phát triển chung của xã hội bằng cách giúp họ hành động để thay đổi tình trạng tiêu cực dựa trên nguồn lực cộng đồng và hỗ trợ bên ngoài [22].

    • Phát triển cộng đồng hướng tới mục đích thay đổi xã hội theo hướng tích cực hơn, nhằm: Tái cấu trúc kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội; tăng cường và đạt đến sự bền vững chất lượng cộng đồng và xã hội nói chung; phát triển khả năng của cộng đồng để đạt được sự duy trì và hành động; trao quyền tạo sự tham gia tích cực của người dân nhằm đạt được sự thay đổi. [14]

      • 1.3.2. Khái quát tình hình VSATTP của cộng đồng dân cư

    • Tại cộng đồng dân cư có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày và các loại thực phẩm thiết yếu khác rất ít, không đủ đáp ứng cho nhu cầu của người dân nơi đây, thường phải đưa về từ miền xuôi hay các thành phố, thị trấn, thị tứ.... Hơn nữa, do địa hình phức tạp, nên phương tiện vận chuyển thực phẩm chủ yếu là xe khách hoặc xe máy, các cửa hàng nhỏ, lẻ, rải rác khắp nơi, khiến những mặt hàng này có nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.

    • Trong các chợ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn các loại thực phẩm được bày bán ngoài trời không có đồ dùng che đậy; còn để thực phẩm sống-chín cùng nhau..., người bán thực phẩm không được trang bị khẩu trang, tạp dề hay găng tay vệ sinh khi thao tác chặt, thái thức ăn... Hầu hết các quầy bán thực phẩm tại đây đều không có căn cứ hay chứng nhận về đảm bảo VSATTP và người dân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Đáng chú ý là việc ngộ độc thực phẩm gắn liền với phong tục, tập quán, đời sống kinh tế và nhận thức của đồng bào dân tộc thiếu số. Hơn nữa trong thời kỳ giáp hạt, người dân lên rừng tìm nấm, đào củ, hái rau, quả rừng về ăn nên việc ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng.

    • Cộng đồng dân cư vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn rất đa dạng. Đa dạng về tính chất, đặc điểm của các dân tộc khác nhau. Đa dạng về nghề nghiệp theo vùng miền, làm ruộng, làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc hay thủy sản, gia cầm... Đa dạng về cách thức tổ chức cuộc sống, đặc biệt về tổ chức ăn uống và thói quen ăn uống, chẳng hạn: Có cộng đồng thích uống rượu, có cộng đồng thích ăn đồ sống, đồ gỏi, đồ chua thối... có cộng đồng thích ăn theo xóm nhỏ hay cả bản cả làng... Đa dạng về dịch vụ mua bán thực phẩm, nơi có chợ, nơi có hàng rong, nơi chỉ có vài cửa hàng bán đồ đông lạnh... Chính sự đa dạng này sẽ chi phối và tạo ra những nhu cầu rất đa dạng và khác nhau về thực phẩm, về kiến thức và cách tuyên truyền, giáo dục VSATTP cho mỗi người dân, mỗi gia đình và cho từng cộng đồng dân cư là rất khác nhau. [23]

      • 1.3.3. Khái quát về các tổ chức chuyên môn, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng trong cộng đồng

        • 1.3.3.1. Các tổ chức chuyên môn

    • - Ngành Y tế: Là tổ chức chuyên môn chủ trì triển khai và chỉ đạo phòng bệnh, phòng chống dịch, các bệnh truyền nhiễm lưu hành tại địa phương, tuyên truyền về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; tập trung cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành an toàn thực phẩm phù hợp với các nhóm đối tượng quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý những trường hợp vi phạm trong sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở đủ điều kiện; chỉ đạo các Trạm Y tế xã, thị trấn triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giám sát phát hiện, khống chế các bệnh dịch...

    • - Ngành Nông nghiệp: Là tổ chức chuyên môn chủ trì trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phòng, chống dịch bệnh và kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch. Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; quản lý chất lượng nông lâm thủy sản. Hướng dẫn, chỉ đạo phun tẩy khử trùng tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; thực hiện tuyên truyền các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; giám sát việc thực hiện quy trình thực hành nuôi thủy sản; kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm VSATTP.

      • 1.3.3.2. Các tổ chức chính trị-xã hội

    • - Hội Nông dân: Chủ trì tham mưu cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, vận động tuyên truyền, chỉ đạo nông dân đẩy mạnh sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phối hợp với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát động phong trào nông dân đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, từ đó xuất hiện nhiều hộ nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật đem lại hiệu quả kinh tế trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ làm kinh tế vườn, trồng rừng kinh tế, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến nông sản đạt giá trị cao.

    • - Hội Liên hiệp phụ nữ: Chủ trì công tác hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền cho các hội viên phụ nữ trong cộng đồng xây dựng công trình nước sạch, nhà vệ sinh, xử lý rác thải, vệ sinh ngõ xóm, thôn bản sạch sẽ, không thả rông gia súc, hạn chế dùng túi ni lông, đào hố xử lý rác thải, vệ sinh chuồng trại. Hướng dẫn các cơ sở hội thành lập mô hình “Phụ nữ tuyên truyền vận động thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm” gắn với việc xây dựng và nhân rộng câu lạc bộ “Kết nối mẹ và con gái”, câu lạc bộ “Những người mẹ trẻ”...

    • - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Chủ trì phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức về VSATTP; từ đó xác định nhận thức và trách nhiệm trong công tác giáo dục VSATTP cho đoàn viên, thanh niên; tuyên truyền việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

    • - Hội Khuyến học: Chủ trì công tác tuyên truyền thực hiện “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát huy truyền thống hiếu học”, Chủ động phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo, các đoàn thể, các tổ chức để có nhiều hình thức động viên, khuyến khích giúp đỡ, thu hút được sự tham gia của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân với các hoạt động phong phú, sáng tạo, khơi dậy truyền thống hiếu học, vận động toàn dân xây dựng xã hội học tập.

    • - Hội Chữ thập đỏ: Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện xây dựng kế hoạch phòng, chống các thảm họa y tế hoặc các vụ ngộ độc thực phẩm diện rộng; tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, giáo dục VSATTP, cấp thuốc cho các đối tượng là gia đình chính sách, trẻ em nghèo, học sinh bán trú... Chủ trì tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hưởng ứng quyên góp ủng hộ xây dựng các quỹ nhân đạo, khơi dậy tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân tộc.

      • 1.3.3.3. Các tổ chức quần chúng nhân dân

    • - Hội các ngành, nghề: Tuyên truyền hội viên ở các chi hội cơ sở không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghiêm cấm và hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chất độc trong sản xuất nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế.

    • - Gia đình học sinh: “Gia đình là tế bào của xã hội”, nếu gia đình khỏe mạnh, tốt thì xã hội tốt, khỏe mạnh và ngược lại. Con người Việt Nam gắn bó vô cùng mật thiết với đời sống gia đình nên những ảnh hưởng của giáo dục gia đình là hết sức to lớn, lâu dài suốt cả cuộc đời. Vì thế, giáo dục gia đình mang tính chất thường xuyên, lâu dài và có hệ thống. Cần đặt gia đình trong hệ thống giáo dục chung của xã hội, phối hợp chặt chẽ với các thiết chế xã hội khác như nhà trường, các tổ chức xã hội… để giáo dục con em với tinh thần chủ động.

    • - Các tổ chức/nhóm từ thiện: Với mục đích liên kết những tấm lòng nhân ái với những tập thể, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn, việc làm từ thiện mang lại nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, đây là việc làm mang đậm tính nhân văn và thể hiện được truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam, góp phần thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”, đồng thời phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; khuyến khích sự đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để hỗ trợ các em học sinh và các trường PTDTBT còn nhiều khó khăn. [14]

    • 1.4. Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường phổ thông dân tộc bán trú

      • 1.4.1. Khái niệm về phối hợp

    • Theo Từ điển Tiếng Việt: Phối hợp là cùng hành động hoặc hoạt động hỗ trợ lẫn nhau. Trong lĩnh vực giáo dục và phát triển cộng đồng, thống nhất cách hiểu phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung.

    • Phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT là quá trình các trường PTDTBT chủ trì, phối hợp (căn cứ pháp lý, vận động, kêu gọi, hỗ trợ) với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng tham gia vào việc cùng xây dựng kế hoạch tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường - gia đình - xã hội; từ đó triển khai thực hiện các công việc cụ thể nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trường PTDTBT thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến mua bán, lưu trữ, chế biến, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và chủ động phòng ngừa các bệnh tật do thực phẩm gây ra.

      • 1.4.2. Ý nghĩa công tác phối hợp

    • Công tác phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT nhằm hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng, hành vi đảm bảo VSATTP của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh. Công tác phối hợp là biện pháp quan trọng để thực hiện dân chủ hóa giáo dục, đồng thời làm cho hệ thống các nhà trường PTDTBT trở thành một bộ phận hữu cơ không thể tách rời trong cộng đồng, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội tại địa phương nơi trường đóng.

    • Công tác phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT vừa đảm bảo quyền được giáo dục của nhà trường, đồng thời đảm bảo cho cộng đồng quyền được lựa chọn và quyền được tham gia các hoạt động giáo dục VSATTP tại địa phương.

      • 1.4.3. Nội dung phối hợp

    • Thứ nhất, phối hợp giáo dục cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu bán trú, vệ sinh trường-lớp học; giáo dục nhận thức, hành vi, thói quen lối sống bán trú văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc; giáo dục trách nhiệm của cá nhân về các hành vi, thói quen đảm bảo VSATTP trước cộng đồng.

    • Thứ hai, phối hợp giáo dục cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh các quy định của pháp luật về VSATTP, đặc biệt các hành vi bị nghiêm cấm, từ đó giúp các cá nhân có thái độ và hành động đúng đắn trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của bản thân, biết tránh xa các tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành tốt nội quy của nhà trường và của địa phương.

    • Thứ ba, phối hợp giáo dục CBQL, GV, nhân viên, học sinh có thái độ, hành vi tích cực trong đảm bảo VSATTP, biết thích nghi với hoàn cảnh làm việc, giảng dạy, học tập, ăn ở và sinh sống tại trường bán trú; từng bước hình thành lối sống tập thể ở môi trường bán trú lành mạnh, có đạo đức, có văn hóa; từ đó chủ động giao tiếp thân thiện với cộng đồng xung quanh qua các hoạt động trải nghiệm như văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa, Đoàn, Đội...

    • Thứ tư, phối hợp cùng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường tạo các điều kiện tốt nhất để học sinh học tập, rèn luyện và sinh sống tại trường; quản lý học sinh thật tốt để các em biết phân biệt và đấu tranh chống lại những cái xấu, cái độc hại xâm nhập từ bên ngoài, đặc biệt là những thực phẩm, đồ ăn, thức uống không an toàn; phối hợp với cộng đồng để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể… để giúp học sinh có nhiều điều kiện gặp gỡ vui chơi giải trí cùng nhau, tạo môi trường thân thiện, đoàn kết giữa học sinh các dân tộc, các vùng miền khác nhau.

    • Thứ năm, phối hợp cùng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chủ động tăng cường phát huy vai trò của cộng đồng trong giáo dục VSATTP; huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất như nhà bếp, nhà ăn, nhà ở bán trú, nhà vệ sinh... đạt chuẩn theo quy định; kêu gọi các tổ chức/nhóm từ thiện tài trợ học bổng, thiết bị, đồ dùng để hỗ trợ học sinh nghèo hoặc các trường quá khó khăn.

      • 1.4.4. Cơ chế phối hợp

    • Công tác giáo dục nói chung được xem xét và thực hiện như một bộ phận của quá trình xã hội tổng thể. Trong đó, mỗi bộ phận trong cộng đồng (gia đình, nhà trường, các cơ quan, tổ chức xã hội…) đều cần thực hiện tốt các chức năng giáo dục phù hợp với đặc điểm của mình [5].

    • Cơ chế (tiếng Anh là Mechanism) được hiểu là “Cách thức sắp xếp tổ chức để là đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện”. Theo Từ điển Tiếng Việt, cơ chế là cách thức tổ chức nội bộ và quy luật vận hành, biến hóa của một hiện tượng. Ở đây, thống nhất cách hiểu cơ chế phối hợp là phương thức tổ chức hoạt động kết hợp của các cơ quan, tổ chức với nhau, nhằm đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị này thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ được giao, nhằm đạt được các mục tiêu chung.

    • Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT căn cứ vào các quy định tại Luật Giáo dục hiện hành [13]. Cơ chế được xác định cụ thể như sau: Trường PTDTBT có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, trong đó có công tác giáo dục VSATTP; gia đình học sinh có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; cộng đồng xã hội có trách nhiệm giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu, hỗ trợ các nguồn lực nhằm giúp các trường PTDTBT thực hiện công tác giáo dục VSATTP hiệu quả.

      • 1.4.5. Hình thức phối hợp

    • Hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT được hiểu là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố trong các hoạt động phối hợp đó [5].

    • Hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT bao gồm:

    • - Tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất (nội bộ, liên ngành...)

    • - Xây dựng chương trình, kế hoạch các hoạt động giáo dục

    • - Mời báo cáo viên, chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học...

    • - Cung cấp, hỗ trợ, biên soạn tài liệu, tranh ảnh, pa-no, ap-phich...

    • - Các phương tiện thông tin: Điện thoại, email, website, mạng xã hội...

    • - Huy động các nguồn lực từ cộng đồng, từ thiện, tài trợ...

    • - Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trong và ngoài nhà trường

    • - Giám sát, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật.

      • 1.4.6. Phương pháp phối hợp

    • Phương pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT là cách thức lập kế hoạch, quản lý, triển khai các hoạt động giáo dục một cách thống nhất giữa nhà trường và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng để cùng nhà trường thực hiện đạt các mục tiêu về giáo dục VSATTP.

    • Phương pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT được điều chỉnh qua các kênh thông tin kịp thời, từ sự chủ động từ phía nhà trường và sự tích cực của các bên có liên quan thuộc cộng đồng; cách phối hợp xử lý khi có có công việc bổ sung hoặc đột xuất xảy ra.

    • Các phương pháp phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT nhằm tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng; đẩy mạnh sự tiếp cận các nội dung giáo dục một cách bình đẳng, thân thiện, giúp mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng có sự chia sẻ nhiều hơn, đồng thời giải quyết các mâu thuẫn hay sự khác biệt giữa nhà trường và cộng đồng (nếu có) [14].

    • 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

    • Công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng chưa thực sự hiệu quả. Sự quan tâm của chính quyền địa phương còn chưa thường xuyên, sự phối hợp giữa gia đình và xã hội còn lỏng lẻo, hạn chế. Đặc biệt, vai trò trách nhiệm của nhà trường trong công tác phối hợp chưa chủ động, chưa thật sự tích cực và quyết liệt; việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh chưa đa dạng, hấp dẫn.

    • Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên và học sinh về VSATTP chưa cao. Phong tục, tập quán, thói quen của nhân dân và cộng đồng tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn lạc hậu, thô sơ. Lực lượng CBQL và cán bộ chuyên môn vừa thiếu vừa yếu cũng ảnh hưởng lớn đến công tác tuyên truyền, giáo dục VSATTP; trong khi đó địa bàn quản lý rộng, số lượng trường học, số lượng GV, nhân viên, học sinh các trường PTDTBT lại quá lớn.

    • Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, cung ứng, buôn bán, kinh doanh thực phẩm của địa phương chưa qua kiểm định, kiểm soát và chưa có giấy chứng nhận về VSATTP của các cơ quan chức năng theo quy định.

    • Cơ sở vật chất và thiết bị lạc hậu cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác giáo dục VSATTP. Nếu chỉ dựa vào quan sát và kinh nghiệm, sẽ không thể thấy được các mối nguy hiểm ẩn sâu trong thực phẩm. Đồng thời, nguồn kinh phí dành giáo dục VSATTP còn thấp, thậm chí không có, dẫn đến kết quả phối hợp đạt hiệu quả chưa cao.

  • Kết luận chương 1

    • Trong chương I, tác giả đã tìm hiểu và hệ thống hóa các kiến thức về an toàn thực phẩm; làm sáng tỏ một số khái niệm, phân tích các đặc điểm có liên quan, qua đó khẳng định công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT là hết sức cấp thiết và công tác này không còn là việc của riêng các nhà trường, mà còn là sự giúp đỡ, hỗ trợ, góp phần từ phía gia đình học sinh và cộng đồng xã hội. Đồng thời cũng đã khái quát các nội dung về cộng đồng và các phương pháp, hình thức phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng.

    • Công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT nhằm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các em học sinh những kiến thức cơ bản về VSATTP, cách phòng ngừa các dịch bệnh có thể xảy trong nhà trường; đồng thời, chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục VSATTP phù hợp với từng môn học, lớp học, cấp học. Cộng đồng chủ động tuyên truyền, giáo dục về nội dung, hình thức đảm bảo VSATTP trong và ngoài trường học, cộng đồng chủ trì tổ chức phun thuốc tẩy uế, diệt côn trùng, dọn dẹp vệ sinh môi trường... cùng với cơ chế giám sát chặt chẽ, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành liên quan thì sẽ tạo được chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực đảm bảo VSATTP trong các trường PTDTBT.

    • Những vấn đề lý luận được trình bày ở trên là cơ sở quan trọng cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ở nội dung tiếp theo của đề tài nghiên cứu này.

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

    • 2.1. Khái quát về huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

      • 2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các đơn vị hành chính và đặc điểm lịch sử của địa phương

    • Thuận Châu là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn La. Phía đông giáp thành phố Sơn La và huyện Mường La; phía tây giáp tỉnh Điện Biên; phía nam giáp huyện Sông Mã và huyện Mai Sơn; phía bắc giáp huyện Quỳnh Nhai, Mường La. Huyện Thuận Châu nằm dọc theo quốc lộ 6 (Hà Nội - Sơn La - Thuận Châu - Điện Biên). Năm 1895, huyện Thuận Châu thuộc tỉnh Vạn Bú; năm 1904 tỉnh Vạn Bú đổi thành tỉnh Sơn La. Sau chiến dịch Tây Bắc 1952, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Lai Châu. Năm 1954, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Sơn La. Năm 1955, Thuận Châu trực thuộc khu Tự trị Thái-Mèo. Năm 1962 đổi tên khu Tự trị Thái-Mèo thành khu Tự trị Tây Bắc, tái lập 02 tỉnh Sơn La, Lai Châu và thành lập mới tỉnh Nghĩa Lộ; huyện Thuận Châu thuộc tỉnh Sơn La. Đến năm 2003 toàn huyện có 35 xã, thị trấn. Theo Nghị định 148/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới đã chuyển toàn bộ 06/35 xã thuộc huyện Thuận Châu về huyện Quỳnh Nhai quản lý.

    • Hiện nay, huyện Thuận Châu có 153.870 hecta diện tích đất tự nhiên và gần 176.000 người (gồm 6 dân tộc chủ yếu cùng đoàn kết sinh sống: Dân tộc Thái 75,93%, Mông 11,1%, Kinh 6,95%, Kháng 2,7%, La Ha 1,74%, Khơ Mú 1,44% và các dân tộc khác 0,14 %) với 36.502 hộ, 570 bản thuộc 29 xã, thị trấn: Thị trấn Thuận Châu, Mường É, Phổng Lập, Phổng Lái, Chiềng Pha, Phổng Lăng, Chiềng Ly, Thôm Mòn, Tông Lạnh, Chiềng Pấc, Bon Phặng, Muổi Nọi, Tông Cọ, Nong Lay, Chiềng La, Chiềng Ngàm, Bó Mười, Mường Khiêng, Liệp Tè, Púng Tra, Nậm Lầu, Bản Lầm, Chiềng Bôm, Co Mạ, Co Tòng, Pá Lông, Long Hẹ, É Tòng, Mường Bám (trong đó 14 xã vùng II, 14 xã vùng III).

      • 2.1.2. Vài nét về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

    • Thuận Châu là một huyện miền núi nghèo, mặt bằng chính trị, kinh tế, xã hội còn ở mức thấp so mặt bằng chung của cả nước. Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, thiếu lao động tay nghề cao, chưa đáp ứng yêu cầu nền sản xuất hiện đại, sức cạnh tranh sản phẩm địa phương thấp, thiên tai, dịch bệnh còn diễn biến bất thường ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững được đẩy mạnh triển khai; các lĩnh vực xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, các chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện kịp thời, đời sống của các tầng lớp dân cư cơ bản ổn định. Thị trường hàng hoá cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. Đến nay toàn huyện có 18/29 xã, thị trấn có chợ, trong đó kiên cố 8/18 chợ, bán kiên cố và tạm 10/18 chợ. Đẩy mạnh triển khai việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chế biến và bảo quản nông sản; bước đầu thực hiện quy trình sản xuất an toàn tiêu chuẩn VietGap đối với cây chè, cà phê; tiếp tục triển khai mô hình nuôi cá lồng, ghép mắt cải tạo vườn cây ăn quả, các mô hình sử dụng giống mới chất lượng cao.

    • Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu vẫn theo chiều rộng thông qua việc mở rộng diện tích, quy mô dựa trên việc tăng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất như lao động, phân bón, thuốc trừ sâu mà chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu. Người dân vẫn thực hiện theo phương thức sản xuất cũ, lấy tăng số lượng làm mục tiêu mà chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, việc thực hiện sản xuất an toàn, hiệu quả, đảm bảo VSATTP mới chỉ thực hiện ở mô hình mà chưa được nhân rộng. Do đó, thu nhập cho nông dân có tăng nhưng chưa bền vững; việc lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định đã và đang gây tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

      • 2.1.3. Khái quát về tình hình giáo dục và công tác nấu ăn bán trú

    • Thuận Châu tiếp tục tực hiện các giải pháp phát triển giáo dục gắn với các nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW phù hợp với thực tế địa phương; tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục, từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong trường học. Năm học 2018-2019, toàn huyện có 115 trường học với 1.621 lớp, 49.443 học sinh. Trong đó: 38 cơ sở giáo dục mầm non với 91 điểm trường lẻ, 436 nhóm, lớp và 13.487 trẻ; 40 trường Tiểu học với 67 điểm trường lẻ, 716 lớp, 18.966 học sinh; 31 trường Trung học cơ sở với 361 lớp, 12.688 học sinh; 01 trường PTDT Nội trú THCS-THPT với 10 lớp, 336 học sinh; 04 trường THPT với 85 lớp, 3.452 học sinh, 13 lớp bổ túc THPT với 514 học viên. Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo huyện có 2.873 người, trong đó: 256 CBQL, 2.262 GV, 354 nhân viên. Tỷ lệ huy động huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 99,8%, tỷ lệ hoàn thành tiểu học 100% và vào lớp 6 đạt 98%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT 98,5%. Bậc Mầm non có 535 phòng học (kiên cố 48,7%, bán kiên cố 33,6%). Cấp Tiểu học có 742 phòng học (kiên cố 47,3%, bán kiên cố 36,1%). Cấp THCS có 438 phòng học (kiên cố 80%, bán kiên cố 15,3%). Các trường THPT có 111 phòng học (kiên cố 95%, bán kiên cố 5%). Tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia là 28/115 trường. Tại thời điểm tháng 11 năm 2018, toàn huyện có số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 94,8%; có 29 trường PTDTBT với 5.946 học sinh bán trú, (15 trường tiểu học với 2.877 học sinh, 14 trường THCS với 3.069 học sinh). CBQL, GV, nhân viên cơ bản đều xác định nhiệm vụ của mình trong trường PTDTBT, vừa mang tính phổ thông, vừa mang tính đặc thù riêng biệt. Mỗi thầy cô đều phấn đấu vừa là người dạy kiến thức cho học sinh, vừa là người giáo dục kĩ năng sống cho các em, là người thay mặt cha mẹ các em chăm sóc, uốn nắn dạy bảo từ việc nhỏ nhất để giúp các em thích ứng với môi trường tập thể tại nhà trường.

      • 2.2. Thực trạng các trường phổ thông dân tộc bán trú

        • 2.2.1. Thực trạng số trường, số lớp, số học sinh

  • Bảng 2.1. Thống kê số lớp, số học sinh các trường PTDTBT

    • TT

    • Tên trường PTDTBT

    • Tổng số lớp

    • Tổng số học sinh

    • Số học sinh bán trú

    • Số cán bộ quản lý

    • Số giáo viên

    • Số nhân viên y tế

    • Số nhân viên nấu ăn

    • Số nhân viên bảo vệ

    • Số giường ở bán trú

    • Số bếp ăn tập thể

    • Số chỗ ngồi phòng ăn

    • Số nhà vệ sinh đạt chuẩn

    • Số nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn

    • Công trình nước sạch

    • 1

    • TH Chiềng Bôm

    • 25

    • 747

    • 208

    • 3

    • 32

    • 1

    • 5

    • 2

    • 104

    • 2

    • 108

    • 0

    • 1

    • 0

    • 2

    • TH Phổng Lập

    • 21

    • 638

    • 272

    • 3

    • 24

    • 1

    • 5

    • 1

    • 136

    • 1

    • 172

    • 0

    • 2

    • 1

    • 3

    • TH Long Hẹ

    • 18

    • 492

    • 308

    • 2

    • 22

    • 1

    • 5

    • 1

    • 154

    • 1

    • 150

    • 0

    • 4

    • 0

    • 4

    • TH É Tòng

    • 14

    • 413

    • 189

    • 2

    • 16

    • 1

    • 4

    • 1

    • 95

    • 1

    • 189

    • 0

    • 1

    • 0

    • 5

    • TH Mường Bám 1

    • 18

    • 537

    • 147

    • 2

    • 20

    • 1

    • 3

    • 1

    • 74

    • 1

    • 147

    • 0

    • 1

    • 0

    • 6

    • TH Mường Bám 2

    • 22

    • 534

    • 153

    • 3

    • 22

    • 1

    • 3

    • 1

    • 77

    • 1

    • 53

    • 0

    • 1

    • 0

    • 7

    • TH Bản Lầm

    • 14

    • 459

    • 152

    • 2

    • 21

    • 1

    • 3

    • 1

    • 76

    • 1

    • 52

    • 0

    • 1

    • 0

    • 8

    • TH Pá Lông

    • 11

    • 326

    • 270

    • 2

    • 12

    • 1

    • 5

    • 1

    • 135

    • 1

    • 270

    • 0

    • 1

    • 1

    • 9

    • TH Co Tòng

    • 15

    • 372

    • 255

    • 2

    • 18

    • 1

    • 5

    • 1

    • 128

    • 1

    • 255

    • 0

    • 1

    • 0

    • 10

    • TH Nậm Lầu

    • 32

    • 715

    • 224

    • 3

    • 39

    • 1

    • 5

    • 1

    • 112

    • 1

    • 224

    • 0

    • 1

    • 0

    • 11

    • TH Liệp Tè

    • 28

    • 539

    • 158

    • 3

    • 33

    • 1

    • 3

    • 1

    • 79

    • 1

    • 0

    • 0

    • 1

    • 0

    • 12

    • TH Co Mạ 1

    • 25

    • 706

    • 500

    • 3

    • 330

    • 1

    • 9

    • 2

    • 250

    • 2

    • 300

    • 0

    • 2

    • 0

    • 13

    • TH Co Mạ 2

    • 14

    • 323

    • 143

    • 2

    • 14

    • 1

    • 3

    • 1

    • 72

    • 1

    • 43

    • 0

    • 1

    • 0

    • 14

    • TH Mường É

    • 30

    • 786

    • 122

    • 3

    • 31

    • 1

    • 3

    • 1

    • 61

    • 1

    • 122

    • 0

    • 1

    • 1

    • 15

    • TH Chiềng Ngàm

    • 24

    • 704

    • 204

    • 3

    • 28

    • 1

    • 5

    • 1

    • 102

    • 1

    • 104

    • 0

    • 2

    • 0

    • 16

    • THCS É Tòng

    • 7

    • 215

    • 106

    • 2

    • 10

    • 1

    • 3

    • 1

    • 53

    • 1

    • 106

    • 0

    • 1

    • 0

    • 17

    • THCS Pá Lông

    • 8

    • 256

    • 206

    • 2

    • 18

    • 1

    • 3

    • 1

    • 103

    • 1

    • 206

    • 0

    • 1

    • 1

    • 18

    • THCS Long Hẹ

    • 10

    • 350

    • 277

    • 2

    • 15

    • 1

    • 5

    • 1

    • 139

    • 1

    • 277

    • 0

    • 1

    • 0

    • 19

    • THCS Mường Bám

    • 19

    • 772

    • 271

    • 3

    • 32

    • 1

    • 5

    • 1

    • 136

    • 1

    • 127

    • 0

    • 1

    • 0

    • 20

    • THCS Phổng Lập

    • 12

    • 446

    • 195

    • 2

    • 25

    • 1

    • 4

    • 1

    • 98

    • 1

    • 93

    • 0

    • 1

    • 1

    • 21

    • THCS Co Tòng

    • 8

    • 254

    • 186

    • 2

    • 14

    • 1

    • 4

    • 1

    • 93

    • 1

    • 186

    • 0

    • 1

    • 0

    • 22

    • THCS Chiềng Bôm

    • 13

    • 513

    • 208

    • 2

    • 28

    • 1

    • 5

    • 1

    • 104

    • 1

    • 208

    • 0

    • 2

    • 0

    • 23

    • THCS Nậm Lầu

    • 12

    • 439

    • 248

    • 2

    • 28

    • 1

    • 5

    • 1

    • 124

    • 1

    • 148

    • 0

    • 1

    • 0

    • 24

    • THCS Mường É

    • 16

    • 661

    • 196

    • 2

    • 31

    • 1

    • 4

    • 1

    • 98

    • 1

    • 96

    • 0

    • 1

    • 1

    • 25

    • THCS Mường Khiêng

    • 20

    • 855

    • 298

    • 3

    • 39

    • 1

    • 6

    • 1

    • 149

    • 1

    • 0

    • 0

    • 2

    • 0

    • 26

    • THCS Co Mạ

    • 15

    • 604

    • 489

    • 2

    • 27

    • 1

    • 6

    • 1

    • 245

    • 1

    • 489

    • 0

    • 2

    • 0

    • 27

    • THCS Bản Lầm

    • 9

    • 343

    • 149

    • 2

    • 19

    • 1

    • 3

    • 1

    • 75

    • 1

    • 149

    • 0

    • 1

    • 0

    • 28

    • THCS Bó Mười

    • 12

    • 434

    • 152

    • 2

    • 22

    • 1

    • 3

    • 1

    • 76

    • 1

    • 0

    • 0

    • 1

    • 0

    • 29

    • THCS Chiềng Ngàm

    • 12

    • 525

    • 194

    • 2

    • 22

    • 1

    • 4

    • 1

    • 97

    • 1

    • 94

    • 0

    • 1

    • 0

    • TỔNG

    • 484

    • 14958

    • 6480

    • 66

    • 992

    • 29

    • 126

    • 31

    • 3245

    • 31

    • 4368

    • 0

    • 38

    • 6

    • 2.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTBT

    • Đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hiện có 70 người, bao gồm 29 hiệu trưởng và 41 phó hiệu trưởng, trong tổng số 256 CBQL trường học toàn huyện.

    • Trong thời gian qua, huyện Thuận Châu thường xuyên quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL các trường học theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đa số cán bộ quản lý các trường PTDTBT đều có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác bán trú trong trường phổ thông vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xác định được nội dung, phương thức quản lý giáo dục mang tính đặc thù, chuyên biệt.

    • Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTBT cũng còn những tồn tại, hạn chế, đó là:

    • - Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý trường học còn hạn chế trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục. Mức độ sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc nói chung còn rất hạn chế.

    • - Điều kiện làm việc của cán bộ quản lý ở nhiều trường còn khó khăn, chế độ lương và phụ cập còn có bất cập nên cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của đội ngũ này, dẫn đến một bộ phận cán bộ chưa thực sự yên tâm công tác.

    • - Việc đánh giá cán bộ quản lý các nhà trường chưa thật sự khoa học, chính xác, còn thiên về định tính, ít định lượng, trong đánh giá còn dĩ hòa vi quý. Vẫn còn một số ít cán bộ quản lý trường học có biểu hiện chạy theo những tiêu cực xã hội, chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và rèn luyện phẩm chất của bản thân.

      • 2.2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường PTDTBT

    • Toàn huyện có tổng số 2.262 giáo viên, trong đó giáo viên các trường PTDTBT là 992 thầy cô. Hầu hết các thầy cô giáo đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, được xếp loại chuẩn nghề nghiệp từ đạt yêu cầu trở lên. Về cơ bản, các thầy cô giáo có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, cần cù chịu khó, có trách nhiệm trong công việc và lương tâm trong nghề ngiệp. 100% giáo viên các trường phổ thông tự xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, gắn với nhiệm vụ được giao và định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời gắn với vào sinh hoạt chuyên môn định kỳ.

    • Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên ở các trường vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có các trường PTDTBT thường thiếu và yếu, chính sách sử dụng, chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với đội ngũ các thầy cô giáo còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo động lực về vật chất và tinh thần để khuyến khích, thu hút giáo viên có tâm huyết với nghề, với sự phát triển sự nghiệp giáo dục ở những vùng này. Vẫn còn tình trạng không cân đối về số lượng, thiếu đồng đều về cơ cấu đội ngũ giáo viên ở các địa bàn khác nhau (thừa thiếu cục bộ theo vùng miền, theo bộ môn...). Tình trạng giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc ngại đổi mới, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy, năng lực chuyên môn chưa đáp ứng kịp yêu cầu; ý thức trách nhiệm đối với công việc chưa cao, tự học, tự bồi dưỡng chưa hiệu quả vẫn xảy ra.

    • Bên cạnh đó, do trách nhiệm và nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý trường học chưa đầy đủ, còn nể nang, ngại va chạm nên việc đánh giá đội ngũ giáo viên chưa thực sự khách quan, chính xác và chưa đúng thực chất. Cá biệt, có một số ít giáo viên thiếu tu dưỡng đạo đức, không thường xuyên rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, nên vi phạm đạo đức và quy định nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến niềm tin và kỳ vọng của gia đình học sinh cũng như toàn xã hội đối với các trường học nói riêng, toàn ngành giáo dục nói chung.

      • 2.2.4. Thực trạng đội ngũ nhân viên các trường PTDTBT

    • Liên bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo có quy định nhân viên y tế trường học phải đạt trình độ trung cấp y đa khoa trở lên mới đảm bảo công việc, tuy nhiên trong thực tế, có trường học hợp đồng cả nhân viên có trình độ trung cấp dược, điều dưỡng và thậm chí là nữ hộ sinh hoặc sơ cấp. Đồng thời, hiện nay còn những ý kiến khác nhau về việc có nên để nhân viên y tế trong trường học hay chuyển toàn bộ sang trạm y tế địa phương trong việc quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh, dẫn đến tình trạng nhân viên y tế trường học hoạt động không thống nhất, không đồng đều, từ hồ sơ sổ sách đến lĩnh vực chuyên môn.

    • Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy định chính sách đối với trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh Sơn La, các trường được hỗ trợ 200% mức lương cơ sở/tháng để tổ chức công tác y tế học đường, chăm sóc sức khỏe học sinh, đảm bảo VSATTP, thời gian hỗ trợ không quá 09 tháng/năm học. Trên cơ sở này, hàng năm các trường PTDTBT đều ký hợp đồng lao động mang tính chất thời vụ với các nhân viên y tế. Như vậy, mỗi trường PTDTBT có 01 nhân viên y tế/năm học.

    • Trong các trường PTDTBT, số trường có phòng y tế riêng là 10/29, số trường có nhân viên y tế chuyên trách và đạt yêu cầu về trình độ đạt 21/29.. Do đội ngũ vừa thiếu vừa yếu nên hoạt động y tế trong trường học ảnh hưởng rất nhiều, hiện chủ yếu tập trung vào công tác vận động tham gia bảo hiểm y tế, sơ cứu các tình huống thông thường, kiểm tra thực phẩm bằng cảm quan và lưu giữ mẫu thức ăn theo yêu cầu của nhà trường. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Y tế huyện, đa số nhân viên y tế trường học đều nắm được các lý thuyết chuyên môn, nhưng khi thực hành thì còn nhiều lúng túng, chậm chạp, thậm chí thiếu chính xác; nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do trong quá trình công tác, các nhân viên ít có điều kiện thực hành và trải nghiệm thực tế.

    • Theo các quy định hiện hành, các trường PTDTBT được hỗ trợ kinh phí để tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú như sau:

    • - Trường có từ 30 học sinh trở xuống được hỗ trợ định mức bằng 200% mức lương cơ sở/tháng,

    • - Trường có trên 30 học sinh thì cứ có số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm 01 lần định mức/tháng,

    • - Trường có từ trên 150 HS ăn tập trung bán trú trở lên thì cứ thêm 50 học sinh được hỗ trợ thêm 01 lần định mức (bằng 200% mức lương cơ sở/tháng).

    • - Kinh phí hỗ trợ theo thời gian tổ chức nấu ăn thực tế, nhưng không quá 9 tháng/đơn vị trường/năm học.

    • Nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên nấu ăn là tiếp nhận thực phẩm, chế biến thực phẩm, chia thức ăn theo từng suất (cặp lồng, khay) hoặc theo mâm (bàn ăn, nhóm) đảm bảo cho học sinh đủ 3 bữa/ngày, rửa bát đũa, đồ dùng, thiết bị trong nhà bếp, dọn dẹp vệ sinh và thực hiện các công việc khác do nhà trường phân công. Ở những thời điểm thiếu nhân viên nấu ăn, các trường phải tự xoay sở động viên nhân viên khác (y tế, bảo vệ, thư viện, thiết bị, văn thư...), kể cả CBQL và GV đứng lớp kiêm thêm “nhiệm vụ nấu ăn” cho học sinh bán trú. Nhìn chung, các nhân viên nấu ăn trong các trường PTDTBT rất đa dạng. Đa số là nữ, là phụ huynh của học sinh, có trình độ văn hóa và hiểu biết xã hội hạn chế, mức thù lao được hỗ trợ thấp, lại chưa được đóng bảo hiểm xã hội (do nhiều lý do, trong đó chủ yếu là do mức hỗ trợ quá thấp, nên các nhà trường và người lao động thỏa thuận và thống nhất cùng “lách luật”). Vì vậy, đa số nhân viên đều xác định làm việc ngắn hạn, theo thời gian mùa vụ hoặc chỉ trong thời gian con cháu học tại trường, không yên tâm công tác và không có động cơ học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân.

    • Thực trạng cho thấy, công việc của nhân viên nấu ăn rất vất vả, áp lực nhưng mức thu nhập lại quá thấp và bấp bênh, gần như không đủ để đảm bảo cuộc sống tối thiểu nên các PTDTBT không thu hút, giữ chân được những người có chuyên môn gắn bó với công việc này. Nhiều nhân viên có trình độ sơ-trung cấp trở lên, sau khi ký hợp đồng lao động một thời gian ngắn thấy thu nhập thấp đã xin thôi hợp đồng để đi làm công việc khác.

      • 2.2.5. Thực trạng học sinh trong trường PTDTBT

    • Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong các điều kiện thành lập trường PTDTBT là cần bảo đảm có ít nhất 50% học sinh của trường là người dân tộc thiểu số và ít nhất 25% học sinh (đối với trường PTDTBT tiểu học), 50% học sinh (đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở, trường PTDTBT trung học cơ sở) là học sinh bán trú. Do vậy, học sinh trong các trường PTDTBT sẽ bao gồm học sinh bán trú và học sinh không bán trú.

    • Tổng số học sinh không bán trú trong các trường PTDTBT huyện Thuận Châu là 8.478 em. Những học sinh này là học sinh phổ thông bình thường, không thuộc đối tượng hưởng các chế độ chính sách như học sinh bán trú. Tuy nhiên, trong điều kiện học tập, rèn luyện cùng nhau, không có sự phân biệt giữa HS bán trú và không bán trú nên tất cả các em đều được tham gia các hoạt động giáo dục toàn diện và nâng cao theo đặc thù của trường PTDTBT. Tuy nhiên, trong thực tế, các đặc điểm về địa lý, tự nhiên và phong tục tập quán, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và việc gặp khó khăn khi học Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai cũng là một rào cản khiến học sinh học tập trong các trường PTDTBT còn hạn chế, dễ gây ra tâm lý chán nản, không thích học, không thích đến trường. Nhiều học sinh phải học ở các điểm trường lẻ nằm ở các bản xa trung tâm trường, trung tâm xã, việc đi lại hết sức khó khăn. Chính vì vậy, các trường PTDTBT phải thực hiện lồng ghép các nội dung, chương trình giáo dục để nâng cao năng lực, kỹ năng sống, vừa gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc, vừa xây dựng môi trường giáo dục thấu hiểu, thân thiện đối với học sinh thuộc các dân tộc khác nhau tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

    • Tổng số học sinh bán trú trong các trường phổ thông dân dân bán trú huyện Thuận Châu là 6.480 em.

    • Các em là những học sinh mà bản thân và bố, mẹ (hoặc người giám hộ) có hộ khẩu thường trú tại các xã, bản đặc biệt khó khăn, ở xa trường với khoảng cách từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc đường đi học hàng ngày có địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn (phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá...), không thể đi về trong ngày.

    • Các em học sinh bán trú được hưởng các chế độ, chính sách trong thời gian không quá 9 tháng/năm học/học sinh, cụ thể như sau:

    • - Tiền ăn: Mỗi em được hỗ trợ 40% mức lương cơ sở/tháng

    • - Gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng.

    • - Tiền nhà ở: Mỗi em được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở/tháng (chỉ dành cho các học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường).

    • 100% học sinh bán trú ở các bản xa trung tâm xã, vượt qua mọi khó khăn, các em luôn được các thầy/cô giáo dành tình cảm, thời gian để tận tâm, tận lực giảng dạy và chăm lo, nuôi dưỡng, từng bước đưa chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Ngoài việc học, thông qua các hoạt động lao động tăng gia sản xuất, vui chơi thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, các em học sinh bán trú được rèn luyện thêm các kỹ năng sống và tự biết chăm sóc bản thân trong cuộc sống tập thể, tự lập và xa nhà. Sự thay đổi lớn nhất đối với học sinh bán trú chính là tỷ lệ chuyên cần. Các em học tập, ăn ở, sinh hoạt từ thứ hai đến thứ sáu, tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện hơn nhằm tăng cường chất lượng tại điểm trường Trung tâm, điều mà ở các điểm trường lẻ chưa bao giờ thực hiện được.

      • 2.3. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

      • 2.3.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

    • - Mục tiêu: Nhằm đánh giá thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • - Phương pháp: Thu thập các thông tin và số liệu đảm bảo chính xác, chi tiết các nội dung trong công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đó, tìm hiểu và phân tích kết quả để xác định những lý do, nguyên nhân thực trạng đó.

    • Khảo sát 320 cá nhân, bao gồm: 70 người trong các cộng đồng có liên quan, 145 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 105 học sinh khối lớp 3-9 trong các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

  • Bảng 2.2: Thống kê số lượng và thành phần khảo sát

    • Chủ thể phối hợp

    • Thành phần

    • Số lượng

    • Tổng số

    • Trường phổ thông dân tộc bán trú

    • - Cán bộ quản lý

    • - Giáo viên

    • - Nhân viên

    • - Học sinh

    • 29

    • 58

    • 58

    • 105

    • 250

    • Cộng đồng các tổ chức chuyên môn

    • - Ngành Y tế

    • - Ngành Nông nghiệp

    • 10

    • 10

    • 20

    • Cộng đồng các tổ chức chính trị-xã hội

    • - Hội Nông dân

    • - Hội Liên hiệp phụ nữ

    • - Hội các ngành, nghề

    • - Hội Khuyến học

    • - Hội Chữ thập đỏ

    • - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

    • 5

    • 5

    • 5

    • 5

    • 5

    • 5

    • 30

    • Cộng đồng các tổ chức quần chúng

    • - Ban đại diện cha mẹ học sinh

    • - Các tổ chức/nhóm từ thiện

    • 15

    • 5

    • 20

    • - Nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • - Nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • - Phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn CBQL, GV, nhân viên, HS các trường PTDTBT; phỏng vấn đại diện lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ, nhân viên, cá nhân thuộc các cộng đồng có liên quan trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • - Kiểm tra hồ sơ: Thu thập các chứng từ, tài liệu hoạt động của các nhà trường và đơn vị có liên quan để tổng hợp số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, khảo sát.

    • - Điều tra bằng phiếu hỏi: Thực hiện điều tra, khảo sát đối với 145 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 105 học sinh từ khối 3 đến khối 9 trong các trường PTDTBT; 70 lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ, nhân viên, cá nhân đại diện các cộng đồng có liên quan trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • Kiểm tra độ tin cậy của phiếu hỏi bằng cách phân tích hệ số Cronbach’s Alpha bằng phần mềm quản lý dữ liệu và phân tích thống kê SPSS 20 (Statistical Product and Services Solutions 20), đây là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục trong thang đo tương quan với nhau để đánh giá độ tin cậy của các mục-khoản (items), nếu điểm của item > 0,95 cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt hoặc bị trùng lặp, hoặc nếu điểm của item > 0,6 thì đủ điều kiện và có thể dùng được.

    • Kết quả đạt được cho thấy có thể khẳng định là đáng tin cậy, cụ thể là:

    • + Phiếu hỏi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,86 (mức độ rất tốt)

    • + Phiếu hỏi học sinh: Chỉ số Cronbach’s Alpha = 0,77 (mức độ sử dụng tốt)

    • + Phiếu hỏi cá nhân thuộc các cộng đồng liên quan: Chỉ số Cronbach’s Alpha = 0,83 (mức độ rất tốt).

    • - Các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • - Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đại diện cho cộng đồng các tổ chức chuyên môn, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng trên địa bàn.

    • Sử dụng phần mềm SPSS 20 (Statistical Product and Services Solutions 20) và các tham số thống kê để xử lý, lượng hóa và phân tích các thông tin thu thập được từ các đối tượng khảo sát. Qua đó, rút ra những kết luận khái quát về thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

      • 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

        • 2.3.2.1. Thực trạng giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT

  • Bảng 2.3. Thực trạng hiểu biết cơ bản về an toàn thực phẩm

    • Một số nhân tố quan trọng về nhận thức

    • Điểm trung bình

    • Độ lệch chuẩn

    • - Quan tâm khi mua/lựa chọn thực phẩm

    • 1,91

    • 0,762

    • - Quan tâm khi mua/lựa chọn thực phẩm có bao bì

    • 2,00

    • 0,452

    • - Các hiểu biết về cách bảo quản thực phẩm

    • 1,90

    • 0,739

    • - Những dấu hiệu nhận biết an toàn thực phẩm

    • 2,29

    • 0,584

    • - Quan tâm chất lượng của thực phẩm

    • 3,45

    • 0,638

    • Kết quả chung

    • 2,90

    • 0,318

    • Theo Bảng 2.3 kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các trường PTDTBT ở mức trung bình. Trong đó, có 01 mức hiểu biết cao (3,45) là quan tâm chất lượng của thực phẩm; còn hiểu biết về cách bảo quản thực phẩm chỉ đạt mức hiểu biết thấp (1,9).

  • Bảng 2.4. Thực trạng nhận biết các dấu hiệu an toàn thực phẩm

    • Các dấu hiệu

    • Điểm trung bình

    • Độ lệch chuẩn

    • - Màu sắc, hình dạng bề ngoài của thực phẩm

    • 3,24

    • 0,850

    • - Thời hạn sử dụng ghi trên bao bì

    • 2,64

    • 0,763

    • - Nguyên liệu sản xuất của thực phẩm

    • 3,15

    • 0,816

    • - Thực phẩm xuất hiện nấm mốc

    • 2,53

    • 0,804

    • Kết quả chung

    • 2,89

    • 0,593

    • Theo Bảng 2.4 kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các trường phổ thông dân tộc bán trú có nhận thức về màu sắc, bề ngoài và nguyên liệu sản xuất của sản phẩm là khá tốt (3,15-3,24), nhưng dấu hiệu thời hạn sử dụng ghi trên bao bì và thực phẩm xuất hiện nấm mốc lại chưa được quan tâm nhiều (2,53-2,64).

  • Bảng 2.5. Thực trạng mức độ quan tâm đến chất lượng thực phẩm

    • Các tiêu chí

    • Điểm trung bình

    • Độ lệch chuẩn

    • - Thực phẩm phải đảm bảo chất lượng và an toàn

    • 3,57

    • 0,710

    • - Thực phẩm phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng

    • 3,41

    • 0,778

    • Kết quả chung

    • 3,49

    • 0,744

    • Theo Bảng 2.5 kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các trường PTDTBT về hai tiêu chí thực phẩm phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng và thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn đều đạt mức nhận thức cao;.

  • Bảng 2.6. Thực trạng hiểu biết khi lựa chọn các thực phẩm có bao bì

    • Các dấu hiệu quan tâm

    • Điểm trung bình

    • Độ lệch chuẩn

    • - Tên và thương hiệu của thực phẩm

    • 3,29

    • 0,836

    • - Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

    • 2,25

    • 0,851

    • - Địa chỉ nơi sản xuất

    • 2,36

    • 0,819

    • - Khối lượng thể tích

    • 3,21

    • 0,954

    • - Ngày sản xuất và hạn sử dụng

    • 2,55

    • 0,686

    • - Chỉ tiêu chất lượng

    • 2,06

    • 0,885

    • Kết quả chung

    • 2,62

    • 0,464

    • Theo Bảng 2.6 kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các trường PTDTBT có sự quan tâm khi lựa chọn thực phẩm có bao bì đạt mức trung bình. Trong đó, chỉ tên và thương hiệu của thực phẩm đạt mức nhận biết cao (3,29); ngược lại mức độ quan tâm đến chỉ tiêu chất lượng đạt mức hiểu biết thấp nhất (2,06).

  • Bảng 2.7. Thực trạng hiểu biết về bảo quản thực phẩm

    • Những hiểu biết cơ bản

    • Điểm trung bình

    • Độ lệch chuẩn

    • - Thực phẩm nấu chín kĩ để qua đêm vẫn an toàn

    • 3,18

    • 0,912

    • - Thực phẩm, thức ăn có thể để ngăn mát 3-5 ngày

    • 2,72

    • 0,996

    • - Tủ lạnh bảo quản thực phẩm an toàn khi nhiệt độ không quá 5oC

    • 2,35

    • 1,167

    • - Thực phẩm còn đông đá có thể mang nấu luôn

    • 2,04

    • 0,969

    • - Thực phẩm rã đông rồi có thể cấp đông lại

    • 2,86

    • 1,035

    • Kết quả chung

    • 2,63

    • 0,723

    • Hiểu biết về cách bảo quản thực phẩm là rất quan trọng, tuy nhiên theo Bảng 2.7 kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường PTDTBT có nhận thức ở mức trung bình. Trong đó mức hiểu biết về thực phẩm còn đông đá có thể mang nấu luôn ở mức thấp nhất (2,04).

  • Biểu đồ 2.1. Thực trạng hành vi vệ sinh khu vực chế biến thực phẩm

    • Theo Biểu đồ 2.1 kết quả khảo sát cho thấy trong quá trình kiểm tra định kỳ và đột xuất, trung bình trong các đợt kiểm tra, có 15/29 trường PTDTBT thường xuyên dọn dẹp khu vực chế biến ngay sau khi chế biến hoặc sau mỗi bữa ăn, 11/29 trường tổ chức dọn dẹp hàng ngày (thường vào cuối ngày). Vẫn còn tình trạng 01 - 03 trường chỉ tổ chức dọn dẹp vệ sinh từ 1 đến 3 lần/tuần, điều này cực kỳ nguy hiểm trong công tác bảo đảm VSATTP trong các trường PTDTBT.

  • Bảng 2.8. Thực trạng hành vi chế biến thực phẩm

    • Các hành vi chế biến thực phẩm

    • Điểm trung bình

    • Độ lệch chuẩn

    • - Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm

    • 2,85

    • 0,648

    • - Để riêng thực phẩm sống và chín (không để chung)

    • 3,46

    • 0,513

    • - Sử dụng riêng dao, thớt cho đồ ăn sống và chín (không dùng chung)

    • 2,58

    • 0,641

    • Kết quả chung

    • 2,96

    • 0,433

    • Theo Bảng 2.8 kết quả khảo sát cho thấy cho thấy 01 hành vi chế biến thực phẩm của CBQL, GV, nhân viên trong các trường PTDTBT đạt mức thực hành cao (3,46) và 02 hành vi đạt mức thực hành trung bình (2,58-2,85).

  • Bảng 2.9. Thực trạng hành vi bảo quản thực phẩm

    • Các hành vi bảo quản thực phẩm

    • Điểm trung bình

    • Độ lệch chuẩn

    • - Để thực phẩm còn nóng vào túi nilon, hộp nhựa

    • 3,28

    • 0,963

    • - Để thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh

    • 3,44

    • 0,770

    • - Để thực phẩm không có đồ gói, đồ đậy vào tủ lạnh

    • 3,17

    • 0,947

    • - Để thực phẩm đầy kín tủ lạnh

    • 2,55

    • 1,025

    • - Để thức ăn còn thừa trong tủ lạnh quá 2 ngày

    • 2,91

    • 0,911

    • - Để thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chín cạnh nhau

    • 3,21

    • 0,905

    • Kết quả chung

    • 3,09

    • 0,668

    • Theo Bảng 2.9 kết quả khảo sát cho thấy hành vi của bảo quản thực phẩm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường PTDTBT như sau: “Hành vi để thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh” có mức độ thực hành cao nhất ở mức điểm trung bình là 3,44. Nội dung lưu ý là “cần giữ cho tủ lạnh luôn được thông thoáng” nhằm giúp các luồng không khí lạnh mới có thể dễ dàng di chuyển đến các ngăn để làm mát thực phẩm. Tuy nhiên, ở đây cho thấy hành vi “để thực phẩm chật kín tủ lạnh” đạt mức điểm trung bình thấp là 2,55.

  • Bảng 2.10. Thực trạng hành vi xử lý thực phẩm kém an toàn

    • Các hành vi xử lý thực phẩm kém an toàn

    • Điểm trung bình

    • Độ lệch chuẩn

    • - Sử dụng thực phẩm kém an toàn nếu giá rẻ

    • 3,36

    • 0,727

    • - Chế biến kỹ thực phẩm kém an toàn trước khi sử dụng

    • 3,62

    • 0,930

    • - Cho người khác sử dụng thực phẩm kém an toàn

    • 2,79

    • 0,582

    • - Sử dụng thực phẩm kém an toàn cho đối tượng khác

    • 2,85

    • 0,981

    • Kết quả chung

    • 3,15

    • 0,604

    • Theo Bảng 2.10 kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường PTDTBT thực hành khá tốt hành vi “Chế biến kỹ thực phẩm kém an toàn trước khi sử dụng”. Tuy nhiên, hành vi “Cho người khác sử dụng thực phẩm kém an toàn” đạt mức hành vi thực hành thấp nhất (2,79).

  • Biểu đồ 2.2. Địa điểm mua thực phẩm của các trường PTDTBT

    • Theo Biểu đồ 2.2 kết quả khảo sát cho thấy đa số các trường PTDTBT thường xuyên mua thực phẩm ở chợ tự phát (chợ do người dân tự lập tại trung tâm xã hoặc cụm bản, bản trung tâm) và mua của người quen biết (thường là người dân sở tại, cha mẹ học sinh hoặc những người buôn bán quen biết với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường). Ở đây, ngoài yếu tố vùng sâu, vùng xa thì giá của các mặt hàng thực phẩm tương đối rẻ, phù hợp với tâm lý mua hàng theo mức tiền hạn chế. Nhưng bên cạnh đó, các địa điểm bán hàng tự phát đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

    • Một đặc điểm nổi bật trong các trường PTDTBT là các thầy cô giáo, cô chú nhân viên và học sinh nơi đây đều có cố gắng tự làm ra thực phẩm như: Trồng rau, củ, quả hoặc chăn nuôi nhỏ lẻ lợn, gà, dê, chó... để phục vụ cho chính các em học sinh trong nhà trường.

  • Biểu đồ 2.3. Số lần/thời gian mua thực phẩm của các trường PTDTBT

    • Theo Biểu đồ 2.3 kết quả khảo sát cho thấy đa số các trường PTDTBT mua thực phẩm với số lần và số lượng là 1-2 lần/tuần, điều này dễ hiểu bởi vì tất cả các trường đều nằm ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, mức độ giao lưu buôn bán, cung ứng thực phẩm còn nhiều hạn chế. Cũng vì thế mà yêu cầu về bảo quản thực phẩm là rất quan trọng, các nhà trường cần xác định để giữ được thực phẩm tươi ngon, giữ được hàm lượng dinh dưỡng thì việc bảo quản thực phẩm đúng cách và đảm bảo an toàn yếu tố hàng đầu trong việc đảm bảo VSATTP trong mỗi nhà trường.

      • 2.3.2.2. Thực trạng công tác phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

  • Bảng 2.11. Mức độ chia sẻ trong gia đình học sinh về an toàn thực phẩm

    • Các nội dung chia sẻ trong gia đình

    • Thường xuyên

    • Thỉnh thoảng

    • Hiếm khi

    • Không bao giờ

    • - Thông tin chính thức về các loại thực phẩm không an toàn

    • 3,6

    • 33,3

    • 35,7

    • 27,4

    • - Cách giữ gìn vệ sinh trong bảo quản và chế biến thực phẩm

    • 10,7

    • 35,6

    • 36,5

    • 17,2

    • - Kinh nghiệm và thói quen tốt trong lựa chọn thực phẩm an toàn

    • 12,5

    • 30,9

    • 33,2

    • 23,6

    • - Kinh nghiệm, thói quen chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn

    • 12,7

    • 37,2

    • 35,1

    • 15,0

    • - Một số cảnh báo nguy cơ về các loại thực phẩm không an toàn

    • 11,4

    • 31,2

    • 30,6

    • 26,8

    • Theo Bảng 2.11 kết quả khảo sát cho thấy mức độ chia sẻ những nội dung VSATTP giữa các thành viên trong gia đình học sinh ở mức dưới trung bình (tổng của 02 mức độ “thường xuyên” và “thỉnh thoảng” chưa đạt 50%).

    • Với đặc điểm học sinh trong trường PTDTBT đều là những thành viên của các gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, tình trạng thực phẩm dựa vào thiên nhiên hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc là rất rõ ràng. Tuy nhiên, việc cảnh báo các nguy cơ về những loại thực phẩm không an toàn ở gia đình học sinh còn rất hạn chế, nên đây sẽ là một nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục VSATTP trong trường học.

  • Biểu đồ 2.4. Các nguồn thông tin về VSATTP trong trường PTDTBT

    • Quan sát Biểu đồ 2.4 chúng ta nhận thấy nguồn cung cấp thông tin về VSATTP dành cho học sinh chủ yếu từ các thầy cô giáo, còn đối với các nguồn khác thì chủ yếu là “hiếm khi và không bao giờ”. Ngay cả với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thì nguồn cung cấp thông tin về VSATTP cũng còn hạn chế, đa số tiếp cận theo hướng “thỉnh thoảng và hiếm khi”. Đây là những số liệu và căn cứ rất quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

  • Bảng 2.12. Nhận thức của cộng đồng về mục tiêu phối hợp

    • TT

    • Mục tiêu

    • Đúng

    • Không đúng

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • 1

    • Tăng cường năng lực tuyên truyền của các cơ quan, các tổ chức, đoàn thể có liên quan trong hệ thống quản lý VSATTP ở địa phương

    • 196

    • 91,2

    • 19

    • 8,8

    • 2

    • Thống nhất mục tiêu, đối tượng, nội dung GDVSATTP trong các trường PTDTBT đảm bảo đạt hiệu quả cao

    • 208

    • 96,7

    • 7

    • 3,3

    • 3

    • Nâng cao kiến thức, thực hành VSATTP đội ngũ CBQL, GV, nhân viên và HS, từ đó góp phần quyết định cải thiện tình trạng bảo đảm VSATTP trong các trường PTDTBT

    • 213

    • 99,1

    • 2

    • 0,9

    • 4

    • Phát huy vai trò chủ động của trường PTDTBT và từng cơ quan, tổ chức tại cộng đồng trong việc giáo dục VSATTP trong trường học

    • 210

    • 97,7

    • 5

    • 2,3

    • 5

    • Giảm ngay lập tức và hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính trong các trường PTDTBT

    • 212

    • 98,6

    • 3

    • 1,4

    • 6

    • Huy động, phát huy được sức mạnh của cộng đồng, của xã hội trong công tác phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT

    • 195

    • 90,7

    • 20

    • 9,3

    • 7

    • Trường PTDTBT là đơn vị chủ trì, trung tâm trong mối liên kết huy động sự đóng góp vật chất của cộng đồng nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục VSATTP trong trường học

    • 191

    • 88,8

    • 24

    • 11,2

    • 8

    • Từng bước thực hiện công tác giáo dục VSATTP được quản lý chủ động, có hiệu quả, dựa trên kết quả và thực hiện kiểm soát theo chuỗi trong quy trình quản lý

    • 194

    • 90,2

    • 21

    • 9,8

    • 9

    • Nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy ưu thế của gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục VSATTP

    • 196

    • 91,2

    • 19

    • 8,8

    • Theo Bảng 2.12 kết quả khảo sát cho thấy: Hơn 90% cá nhân được khảo sát đều nhất trí cho rằng mục tiêu của công tác phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT là đúng, có những mục tiêu nhận được ý kiến nhất trí cao từ 96 - 99%, tỷ lệ nhất trí thấp nhất cũng đạt 88,8%. Như vậy, kết quả trên khẳng định mục tiêu công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT là rất phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

  • Bảng 2.13. Thực trạng vai trò các chủ thể trong phối hợp

    • TT

    • Chủ thể

    • Vai trò

    • Rất quan trọng

    • Quan trọng

    • Ít quan trọng

    • Bình thường

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • 1

    • CBQL, giáo viên, nhân viên

    • 259

    • 80,8

    • 44

    • 13,8

    • 12

    • 3,7

    • 5

    • 4,7

    • 2

    • Các tổ chức chuyên môn

    • 236

    • 73,8

    • 60

    • 18,7

    • 12

    • 3,7

    • 12

    • 3,8

    • 3

    • Các tổ chức chính trị-xã hội

    • 213

    • 66,5

    • 85

    • 26,5

    • 5

    • 4,7

    • 17

    • 5,3

    • 4

    • Các tổ chức quần chúng

    • 158

    • 49,4

    • 84

    • 26,2

    • 48

    • 15,0

    • 30

    • 9,4

    • Theo Bảng 2.13 kết quả khảo sát cho thấy: Các nhà trường và cơ quan, tổ chức trong cộng đồng nhận thức rất rõ về vai trò và tầm quan trọng của bản thân trong công tác phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT. Đa số đều có vai trò “rất quan trọng” và “quan trọng” từ 90% trở lên. Duy chỉ có các tổ chức quần chúng trong thời gian qua thể hiện rõ vai trò của mình chưa toàn diện nên mới được cộng đồng ghi nhận 75,6% “quan trọng” trở lên, vẫn còn tỷ lệ 24,4% cho rằng “ít quan trọng” và “bình thường”. Điều này giúp cho chúng ta xác định rõ hơn vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc xây dựng các biện pháp khắc phục thực trạng này.

  • Bảng 2.14. Thực trạng vị trí của các chủ thể trong công tác phối hợp

    • TT

    • Mức độ tự đánh giá của các chủ thể

    • Cộng đồng

    • Cộng đồng CBQL, GV, nhân viên

    • Cộng đồng các cơ quan chuyên môn

    • Cộng đồng các tổ chức chính trị-XH

    • Cộng đồng các tổ chức quần chúng

    • 1

    • CBQL, giáo viên, nhân viên

    • Điểm TB

    • 2,23

    • 2,23

    • 1,91

    • 1,84

    • Xếp hạng

    • 1

    • 1

    • 2

    • 3

    • 2

    • Các tổ chức chuyên môn

    • Điểm TB

    • 2,19

    • 2,05

    • 2,05

    • 1,88

    • Xếp hạng

    • 1

    • 2

    • 2

    • 3

    • 3

    • Các tổ chức chính trị-xã hội

    • Điểm TB

    • 2,17

    • 2,17

    • 1,95

    • 1,89

    • Xếp hạng

    • 1

    • 1

    • 2

    • 2

    • 4

    • Các tổ chức quần chúng

    • Điểm TB

    • 2,25

    • 2,20

    • 2,12

    • 2,00

    • Xếp hạng

    • 1

    • 1

    • 1

    • 2

    • Theo Bảng 2.14 kết quả khảo sát cho thấy: Hầu như tất cả các phiếu khảo sát đều đánh giá cao vai trò của cộng đồng có liên quan, đặc biệt là cộng đồng trường học và cộng đồng các cơ quan chuyên môn được đánh giá là cực kỳ quan trọng, với các số điểm trung bình khá cao, đều trên 2,0 điểm trong khung 1 < ĐTB < 3 và cùng nhau đứng ở xếp hạng thứ 1. Như vậy, có thể khẳng định là việc phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT là cực kỳ quan trọng. Các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quần chúng đều có vai trò quan trọng tương đương với vai trò của nhà trường trong công tác giáo dục VSATTP, nếu chỉ nhà trường thì sẽ không thể thực hiện đúng, đủ và toàn diện công tác này ở trong trường PTDTBT.

  • Sơ đồ 2.5. Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của VSATTP

    • Theo Sơ đồ 2.5 kết quả khảo sát cho thấy: 64,8% học sinh cho rằng vai trò của VSATTP là “quan trọng” và “rất quan trọng”, đây là điều kiện đầu tiên để xác định đưa các nội dung giáo dục VSATTP vào trong trường PTDTBT thành công. Bởi vì, nhận thức của học sinh là rất quan trọng và mang tính quyết định, vì từ nhận thức chuẩn mực về vai trò của VSATTP, các em sẽ có ý thức tiếp thu kiến thức, tham gia các hoạt động giáo dục VSATTP trong trường học và ngoài cộng đồng; từ đó sẽ tự điều chỉnh các hành vi của bản thân trong học tập, sinh sống tại khu bán trú và ở gia đình các em.

    • Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ khá lớn học sinh nhận thức chưa đầy đủ, 25,7% học sinh được hỏi cho rằng công tác VSATTP là “bình thường” và “ít quan trọng”, đặc biệt là 9,5% cho rằng “không quan trọng”. Đây là những hạn chế, yếu kém trong công tác giáo dục VSATTP cho học sinh trong thời gian qua. Đó vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội, là điều kiện để các trường PTDTBT phối hợp tốt hơn với cộng đồng để tiếp tục đổi mới để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục toàn diện học sinh nói chung và công tác giáo dục VSATTP nói riêng trong thời gian tới.

  • Bảng 2.15. Nguyện vọng của học sinh về cộng đồng phối hợp giáo dục

    • TT

    • CỘNG ĐỒNG

    • Rất muốn

    • Muốn

    • Không muốn

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • Số

    • lượng

    • Tỉ lệ %

    • 1

    • Trường học:

    • - Cán bộ quản lý

    • - Giáo viên

    • - Nhân viên

    • - Học sinh (bạn bè cùng trường, cùng lớp)

    • 99

    • 98

    • 31

    • 26

    • 94,3

    • 93,3

    • 29,5

    • 24,8

    • 5

    • 5

    • 55

    • 51

    • 4,8

    • 4,8

    • 52,4

    • 48,6

    • 01

    • 02

    • 19

    • 28

    • 0,9

    • 1,9

    • 18,1

    • 26,6

    • 2

    • Các tổ chức chuyên môn:

    • - Phòng Y tế

    • - Trung tâm Y tế

    • - Phòng Nông nghiệp và PTNT

    • - Trung tâm dịch vụ nông nghiệp

    • 45

    • 51

    • 44

    • 50

    • 42,8

    • 48,6

    • 41,9

    • 47,6

    • 52

    • 50

    • 47

    • 51

    • 49,6

    • 47,6

    • 44,8

    • 48,6

    • 08

    • 04

    • 14

    • 04

    • 7,6

    • 3,8

    • 13,3

    • 3,8

    • 3

    • Các tổ chức chính trị-xã hội:

    • - Hội Nông dân

    • - Hội liên hiệp phụ nữ

    • - Hội các ngành, nghề

    • - Hội Khuyến học

    • - Hội Chữ thập đỏ

    • - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

    • 40

    • 43

    • 40

    • 45

    • 48

    • 51

    • 38,1

    • 40,9

    • 38,1

    • 42,8

    • 45,8

    • 48,6

    • 44

    • 46

    • 42

    • 46

    • 43

    • 48

    • 41,9

    • 43,9

    • 40,0

    • 43,9

    • 40,9

    • 45,7

    • 21

    • 16

    • 23

    • 14

    • 14

    • 06

    • 20,0

    • 15,2

    • 21,9

    • 13,3

    • 13,3

    • 5,7

    • 4

    • Các tổ chức quần chúng:

    • - Ban đại diện cha mẹ học sinh

    • - Các tổ chức/nhóm từ thiện

    • 42

    • 55

    • 44,1

    • 52,4

    • 51

    • 40

    • 48,6

    • 38,1

    • 12

    • 10

    • 11,3

    • 9,5

    • Theo Bảng 2.15 kết quả khảo sát cho thấy: Đại đa số các em học sinh mong muốn các thầy cô giáo và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp tổ chức tốt công tác giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT. Ở đây, số lượng các em bày tỏ “rất muốn” và “muốn” đều đạt trên 80%, trong đó nhiều cơ quan, tổ chức trong cộng đồng được “rất muốn” hơn 90%, thể hiện rất rõ ràng tình cảm và nguyện vọng của các em đối với cộng đồng này.

    • Bên cạnh đó, kết quả khảo sát nêu trên phần nào cũng phản ánh thực trạng một số cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong thời gian qua chưa “gần gũi” với các trường học trong công tác giáo dục HS, dẫn đễn nhận thức của một bộ phận HS về cộng đồng chưa rõ nét. Đồng thời, kết quả cũng không tránh khỏi hiện tượng một số HS còn thể hiện nhận thức cảm tính của bản thân về cộng đồng có liên quan (ví dụ: Một số nhân viên hay “quát” thì cũng không được các em “muốn”; cơ quan, tổ chức nào các em ít được gặp thì cũng “không muốn”...).

    • Như vậy, trong thời gian tới, cần đổi mới công tác phối hợp trong giáo dục VSATTP ở các trường PTDTBT, đảm bảo thân thiện với nhà trường, với học sinh hơn theo hướng tăng cường cho các em học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động thực hành nhiều hơn.

  • Bảng 2.16. Thực trạng cộng đồng tham gia phối hợp với trường PTDTBT trong công tác giáo dục VSATTP

    • TT

    • CỘNG ĐỒNG THAM GIA

    • Tham gia

    • Không tham gia

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • 1

    • Trường học:

    • - Cán bộ quản lý

    • 27

    • 93,1

    • 2

    • 6,9

    • - Giáo viên

    • 48

    • 82,8

    • 10

    • 17,2

    • - Nhân viên

    • 26

    • 44,8

    • 32

    • 55,2

    • - Học sinh (bạn bè cùng trường, lớp)

    • 30

    • 31,5

    • 75

    • 68,5

    • 2

    • Các tổ chức chuyên môn:

    • - Phòng Y tế

    • 4

    • 40,0

    • 6

    • 60,0

    • - Trung tâm Y tế

    • 5

    • 50,0

    • 5

    • 50,0

    • - Phòng Nông nghiệp và PTNT

    • 3

    • 30,0

    • 7

    • 70,0

    • - Trung tâm dịch vụ nông nghiệp

    • 4

    • 40,0

    • 6

    • 60,0

    • 3

    • Các tổ chức chính trị-xã hội:

    • - Hội Nông dân

    • 2

    • 40,0

    • 3

    • 60,0

    • - Hội liên hiệp phụ nữ

    • 3

    • 60,0

    • 2

    • 40,0

    • - Hội các ngành, nghề

    • 1

    • 20,0

    • 4

    • 80,0

    • - Hội Khuyến học

    • 2

    • 40,0

    • 3

    • 60,0

    • - Hội Chữ thập đỏ

    • 2

    • 40,0

    • 3

    • 60,0

    • - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

    • 3

    • 60,0

    • 2

    • 40,0

    • 4

    • Các tổ chức quần chúng:

    • - Ban đại diện cha mẹ học sinh

    • 6

    • 40,0

    • 9

    • 60,0

    • - Các tổ chức/nhóm từ thiện

    • 2

    • 40,0

    • 3

    • 60,0

    • Theo Bảng 2.16 kết quả khảo sát cho thấy: Đa số cộng đồng ngoài nhà trường tham gia phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT có kết quả hết sức khiêm tốn, hơn 50% ý kiến cho rằng các cơ quan chuyên môn, các đoàn thể chính trị xã hội và tổ chức quần chúng “không tham gia” phối hợp cùng nhà trường trong công tác giáo dục VSATTP, mới chỉ có 02 đoàn thể là Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên được 60% xác nhận là “có tham gia”.

    • Tuy nhiên, khi trao đổi thông tin bằng hình thức đàm thoại trực tiếp thì chúng tôi nhận thấy có thể một số ý kiến mang tính tổng thể mà chưa chi tiết, hoặc các cá nhân tham gia khảo sát suy nghĩ rằng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể cần phải có những hoạt động lớn trong công tác phối hợp, mà chưa “nhớ” những hoạt động tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn rất có ý nghĩa như: Trạm Y tế xã định kỳ thăm, khám sức khỏe cho học sinh, phun thuốc phòng-chống dịch bệnh... hay các hội nghị tuyên truyền của Hội các ngành, nghề hướng dẫn hội viên sản xuất nông sản an toàn... cũng là những hoạt động phối hợp trong công tác giáo dục VSATTP, tuy không trực tiếp 100% là các đối tượng trong trường PTDTBT nhưng cũng đã tác động gián tiếp tới công tác này.

    • Dù vậy, kết quả khảo sát vẫn khẳng định là, mặc dù các hoạt động phối hợp vẫn diễn ra nhưng chưa thường xuyên, chưa khoa học, chưa hiệu quả, chưa được đa số cộng đồng ghi nhận. Vì vậy, trong thời gian tới, các trường PTDTBT và cộng đồng ở địa phương cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong công tác phối hợp giáo dục VSATTP trong các các trường PTDTBT.

  • Bảng 2.17. Thực trạng về nội dung phối hợp giáo dục VSATTP

    • TT

    • Các nội dung giáo dục

    • Đánh giá sự tham gia của các cộng đồng

    • Kết quả chung

    • Trường học

    • Các cơ quan chuyên môn

    • Các tổ chức chính trị-xã hội

    • Các tổ chức quần chúng

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • 1

    • Con đường gây mất VSATTP

    • 1,24

    • 1

    • 1,25

    • 1

    • 1,13

    • 1

    • 1,04

    • 6

    • 1,16

    • 1

    • 2

    • Những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm

    • 1,20

    • 2

    • 1,23

    • 2

    • 1,05

    • 3

    • 1,12

    • 1

    • 1,15

    • 2

    • 3

    • Những tác nhân gây mất an toàn thực phẩm

    • 1,17

    • 3

    • 1,22

    • 3

    • 1,11

    • 2

    • 1,09

    • 2

    • 1,14

    • 3

    • 5

    • Các kỹ năng và hiểu biết về vệ sinh ATTP

    • 0,91

    • 6

    • 1,04

    • 5

    • 0,97

    • 4

    • 0,98

    • 4

    • 0,98

    • 4

    • 6

    • Các biện pháp của người tiêu dùng thông minh

    • 0,98

    • 5

    • 1,08

    • 4

    • 0,91

    • 5

    • 0,91

    • 5

    • 0,97

    • 5

    • 7

    • Các hành vi thực hành VSATTP

    • 1,04

    • 4

    • 0,95

    • 6

    • 0,90

    • 6

    • 0,90

    • 6

    • 0,95

    • 6

    • Theo Bảng 2.17 kết quả khảo sát cho thấy: Trong các nội dung giáo dục VSATTP ở các trường PTDTBT, có 08 nội dung được cộng đồng tham gia ở mức trung bình và 03 nội dung được đánh giá ở mức tiệm cận với trung bình (0 < ĐTB < 2; min = 0, max = 3). Đồng thời, qua đó khẳng định các nội dung giáo dục mang tính lý thuyết thường được quan tâm và dễ thực hiện hơn, còn kết quả của nó, tức các hành vi, hành động thì khó hơn, cần phải có lộ trình phù hợp.

    • Các chỉ số khảo sát trên cũng cho chúng ta thấy nội dung giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT đưa ra khảo sát khá đầy đủ, nhưng kết quả thu được nhận thức mức độ giáo dục ở mỗi nội dung, mỗi cộng đồng tham gia là khác nhau, không đồng đều. Tóm lại là kết quả triển khai các nội dung giáo dục chưa cao, dẫn đến nhận thức và kỹ năng VSATTP trong các trường PTDTBT chưa toàn diện, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bảo quản, chế biến, sử dụng thực phẩm khu nhà bếp và các hoạt động, hành vi đảm bảo VSATTP trong cuộc sống bán trú của các em học sinh trong mỗi nhà trường.

  • Bảng 2.18. Thực trạng mức độ tham gia phối hợp của cộng đồng

    • Theo Bảng 2.18 kết quả khảo sát cho thấy: Mức độ phối hợp giữa trường PTDTBT với cộng đồng trong giáo dục VSATTP là hết sức sơ giản, mức độ phối hợp định hướng thực hiện còn lỏng lẻo, con đường phối hợp chưa rõ ràng. Đại đa số đánh giá là “phối hợp chưa thường xuyên” và “chưa phối hợp”. Như vậy, có thể thấy công tác phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT chưa tốt, chưa phân công nhiệm vụ cho từng cơ quan, tổ chức trong cộng đồng, chưa thống nhất về cách thức giám sát, kiểm tra đánh giá quá trình phối hợp, kết quả giáo dục và kết quả phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng; đặc biệt, tỉ lệ % “chưa tiếp xúc bao giờ” phản ánh rất rõ thực trạng phối hợp cực kỳ hạn chế ở một số nội dung trong công tác này. Đây chính là nguyên nhân và cũng là tiền đề để chúng ta cùng nghiên cứu xây dựng các biện khắc phục, đảm bảo công tác phối hợp giữa trường PTDTBT với cộng đồng trong giáo dục VSATTP thời gian tới đảm bảo khoa học, hiệu quả và toàn diện, đồng đều hơn.

      • 2.3.2.3. Kết quả công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

  • Sơ đồ 2.6. Thực trạng mức độ ngộ độc thực phẩm trong trường PTDTBT

    • Theo Sơ đồ 2.6 kết quả khảo sát cho thấy: Đa số đều đánh giá thực trạng ngộ độc thực phẩm trong các trường PTDTBT là đáng báo động, 12,2% thường xuyên và 80,0% thỉnh thoảng xảy ra ngộ độc thực phẩm. Đáng sợ hơn, 4,4% ý kiến cho rằng thực trạng này là “rất thường xuyên”, tức là cực kỳ nguy hiểm.

    • Số liệu nói trên phần nào lý giải cho việc đảm bảo VSATTP trong các trường PTDTBT rất cần được quan tâm, từ việc cung cấp các kiến thức phù hợp đến giáo dục phòng, tránh và tạo thói quen các hành vi thích hợp với từng đối tượng trong nhà trường. Thực trạng trên cho chúng ta thấy bức tranh khá toàn diện về những yếu kém trong nhận thức, kỹ năng về VSATTP trong trường PTDTBT. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm không đơn giản chỉ nằm trong các học sinh mà nó còn tiềm ẩn ở tất cả các đối tượng trong trường PTDTBT, từ cán bộ quản lý đến giáo viên, nhân viên, những người đang trực tiếp nuôi dưỡng, dạy bảo học sinh. Môi trường bán trú mà các thế hệ học sinh đang học tập, rèn luyện, sinh sống đang gặp những bất cập, thậm chí hiểm nguy từ công tác VSATTP, do đó cần xác định phải nhanh chóng phối hợp giải quyết, khắc phục, mà trước hết là công tác giáo dục VSATTP là điều kiện tiên quyết, hàng đầu.

  • Sơ đồ 2.7. Thực trạng hiệu quả công tác phối hợp

    • Theo Sơ đồ 2.7 kết quả khảo sát cho thấy: Hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT là rất khiêm tốn. 49% ý kiến cho rằng là “bình thường” và 35,2% cho rằng “không hiệu quả”. Ở đây cũng cần mạnh dạn nhìn vào sự thật đó là các cá nhân được khảo sát có thể vẫn chưa nói thẳng, nói hết những tồn tại, hạn chế, thậm chí là yếu kém trong công tác này của nhà trường và cộng đồng có liên quan. Ngoài việc khảo sát qua phiếu hỏi, chúng tôi đã trực tiếp trao đổi, phỏng vấn và thu thập các thông tin, việc hiệu quả như trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đó là nhà trường và các cộng đồng liên quan chưa xác định đầy đủ nội dung, biện pháp, con đường, hình thức phối hợp; chưa phân công cụ thể và bố trí thời gian hợp lý để thực hiện...; rồi là các chế độ phụ cấp, kinh phí tuyên truyền giáo dục... đều ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phối hợp nói trên.

      • 2.4. Đánh giá thực trạng phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

        • 2.4.1. Ưu điểm

    • Nhìn chung, đa số cán bộ quản lý cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức chuyên môn, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng cùng cha mẹ học sinh và nhân dân đều có nhận thức khá tốt về tầm quan trọng của công tác giáo dục VSATTP, mọi người đều nhìn thấy hậu quả của việc không đảm bảo VSATTP đối với sức khỏe của học sinh cũng như trong đời sống hàng ngày của cộng đồng và khẳng định sự cần thiết phải phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng trong công tác giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT.

    • Các nhà trường và cộng đồng (gồm các tổ chức chuyên môn, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng, cha mẹ học sinh và người dân) đều mong muốn được phối hợp, hợp tác với nhau để cùng thực hiện công tác giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT; cùng xác định đây là kênh quan trọng hàng đầu để nâng cao kiến thức, nhận thức, hành vi, thái độ, kỹ năng VSATTP trong nhà trường và toàn thể cộng đồng; cùng đánh giá cao vị trí của nhà trường và cộng đồng có liên quan, đồng thời khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, tổ chức để mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT nói riêng và tại cộng đồng nói chung.

      • 2.4.2. Hạn chế, tồn tại

    • Vẫn còn một số ít cán bộ quản lý cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức chuyên môn, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng cùng cha mẹ học sinh và nhân dân chưa có những hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT nói riêng và cộng đồng nói chung.

    • Một số nội dung, phương pháp và hình thức phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP đã được triển khai nhưng hiệu quả mang lại chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự đi vào chiều sâu và thiếu các điều kiện cần thiết để triển khai; công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong giáo dục VSATTP chưa được chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả chưa cao, chưa toàn diện. Các tổ chức chuyên môn, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức quần chúng nhân dân đã tham gia phối hợp với các trường PTDTBT trong công tác giáo dục VSATTP nhưng chưa được bài bản và thường xuyên.

  • Kết luận chương 2

    • Trong xã hội hiện đại, công tác đảm bảo VSATTP ngày càng quan trọng, song các biểu hiện gây nguy cơ mất VSATTP ngày càng phức tạp và có nguy cơ bùng phát ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào và không ngoại lệ đối với các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Cán bộ cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và nhân dân đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng phải giữ gìn VSATTP cũng như tác động của nó đến đời sống nhân dân tại cộng đồng.

    • Việc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã được tiến hành nhiều năm qua và đã ghi nhận được những kết quả ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, việc phối hợp này còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như các nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp được thực hiện chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao; việc phối hợp giữa các trường học và cộng đồng tại địa phương còn nhiều bất cập, vẫn còn nặng tư tưởng đơn lẻ “mạnh ai nấy làm”; chưa huy động tối đa sự đóng góp vật chất của cộng đồng nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục tốt VSATTP trong trường học.

    • Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các văn bản hướng dẫn kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp mang tính quy phạm pháp luật; trình độ, năng lực của đội ngũ còn nhiều bất cập, nhất là đội ngũ kiêm nhiệm, chưa được tập huấn hay bồi dưỡng chuyên sâu; các trường PTDTBT với vai trò chủ đạo, là chủ thể trong hoạt động phối hợp với cộng đồng nhưng chưa chủ động kết nối, đề xuất xây dựng kế hoạch, định hướng cho công tác phối hợp; các tổ chức chuyên môn, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quần chúng có lúc, có chỗ, có việc chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT; đồng thời, chưa tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách và hỗ trợ kinh phí dành riêng cho các hoạt động giáo dục VSATTP trong trường học.

    • Những kết quả nghiên cứu về thực trạng đã nêu là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ở chương 3.

  • CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC VSATTP TẠI CÁC TRƯỜNG PTDTBT HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

    • 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

    • Việc triển khai các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP cần dựa trên những quy định có tính nguyên tắc để bảo đảm sự bền vững, lâu dài, hiệu quả. Ngoài các nguyên tắc quản lý nói chung, trong công tác phối hợp có một số nguyên tắc đặc thù, tùy từng hoàn cảnh, công việc mà vận dụng linh hoạt, sáng tạo một hay một số nguyên tắc cho phù hợp.

    • - Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi: Mỗi hoạt động phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về công tác giáo dục VSATTP của các bên tham gia, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường của các trường PTDTBT và các cộng đồng có liên quan trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Trường PTDTBT là nơi phát triển hoặc mở rộng được các yêu cầu chuyên môn hoặc nhiệm vụ về công tác giáo dục VSATTP của cộng đồng thì cộng đồng sẽ gắn bó và ủng hộ nhà trường. Các cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức quần chúng... cũng đều có ý thức về tính thực tiễn này. Bản thân mỗi nhà trường cũng từ nhu cầu của mình mà chủ động thực hiện công tác phối hợp với cộng đồng để giáo dục VSATTP và phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở các xã thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • - Đảm bảo tính pháp lý: Việc khuyến khích, huy động cộng đồng tham gia phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT cần dựa trên các cơ sở pháp lý, cụ thể là: Các Luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ, ngành Trung ương; các chỉ thị, chủ trương, kế hoạch của các cấp quản lý... tất cả hợp thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phát huy chức năng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm cho công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong công tác giáo dục VSATTP là hoạt động có cơ sở pháp lý vững chắc, từ đó mới có thể đạt hiệu quả cao.

    • - Đảm bảo tính hiệu quả: Nghĩa là làm thế nào để trong điều kiện nguồn lực nhất định, với thời gian giới hạn cụ thể, các trường PTDTBT và cộng đồng có thể đạt được mục tiêu giáo dục VSATTP như mong muốn. Do đó, từng biện pháp phối hợp trong công tác giáo dục VSATTP phải đem lại kết quả cụ thể để tạo niềm tin và đảm bảo niềm hứng khởi cho các hoạt động tiếp theo, từ chỗ cộng đồng tham gia phối hợp theo yêu cầu đến chỗ tự giác, tích cực. Đồng thời, các nhà trường cần biết chọn những công việc cụ thể cần huy động cộng đồng và phải xác định đã làm là phải có chất lượng, hiệu quả; chứng tỏ cho cộng đồng thấy sự cố gắng của nhà trường trong việc sự sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực của cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục VSATTP.

    • - Đảm bảo tính kế thừa, phát triển: Cùng với cơ sở pháp lý, quá trình phối hợp trong giáo dục VSATTP cần đảm bảo tính kế thừa và phát triển, phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đề cao giá trị của các kiến thức khoa học; khơi dậy những tình cảm sâu sắc hay những tấm lòng quan tâm đến giáo dục, danh dự của cộng đồng, địa phương, dòng họ, thành tích của bản làng...

    • - Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống: Trên thực tế, mỗi cơ quan, tổ chức có liên quan trong cộng đồng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng trong đó đều có điểm chung về nhiệm vụ giáo dục VSATTP. Vì vậy, để phối hợp tốt giữa trường PTDTBT và cộng đồng tại địa phương cần phải xác định đúng người, đúng việc, đúng thời điểm và hài hòa giữa nhiệm vụ chính và nhiệm vụ phối hợp; các biện pháp phối hợp không mâu thuẫn, không tách rời nhau mà cần hợp thành một chỉnh thể, đảm bảo đạt được kết quả cuối cùng trong công tác giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

      • 3.2. Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

        • 3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

    • 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

    • Tập trung tuyên truyền sâu rộng nhằm tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và nội dung công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng ở địa phương trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT. Từ đó, làm cho các cấp lãnh đạo huyện, xã, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quần chúng và nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của từng tập thể, cá nhân trong việc chăm lo, giáo dục học sinh nói chung, giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT nói riêng. Đồng thời, cũng là cơ sở để khắc phục những nhận thức chưa đúng, chưa sâu sắc của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ và người dân địa phương, coi công tác giáo dục VSATTP là “việc riêng” của các trường PTDTBT, có biểu hiện “khoán trắng” cho các thầy cô giáo; hoặc một số cơ quan, tổ chức trong cộng đồng có tham gia phối hợp với trường PTDTBT nhưng thực hiện với tư tưởng “giúp đỡ”, “ban ơn”, “tạo điều kiện”... chứ chưa nhận thức được đó cũng là trách nhiệm, là đối tác của cơ quan, đơn vị mình trong thực thi công vụ các nhiệm vụ thường xuyên.

    • 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

    • Tham mưu, đề xuất các cơ quan chuyên môn thuộc khối tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, thông tin của cấp ủy, chính quyền huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La như: Ban Tuyên giáo huyện ủy, Ban Dân vận huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thể thao, Đài Phát thanh-Truyền hình huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo... tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và trong công tác giáo dục VSATTP ở các trường học nói riêng. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, chuẩn bị các nội dung tuyên truyền phù hợp, thiết thực, cụ thể, bằng cả tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Mông, trên tất cả các phương tiện, hình thức khác nhau (bằng hình, bằng tiếng, bằng chữ viết, tranh ảnh, pano, áp- phích...) đảm bảo để từng người dân, từng cán bộ đảng viên, từng cơ quan, tổ chức trong cộng đồng nhận thức được các nội dung chính như sau:

    • - Luật An toàn thực phẩm, các nghị định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở.

    • - Chức năng, nhiệm vụ chung của cộng đồng các cơ quan chuyên môn (phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp...), cộng đồng các tổ chức chính trị-xã hội (Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Huyện đoàn, Hội Khuyến học...), cộng đồng các tổ chức quần chúng (Hội các ngành nghề, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các nhóm từ thiện...), cộng đồng các trường PTDTBT và chức năng, nhiệm vụ riêng của từng cơ quan, tổ chức trong việc đảm bảo VSATTP tại địa phương.

    • - Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung của công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT. Sự cần thiết, bản chất, ý nghĩa, nội dung công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường học nói chung và tại các trường PTDTBT nói riêng.

    • - Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP các trường PTDTBT; các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm; cương quyết xử lý các tổ chức, các nhân có vi phạm VSATTP và công khai vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện.

    • - Tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, chế biến, các chuỗi thực phẩm, sản phẩm an toàn, sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương... Hướng dẫn sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh không đảm bảo an toàn; không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng...

    • - Tuyên truyền phòng tránh ngộ độc thực phẩm, nhất là tình trạng ngộ độc nấm ở các xã, bản vùng cao, vùng sâu. Tuyệt đối không được ăn các loại nấm lạ, nấm dại màu sắc sặc sỡ, các loại nấm có hình dạng bất thường...

    • - Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, thi hùng biện, thi trả lời câu hỏi, thi dưới hình thức viết bài, làm phóng sự hoặc giới thiệu, phỏng vấn các mô hình, các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến hoặc hình thức sân khấu hóa, văn hóa, văn nghệ... bảo đảm các cuộc thi phải hấp dẫn, thu hút đông đảo các cơ quan, tổ chức, cán bộ và nhân dân các dân tộc, các địa phương tham gia, tạo sức hút, sự lôi cuốn để cả cộng đồng cùng nhận thức rõ hơn về công tác đảm bảo VSATTP ở cộng đồng dân cư nói chung, công tác giáo dục VSATTP trong trường học nói riêng, những kết quả đạt được sẽ mang lại lợi ích hết sức to lớn cho từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng, từng địa phương và toàn dân tộc.

    • Hoạt động truyền thông, giáo dục kiến thức VSATTP được lồng ghép vào trong các đợt nói chuyện chuyên đề với nội dung phù hợp đối tượng nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của những nhà quản lý, các cấp, ngành, tổ chức xã hội... Chú trọng tuyên truyền trực tiếp tới cụm xã, cụm bản vùng sâu, xa, những nơi có nguy cơ cao xảy ra ngộ độc thực phẩm, tập trung vào những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp như ngộ độc nấm, ngộ độc rượu, ngộ độc bánh ngô, bánh dày ôi thiu...

    • 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

    • ­Công tác tuyên truyền phải xác định là thường xuyên, liên tục, không theo phong trào hoặc thời vụ. Luôn nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, ưu tiên phổ biến các kinh nghiệm hay, đặc biệt là những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

    • Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, nông nghiệp, các ban, ngành, đoàn thể với các hình thức dễ tiếp thu như hướng dẫn thực hành theo nhóm, nói chuyện chuyên đề.

    • Tổ chức thực hiện tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thông dụng ở địa phương như: Truyền thanh, truyền hình, tập san, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, website, các mạng xã hội (facebook, zalo...), các hội nghị, hội thảo chuyên đề... Đặc biệt phát huy hệ thống truyền thanh ở xã, bản, khu dân cư để tập trung chuyển tải các thông điệp về an toàn thực phẩm.

    • Các tài liệu tuyên truyền cần được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, đảm bảo tỷ lệ kênh hình, kênh chữ phù hợp, màu sắn tươi tắn, đa dạng, thu hút người sử dụng; thực hiện đồng đều ở các cộng đồng, các dân tộc khác nhau, đảm bảo phù hợp với nhận thức, tiếng nói, chữ viết phổ thông cũng như đặc thù của các dân tộc thiểu số ở địa phương, giúp cộng đồng tiếp thu trực tiếp, hiệu quả.

    • Các băng-rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích... cần được bố trí ở những địa điểm mà cộng đồng dễ quan sát, nội dung xúc tích, gây ấn tượng, dễ hiểu, dễ nhớ; đồng thời sử dụng các vật liệu bền màu, lâu dài, thích hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu ở địa phương.

      • 3.2.2. Biện pháp 2: Tham mưu, đề xuất UBND huyện ban hành cơ chế, chính sách phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

    • 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

    • Đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong công tác phối giữa nhà trường và cộng đồng ở địa phương; đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong việc chỉ đạo, quản lý công tác giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT.

    • Cân đối được các nguồn lực để thực hiện các chế độ, chính sách cho công tác phối hợp thực hiện giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT, thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng nhiều hơn của các cá nhân, tập thể trong cộng đồng.

    • Đưa công tác phối hợp giữa nhà trường và các cộng đồng có liên quan trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT là một nhiệm vụ thường xuyên, có tính pháp chế cao trong từng cơ quan, tổ chức.

    • 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

    • Xây dựng cơ chế lãnh đạo, quản lý của UBND huyện, xã trong chỉ đạo, hướng dẫn công tác phối hợp giữa nhà trường và các cộng đồng có liên quan trong việc thực hiện công tác giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT; trong đó xác định vai trò chủ động, nòng cốt của ngành giáo dục và đào tạo, cụ thể là phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và các trường PTDTBT.

    • Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý các cơ quan, tổ chức cấp huyện, cấp xã theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị; xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục VSATTP; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong trường PTDTBT.

    • Tham mưu UBND huyện Thuận Châu ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, thành phần, đối tượng tham gia, thời gian và kinh phí tổ chức thực hiện, phân công rõ trách nhiệm của các địa phương cấp xã, các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp huyện và các trường học trên địa bàn.

    • Căn cứ chỉ đạo của UBND huyện, các cơ quan, tổ chức và các nhà trường xây dựng cách thức điều hành, phối hợp trong giáo dục VSATTP; cùng xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; lập kế hoạch chương trình phối hợp, cân đối các nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho công tác phối hợp như: Đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian, hình thức hoạt động... Sau thời gian tổ chức triển khai phối hợp, thông qua các hoạt động thực tiễn, tiến hành tổ chức tổng kết kinh nghiệm, đánh giá những ưu, nhược điểm, từ đó tiếp tục đề xuất, kiến nghị tới các cấp có thẩm quyền để tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp các nguồn lực giáo dục đảm bảo hiệu quả giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT.

    • Phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành với các cơ quan, tổ chức để sử dụng đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng về an toàn thực phẩm để làm báo cáo viên trong các hoạt động ngoại khóa chuyên đề nội dung VSATTP trong nhà trường.

    • Các cơ quan, tổ chức và từng trường PTDTBT căn cứ các quy định của nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó cần đảm bảo chính sách, chế độ cho các tập thể, cá nhân tham gia công tác giáo dục VSATTP trong trường học nói chung và trong trường PTDTBT nói riêng. Cần xác định các chế độ, chính sách dành cho các hoạt động giáo dục VSATTP phải bằng với các chế độ, chính sách dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hàng kỳ, hàng năm đang thực hiện trong ngành giáo dục và đào tạo, nhằm tạo điều kiện và khích lệ các tập thể, cá nhân tích cực tham gia có hiệu quả đối với công tác giáo dục VSATTP trong nhà trường, một lĩnh vực rất quan trọng mà trong thời gian qua kết quả đạt được còn hết sức hạn chế.

    • Ủy ban nhân dân các xã ban hành chỉ thị, kế hoạch huy động nhân dân các dân tộc và các bản làng, khu dân cư ở địa phương ủng hộ nhân lực, vật lực, tài lực, thời gian hỗ trợ và đồng hành cùng các trường PTDTBT tổ chức thực hiện giáo dục VSATTP; phối hợp với nhà trường, thầy cô giáo trong giáo dục, hướng dẫn các em học sinh bán trú thực hành các nội dung VSATTP tại gia đình trong thời gian cuối tuần, tết lễ, hè...

    • Các trường PTDTBT chủ động tự rà soát, tự kiểm tra, đối chiếu các quy trình, nội dung, cơ sở vật chất... liên quan đến công tác giáo dục và đảm bảo VSATTP còn thiếu, còn yếu, chưa đạt chuẩn theo quy định, xây dựng kế hoạch và đề xuất các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cộng đồng xây dựng kế hoạch phối hợp theo hình thức “đơn phương” hoặc có thể xây dựng kế hoạch liên tịch theo hình thức “song phương” và “đa phương”.

    • 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

    • Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt và toàn diện các nội dung giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT, trong đó bao gồm cả các hoạt động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong các cộng đồng có liên quan nhằm đảm bảo đạt được kết quả cao nhất.

    • Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện là cơ quan chủ trì, tham mưu Sở Y tế, Ủy ban nhân dân huyện lãnh đạo, chỉ đạo và tạo các điều kiện về nhân sự, kinh phí để thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa bàn nói chung và công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT, là các cơ quan chính chịu trách nhiệm về chuyên môn trong phối hợp giáo dục VSATTP.

    • Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng phải thấy được rõ trách nhiệm cá nhân trong phối hợp với các trường PTDTBT trên địa bàn nhằm triển khai công tác giáo dục VSATTP đạt hiệu quả. Kết quả giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT là một trong những điều kiện, cũng như là tiền đề quan trọng trong công cuộc đảm bảo an toàn thực phẩm ở địa phương.

    • Các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động phối hợp với các trường PTDTBT, tích cực, tự giác đề xuất các nội dung phối hợp, bố trí đầy đủ con người, thiết bị và kinh phí trong các hoạt động phối hợp. Xác định hoạt động phối hợp giáo dục VSATTP tại trường PTDTBT là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm thay đổi nhận thức, thực hành VSATTP.

      • 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng VSATTP cho CBQL, giáo viên, nhân viên các trường PTDTBT

    • 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

    • Nâng cao năng lực và các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường học, từng bước hình thành đội ngũ cộng tác viên giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT.

    • Thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục ATVSTP cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường PTDTBT, tạo tiền đề giúp cộng đồng thực hiện tốt công tác phối hợp trong quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm giáo dục VSATTP hiệu quả hơn; đặc biệt thống nhất cùng nhau tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về đảm bảo VSATTP trong các trường PTDTBT.

    • Tạo lập các cơ hội và điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường PTDTBT trên địa bàn huyện trao đổi, học tập kinh nghiệm cùng nhau, tăng cường giao lưu, phối hợp trong công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục VSATTP của từng đơn vị.

    • 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

    • Phòng Y tế, Trung tâm y tế huyện chủ động phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sơn La thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các trường PTDTBT.

    • Tổ chức các hội nghị bồi dưỡng, tập huấn với thành phần tham gia là cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường PTDTBT. Nội dung tập trung phổ biến các văn bản chỉ đạo mới trong công tác quản lý an toàn thực phẩm và bồi dưỡng các kỹ năng thực hành như: Xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tập thể; Vận chuyển-bảo quản-chế biến thực phẩm... Xây dựng hệ thống hồ sơ sổ sách liên quan, các quy định đảm bảo VSATTP đối với các bếp ăn bán trú. Trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc, nhằm nâng cao kiến thức, vai trò, trách nhiệm trong thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP đối với bếp ăn tập thể tại trường PTDTBT, góp phần phòng, tránh được những trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra.

    • Tổ chức tuyên truyền và nhân điển hình tiên tiến: Các trường PTDTBT thường xuyên tham mưu, đề xuất phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng, động viên, khích lệ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm tốt công tác VSATTP. Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc UBND huyện tổ chức các hội nghị chuyên đề VSATTP để các trường PTDTBT có thành tích báo cáo phổ biến kinh nghiệm trong toàn ngành; đồng thời tuyên truyền trên các ấn phẩm, diễn đàn, ghi nhận thành tích của từng đơn vị theo các mức độ khác nhau.

    • Phổ biến các tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác VSATTP: In ấn tờ rơi, các quyển sách khổ nhỏ để cấp phát không thu tiền trong các trường PTDTBT. Các tài liệu này cần ít trang, đa ngôn ngữ, nhiều kênh hình và màu sắc giới thiệu tóm tắt các quy định chung của nhà nước và các quy định riêng của ngành y tế, ngành giáo dục về VSATTP; các sách hướng dẫn thực hành VSATTP trong trường học; các tài liệu phổ biến đồ dùng, dụng cụ mới, giới thiệu thiết bị hiện đại để đảm bảo VSATTP trong các bếp ăn tập trung.

    • Các ngành Y tế, Nông nghiệp chủ động thực hiện phân công, phân cấp quản lý các cơ sở thực phẩm cụ thể, thực hiện tốt công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm của các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở.

    • Các trường PTDTBT thường xuyên tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh. Kiểm tra, theo dõi sức khỏe học sinh định kỳ, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng...; sơ cứu, cấp cứu theo quy định; tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; tư vấn, hỗ trợ học sinh khuyết tật hòa nhập; tư vấn khẩu phần các bữa ăn bán trú bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với lứa tuổi học sinh bán trú; phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh; thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay... trong trường PTDTBT.

    • 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

    • Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng, tập huấn, đảm bảo thiết thực, sát với điều kiện của từng trường PTDTBT, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục VSATTP; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, xây dựng nề nếp, kỷ cương VSATTP trong các trường PTDTBT.

    • Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cộng đồng xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục VSATTP trong kế hoạch hoạt động chung của đơn vị; phân công lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động chủ trì, theo dõi, thực hiện công tác phối hợp giáo dục VSATTP; thường xuyên hỗ trợ chuyên môn để thực hiện phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT.

    • Các cơ quan, tổ chức có liên quan phải xác định rõ tầm quan trọng của công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; mỗi đơn vị cần phân công cán bộ trực tiếp theo dõi, tổng hợp, tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện và bố trí kinh phí hỗ trợ công tác này.

    • Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cũng cần chỉ đạo, định hướng cụ thể về nội dung, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV, nhân viên, tập trung triển khai những nội dung cơ bản theo kế hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, phát huy tính tự giác, chủ động, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm, sự sáng tạo giữa báo cáo viên với các học viên, giữa các trường học và cơ quan, đơn vị nhằm giúp các CBQL, GV, nhân viên có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức và vận dụng trong thực tế hàng ngày tại các trường PTDTBT.

      • 3.2.4. Biện pháp 4: Huy động hiệu quả sự ủng hộ của ngành giáo dục và đào tạo huyện, của cấp ủy Đảng, chính quyền các xã trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

    • 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

    • Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cấp ủy Đảng, chính quyền các xã tiếp tục quán triệt và thể chế hóa quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các chính sách, pháp luật, quy định của nhà nước về công tác giáo dục VSATTP; đồng thời tích cực đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và hoạt động kiểm tra, giám sát. Tiếp tục huy động các lực lượng, các tổ chức xã hội cùng tham gia; đưa các chỉ tiêu giáo dục VSATTP vào trong các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    • Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, của cấp ủy Đảng, chính quyền các xã trong việc triển khai thực hiện công tác giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT, kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai còn hình thức, hiệu quả chưa cao; từ đó xác định rõ ràng, cụ thể với các giải pháp phù hợp, thiết thực, góp phần tạo bước chuyển biến cả về quy mô và chất lượng trong công tác giáo dục VSATTP trong hệ thống các trường PTDTBT.

    • Giúp người đứng đầu các xã, bản, cơ quan, đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công tác giáo dục VSATTP, thực sự coi công tác giáo dục VSATTP là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương, là trách nhiệm của mình; phát huy tinh thần chỉ đạo quyết liệt, dám nói, dám làm, dám kiểm tra giám sát, dám chịu trách nhiệm.

    • 3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

    • Cấp ủy Đảng, chính quyền các xã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành ở địa phương phối hợp, tham gia thực hiện các nội dung phối hợp trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT; chủ động bố trí kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp tại địa phương; hướng dẫn quy trình, phương pháp huy động các nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện môi trường, điều kiện học tập, điều kiện đảm bảo VSATTP; đảm bảo chế độ ưu đãi đặc thù của địa phương để khuyến khích, động viên đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục VSATTP. Tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý, phát huy sự năng động sáng tạo trong công việc; mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở mọi vị trí công tác, từ nhân viên nấu ăn đến lãnh đạo trường học, cơ quan, cấp ủy, chính quyền xã... phải gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, từ lời nói đến hành động, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT.

    • Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện huyện ban hành kế hoạch phối hợp thực hiện công tác giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT; thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra các trường PTDTBT trong việc thực hiện các nội dung giáo dục VSATTP. Trực tiếp tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác y tế và công tác VSATTP cho nhân viên y tế, nhân viên nấu ăn các trường PTDTBT; hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng VSATTP cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường PTDTBT; thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trường học, vệ sinh môi trường theo quy định. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng thực phẩm không an toàn. Đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên, nhất là người đứng đầu tuyệt đối không được có các biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, làm việc cầm chừng, thiếu trách nhiệm trong công tác đảm bảo VSATTP.

    • Các trường PTDTBT bảo đảm môi trường sư phạm lành mạnh và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường, coi trọng liên kết cộng đồng. Thường xuyên thực hiện đảm bảo đầy đủ các chính sách, quy định và chế độ chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường PTDTBT; xây dựng mối quan hệ đúng đắn và thân thiện giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh; xây dựng môi trường bán trú không phân biệt đối xử, không bạo lực, không kỳ thị vùng miền, dân tộc, tôn giáo; thiết lập các mối liên hệ giữa trường học với gia đình và cộng đồng để giúp đỡ, hỗ trợ chăm sóc, giáo dục học sinh bán trú.

    • 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

    • Chỉ đạo nâng cao trách nhiệm quản lý của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cộng đồng, rà soát các quy trình, quy chế làm việc, phân công, phân cấp, xác định trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và phối hợp trong xử lý các công việc phối hợp giáo dục VSATTP.

    • Tập trung, quyết liệt rà soát, khắc phục sớm các tồn tại, bất cập về thể chế, cơ chế chính sách trong công tác phối hợp giáo dục ATVSTP, tạo mọi thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức chủ động phối hợp với các trường PTDTBT trên địa bàn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó có công tác phối hợp giáo dục VSATTP. Thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển giáo dục đào tạo cho vùng khó khăn, đặc biệt là chế độ học sinh bán trú; tăng cường tính hiệu quả của các hình thức, phương pháp và nội dung thực hiện đảm bảo VSATTP.

    • Quyết liệt đẩy mạnh thông tin truyền thông, chủ động làm tốt công tác dân vận, phối hợp hiệu quả với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn từng bản, từng xã, từng trường học, từng khu dân cư... trong công tác giáo dục và đảm bảo VSATTP.

      • 3.2.5. Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực của cộng đồng để bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác VSATTP trong các trường PTDTBT

    • 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

    • Khẳng định vai trò, vị trí của chính quyền huyện, xã và cộng đồng trong việc bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác VSATTP trong các trường PTDTBT. Từ đó, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và kiến nghị sửa đổi một số quy định về phân cấp nguồn thu ngân sách theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm của UBND các xã vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất cho các trường PTDTBT.

    • Xác định các phương án tập trung huy động nguồn lực từ cộng đồng; tạo điều kiện và hành lang pháp lý để cho cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân và cha mẹ học sinh cùng tham gia bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác VSATTP trong các trường PTDTBT. Đảm bảo tính công khai trong huy động nguồn lực, kể cả các nguồn từ ngân sách hay từ cộng đồng. Việc công khai huy động nguồn các nguồn lực vừa đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch cho cộng đồng, vừa tạo ra cơ hội cho cộng đồng quyền tiếp cận với các kết quả sử dụng nguồn lực trong nhà trường.

    • Chủ động lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án của địa phương vào kế hoạch bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác VSATTP trong trường PTDTBT như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững... các dự án kiên cố hóa trường lớp học, phòng chống đuối nước...và các nguồn tài trợ/từ thiện hợp pháp khác.

    • 3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

    • Phối hợp, hỗ trợ các trường PTDTBT thiết kế và tổ chức bếp theo nguyên tắc một chiều; xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh; thực hiện bảo quản thực phẩm đúng quy định; các nhân viên y tế, nấu ăn được khám sức khỏe ít nhất 01 lần/năm và có chứng nhận đã được bồi dưỡng kiến thức VSATTP.

    • Phối hợp, hỗ trợ các trường PTDTBT xây dựng công trình vệ sinh bảo đảm đạt Quy chuẩn QCVN 01:2011/BYT theo Thông tư 27/2011/TT-BYT của Bộ Y tế, đặc biệt quan tâm chỗ rửa tay của học sinh bán trú với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác; xây dựng hệ thống thoát nước cho khu vực lớp học, nhà bán trú, nhà ăn, nhà bếp, khu vệ sinh... Hỗ trợ các trường PTDTBT tự thu gom, xử lý rác thải bảo đảm Quy chuẩn QCVN 07:2010/BYT theo Thông tư 46/2010/TT-BYT của Bộ Y tế. Hỗ trợ các trường PDTBT xây dựng cơ sở vật chất nhằm đảm bảo các yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm đảm bảo Quy chuẩn QCVN 07:2010/BYT theo Thông tư 46/2010/TT-BYT; xây dựng bếp ăn, nhà ăn bảo đảm theo quy định tại Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế.

    • Phối hợp, hỗ trợ các trường PTDTBT các nguồn lực, công lao động trong việc cải tạo, đầu tư cơ sở vật chất như như: Trồng cây xanh, cây cảnh, làm hàng rào, san ủi mặt bằng sân chơi, sân tập thể dục thể thao; làm sân khấu cho học sinh hoạt động văn nghệ; hoặc cha mẹ học sinh có thể xây dựng, sửa chữa nhỏ như làm nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, sửa bàn ghế, cửa cổng...

    • Phối hợp, hỗ trợ các trường PTDTBT xây dựng phòng Y tế học đường phù hợp và hiệu quả. Trước mắt cần đảm bảo mỗi trường có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh. Trong đó cần được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh bàn ghế làm việc, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định 1221/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

    • Phối hợp, hỗ trợ các trường PTDTBT đảm bảo đủ diện tích để bố trí các khu vực trong khu chế biến theo nguyên tắc một chiều; thiết kế có khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn; khu ăn uống; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt. Đảm bảo đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến, dụng cụ ăn uống được thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Khu vực ăn uống phải thoáng mát, có đủ bàn ghế và thường xuyên phải bảo đảm sạch sẽ.

    • 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

    • Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, xã phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; phát huy vai trò các tổ chức chính trị-xã hội... nhằm xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các chính sách về hỗ trợ các trường PTDTBT; vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng tham gia hỗ trợ, đầu tư cho các trường PTDTBT.

    • Cần có sự hỗ trợ chính thức từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện, nhằm giúp các trường PTDTBT sử dụng như một yếu tố “kích cầu”, do các nguồn lực huy động từ cộng đồng giữa các xã, bản là khác nhau, phụ thuộc vào đặc thù địa lý, tiềm năng mỗi địa phương. Trong thực tế, việc bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ VSATTP trong các trường PTDTBT đòi hỏi thời gian dài và kinh phí đáng kể; các nguồn lực huy động từ cộng đồng có xu hướng tăng trong thời gian đầu thực hiện nhưng sau đó giảm rõ rệt, vì vậy cần có một chiến lược huy động nguồn lực cụ thể.

      • 3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kiến thức và kỹ năng VSATTP cho học sinh trường PTDTBT

    • 3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

    • Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục đảm bảo nội dung trọng tâm; phù hợp với khả năng và thời gian thực hiện; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các việc; phù hợp và có sự ăn khớp với chương trình phối hợp chung; đồng thời xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì và cơ quan, đơn vị phối hợp.

    • Chương trình, kế hoạch giáo dục phải cụ thể hóa các chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức. Các nội dung cần chỉ rõ nguồn lực dự kiến, các mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp và tiến độ cụ thể đối với từng hoạt động giáo dục; sắp xếp có hệ thống, cân đối và ăn khớp với nhau, có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế ôm đồm.

    • Đảm bảo tính linh hoạt khi xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục. Tính toán, kiểm soát được các công việc chính và các phương án dự phòng, thay thế, bổ sung như: Tên công việc, thời gian, địa điểm, họ tên người thực hiện… Chủ động tính toán các phương án dự phòng sát thực tế, khi điều chỉnh cần lưu ý các yếu tố như thời gian, con người, đồ dùng, thiết bị…

    • 3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

    • Các trường PTDTBT và các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp, kịp thời bổ sung, cập nhật thông tin mới, kiến thức phù hợp, quan tâm lồng ghép giáo dục VSATTP với giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Loại bỏ các nội dung không phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi của học sinh hoặc không phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, của cộng đồng.

    • - Tổ chức thực hiện bài bản, nề nếp các hoạt động phối hợp như:

    • + Định kỳ họp 3 tháng/lần để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, công khai kết quả các hoạt động giáo dục và kinh phí hỗ trợ, thực hiện tốt thông tin hai chiều, bảo đảm mối quan hệ phối hợp được chặt chẽ.

    • + Khi cần thiết, họp đột xuất với lãnh đạo hoặc một số thành viên của các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến công việc để có biện pháp giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.

    • + Mời đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cộng đồng tham gia trực tiếp các hoạt động giáo dục VSATTP.

    • Đổi mới hình thức, cô đọng nội dung nhằm nâng cao chất lượng giáo dục VSATTP đảm bảo sức hấp dẫn để thu hút học sinh tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Đặc biệt là tổ chức các lớp chuyên đề VSATTP có hệ thống theo hướng kết hợp kiến thức và kỹ năng, “cầm tay chỉ việc” đối với từng hoạt động của trường, của lớp, của nhà bếp và của từng cá nhân có liên quan. Quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ phụ cấp trách nhiệm, chế độ bồi dưỡng, chế độ công tác đối với đội ngũ tham gia giáo dục VSATTP trong nhà trường.

    • Trạm Y tế các xã phụ trách triển khai quy trình vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm như: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa, thìa, tiếp xúc với thực phẩm sống và chín...), vệ sinh dụng cụ ăn uống (bát, thìa, cốc...).

    • Trung tâm Y tế huyện phụ trách triển khai quy trình nâng cao chất lượng VSATTP như: Thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh ngộ độc, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương, tăng cường mua sắm đồ dùng, thiết bị phục vụ cho học sinh đảm bảo VSATTP, kiểm soát chặt chẽ quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm.

    • Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục VSATTP với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể; chỉ đạo các trường PTDTBT lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục VSATTP trong các giờ lên lớp. Tăng cường công tác tư vấn, thực hiện các giải pháp để giáo dục kiến thức, kỹ năng VSATTP cho học sinh bán trú, khuyến khích tinh thần sáng tạo, có ý chí tự lập của học sinh trong cuộc sống và học tập, rèn luyện ở các trường PTDTBT.

    • Ban đại diện CMHS tham gia giáo dục VSATTP trong nhà trường; hỗ trợ giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, nhất là những học sinh cá biệt, đặc biệt; kiến nghị với chính quyền xã, bản hỗ trợ các biện pháp xây dựng môi trường bán trú lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập. Nhà trường tạo điều kiện cho Ban đại diện CMHS hoạt động, gợi ý cho Ban đại diện những việc nên làm và có thể làm, thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình giáo dục VSATTP cho cha mẹ học sinh; tôn trọng, lắng nghe các ý kiến đóng góp của Ban đại diện, giải thích, xử lý hợp tình, hợp lý những câu hỏi hoặc thảo luận giải quyết các vấn đề cần thiết mà cha mẹ học sinh đặt ra cho nhà trường.

    • Các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng: Chủ động, tích cực tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch; nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị trong tổ chức các hoạt động giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT. Chủ trì tổ chức các hoạt động tôn vinh, quảng bá các tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn; kết nối thực phẩm sạch/các địa chỉ xanh với các trường PTDTBT; công bố công khai các tập thể, cá nhân vi phạm VSATTP trên phương tiện thông tin đại chúng; kêu gọi, huy động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội vào công tác giám sát VSATTP.

    • Các gia đình học sinh nâng cao nhận thức và xác định rõ trách nhiệm trong việc giáo dục con em mình nói chung và giáo dục VSATTP nói riêng, trong đó có cả hình thức truyền đạt kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau. Góp phần quan trọng thay đổi nhận thức, hành vi hàng ngày của từng học sinh và cải thiện hình ảnh về giáo dục VSATTP; tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo VSATTP tại các trường PTDTBT.

    • 3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

    • Các trường PTDTBT cần nắm rõ vai trò, nắm vững các nội dung giáo dục VSATTP; có các biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, nhân viên trong triển khai các hoạt động giáo dục VSATTP với những đặc thù riêng biệt, không cứng nhắc “chuyên môn hóa”.

    • Các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng phải phân công lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động chủ trì, theo dõi, tham gia các hoạt động giáo dục VSATTP; thường xuyên hỗ trợ chuyên môn để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT.

    • Các cơ quan, tổ chức trong cộng đồng chủ động soạn thảo các báo cáo về mặt chuyên môn nhằm hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động sân khấu hóa... Cử cán bộ trực tiếp tham gia cùng các trường PTDTBT tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề, hay hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng VSATTP cho học sinh.

      • 3.2.7. Biện pháp 7: Nâng cao năng lực quản lý mua bán, vận chuyển, lưu trữ, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn trong các trường PTDTBT

    • 3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

    • Xác định tầm quan trọng của việc phối hợp nâng cao năng lực quản lý mua bán, vận chuyển, lưu trữ, sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn trong các trường PTDTBT. Từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả và phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các em học sinh bán trú.

    • Đảm bảo 100% các trường PTDTBT có hợp đồng mua bán với cơ sở cung cấp thực phẩm, cử cán bộ theo dõi và ghi chép sổ sách chi tiết đầy đủ theo quy trình và đúng quy định. Đảm bảo các bếp ăn trong trường PTDTBT thực hiện đúng các quy định của nhà nước về VSATTP; các thực phẩm cung cấp cho bếp ăn phải đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, đủ dụng cụ và tủ bảo quản mẫu thực phẩm tại cơ sở.

    • 3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

    • Các cơ quan chức năng của địa phương cần kiểm tra thực chất, truy xuất đến cùng nguồn gốc thực phẩm, tránh tình trạng các nhà cung cấp thực phẩm “trộn” hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Các cơ quan quản lý kết nối giúp các trường PTDTBT có thể gặp đúng các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất thực phẩm an toàn, thường xuyên giám sát về vấn đề bảo đảm VSATTP theo quy định. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cam kết “cung cấp dịch vụ an toàn”, thực hiện kiểm tra, đánh giá, phân loại sản phẩm, từng bước đưa các thực phẩm an toàn được gắn mã code QR nhằm theo dõi, truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm; lựa chọn nhà cung cấp uy tín, xây dựng các chương trình, đề án để sản xuất vùng tập trung đang được kiểm soát nhờ lực lượng của ngành nông nghiệp trên địa bàn các xã, bản giám sát, quản lý sản xuất trước khi đưa ra thị trường nói chung và đưa vào các trường PTDTBT nói riêng.

    • Các cơ quan chuyên môn ngành Y tế, ngành Nông nghiệp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, cương quyết xử phạt vi phạm tại các bếp ăn trong các trường PTDTBT nhằm tăng sức cảnh báo, răn đe và nâng cao trách nhiệm của các cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nơi đây. Thiết lập hệ thống kiểm soát ô nhiễm thực phẩm đồng bộ từ sản xuất đến lưu thông; tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ thuật, đáp ứng kịp thời các yêu cầu xử lý cấp cứu ngộ độc thực phẩm từ tuyến cơ sở. Tư vấn các trường PTDTBT ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp địa phương sao cho thực phẩm đầu vào được yêu cầu có nguồn gốc, hồ sơ hợp đồng nhập thực phẩm rõ ràng; thực đơn của học sinh phải đảm bảo định lượng cho một suất ăn, thực đơn các ngày liên tiếp phải khác nhau để chống lại việc sử dụng các thực phẩm tồn đọng từ những ngày trước đó.

    • Phối hợp tổ chức thanh, kiểm tra công tác quản lý và hoạt động bảo đảm VSATTP của tất cả trường PTDTBT một cách thường xuyên hoặc đột xuất trong các dịp cao điểm trên địa bàn huyện. Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm khi xuất hiện các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Tăng cường thực hiện kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm; các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật; kiểm tra, kiểm soát VSATTP trong sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối, đặc biệt là các chợ tập trung, chợ tự phát trên địa bàn huyện và các xã theo quy định về phân công, phân cấp quản lý.

    • Hàng năm, vào đầu năm học, các trường PTDTBT phối hợp với các cơ sở cung ứng thực phẩm, đại diện các cơ quan Y tế, Nông nghiệp tham gia hội nghị ký hợp đồng mua bán, vận chuyển thực phẩm. Nguồn thực phẩm phải đảm bảo đủ điều kiện cung cấp thường xuyên, chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực hiện quy trình tiếp phẩm trong các trường PTDTBT như sau: Thực phẩm chính (rau củ quả, thịt, cá...) được nhận vào mỗi buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng hàng ngày thì nhân viên nấu ăn mới ký nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như thối, mốc, ôi thiu, dập nát… sẽ đơn phương từ chối hợp đồng; đối với thực phẩm nấu chín, hàng ngày phải lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24/24 giờ, trong quá trình sơ chế thực phẩm nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì báo cáo lãnh đạo xử lý kịp thời, tuyệt đối không dùng thực phẩm kém chất lượng trong chế biến.

    • Xây dựng các nhà bếp đảm bảo vệ sinh, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho học sinh bán trú, có đủ nguồn nước sạch. Trong nhà bếp luôn treo bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về VSATTP cho mọi người cùng thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu, chế biến theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh, quy định người không phận sự không được vào bếp. Hàng ngày, trước khi bếp hoạt động, phân công cụ thể các nhân viên nấu ăn thay phiên nhau đến sớm làm công tác lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì nhân viên nấu ăn báo cáo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết và kịp thời xử lý. Nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ; trong quá trình chế biến thức ăn đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, khi chế biến và nấu ăn phải đeo tạp dề, đội mũ, đeo khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng.

    • Thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nói chung, các kỹ năng, kiến thức về giáo dục VSATTP nói riêng. Thực hiện đầy đủ các quy chế chuyên môn, quy chế nội trú-bán trú, nội quy bếp ăn tập trung, quy chế hoạt động tập thể... Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tập thể, cá nhân trong nhà trường chịu trách nhiệm và triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động chính quyền địa phương (xã, bản, khu dân cư...) và gia đình học sinh có nhận thức đúng về công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT, đảm bảo hiệu quả mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; từng giáo viên, nhân viên phụ trách, theo dõi, quản lý, hướng dẫn học sinh theo lớp hoặc theo bản làng, khu dân cư, kể cả theo từng dân tộc khác nhau, đảm bảo môi trường sư phạm bán trú lành mạnh, đoàn kết, gần gũi, thân thiết với các học sinh bán trú.

    • 3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

    • Các nhân viên y tế trong trường PTDTBT cần được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục huyện tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định.

    • Các trường PTDTBT hướng dẫn, kiểm tra, giám sát học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu bán trú, phòng chống ngộ độc thực phẩm, chăm sóc răng miệng... thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.

    • Thực hiện quy trình quản lý thực phẩm: (1) Kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào (ngày giờ nhập, tên nguyên liệu, số lượng nhập, nguồn gốc của thực phẩm, loại bao bì, hạn sử dụng, tình trạng cảm quan của thực phẩm, điều kiện bảo quản... (2) Kiểm tra thực đơn sơ chế biến (ngày giờ chế biến, tên thực phẩm, khối lượng chế biến, thời gian sơ chế, thời gian nấu xong, thời gian phân phối thức ăn, thời gian bắt đầu ăn, tình trạng cảm quan trước khi đưa vào chế biến... (3) Kiểm tra trước khi ăn (ngày giờ ăn, tên các món ăn/thực đơn, số lượng/thực đơn, nguồn gốc món ăn, điều kiện chế biến món ăn, điều kiện bảo quản món ăn, thời gian sử dụng, tình trạng cảm quan của món ăn, lưu mẫu món ăn...).

    • Tổ chức, xây dựng các tập thể học sinh bán trú có tính tự chủ cao; bồi dưỡng, huấn luyện, giáo dục và rèn luyện năng lực tự quản trong các hoạt động bán trú cho các nhóm học sinh, bảo đảm đó vừa là “cái gốc”, vừa là “mặt tiền” của chất lượng giáo dục VSATTP cho học sinh bán trú.

      • 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

    • Bảy (07) biện pháp được trình bày ở trên có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng; có sự tác động “dây chuyền”, “móc xích”, chi phối và ràng buộc cùng nhau; phát triển tất yếu từ thấp đến cao, từ khả thi đến rất khả thi, từ cấp thiết đến rất cấp thiết. Trong các quan hệ theo “chiều dọc” và “chiều ngang”, mỗi biện pháp lại thể hiện từng yếu tố riêng biệt trong quá trình “cộng hưởng”, tạo nên một bức tranh tổng thể nhiều màu sắc có tính hướng đích mà không thể chia tách rạch ròi một cách chủ quan.

    • Theo cách khái quát nhất, biện pháp 1 là điều kiện, là nền tảng chung để triển khai có hiệu quả các biện pháp khác. Biện pháp 2 tạo tiền đề cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết để triển khai các công tác phối hợp. Biện pháp 3 bảo đảm lộ trình giáo dục “từ trên xuống”, các cán bộ quản lý/thầy cô giáo/nhân viên phải là người được “giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm” trước, sau đó mới đến các em học sinh. Biện pháp 4 thể hiện tính “hành chính” và “quyết liệt” trong chỉ đạo, điều hành công tác phối hợp, không “khoán trắng” cho một tổ chức/đơn vị nào. Biện pháp 5 là yếu tố mang tính thực tiễn cao, là điều kiện “cần” để công tác giáo dục đi vào thực chất, tránh lối mòn “lý thuyết suông”. Biện pháp 6 là sản phẩm tổng hòa các biện pháp trên, là kết quả “đầu ra” của quá trình phối hợp giáo dục VSATTP. Biện pháp 7 là kết quả giáo dục VSATTP “đặc thù” của trường PTDTBT, mọi hoạt động phối hợp phải mang lại “tín hiệu” thuyết phục xã hội cao nhất: Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các trường PTDTBT.

    • Mỗi biện pháp nêu trên đều xác định rõ mục tiêu, nội dung và yêu cầu thực hiện. Tuy nhiên, khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào mà đề tài đề xuất đều đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết nhất định. Vì vậy, căn cứ tình hình thực tế cụ thể, các cơ quan/tổ chức/trường học khi triển khai có thể lựa chọn, phối hợp các biện pháp phù hợp.

      • 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong GDVSATTP tại các trường PTDTBT

        • 3.4.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm

    • 3.4.1.1. Mục đích khảo nghiệm

    • Kiểm tra mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • 3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm

    • Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm với bảy (07) biện pháp đã đề xuất là: (1) Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT; (2) Tham mưu, đề xuất UBND huyện ban hành các cơ chế, chính sách phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT; (3) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng VSATTP cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường PTDTBT; (4) Huy động sự ủng hộ của ngành giáo dục và đào tạo huyện, của cấp ủy Đảng, chính quyền các xã trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT; (5) Huy động các nguồn lực của cộng đồng để bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác VSATTP trong các trường PTDTBT; (6) Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kiến thức và kỹ năng VSATTP cho học sinh trường PTDTBT; (7) Nâng cao năng lực quản lý mua bán, vận chuyển, lưu trữ, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn trong các trường PTDTBT.

    • 3.4.1.3. Đối tượng khảo nghiệm

    • Nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của bảy (07) biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của các chuyên gia Tâm lý- Giáo dục đang công tác tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị-xã hội, các phòng chuyên môn; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh các trường PTDTBT về mức độ tán thành đối với tính cần thiết và tính khả thi của bảy (07) biện pháp nêu trên.

      • 3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm

    • Thứ nhất, tất cả các chuyên gia và các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được khảo sát đều khẳng định các biện pháp được đề xuất ở trên đều khả thi và cần thiết đối với tình hình, điều kiện, đặc điểm kinh tế-xã hội hiện nay của các trường PTDTBT và cộng đồng trên địa bàn huyện Thuận Châu, tình Sơn La.

    • Thứ hai, kết quả phân tích điểm bình quân và giá trị phương sai tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được xếp theo thứ tự như sau:

    • (chi tiết xin xem các số liệu trong Bảng 3.1 ở trang sau)

    • Qua phân tích số liệu Bảng 3.1 và Sơ đồ 3.1 sẽ nhận thấy về cơ bản, theo đánh giá của các chuyên gia, các biện pháp chúng tôi đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao.

    • Thứ ba, nhằm khẳng định sự phù hợp giữa hai luồng ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi sử dụng công thức toán học tính tương quan thứ bậc Spearman để tính toán như sau:

    • R = 1 -

    • Trong đó: Biến số R là hệ số tương quan; biến số D là hệ số chênh lệch giữa thứ hạng của tính cần thiết và tính khả thi (D = - ); biến số n là số biện pháp đã đề xuất;

    • Nếu 0 < R < 1 (tức R có giá trị dương) thì tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi.

    • Nếu -1< R < 0 (tức R có giá trị âm) thì tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp có thể cần thiết nhưng không khả thi hoặc ngược lại, khả thi nhưng không cần thiết.

    • Ta được R = 1 - = 1 - 0,32 = 0,68

    • Kết quả tính toán cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là các chuyên gia đã đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là hoàn toàn phù hợp và thống nhất với nhau.

  • Bảng 3.1. Kết quả phân tích mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phối hợp

    • TT

    • Biện pháp

    • Tính cần thiết

    • Tính khả thi

    • Rất cần thiết (3đ)

    • Cần thiết (2đ)

    • Chưa cần thiết (1đ)

    • Thứ bậc

    • Rất khả thi (3đ)

    • Khả thi (2đ)

    • Chưa Khả thi (1đ)

    • Thứ bậc

    • 1

    • Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tầm quan trọng của GDVSATTP tại các trường PTDTBT

    • 32

    • 3

    • 0

    • 2,74

    • 6

    • 29

    • 4

    • 2

    • 2,77

    • 5

    • 2

    • Tham mưu, đề xuất UBND huyện ban hành các cơ chế, chính sách phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

    • 31

    • 4

    • 0

    • 2,71

    • 7

    • 29

    • 3

    • 3

    • 2,71

    • 7

    • 3

    • Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng VSATTP cho CBQL, giáo viên, nhân viên các trường PTDTBT

    • 31

    • 3

    • 1

    • 2,85

    • 3

    • 32

    • 2

    • 0

    • 2,94

    • 1

    • 4

    • Huy động sự ủng hộ của ngành GD&ĐT huyện, của cấp ủy Đảng, chính quyền các xã trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

    • 29

    • 4

    • 2

    • 2,74

    • 5

    • 31

    • 4

    • 0

    • 2,88

    • 3

    • 5

    • Huy động các nguồn lực của cộng đồng để bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác VSATTP trong các trường PTDTBT

    • 29

    • 3

    • 3

    • 2,77

    • 4

    • 27

    • 6

    • 2

    • 2,74

    • 6

    • 6

    • Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kiến thức và kỹ năng VSATTP cho học sinh trường PTDTBT

    • 27

    • 7

    • 1

    • 2,88

    • 2

    • 32

    • 3

    • 0

    • 2,85

    • 4

    • 7

    • Nâng cao năng lực quản lý mua bán, vận chuyển, lưu trữ, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn trong các trường PTDTBT

    • 27

    • 6

    • 2

    • 2,91

    • 1

    • 30

    • 5

    • 0

    • 2,91

    • 2

  • Sơ đồ 3.1. Kết quả tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp phối hợp

  • Kết luận chương 3

    • Trên cơ sở lý luận và kết quả thực trạng, tác giả đã đề xuất bảy (07) biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Qua khảo nghiệm cho thấy, với các biện pháp nêu trên có thể nâng cao được hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT. Các biện pháp được trình bày có mối tương quan thuận và chặt chẽ, được chuyên gia Tâm lý- Giáo dục đang công tác tại trường ĐHSP Hà Nội, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, các tổ chức chuyên môn, chính trị-xã hội, các trường PTDTBT đánh giá là rất cần thiết và khả thi trong điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hiện nay.

  • KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

    • 1. Kết luận

    • Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở thành vấn đề được xã hội quan tâm do sự ảnh hưởng rộng khắp của nó đối với sức khoẻ con người, thậm chí là sự bức xúc của đa số nhân dân hiện nay. Đây cũng là thời điểm mà ngành giáo dục cần phải có những đóng góp quan trọng với xã hội bằng việc đưa công tác giáo dục VSATTP vào trong các trường học đảm bảo thiết thực và hiệu quả.

    • Giáo dục VSATTP là một quá trình lâu dài, phức hợp và mang tính cụ thể; đặc biệt công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, giúp nhà trường ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể và giáo dục học sinh có những kiến thức, hành vi, kỹ năng và thái độ tốt trong sử dụng thực phẩm an toàn không chỉ trong trường bán trú mà còn ở gia đình, cộng đồng dân cư nơi các em sinh sống. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT cần có sự phối hợp tích cực, chủ động của cộng đồng tại địa phương. Giáo dục VSATTP là nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhà trường có vai trò nòng cốt, gia đình và cộng đồng xã hội hỗ trợ, phối hợp trong quá trình giáo dục.

    • Muốn giáo dục VSATTP đạt hiệu quả cao, trường PTDTBT cần phối hợp hiệu quả với cộng đồng, thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian, trợ giúp vật chất - phương tiện kỹ thuật, cung cấp thông tin - chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực - tài chính, xác định nội dung công việc và phạm vi trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện nhiệm vụ giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT.

    • Hiện nay, công tác phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chưa đồng bộ, chưa hiệu quả. Một mặt, do các trường PTDTBT chưa chủ động kết nối, đề xuất xây dựng kế hoạch, định hướng cho công tác phối hợp nên chưa tập hợp, khai thác được tiềm năng, sức mạnh của cộng đồng để thực hiện tốt công tác giáo dục VSATTP. Mặt khác, cộng đồng các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quần chúng có lúc, có chỗ, có việc chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác phối hợp giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT. Bên cạnh đó, các nhà trường và cơ quan, tổ chức trong cộng đồng chưa thống nhất mục tiêu, đối tượng, nội dung giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT đảm bảo đạt hiệu quả cao; chưa huy động tối đa sự đóng góp vật chất của cộng đồng nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục VSATTP trong trường học.

    • Sự phối hợp giữa trường PTDTBT với cộng đồng tại địa phương trong giáo dục VSATTP là một nhu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển, không có nhà trường nào hoàn thành được nhiệm vụ giáo dục một cách riêng biệt, tách biệt khỏi cộng đồng. Việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào kết quả của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

    • Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã được khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của nó bởi các chuyên gia Tâm lý- Giáo dục đang công tác tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị-xã hội, các phòng chuyên môn; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh các trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

    • 2. Khuyến nghị

      • 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

    • - Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành Trung ương xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục VSATTP trong các trường học.

    • - Chỉ đạo các trường sư phạm bổ sung những kiến thức về giáo dục VSATTP trong chương trình đào tạo giáo viên. Hướng dẫn các trường phổ thông lựa chọn tích hợp nội dung giáo dục VSATTP vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông với cách thức và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục VSATTP phù hợp với các đặc điểm của học sinh từng cấp học.

      • 2.2. Đối với Bộ Y tế

    • - Chủ trì, tham mưu Chính phủ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm; kiện toàn bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương; đẩy mạnh thực hiện phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương nhằm tăng tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và đảm bảo an toàn thực phẩm.

    • - Tăng cường kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

      • 2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La

    • - Chỉ đạo 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản về giáo dục VSATTP; chỉ đạo các trường PTDTBT đưa giáo dục VSATTP là một hoạt động bắt buộc trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp.

    • - Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch các trường PTDTBT trên phạm vi toàn tỉnh Sơn La; chủ động kết hợp các chương trình, dự án của ngành giáo dục và đào tạo, đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho các trường PTDTBT bảo đảm an toàn thực phẩm.

      • 2.4. Đối với Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

    • - Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện đồng bộ hiệu quả các chính sách pháp luật về ATTP; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung kịp thời các quy định liên quan cho phù hợp với thực tiễn của địa phương. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục VSATTP trong trường học, nhất là các trường PTDTBT, đưa các chỉ tiêu, tiêu chí về giáo dục VSATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương.

    • - Tập trung, thống nhất chỉ đạo công tác giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT; yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan trong cộng đồng cùng chung tay thực hiện tốt công tác phối hợp giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT; bổ sung, tăng cường nguồn nhân lực và bố trí kinh phí dành riêng cho công tác giáo dục VSATTP.

    • - Quyết liệt thực hiện công tác quy hoạch chợ/siêu thị trên địa bàn huyện và đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ/siêu thị này. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), thực hành sản xuất tốt (GMP) và đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP. Xây dựng và áp dụng có hiệu quả hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, phân tích một số nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính tập thể.

      • 2.5. Đối với UBND các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn

    • - Gắn việc thực hiện VSATTP với công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyền truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống vệ sinh, khoa học, sửa đổi các phong tục tập quán lạc hậu; tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi các hành vi đảm bảo VSATTP.

    • - Chủ động kiểm soát được chất lượng ATTP trên địa bàn xã; tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông giúp nhân dân các dân tộc thay đổi hành vi về an toàn thực phẩm.

    • - Thường xuyên tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trong quản lý VSATTP tại cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đựợc giao; tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, ghi nhận và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn xã./.

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • Tài liệu Tiếng Việt

    • 1. Bộ Y tế (2006), Dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

    • 2. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (2013), Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, Hà Nội.

    • 3. Hà Thị Anh Đào, Nguyễn Ánh Tuyết và cộng sự (2007), Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm thức ăn đường phố tại huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội, Hội nghị khoa học an toàn vệ sinh thực phẩm toàn quốc lần thứ IV - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, Hà Nội.

    • 4. Vũ Cao Đàm (2017), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

    • 5. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

    • 6. Phạm Thị Hạnh (2017), Phối hợp các lực lượng xã hội trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho hoc sinh tiểu học thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

    • 7. Cao Thị Hoa và cộng sự (2006), Kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Đề tài khoa học Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Bộ Y tế, Hà Nội.

    • 8. Nguyễn Hữu Huyên (2002), Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Đắc Lắc giai đoạn 1998-2002, Đề tài khoa học Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế, Đắc Lắc.

    • 9. Lâm Quốc Hùng (2009), Phân tích vai trò và trách nhiệm trong quản lý ATTP tại Việt Nam, Hội thảo khoa học về vệ sinh an toàn thực phẩm, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

    • 10. Phạm Thiên Hương (2011), An toàn thực phẩm từ hệ thống phân phối bán lẻ tại các chợ đầu mối, Tài liệu Dự án VECO-IPSARD, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.

    • 11. Hà Huy Khôi và cộng sự (2004), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

    • 12. Luật An toàn thực phẩm (2015), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

    • 13. Luật Giáo dục (2015), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

    • 14. Nguyễn Kim Liên (2008), Giáo trình Phát triển cộng đồng, Trường Đại học Lao động-Xã hội, Hà Nội.

    • 15. Nguyễn Thị Diệu Linh (2017), Nhận thức và hành vi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

    • 16. Nguyễn Đức Lượng, Phạm Minh Tâm (2012), Vệ sinh và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

    • 17. Trần Văn Lạng, Khuất Văn Sơn, An Kim Cúc (2003), Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm ở công nhân tại các cơ sở sản xuất, Kỷ yếu Hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

    • 18. Lý Thành Minh, Cao Thanh Diễm (2007), Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của người bán và người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre, Chuyên đề Y tế công cộng - Tạp chí Nghiên cứu Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.

    • 19. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

    • 20. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Diện, Lê Tràng Định (2013), Giáo trình Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

    • 21. Lê Tấn Phùng (2012), Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Khánh Hòa, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa.

    • 22. Trần Quốc Thành (2018), Quản lý sự thay đổi trong phát triển cộng đồng, Giáo trình Cao học Giáo dục và phát triển cộng đồng - Khoa Tâm lý-Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

    • 23. Mai Thanh Thế (2015), Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe và tâm lý con người, Viện Tâm lý học - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

    • 24. Trương Quốc Tùng, Phạm Quý Hiệp (2014), Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh và cộng đồng, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

    • 25. Trần Quang Trung (2013), Nghiên cứu về vấn đề giáo dục truyền thông cung cấp kiến thức về an toàn thực phẩm cho con người, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Hà Nội.

    • Tài liệu Tiếng Anh

    • 26. Bhatt S.R (2010), Impact Analysis of knowledge Practice for Food Safety in Urban Area of Varanasi, Pakistan Journal of Nutrution, Pakistan.

    • 27. Damian Pattron (2005), An observation study of the Awareness of Food Safety Practices in households in Trinidad, West Indies, India.

    • 28. FAO/WHO (2004), Report of the Fifteenth Session of the Codex Committee on Residues of Veterinary Drugs in Foods, Roma (Italia).

    • 29. Maizun Mohd Zain, Nyi Nyi Naing (2002), Sự ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến kiến thức, thái độ, thực hành về các bệnh lây truyền qua thực phẩm và an toàn thực phẩm, Kota Bharu, bang Kelantan (Malaysia).

    • 30. The Codex Alimentarius Commission and the WHO/FAO Food Standards Programme (2003), Basic texts on food hygiene, Washington (USA).

    • 31. WHO (2016), Risk communication appled to food safety handbook, Geneva (Swiss).

    • 32. Sandra Buchler, Kiah Smith, Geoffrey Lawrence (2010), Rủi ro thực phẩm cũ và mới: Những đặc trưng nhân khẩu học và nhận thức về các chất phụ gia thực phẩm, quy định và sự nhiễm bẩn ở Australia, Đại học Queensland (Australia).

    • PHỤ LỤC

    • Phụ lục 1: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu

    • - Nội dung: Vai trò của lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan/tổ chức trong cộng đồng đối với công tác phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT

    • - Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan/tổ chức trong cộng đồng.

    • - Thời gian phỏng vấn: 15-25 phút/cuộc

    • - Định hướng phỏng vấn

    • 1. Thông tin cá nhân người được phỏng vấn (họ tên, tuổi, trình độ chuyên môn, chức vụ, số năm công tác...)

    • 2. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương

    • - Số lượng, đặc điểm các vụ ngộ độc thực phẩm? Kết quả công tác kiểm tra quản lý về vấn đề VSATTP trên địa bàn...

    • - Nêu khái quát về tầm quan trọng của công tác giáo dục VSATTP ở cộng đồng nói chung và trong trường PTDTBT nói riêng?

    • 3. Đánh giá vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan/tổ chức trong cộng đồng đối với công tác phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT (kết quả, khó khăn, vì sao...).

    • - Theo ông/bà trong thời gian tới, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan/tổ chức trong cộng đồng cần làm gì để phối hợp tốt hơn với các nhà trường để giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT?

    • 4. Trong quá trình phối hợp với các nhà trường để giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT sắp tới, dự kiến/kế hoạch các cơ quan/tổ chức trong cộng đồng gặp thuận lợi/khó khăn gì? Cách khắc phục hoặc làm thê nào để công tác phối hợp được tốt hơn?

    • 5. Mong muốn/nguyện vọng/đề xuất/kiến nghị của cá nhân?

    • Phụ lục 2: Phiếu khảo sát thông tin (1)

    • Trân trọng đề nghị ông/bà vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin bằng việc đánh dấu X vào ô câu trả lời mà bản thân mình cho là đúng:

    • 1. Trường PTDTBT đã bị xử lý về vi phạm VSATTP chưa?

    • a. Thường xuyên

    • b. Không nhiều.

    • c. Chưa bao giờ

    • 2. Nếu trường PTDTBT đã bị xử lý về vi phạm VSATTP thì mức độ xử lý ra sao?

    • a. Ở mức độ nặng

    • b. Ở mức độ bình thường

    • c. Chỉ mang tính nhắc nhở, cảnh cáo

    • 3. Ông/bà thường biết các thông tin về VSATTP qua đâu?

    • a. Ti vi, đài, báo, internet

    • b. Loa phóng thanh tại các khu chợ, khu dân cư

    • c. Tờ rơi, áp phích

    • d. Không có loại nào

    • 4. Mức độ cung cấp thông tin về VSATTP theo đánh giá của Ông/bà là

    • a. Thường xuyên.

    • b. Không thường xuyên

    • c. Rất ít

    • 5. Những thông tin về VSATTP mà Ông/bà nhận được là

    • a. Thiết thực

    • b. Bình thường

    • c. Không thiết thực

    • 6. Ông/bà có biết các văn bản liên quan đến vấn đề VSATTP không?

    • a. Biết nhiều

    • b. Biết một vài

    • c. Rất ít

    • d. Không biết

    • 7. Theo Ông/bà, công tác giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT đã hiệu quả chưa?

    • a. Rất tốt.

    • b. Bình thường

    • c. Chưa hiệu quả

    • 8. Theo Ông/bà, để công tác giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT đạt hiệu quả hơn thì cần gì?

    • a. Giao toàn quyền cho trường PTDTBT

    • b. Giao cho các cơ quan/tổ chức khác, nhà trường chỉ thực hiện nhiệm vụ dạy và học

    • c. Đó là trách nhiệm của gia đình học sinh

    • d. Cần phải phối hợp tốt giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP.

    • Phụ lục 3: Phiếu khảo sát thông tin (2)

    • Trân trọng đề nghị ông/bà vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin bằng việc đánh dấu X vào ô câu trả lời mà bản thân mình cho là đúng:

    • 1. Ông/bà cho biết ý kiến của bản thân?

    • 2. Ông/bà bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh như thế nào?

    • 3. Ông/bà sẽ làm gì khi mua phải thực phẩm hết hạn sử dụng, thực phẩm giả, kém chất lượng?

    • 4. Khi chế biến thực phẩm Ông/bà có làm những công việc sau đây không?

    • 5. Trong 12 tháng gần đây, trong trường PTDTBT có học sinh bị mắc những bệnh sau do thực phẩm gây ra không?

    • Phụ lục 4: Phiếu khảo sát nhân viên nấu ăn, nhân viên y tế

    • Họ và tên:…………….................................…………….………....................

    • Năm sinh:……………....……. - Điện thoại:……................….......……

    • Tên trường PTDTBT:……………....................................................................

    • Địa chỉ:…………………………................………………………......………

    • Số phiếu: .........

    • Phụ lục 5: Phiếu khảo sát mức độ phối hợp của cộng đồng

    • Phụ lục 6: Phiếu khảo sát cộng đồng tham gia phối hợp

    • TT

    • CỘNG ĐỒNG THAM GIA

    • Tham gia

    • Không tham gia

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • 1

    • Trường học:

    • - Cán bộ quản lý

    • - Giáo viên

    • - Nhân viên

    • - Học sinh (bạn bè cùng trường, lớp)

    • 2

    • Các cơ quan chuyên môn:

    • - Phòng Y tế

    • - Trung tâm Y tế

    • - Phòng Nông nghiệp và PTNT

    • - Trung tâm dịch vụ nông nghiệp

    • 3

    • Các tổ chức chính trị-xã hội:

    • - Hội Nông dân

    • - Hội liên hiệp phụ nữ

    • - Hội các ngành, nghề

    • - Hội Khuyến học

    • - Hội Chữ thập đỏ

    • - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

    • 4

    • Các tổ chức quần chúng:

    • - Ban đại diện cha mẹ học sinh

    • - Các tổ chức/nhóm từ thiện

    • Phụ lục 7: Phiếu khảo sát cộng đồng về mục tiêu phối hợp

    • TT

    • Mục tiêu

    • Đúng

    • Không đúng

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • Số lượng

    • Tỉ lệ %

    • 1

    • Tăng cường năng lực tuyên truyền của các cơ quan, các tổ chức, đoàn thể có liên quan trong hệ thống quản lý VSATTP ở địa phương

    • 2

    • Thống nhất mục tiêu, đối tượng, nội dung giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT đảm bảo đạt hiệu quả cao

    • 3

    • Nâng cao kiến thức và thực hành VSATTP cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên và HS, từ đó góp phần quyết định cải thiện tình trạng bảo đảm VSATTP trong các trường PTDTBT

    • 4

    • Phát huy vai trò chủ động của trường PTDTBT và từng cơ quan, tổ chức tại cộng đồng trong việc giáo dục VSATTP trong trường học

    • 5

    • Giảm ngay lập tức và hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính trong các trường PTDTBT

    • 6

    • Huy động, phát huy được sức mạnh của cộng đồng, của xã hội trong công tác phối hợp giáo dục VSATTP trong các trường PTDTBT

    • 7

    • Trường PTDTBT là đơn vị chủ trì, trung tâm trong mối liên kết huy động sự đóng góp vật chất của cộng đồng nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục VSATTP trong trường học

    • 8

    • Từng bước thực hiện công tác giáo dục VSATTP được quản lý chủ động, có hiệu quả, dựa trên kết quả và thực hiện kiểm soát theo chuỗi trong quy trình quản lý

    • 9

    • Nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy ưu thế của gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục VSATTP

    • Phụ lục 8: Phiếu khảo sát nội dung phối hợp giáo dục VSATTP

    • TT

    • Các nội dung giáo dục

    • Đánh giá sự tham gia của các cộng đồng

    • Kết quả chung

    • Trường học

    • Các cơ quan chuyên môn

    • Các tổ chức chính trị-xã hội

    • Các tổ chức quần chúng

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • Điểm TB

    • Thứ bậc

    • 1

    • Mục tiêu giáo dục VSATTP trong trường PTDTBT

    • 2

    • Đặc điểm VSATTP tại cộng đồng có điều kiện KT-XH đặc biệt KK

    • 3

    • Đặc điểm VSATTP trong trường học

    • 4

    • Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác VSATTP trong trường PTDTBT

    • 5

    • Những tác nhân gây mất an toàn thực phẩm

    • 6

    • Con đường gây mất VSATTP

    • 7

    • Những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm

    • 8

    • Vai trò của nước trong VSATTP

    • 9

    • Các kỹ năng và hiểu biết về vệ sinh ATTP

    • 10

    • Các biện pháp của người tiêu dùng thông minh

    • 11

    • Các hành vi thực hành VSATTP

    • Phụ lục 9:

    • Phiếu khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp phối hợp

    • TT

    • Biện pháp

    • Tính khả thi

    • Mức độ cấp thiết

    • Rất khả thi (3đ)

    • Khả thi (2đ)

    • Chưa khả thi (1đ)

    • Rất cấp thiết (3đ)

    • Cấp thiết (2đ)

    • Chưa cấp thiết (1đ)

    • 1

    • Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tầm quan trọng của công tác giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

    • 2

    • Phối hợp tham mưu, đề xuất công tác thể chế hóa và xây dựng các cơ chế, chính sách phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

    • 3

    • Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng VSATTP cho CBQL, giáo viên, nhân viên các trường PTDTBT

    • 4

    • Phối hợp huy động sự ủng hộ quyết liệt của ngành GD&ĐT huyện, của cấp ủy Đảng, chính quyền các xã trong giáo dục VSATTP tại các trường PTDTBT

    • 5

    • Phối hợp huy động các nguồn lực của cộng đồng để bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác VSATTP trong các trường PTDTBT

    • 6

    • Phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kiến thức và kỹ năng VSATTP cho học sinh trường PTDTBT

    • 7

    • Phối hợp nâng cao năng lực QL mua bán, vận chuyển, lưu trữ, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn trong các trường PTDTBT

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HỮU HẢI PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TỒN THỰC PHẨM TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THƠNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - NĂM 2019 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HỮU HẢI PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Giáo dục phát triển cộng đồng Mã số: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Thị Bích 2 HÀ NỘI - NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm trường phổ thơng dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” cơng trình nghiên cứu riêng tơi Các số liệu trích dẫn luận văn đảm bảo tính xác, tin cậy trung thực; kết nêu luận văn chưa công bố công trình khác./ Hà Nội, tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Hữu Hải LỜI CẢM ƠN Sau gần hai năm học tập nghiên cứu với tinh thần cầu thị, nghiêm túc, tích cực, luận văn thạc sĩ Giáo dục phát triển cộng đồng “Phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm trường phổ thơng dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” hoàn thành Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Trương Thị Bích - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người tận tình hướng dẫn khoa học kịp thời động viên, giúp đỡ tác giả trình thực đề tài Để đạt kết ban đầu này, em cảm ơn khắc ghi kiến thức, kỹ năng, tình cảm thầy, giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 3 trường Đại học Tây Bắc truyền đạt đầy tâm huyết chuyên đề quan trọng xuyên suốt khóa học Tác giả xin trân trọng cảm ơn: Thường trực Huyện ủy, Thường trực Ủy ban Nhân dân huyện; lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục Đào tạo; tổ chức, quan, đơn vị có liên quan; tập thể cán quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; bạn học viên Cao học Giáo dục phát triển cộng đồng K27 (2017-2019) tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học Mặc dù có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung học tập nghiên cứu khả mình, nhiên thời gian trình độ thân cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận ý kiến đóng góp quý báu Quý thầy, cô Hội đồng khoa học đồng nghiệp bạn đọc để đề tài hoàn thiện Trân trọng cảm ơn./ Hà Nội, tháng năm 2019 Học viên Nguyễn Hữu Hải MỤC LỤC 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ATTP CBQL CMHS ĐBKK GD GD&ĐT GDVSATTP GV HĐND HS KT-XH PTCĐ PTDTBT UBND VSATTP Từ, cụm từ đầy đủ An toàn thực phẩm Cán quản lý Cha mẹ học sinh Đặc biệt khó khăn Giáo dục Giáo dục đào tạo Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm Giáo viên Hội đồng Nhân dân Học sinh Kinh tế - xã hội Phát triển cộng đồng Phổ thông dân tộc bán trú Ủy ban Nhân dân Vệ sinh an toàn thực phẩm 5 DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ 6 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài 1.1 Hội nghị quốc tế Bộ trưởng dinh dưỡng toàn cầu (ICN) lần thứ Tổ chức Lương thực nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) Tổ chức Y tế giới (WHO) đồng tổ chức Roma (Italia) năm 1992 khẳng định: Tiếp cận đủ nhu cầu dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm xem quyền người [28] Ở Việt Nam, từ kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cảnh báo: “Mọi bệnh tật từ miệng mà vào ” Vì vậy, có hiểu biết đầy đủ VSATTP giải pháp nâng cao sức khỏe, phịng chống bệnh tật, nâng cao chất lượng sống Nhận thức đắn có kỹ VSATTP cịn giữ vị trí quan trọng cơng tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, trì phát triển nịi giống, tăng cường sức khỏe lao động học tập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội thể nếp sống văn minh lồi người Hay nói theo cách khác, xã hội văn minh không dừng việc đảm bảo cho người dân ăn uống no đủ mà phải đáp ứng yêu cầu ngày cao chất lượng an toàn thực phẩm [23] 1.2 Theo Tổ chức Y tế giới (WHO), hàng năm giới có 25 triệu ca ngộ độc, 250.000 người tử vong, hàng triệu người mắc bệnh nguy hiểm ung thư, cúm gia cầm, tả có nguyên nhân từ nhiễm độc thực phẩm [31] Ở Việt Nam, theo thống kê Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) từ năm 2003 đến năm 2010, tính ngộ độc thực phẩm phải bệnh viện cấp cứu có 1.586 vụ ngộ độc cấp tính, với 31.981 người mắc bốn triệu người mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm tả, lỵ, thương hàn [2] Một nghiên cứu Viện Dinh dưỡng (2012) đánh giá ô nhiễm vi sinh thức ăn căng tin trường tiểu học Hà Nội nhận thấy 100% mẫu canh bánh đa 25% mẫu thịt gà chế biến vượt giới hạn vi khuẩn hiếu khí cho phép [24] Theo báo cáo Sở Y tế Sơn La (2011) kết kiểm tra cho thấy gần nửa bếp ăn tập thể trường mầm non kiểm tra chưa 7 đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Gần nhất, năm 2015, 300 học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La phải nhập viện cấp cứu bị ngộ độc thực phẩm 1.3 Huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La có 31 trường phổ thơng dân tộc bán trú với 9.507 học sinh học tập, ăn nghỉ sinh hoạt nội trú từ thứ đến thứ hàng tuần (trên tổng số 71 trường phổ thông 36.452 học sinh phổ thơng tồn huyện) Trong năm tới, địa bàn huyện Thuận Châu, số học sinh bán trú tiếp tục tăng, triển khai chủ trương Đảng, sách Nhà nước tinh giản biên chế, tỉnh Sơn La tiếp tục thực sáp nhập trường phổ thông giảm điểm trường lẻ, đưa em học sinh trung tâm trường để học tập hưởng chế độ dành cho học sinh bán trú Hiện nay, đội ngũ nhân viên nấu ăn, nhân viên y tế trường lao động hợp đồng thời vụ tối đa tháng/năm học; cán quản lý, giáo viên phụ trách nhiệm vụ quản lý theo dõi, giám sát nội dung liên quan đến công tác bán trú, có việc nấu ăn tập trung ba bữa/ngày cho em học sinh bán trú; tất chưa qua đào tạo đảm bảo VSATTP Việc tổ chức bếp ăn tập thể trường chưa đồng nhất, chủ yếu điều kiện cách thức tổ chức chủ quan nhà trường Các trường PTDTBT nằm xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nguồn cung cấp thực phẩm chỗ ít, chủ yếu thương lái cung cấp nhỏ lẻ, khơng có quan kiểm định, kiểm sốt nên chất lượng thực phẩm chưa quản lý, không ổn định, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hàng thương lái cảm nhận chủ quan họ cá nhân có liên quan 1.4 Luật An tồn thực phẩm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17/6/2010 quy định điều 56: “Thông tin, giáo dục, truyền thông an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, 8 sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây an tồn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng người” điều 62 “Bộ Giáo dục Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quan ngang có liên quan xây dựng nội dung giáo dục an toàn thực phẩm kết hợp với nội dung giáo dục khác” [12] Công tác nghiên cứu giáo dục VSATTP Việt Nam số tác giả ngành y tế, xã hội học quan tâm đến Tuy nhiên góc độ giáo dục phát triển cộng đồng, địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể triển khai phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục an toàn vệ sinh trường học Từ phân tích nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm trường phổ thơng dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” làm luận văn thạc sĩ Giáo dục phát triển cộng đồng Mục đích nghiên cứu Trên sở nghiên cứu lý luận khảo sát, đánh giá thực trạng, đề tài đề xuất biện pháp phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục VSATTP trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Khách thể đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục VSATTP cho CBQL, GV, nhân viên học sinh trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục VSATTP trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Giả thuyết khoa học Công tác giáo dục VSATTP trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chưa thực hiệu quả, có nhiều bất cập khó khăn q trình tổ chức thực Nếu trường PTDTBT chủ động phối hợp với 9 cộng đồng cách thực chất, khoa học huy động tốt nguồn lực địa phương giáo dục VSATTP đơn vị góp phần nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ thực VSATTP cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên, học sinh; hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm; từ nâng cao chất lượng ni dưỡng chất lượng giáo dục toàn diện trường PTDTBT Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận VSATTP công tác phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục VSATTP trường PTDTBT - Khảo sát, đánh giá kết giáo dục VSATTP thực trạng công tác phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục VSATTP trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La - Đề xuất khảo nghiệm biện pháp phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục VSATTP trường PTDTBT huyện Thuận Châu, Sơn La Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài khảo sát thực trạng hai năm 2017, 2018 nghiên cứu biện pháp phối hợp nhà trường với cộng đồng giáo dục VSATTP trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La - Về khách thể khảo sát: Đề tài khảo sát 320 cá nhân, bao gồm: 70 người cộng đồng có liên quan, 145 CBQL, GV, nhân viên 105 học sinh khối lớp 3-9 trường PTDTBT huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng phương pháp: Phân tích tài liệu, mơ hình hố, hệ thống hố nhằm tổng quan tài liệu lý luận, hệ thống hoá khái niệm, lý thuyết, văn pháp luật nhà nước, cơng trình nghiên cứu có ngồi nước liên quan đến giáo dục VSATTP, từ rút kết luận khái quát, làm sở lý luận cho đề tài nghiên cứu 10 10 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng hướng dẫn vấn sâu - Nội dung: Vai trị lãnh đạo, cơng chức, viên chức, người lao động quan/tổ chức cộng đồng công tác phối hợp giáo dục VSATTP trường PTDTBT - Đối tượng vấn: Lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động quan/tổ chức cộng đồng - Thời gian vấn: 15-25 phút/cuộc - Định hướng vấn Thông tin cá nhân người vấn (họ tên, tuổi, trình độ chun mơn, chức vụ, số năm cơng tác ) Tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm địa phương - Số lượng, đặc điểm vụ ngộ độc thực phẩm? Kết công tác kiểm tra quản lý vấn đề VSATTP địa bàn - Nêu khái quát tầm quan trọng công tác giáo dục VSATTP cộng đồng nói chung trường PTDTBT nói riêng? Đánh giá vai trị, trách nhiệm lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động quan/tổ chức cộng đồng công tác phối hợp giáo dục VSATTP trường PTDTBT (kết quả, khó khăn, ) - Theo ông/bà thời gian tới, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động quan/tổ chức cộng đồng cần làm để phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục VSATTP trường PTDTBT? Trong trình phối hợp với nhà trường để giáo dục VSATTP trường PTDTBT tới, dự kiến/kế hoạch quan/tổ chức cộng đồng gặp thuận lợi/khó khăn gì? Cách khắc phục làm thê để công tác phối hợp tốt hơn? Mong muốn/nguyện vọng/đề xuất/kiến nghị cá nhân? 115 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát thông tin (1) Trân trọng đề nghị ơng/bà vui lịng cung cấp cho số thông tin việc đánh dấu X vào ô câu trả lời mà thân cho đúng: Trường PTDTBT bị xử lý vi phạm VSATTP chưa? a Thường xuyên b Không nhiều c Chưa Nếu trường PTDTBT bị xử lý vi phạm VSATTP mức độ xử lý sao? a Ở mức độ nặng b Ở mức độ bình thường c Chỉ mang tính nhắc nhở, cảnh cáo Ơng/bà thường biết thơng tin VSATTP qua đâu? a Ti vi, đài, báo, internet b Loa phóng khu chợ, khu dân cư c Tờ rơi, áp phích d Khơng có loại Mức độ cung cấp thông tin VSATTP theo đánh giá Ông/bà a Thường xuyên b Khơng thường xun c Rất Những thơng tin VSATTP mà Ông/bà nhận a Thiết thực b Bình thường c Khơng thiết thực Ơng/bà có biết văn liên quan đến vấn đề VSATTP không? a Biết nhiều b Biết vài c Rất d Khơng biết Theo Ơng/bà, cơng tác giáo dục VSATTP trường PTDTBT hiệu chưa? a Rất tốt b Bình thường c Chưa hiệu Theo Ơng/bà, để cơng tác giáo dục VSATTP trường PTDTBT đạt hiệu cần gì? a Giao toàn quyền cho trường PTDTBT b Giao cho quan/tổ chức khác, nhà trường thực nhiệm vụ dạy học c Đó trách nhiệm gia đình học sinh d Cần phải phối hợp tốt nhà trường cộng đồng giáo dục VSATTP 116 Phụ lục 3: Phiếu khảo sát thông tin (2) Trân trọng đề nghị ơng/bà vui lịng cung cấp cho số thông tin việc đánh dấu X vào câu trả lời mà thân cho đúng: Ông/bà cho biết ý kiến thân? Hoàn toàn Các mệnh đề Phần lớn Đúng phần a Quan niệm chung ông/bà ATTP - Có nhiều thơng tin phản ánh thực phẩm bẩn phương tiện truyền thông đại chúng - Có nhiều ca ngộ độc thực phẩm - Bệnh tật TP gây ngày nhiều b Các dấu hiệu nhận biết an toàn thực phẩm - Thời hạn sử dụng ghi bao bì - Nguyên liệu sản xuất thực phẩm - Màu sắc, hình dạng bề ngồi TP (khơng bị biến dạng) - Thực phẩm xuất nấm mốc - Thông tin dinh dưỡng thực phẩm - Thực phẩm lý, hạ giá c Mối quan tâm mua thực phẩm - Gần nhà - Tiện đường - Mua người quen, có nhiều ưu đãi - TP đảm bảo chất lượng an toàn - TP phải tươi ngon cảm thấy an toàn d Mối quan tâm lựa chọn thực phẩm có bao bì - Giá - Địa nơi sản xuất - Ngày sản xuất hạn sử dụng - Hướng dẫn sử dụng bảo quản - Khối lượng, thể tích e Ý kiến Ông/bà nhận định sau bảo quản thực phẩm - Thực phẩm nấu chin kỹ để qua đêm 117 Hồn tồn sai nhiệt độ phịng an tồn - Thực phẩm rã đơng cấp đơng lại an tồn - Thực phẩm cịn đơng đá nấu ln an tồn - Tủ lạnh bảo quản thực phẩm an tồn nhiệt độ cao khơng vượt độ C - Thức ăn nấu chín kĩ để ngăn mát tủ lạnh từ đến ngày an tồn Ơng/bà bảo quản thực phẩm tủ lạnh nào? Các công việc Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm Không - Để thực phẩm chưa qua sơ chế vào tủ lạnh - Để thực phẩm chật kín tủ lạnh - Để thực phẩm sống thực phẩm nấu chín cạnh - Để thức ăn cịn thừa tủ lạnh ngày - Để thực phẩm nóng vào tủ lạnh - Cấp đơng lại thực phẩm rã đơng dùng khơng hết Ơng/bà làm mua phải thực phẩm hết hạn sử dụng, thực phẩm giả, chất lượng? Thường xuyên Các cách xử lý - Bỏ đi, không sử dụng - Cân nhắc để tái chế, sử dụng sang mục đích khác - Sơ chế kỹ trước chế biến, sử dụng - Vẫn tiếp tục sử dụng giá hợp lý - Mang cho người khác - Mang trả lại cửa hàng - Tố cáo hành vi cửa hàng với CQQL - Tuyên truyền cho người biết hành vi cửa hàng khơng sử dụng thực phẩm cửa hàng 118 Thỉnh thoảng Hiếm Không Khi chế biến thực phẩm Ơng/bà có làm cơng việc sau không? Thường xuyên Các công việc Thỉnh thoảng Hiếm Không - Rửa tay trước sau chế biến TP - Để riêng thực phẩm sống chin - Sử dụng riêng dao, thớt cho đồ ăn sống chín - Rửa thực phẩm chậu lần vịi nước chảy - Ngâm thực phẩm nước muối loãng xục máy - Chế biến thực phẩm lúc, nơi tình trạng sức khỏe - Đựng TP cịn nóng vào túi nilon, hộp nhựa Trong 12 tháng gần đây, trường PTDTBT có học sinh bị mắc bệnh sau thực phẩm gây không? Các bệnh tật thực phẩm gây - lần - lần Trên lần Khơng có - Tiêu chảy - Ngộ độc thực phẩm - Bệnh liên quan đến đường tiêu hoá - Tim mạch Ở địa phương/cơ quan/trường học nơi Ông/bà sinh sống/cơng tác có hình thức phổ biến kiến thức VSATTP cho người dân sau đây? Các hình thức Thường xuyên - Câu lạc - Hội thi - Tập huấn - Tuyên truyền loa - Phát tờ rơi 119 Thỉnh thoảng Hiếm Không Phụ lục 4: Phiếu khảo sát nhân viên nấu ăn, nhân viên y tế Họ tên:…………… .…………….……… Năm sinh:…………… …… - Điện thoại:…… … .…… Tên trường PTDTBT:…………… Địa chỉ:………………………… ……………………… ……… Số phiếu: STT Câu hỏi Câu trả lời Mã Thông tin chung Trình độ chun mơn cao mà Ông/bà đạt được? Thời gian trực tiếp nấu ăn trường PTDTBT Ông/bà ? Ông/bà tập huấn ATTP chưa? Lần gần mà Ông/bà tham gia nào? Ông/bà tham gia khám sức khỏe chưa? Sơ cấp Trung cấp Đại học, cao đẳng Khác (ghi rõ) tháng Có Khơng < tháng 1 - tháng > tháng Có Chưa Kiến thức VSATTP nhân viên nấu ăn nhân viên y tế Theo Ơng/bà thực phẩm an tồn? (có thể có nhiều lựa chọn) Ơng/bà cho biết tác hại thực phẩm khơng an tồn? (có thể có nhiều lựa chọn) Khơng có hóa chất khơng vượt q giới hạn cho phép Sạch, tươi Không ôi thiu, dập nát Khác (ghi rõ) Nôn mửa Tiêu chảy Suy gan, thận Gây độc thần kinh Ung thư Ảnh hưởng đến tim mạch, tuần hồn, hơ hấp Gây bệnh mạn tính 120 7 Ông/bà cho biết cách bảo quản thực phẩm tủ lạnh nào? (có thể có nhiều lựa chọn) Theo Ơng/bà, có bị nhiễm thực phẩm q trình chế biến đâu? (có thể có nhiều lựa chọn) Ông/bà cho biết nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm? (có thể có nhiều lựa chọn) Nếu có ngộ độc thực phẩm xảy Ơng/bà thơng báo cho ai? (có thể có nhiều lựa chọn) Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra, Ông/bà cần giữ lại loại thực phẩm/bệnh phẩm nào? Theo Ơng/bà trường PTDTBT có trách nhiệm tố chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, thời gian khám sức khỏe định kỳ quy định sao? Ông/bà cho biết tên bệnh mà mắc khơng trực tiếp Không ảnh hưởng tới sức khỏe Để thức ăn sống, chín riêng biệt Để hộp, túi riêng Thực phẩm để riêng biệt Rau tươi để ngăn riêng Không biết/không trả lời 99 Do không rửa rửa nguyên liệu thực phẩm không Do dụng cụ chế biến bẩn TP nấu chín khơng che đậy Bàn tay nhân viên chế biến bẩn Cho thêm chất độc hại vào thực phẩm Không biết/không trả lời 99 Do ô nhiễm, độc tố vi sinh vật Do TP bị biến chất, ôi hỏng Do TP có sẵn chất độc Do sử dụng phụ gia, phẩm màu khơng đúng, nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Do chế biến không cách Do bảo quản không đảm bảo Không biết/không trả lời Cơ quan y tế gần Hiệu trưởng nhà trường 99 Không báo cho Khác (ghi rõ) Không biết 99 Thức ăn thừa Chất nơn Khác (ghi rõ) Ít năm lần Ít năm lần Ít năm lần Lao tiến triển chưa điều trị Các bệnh tiêu chảy:tả, lỵ, thương hàn 121 10 11 12 13 Các chứng són đái, són phân, ỉa chảy Viêm gan virut (viêm gan virut A, E) Viêm đường hô hấp cấp tính tiếp xúc chế biến thực phẩm? (có thể có nhiều lựa chọn) Các tổn thương da, nhiễm trùng Người lành mang trùng Khơng biết/khơng trả lời Theo Ơng/bà, HS sử dụng thức ăn cịn lại bữa trước nào? Được sử dụng thức ăn lại bữa trước cho bữa sau Không sử dụng thức ăn lại bữa trước cho bữa sau Theo Ông/bà, thời gian từ lúc chế biến xong đến bữa ăn hợp lý? Ông/bà cho biết nơi lưu mẫu thực phẩm? Ăn trước 2h Ăn sau 2h Ở tủ lạnh Không tủ lạnh 24h > 24h < 24h 2 Ông/bà cho biết thời gian quy định lưu mẫu thực phẩm bao lâu? Thực hành VSATTP nhân viên nấu ăn nhân viên y tế Ông/bà thường sử dụng trang phục chế biến thực phẩm? Ơng/bà thực quy trình chế biến thực phẩm nào? Cách tiếp xúc với thực phẩm nấu chín Ơng/bà rửa tay nào? (có thể có nhiều lựa chọn) Ông/bà thường rửa rau tươi cách nào? Quần áo riêng chế biến Tạp dề Quần áo mặc hàng ngày Tùy thích Theo nguyên tắc chiều (từ bẩn đến sạch, từ sống đến chín) Khơng theo ngun tắc chiều Tùy thích (cho thuận tiện) Dùng kẹp gắp đũa thìa Dùng găng tay lần Bốc trực tiếp tay Trước chế biến thức ăn Trước ăn Sau vệ sinh Sau gãi đầu, ngoáy mũi Tùy thích Rửa vịi nước chảy Rửa chậu nước lần trở lên 122 10 11 12 13 Khi nấu chín thức ăn, Ông/bà che đậy thức ăn để chống ruồi, bụi loại trùng? (có thể có nhiều lựa chọn) Ơng/bà chia thức ăn cho học sinh nào? Ông/bà dùng dụng cụ đựng thức ăn nào? Ơng/bà có làm vệ sinh bếp sau ngày làm việc khơng? Ơng/bà có ghi chép giao nhận thực phẩm hàng ngày khơng? Ơng/bà có thực quy trình kiểm thực bước hàng ngày khơng? Ơng/bà thường đựng rác chất thải vào đâu? (có thể có nhiều lựa chọn) Trong thời gian Ơng/bà đổ rác lần? Rửa chậu < lần Khác Đựng nồi Đậy lồng bàn Để tủ kính, tủ lưới, tủ lạnh tủ ấm Dùng vải che đậy phủ trực tiếp lên thức ăn Không che đậy Bằng dụng cụ Bằng tay Lúc dụng cụ, lúc tay Dùng riêng thức ăn sống thức ăn chín Dùng chung thức ăn sống thức ăn chín Lúc dùng riêng, lúc dùng chung Có Lúc có, lúc khơng Khơng Có Lúc có, lúc khơng Khơng Có 3 Không Thùng rác Túi nilon Để đất, nhà bếp Để nơi khác Hàng ngày Từ ngày trở lên Khi đầy thùng đổ, không phụ thuộc số ngày 123 Phụ lục 5: Phiếu khảo sát mức độ phối hợp cộng đồng Đánh giá tham gia cộng đồng TT Thực trạng phối hợp Điều tra thực trạng, tổ chức hội nghị, hội thảo thống mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức phối hợp Xây dựng kế hoạch phối hợp chi tiết giáo dục VSATTP trường PTDTBT Triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch thống Thành lập đồn cơng tác liên ngành để kiểm tra kết thực Đề xuất bổ sung, sửa đổi nội dung theo thực tế Kêu gọi, huy động, tiếp nhận cơng trình, thiết bị, kính phí phục vụ đảm bảo VSATTP nhà trường Thường xuyên tổ chức họp liên ngành định kỳ, đột xuất, sơ kết, tổng kết Trao đổi thông tin hai chiều, đa chiều liên tục, thường xuyên, kịp thời qua hình thực cơng văn, email, điện thoại, website, mạng xã hội Cùng đánh giá kết phối hợp theo lĩnh vực chuyên môn kết thực tế trường PTDTBT Đã phối hợp Phối hợp chưa thường xuyên Số lượng Số lượng Tỉ lệ % 124 Tỉ lệ % Chưa phối hợp Số lượng Tỉ lệ % Chưa tiếp xúc Số lượng Tỉ lệ % Phụ lục 6: Phiếu khảo sát cộng đồng tham gia phối hợp TT CỘNG ĐỒNG THAM GIA Tham gia Số lượng Trường học: - Cán quản lý - Giáo viên - Nhân viên - Học sinh (bạn bè trường, lớp) Các quan chuyên môn: - Phòng Y tế - Trung tâm Y tế - Phịng Nơng nghiệp PTNT - Trung tâm dịch vụ nơng nghiệp Các tổ chức trị-xã hội: - Hội Nông dân - Hội liên hiệp phụ nữ - Hội ngành, nghề - Hội Khuyến học - Hội Chữ thập đỏ - Đồn TNCS Hồ Chí Minh Các tổ chức quần chúng: - Ban đại diện cha mẹ học sinh - Các tổ chức/nhóm từ thiện 125 Tỉ lệ % Không tham gia Số lượng Tỉ lệ % Phụ lục 7: Phiếu khảo sát cộng đồng mục tiêu phối hợp Đúng TT Mục tiêu Tăng cường lực tuyên truyền quan, tổ chức, đồn thể có liên quan hệ thống quản lý VSATTP địa phương Thống mục tiêu, đối tượng, nội dung giáo dục VSATTP trường PTDTBT đảm bảo đạt hiệu cao Nâng cao kiến thức thực hành VSATTP cho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên HS, từ góp phần định cải thiện tình trạng bảo đảm VSATTP trường PTDTBT Phát huy vai trò chủ động trường PTDTBT quan, tổ chức cộng đồng việc giáo dục VSATTP trường học Giảm hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính trường PTDTBT Huy động, phát huy sức mạnh cộng đồng, xã hội công tác phối hợp giáo dục VSATTP trường PTDTBT Trường PTDTBT đơn vị chủ trì, trung tâm mối liên kết huy động đóng góp vật chất cộng đồng nhằm thực tốt công tác giáo dục VSATTP trường học Từng bước thực công tác giáo dục VSATTP quản lý chủ động, có hiệu quả, dựa kết thực kiểm sốt theo chuỗi quy trình quản lý Nâng cao ý thức trách nhiệm phát huy ưu gia đình cộng đồng việc giáo dục VSATTP Số lượn g 126 Tỉ lệ % Không Số lượng Tỉ lệ % Phụ lục 8: Phiếu khảo sát nội dung phối hợp giáo dục VSATTP Đánh giá tham gia cộng đồng TT Các nội dung giáo dục Trường học Điểm TB Mục tiêu giáo dục VSATTP trường PTDTBT Đặc điểm VSATTP cộng đồng có điều kiện KT-XH đặc biệt KK Đặc điểm VSATTP trường học Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác VSATTP trường PTDTBT Những tác nhân gây an toàn thực phẩm Con đường gây VSATTP Những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm Vai trò nước VSATTP Các kỹ hiểu biết vệ sinh ATTP 10 Các biện pháp người tiêu dùng thông minh 11 Các hành vi thực hành VSATTP Thứ bậc Các quan chuyên môn Các tổ chức trị-xã hội Các tổ chức quần chúng Điểm TB Điểm TB Điểm TB 127 Thứ bậc Thứ bậc Thứ bậc Kết chung Điểm TB Thứ bậc Phụ lục 9: Phiếu khảo sát tính cấp thiết khả thi biện pháp phối hợp Tính khả thi TT Biện pháp Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng tầm quan trọng công tác giáo dục VSATTP trường PTDTBT Phối hợp tham mưu, đề xuất cơng tác thể chế hóa xây dựng chế, sách phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục VSATTP trường PTDTBT Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ VSATTP cho CBQL, giáo viên, nhân viên trường PTDTBT Phối hợp huy động ủng hộ liệt ngành GD&ĐT huyện, cấp ủy Đảng, quyền xã giáo dục VSATTP trường PTDTBT Phối hợp huy động nguồn lực cộng đồng để bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện sở vật chất phục vụ công tác VSATTP trường PTDTBT Rất khả thi (3đ) Phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục kiến thức kỹ 128 Khả thi (2đ) Chư a khả thi (1đ) Mức độ cấp thiết Rất cấp thiết (3đ) Cấp thiết (2đ) Chư a cấp thiết (1đ) VSATTP cho học sinh trường PTDTBT Phối hợp nâng cao lực QL mua bán, vận chuyển, lưu trữ, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn trường PTDTBT 129 ... luận văn thạc sĩ Giáo dục phát triển cộng đồng ? ?Phối hợp nhà trường cộng đồng giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La? ?? hoàn thành Lời... GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HỮU HẢI PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC VỆ SINH AN TỒN THỰC PHẨM TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THƠNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN THUẬN... khăn Giáo dục Giáo dục đào tạo Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm Giáo viên Hội đồng Nhân dân Học sinh Kinh tế - xã hội Phát triển cộng đồng Phổ thông dân tộc bán trú Ủy ban Nhân dân Vệ sinh an toàn

Ngày đăng: 08/07/2020, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w