1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG GIÁO dục bản sắc văn hóa dân tộc THÁI dựa vào CỘNG ĐỒNG CHO học SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG dân tộc nội TRÚ HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH sơn LA

57 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 77,83 KB

Nội dung

-Tổ chức khảo sát- Mục đích khảo sát Làm rõ thực trạng các giá trị văn hóa dân tộc Thái vàthực trạng giáo dục bắc sắc văn hóa dân tộc Thái dựa cộngđồng cho học sinh trường Phổ thông dân

Trang 1

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN

QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA

Trang 2

- Đặc điểm kinh tế xã hội và trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Quỳnh Nhai

- Điều kiện địa lý, kinh tế xã hội huyện Quỳnh Nhai

Quỳnh Nhai nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn La Trướcnăm 1908, vùng đất này thuộc châu Quỳnh Nhai, phủ ĐiệnBiên, tỉnh Hưng Hóa Từ năm 1955-1962, thuộc khu tự trịThái Mèo Sau khi giải thể hành chính cấp khu năm 1975,Quỳnh Nhai là huyện thuộc tỉnh Sơn La

Quỳnh Nhai là một trong 5 huyện nghèo của tỉnh Sơn

La, nằm trong 64 huyện nghèo của cả nước Tổng diện tích tựnhiên 106.090 ha Trước ngày 21/02/2011, huyện Quỳnh Nhai

có 13 đơn vị hành chính, 185 bản Đến nay, huyện QuỳnhNhai có 11 đơn vị hành chính, 191 bản, xóm Trong đó có 6

xã vùng III, 4 xã vùng II và 01 xã vùng I

Dân số 61.550 người với 13.695 hộ, huyện có 06 dântộc Trong đó dân tộc Thái 83,35%, dân tộc Kinh 4,37%, dântộc Mông 3,96%, dân tộc Kháng 3,96%, dân tộc Dao 1,73%,dân tộc La Ha 2,5%, dân tộc Khơ Mú 0,05%, dân tộc khác0,09%.Từ năm 2006, khi khởi công nhà máy thủy điện Sơn

Trang 3

La, Quỳnh Nhai là vùng trọng điểm của Dự án di dân tái định

cư Huyện phải di chuyển trung tâm hành chính ra PhiêngLanh xã Mường Giàng

1 Về kinh tế: Nông nghiệp vẫn là chính, đến nay

12.700/13.500 hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 11/11 xã

đã có đường ô tô đi lại bốn mùa; 84/84 điểm tái định cư đượcđầu tư các tuyến đường giao thông đến bản theo tiêu chí nôngthôn mới Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 14,5triệu đồng/người/năm

2 Giáo dục - đào tạo: Năm học 2016 - 2017 toàn huyện

có 48 trường học, trong đó: 15 trường Mầm non, 16 trườngTiểu học; 14 trường THCS; 02 Trường THPT; 01 Trung tâmGiáo dục thường xuyên Huyện được công nhận hoàn thànhphổ cập giáo dục tiểu học năm 1999; phổ cập giáo dục trunghọc cơ sở tháng 12 năm 2006; phổ cập giáo dục tiểu học đúng

độ tuổi tháng 12 năm 2007 và phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ em 5 tuổi vào tháng 5/2014

3 Văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch: Huyện có nhiều

di tích lịch sử: Cây đa Pắc Ma, đền thờ Linh Sơn - Thủy từ và Nàng Han Có nhiều cảnh đẹp: Mặt hồ thủy điện Sơn La, cây

Trang 4

Cầu Pá Uôn: Được xác nhận cầu có trụ cao nhất bắc qua lòng

hồ thủy điện sông Đà, tổng chiều dài 1.418m, chiều cao toàncầu là 103,8m

Quỳnh Nhai là quê hương của các lễ hội Các lễ hội của người Thái gồm: Kin Pang then (của người Thái Trắng);Lễ hội Gội đầu; Lễ hội đua thuyền; Lễ cúng vía trâu; Lễ hội

“Xên bản, xên mường” Bên cạn đó là các lễ hội “Kin Pang ả” của dân tộc Kháng; Cấp Sắc của dân tộc Dao Đỏ Đây là

các lễ hội truyền thống được duy trì hàng năm

4 Định hướng phát triển: Giai đoạn 2015-2020,

Quỳnh Nhai tiếp tục: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn địnhdân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư; xây dựngnông thôn mới; thực hiện mục tiêu Quốc gia giảm nghèo phấn đấu nâng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 12.719

tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả giai đoạn từ

10-12%/năm

- Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Quỳnh Nhai

Trường phổ thông dân tộc nội trú Quỳnh Nhai có tiềnthân là trường Thiếu nhi dân tộc huyện Quỳnh Nhai đượcUBND tỉnh Sơn La quyết định thành lập ngày 01/9/1979

Trang 5

Năm học 1983-1984 sáp nhập với trường Thanh niên dân tộc,trường Bổ túc văn hóa và được gọi là Trường văn hóa tậptrung Từ năm học 1988- 1989, trường giải thể hệ bổ túc và hệvừa học vừa làm, đồng thời xác định lại tên gọi của trường làtrường Thiếu nhi dân tộc nội trú Quỳnh Nhai và chỉ thực hiệnnhiệm vụ giáo dục bậc tiểu học Năm 1994, trường Thiếu nhidân tộc nội trú Quỳnh Nhai đổi tên thành Trường Phổ thôngdân tộc nội trú huyện Quỳnh Nhai Nhiệm vụ, mục tiêu củaNhà trường là giáo dục liên cấp I+II (từ lớp 1 đến lớp 9)

Từ năm học 2000- 2001, trường chấm dứt hệ giáo dụctiểu học, tập trung hoàn chỉnh giáo dục hệ THCS (từ lớp 6đến lớp 9)

Năm 2009 trường thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cưthủy điện Sơn La Năm 2010, Nhà trường di chuyển hoàn toàn

về tái định cư ở địa điểm Phiêng Nèn, xã Mường Giàng Nhàtrường được quy hoạch ổn định trên diện tích 2 ha; cơ sở vậtchất trường, lớp học được đầu tư xây dựng cơ bản kiên cốhóa, bao gồm: 15 phòng học, trong đó 5 phòng học bộ môn;Nhà hiệu bộ đủ các phòng và các thiết bị làm việc; khu nội trúhọc sinh có 39 phòng được trang bị cơ bản phương tiện sinhhoạt học tập với đầy đủ điện, nước sách cho học sinh Trường

Trang 6

có nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn tập thể được bố trí hợp

lý về diện tích, điều kiện sinh hoạt

Quy mô học sinh, chất lượng học tập có chiều hướngtăng Năm học 2003 - 2004, trường có tổng số 147 học sinh,mỗi khối 1 lớp Năm học 2013 - 2014 có 257 học sinh, mỗikhối 2 lớp; tỷ lệ học sinh là nữ tăng từ 15% lên 37,8%.Trường có 37 cán bộ, giáo viên và nhân viên hành chính

- Cơ cấu học sinh theo dân tộc

Tổng

số

Học sinh chia theo dân tộc

Mú La Ha

DT khác

Bảng cho thấy: số học sinh người Thái chiếm tới 60,8%,sau đó là học sinh người Kháng, người Mông, còn lại là cácdân tộc khác Vì vậy, các hoạt động trong trường chủ yếu theophong tục tập quán người Thái Các phong tục tập quán củadân tộc khác vẫn được tôn trọng nhưng vì ít học sinh nênthường không tổ chức lớn như các hoạt động của học sinh dântộc Thái

Trang 7

*Chất lượng giáo dục

- Xếp loại học lực của học sinh

Xếp loại Kết quả HK I Chi tiêu So sánh

Trang 9

Kém 0 0 0

Số liệu hai bảng cho thấy chất lượng giáo dục của trườngPhổ thông dân tộc nội trú ở mức khá tốt cả về học lực và hạnhkiểm Trường có trên 65% học sinh khá giỏi; trên 94% hạnhkiểm khá tốt

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường

Chức danh

Biên chế được giao

2016 2017

-Biên chế thực hiện

2016 2017

-So với kế hoạch

Ghi chú Thừ

a

Thiế u

Cán bộ quản

thiếu: 1chuyển

đi, 1 nghỉhưu Chưa

bổ sung

Trang 10

Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường đều đạt chuẩn đào tạo,

đủ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục Nhưng đa số là nữnên cũng khăn trong một số tình huống cần sâu sát với các em.Các cán bộ nhân viên khác đều đầy đủ theo biên chế Hiện thiếumột giáo viên tiếng Anh và một giáo viên Hóa chưa kịp bổ sung

- Tổ chức và phương pháp khảo sát

Trang 11

-Tổ chức khảo sát

- Mục đích khảo sát

Làm rõ thực trạng các giá trị văn hóa dân tộc Thái vàthực trạng giáo dục bắc sắc văn hóa dân tộc Thái dựa cộngđồng cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú huyệnQuỳnh Nhai, tỉnh Sơn La để có cơ sở thực tiễn đề xuất cácbiện pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học sinh

- Nội dung khảo sát

- Thực trạng các hoạt động văn hóa của dân tộc Thái ởhuyện Quỳnh Nhai và nhận thức của cán bộ lãnh đạo, họcsinh, cha mẹ học sinh, giáo viên về các giá trị văn hóa và sựcần thiết giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học sinh

- Thực trạng hoạt động giáo dục bản bản sắc văn hóa dântộc Thái dựa vào cộng đồng cho học sinh trường Phổ thôngdân tộc nội trú Quỳnh Nhai

- Đối tượng khảo sát

Nghiên cứu được tiến hành trên 30 giáo viên, 70 cán bộchính quyền và cán bộ văn hóa của huyện và xã, 120 học sinhngười Thái và 120 người dân là cha mẹ học sinh người Thái

Trang 12

của trường phổ thông dân tộc nội trú Tổng số người đượckhảo sát là 340 người

- Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều bằng bảng hỏi: Đây là phương phápchủ yếu của đề tài bằng cách xây dựng 4 bộ câu hỏi cho 4 đốitượng: giáo viên, cán bộ lãnh đạo, học sinh, cha mẹ học sinh

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiếncán bộ quản lý lãnh đạo chính quyền và ngành văn hóa, ngànhgiáo dục và đào tạo của huyện, cha mẹ học sinh và học sinh

Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động văn hóa,hoạt động giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa cho học sinh bằngphương thức dựa vào cộng đồng của của trường Phổ thôngdân tộc nội trú

- Thực trạng hoạt động văn hóa của dân tộc Thái

- Những giá trị văn hóa dân tộc Thái cần bảo tồn

- Ý kiến của cán bộ quản lý và cha mẹ học sinh

Như trên đã trình bày, tỷ lệ người Thái trong dân cưhuyện Quỳnh Nhai cũng như tỷ lệ học sinh người Thái ở

Trang 13

trường Phổ thông dân tộc nội trú chiếm đa số nên việc giáodục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho các em là rất cần thiết.Tuy nhiên, cần xác định những giá trị văn hóa nào cần giữ gìn

và phát huy trong giai đoạn xã hội hiện nay Khi được xin ýkiến về vấn đề này các đối tượng được khảo sát rất nhiệt tìnhtham gia Kết quả thu được như sau:

- Ý kiến của cán bộ quản lý và người dân về những giá trị

văn hóa dân tộc Thái cần được bảo tồn

Trang 14

hóa của một dân tộc cần được bảo tồn phải thỏa mãn các tiêuchí: Cógiátrịnhânvăncao; Hìnhthứcbiểuhiệnđadạng vàcóyếutốsángtạo,pháttriển Theo các tiêu chí đó, bốn giá trị vănhóa của người Thái đều cần và có thể bảo tồn Vì vậy, da sốcác ý kiến của các cán bộ quản lý, người dân đều cho rằng cầnbảo tồn Cả bốn giá trị cơ bản đều có số ý kiến cho rằng cầnbảo tồn từ 81,7% trở lên Trong đó, giá trị hệ sinh thái nhânvăn được 100% ý kiến của cán bộ quản lý và người dân lànhững người dân tộc Thái đồng ý phải bảo tồn Đây là điều dễhiểu bởi hệ sinh thái nhân văn gắn với đặc điểm quần cư(trong thung lũng), gắn với các đặc điểm nhà cửa, ăn, ở và lốisống gần gũi với thiên nhiên của cộng đồng người Thái Đây

là những đặc điểm về mặt hình thức rất dễ nhận ra ở ngườiThái Đồng thời là những nét đẹp từ nếp nhà đến ẩm thực vàcác hoạt động khác

Các giá trị khác của văn hóa dân tộc Thái như đặc trưnglao động sản xuất, nền nếp sinh hoạt, vui chơi giải trí, cácthiết chế gia đình, xã hội và hệ thống tư tưởng, tri thức củangười Thái cũng được đa số cán bộ quản lý và người dân thấycần được bảo tồn

Trang 15

Tuy nhiên, bốn đặc trưng văn hóa này luôn vận động,phát triển nên việc bảo tồn chúng cần được các thế hệ ngườiThái quan tâm giữ gìn và phát triển phù hợp với sự thay đổicủa các điều kiện kinh tế xã hội, nhưng không làm thay đổibản chất của chúng.

Đây được coi là quá trình văn hóa dân tộc người mở Vìvậy, rất khó bảo tồn một nền văn hóa nào thuần khiết mà có ítnhiều sự giao thoa Tuy nhiên, bảo tồn có nghĩa phải giữ đượcbản chất của các giá trị đó mới có thể làm cho văn hóa dân tộcvừa phát triển vừa giữ được bản sắc; không đánh mất bản sắcnhưng cũng không đóng kín, bảo thủ Yêu cầu này đặt ra chogiáo dục bản sắc văn hóa dân tộc phải chọn lọc được các nội

dung giáo dục phù hợp và - Ý kiến của giáo viên và học sinh

Giáo dục bản sắc văn hóa cho thế hệ sau trước thì trướchết phải giáo dục cho học sinh Vì các em là người đang đihọc, có điều kiện tiếp nhận và phát triển các giá trị văn hóacần bảo tồn Vì thế, cần hiểu ý kiến của giáo viên và học sinh

về những giá trị văn hóa cần bảo tồn Kết quả khảo sát ý kiếncủa giáo viên và học sinh như sau:

Trang 16

- Ý kiến của giáo viên và học sinh về những giá trị văn hóa

dân tộc Thái cần được bảo tồn

T

T Các giá trị văn hóa

Giáo viên Học sinh

Trang 17

so với các nơi khác của miền núi nên các đặc điểm lao độngsản xuất, ăn ở và sinh hoạt đều diễn ra trong điều kiện đó.Nếu thay đổi địa bàn cư trú, điều kiện lao động sản xuất và ăn

ở khác đi sẽ rất dễ phá vỡ các nếp sinh hoạt của cộng đồng.Tuy nhiên, một số học sinh không đồng tình với quan điểmnày Điều đó cho thấy: đã có một số học sinh có điều kiện ăn

ở khác (ở thị trấn hoặc khu dân cư đông đúc có nhiều dân tộckhác sinh sống) đã có những suy nghĩ khác nên không đồngtình với quan điểm này

Các giá trị khác cũng được đa số các giáo viên và sinh

thấy cần được bảo tồn Nhưng giá trị Thiết chế xã hội- gia đình, bản mường chỉ được trên 70% số ý kiến của giáo viên

và học sinh đồng ý Điều đó có nghĩa, giáo viên và học sinhtrường phổ thông dân tộc nội trú đã không thấy cần bảo tồnmột số thiết chế không phù hợp hoặc không chấp nhận cácthiết chế đó Ví dụ các phong tục lấy vợ lấy chồng sớm, cha

mẹ quyết định mọi việc của con Do đó, đây là một gợi ý rấtquan trọng cho việc bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa củadân tộc Thái sao cho phù hợp yêu cầu giữ gìn bản sắc và pháttriển văn hóa, giao thoa nhưng không bị đánh mất bản sắc

Trang 18

Giá trịHệ thống tư tưởng và tri thức của dân tộc lại được

tuyệt đại đa số (trên 90%) giáo viên và học sinh thấy cần đượcbảo tồn Điều này có nghĩa hệ tư tưởng và tri thức của ngườiThái được mọi người nhận thức rõ giá trị của nó và thấy cầngiữ gìn và phát huy Có thể các giáo viên và học sinh là nhữngngười được học hành nhiều, được tiếp xúc thường xuyên vớicác dân tộc khác nên có điều kiện sơ sánh và nhận thức đượcgiá trị của tư tưởng và tri thức của dân tộc mình

Dân tộc Thái là một trong 54 dân tộc anh em ở nước ta.Đến nay, điều kiện kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi để cácdân tộc phát huy bản sắc văn hóa củ mình thì người Thái đãchứng tỏ rõ hơn đây là một tộc người có bản lĩnh và bản sắcvăn hóa độc đáo Song, cần tìm hiểu xem người Thái có nhậnthức được sự cần thiết phải giáo dục bản sắc văn hóa cho thể

Trang 19

sinh và giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục bản sắc văn hóa

cho học sinh trường phổ thông dân tộc - Nhận thức của cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh và giáo viên về sự cần thiết phải giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh

T

T Mức độ cần thiết

CB quản lý

Giáo viên

Người dân

70,

0 85

70, 8

16 2

73, 6

5 Hoàn toàn không cần

Trang 20

Qua số liệu bảng có thể nhận xét: Đa số cán bộ quản lý,giáo viên và người dân đều nhận thầy sự cần thiết phải giáodục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học sinh Nếu tính tổng

cả ba đối tượng được khảo sát thì có tới 93,6% cho rằng cần

và rất cấn giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Đốivới giáo viên, những người có hiểu biết và có nhiệm vụ giáodục toàn diện cho học sinh thì 100% sô sý kiến cho rằng cần

và rất cần giáo dục bản sắ văn hóa dân tộc Thái cho học sinh.Tuy nhiên, 6,4% cho rằng việc giáo dục bản sắc văn hóa dântộc là it cần thiết Trong đó, 5,7% cán bộ quản lý của địaphương và 8,3% người dân cho rằng việc giáo dục bản sắcvăn hóa dân tộc Thái cho học sinh là ít cần thiết Điều này cothể cán bộ quản lý và người dân cho rằng đó là việc của nhàtrường Nhưng cũng có thể một số ít cán bộ quản lý và ngườidân chưa hiểu, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và nội dungcủa giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho con em mình

Có thể những người này coi việc giáo dục ít cần thiết vì cáchoạt động của công đồng người Thái mặc nhiên đã lôi cuốncác em tham gia Người lớn không cần giáo dục thì bẩn sắcvăn hóa đã thấm vào các em rồi Tuy nhiên, việc cho rằng ítcần thiết phải giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho học

Trang 21

sinh cũng là một điểm cần quan tâm để giúp cho một sốngười có sự quan tâm đúng mức hơn, hiểu đúng hơn sự cầnthiết phải giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái cho con emmình để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đó.

- Nhu cầu được giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Thái của học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú

Đối với học sinh, chúng tôi không hỏi các em có cần thiếtphải giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho các em Vì các emcòn đang ở tuổi thiếu niên, nhận thức về bản sắc văn hóa cũngcòn hạn chế nên chúng tôi hỏi khác đi một chút Đó là hỏi vềnhu cầu về các nội dung các em cần được giáo dục Kết quả này

sẽ giúp chúng tôi có cơ sở thực hiện các hoạt động giáo dục bảnsắc văn hóa cho học sinh Khảo sát ý kiến của các em học sinhngười Thái ở trường Phổ thông dân tộc nội trú về nhu cầu đượcgiáo dục bản sắc văn hóa dân tộc của mình, kết quả thu được trìnhbày dưới đây

- Nhu cầu được giáo dục bản sắc văn hóa Thái của học

sinh

Trang 22

1 Muốn hiểu đầy đủ về các giá trị văn hóa dân tộc Thái 115 95,8

2 Muốn được biết tại sao cần giữ gìn bản sắc văn hóa

6 Muốn biết văn hóa các dân tộc khác 112 93,3

7 Muốn được tham gia nhiều lễ hội của dân tộc mình 117 97,5

Số liệu bảng cho thấy: Các em học sinh người Thái trườngphổ thông dân tộc nội trú huyện Quỳnh Nhai muốn được hiểu

Trang 23

biết những vấn đề khá cụ thể bản sắc văn hóa dân tộc Thái Cácnội dung các em muốn được giáo dục khá đa dạng Trong đó các

em muốn hiểu biết đầy đủ về các giá trị văn hóa dân tộc Thái vàmuốn biết tại sao cần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình Cácnội dung muốn biết đều được đa số các em học sinh đồng tìnhvới số ý kiến thấp nhất là 79,2% Cao nhất là 97,5% Như vậy,

có thể thấy: việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinhtrường Phổ thông dân tộc nội trú được chính các em ủng hộ bằngviệc khẳng định các em có nhu cầu được giáo dục

Hai nội dung được các em cho ý kiến có nhu cầu caonhất là: Muốn hiểu đầy đủ về các giá trị văn hóa dân tộc Thái

và Muốn được tham gia nhiều lễ hội của dân tộc mình Đây làhai nội dung cơ bản trong các nội dung giáo dục bản sắc vănhóa dân tộc Thái cho học sinh Đồng thời cũng là nguyệnvọng của các em học sinh Do đó việc xác định các giá trị vănhóa của dân tộc Thái cần bảo tồn là rất quan trọng Nhưngquan trọng hơn là giáo dục các em trong các hoạt động cụ thể

Đó là các lễ hội của người Thái Thông qua các lễ hội này, các

em sẽ được trải nghiệm văn hóa của dân tộc mình và sẽ thấyđược các giá trị cần gìn giữ

Trang 24

Các mong muốn được giáo dục của các em học sinh còn

có: muốn biết văn hóa các dân tộc khác, muốn biết những gì cần giữ gìn, những gì cần thay đổi phát triển, muốn các bạn dân tộc khác biết văn hóa dân tộc mình, muốn hiểu được người khác đánh giá về văn hóa dân tộc mình Đây là nhưng

nhu cầu hết sức hợp lý của các em Khi các em biết văn hóacác dân tộc khác, các em sẽ thấy rõ đặc điểm và giá trị vănhóa dân tộc Thái, sự tương đồng và khác biệt để các em thấyđược tại sao cần giữ gìn nhưng x gì và phát triển những gì.Muốn đạt được điều này, các em cần biết người khác biết vàđánh giá về văn hóa dân tộc mình Như thế, các em rất muốnđược biết sự đánh giá của các dân tộc khác về văn hóa dân tộcmình và quảng bá văn hóa dân tộc mình với mọi người Đây

là biểu hiện của lòng tự hào về bản sắc, giá trị văn hóa dân tộccủa các em học sinh người Thái, điều rất đáng hoan nghênh

và phát huy ở các em

Như vậy, để thỏa mãn nhu cầu được giáo dục của các

em, riêng nhà trường không thể tổ chức các hoạt động và các

lễ hội, không thể chỉ rõ được những gì các em cần giữ gìn,những gì cần phát triển Nhà trường cần phải dựa vào cộngđồng mới có thể giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho các em

Trang 25

Vì vậy, đây là một gợi ý quan trọng để nhà trường, cộng đồng

có phương thức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho các em

- Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dựa vào cộng đồng cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú

- Xác định các mục tiêu giáo dục bản sắc văn hóa dựa vào cộng đồng cho học sinh

Để có thể dựa vào cộng đồng tổ chức giáo dục bản sắcvăn hóa dân tộc Thái cho học sinh một cách hiệu quả Cần xácđịnh rõ được mục tiêu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc chohọc sinh trên cơ sở phát huy được thế mạnh của cộng đồng,huy động được sự tham gia của cộng đồng trong các hoạtđộng giáo dục Nội dung hoạt động này được các đối tượngđánh giá như sau:

- Kết quả xác định mục tiêu giáo dục bản sắc văn hóa dựa

vào cộng đồng cho học sinh

Các mục tiêu CB

quản lý

Giáo viên

Người dân

Tổng

Trang 26

89,2

188

85,4

103

85,8

184

83,6

105

87,5

181

82,3

109

90,8

184

83,6

Tạo được sự đồng 59 84, 27 90 10 84, 18 85,

Trang 27

86,7

171

77,7

Tạo cơ hội cho HS

tham gia các hoạt

169

76,8

Các mục tiêu khác…

Số liệu bảng cho thấy: Số ý kiến nhận thức được cácmục tiêu giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc dựa vào cộng đồngcho học sinh khá đa dạng và đầy đủ các mục tiereeu về nộidung giáo dục và phương thức dựa vào cộng đồng Các đốitượng được khảo sát có thể có các ý kiến khác nhau nhưngtỉnh tổng chung lại, mục tiêu được đánh giá thấp nhất cũng là

Trang 28

76,8% số ý kiến đồng tình Trong đó có hai mục tiêu quan

trọng là: Học sinh hiểu tại sao cần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình và Tạo được sự đồng thuận giữa các lực lượng trong xác định mục tiêu, nội dung giáo dục cho học sinh có

số ý kiến đồng tìnhtrên 85% Đây là hai mục tiêu cơ bản vềnội dung giáo dục phải hướng tối giúp học sinh hiểu rõ tại saocần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình và về phương thứcthực hiện (dựa vào cộng đồn) phải tạo được sự đồng thuậngiữa các lực lượng trong mục tiêu và nội dung giáo dục cho

học sinh Các mục tiêu khác như: Học sinh nắm được các giá trị văn hóa dân tộc Thái cần giữ gìn, phát huy, Học sinh có thái độ tôn trọng và hành vi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái, Các lực lượng xã hội thấy được trách nhiệm của mình trong giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh đều là

các mục tiêu đạt số ý kiến đòng tình trên 83% Hai mục tiêu

còn lại là Tận dụng được thế mạnh của mỗi lực lượng trong giáo dục và Tạo cơ hội cho HS tham gia các hoạt động văn hóa do cộng đồng tổ chức cũng đạt tỷ lệ ý kiến trên 76%

đồng tình Như vậy, đại đa số cán bộ quản lý, giáo viên vàngười dân đều xác định được mục tiêu giáo dục bản sắc vănhóa dân tộc Thái cho học sinh bằng phương thức dựa vào

Ngày đăng: 25/03/2020, 20:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w