1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG và KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP tại CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM VINAMILK

25 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 890 KB

Nội dung

Đây làphương tiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp nhân lực, tài chính, phương tiện và tư liệu sản xuất..... Các phân hệ của quản lí

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-  

-TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Hồng Vân

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Khái niệm ERP 3

1.2 Thành phần của ERP 5

1.3 Chức năng của ERP 7

1.4 Lịch sử ra đời và phát triển của ERP 8

1.5 Hệ thống kế hoạch hóa nguồn lực ERP 10

1.6 Các yếu tố quyết định để triển khai ERP thành công 11

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI VÀ NHẬN XÉT ERP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 13

2.1 Giới thiệu công ty 13

2.2 Hoạt động của công ty trước khi triển khai ERP 13

2.3 Hoạt động của công ty sau khi áp dụng ERP 14

2.3.1 Thực trạng về việc triển khai ERP ở vinamilk 14

2.3.1.1 Thực trạng về công nghệ 14

2.3.1.2 Thực trạng về quy trình 18

2.3.1.3 Thực trạng về nhân lực 19

2.3.1.4 Thực trạng về ngân sách 20

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ERP CỦA VINAMILK21 3.1 Thành công đạt được 21

3.2 Một vài hạn chế 21

3.3 Kinh nghiệm triển khai 22

3.3.1 Khó khăn 22

3.3.2 Lý do thành công 23

KÊT LUẬN 24

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăngbuộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới kháchhàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp

nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trongquá trình sản xuất kinh doanh

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, doanh nghiệp đã có công cụ hữu hiệu là các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp Việc áp dụng các phần mềmnày ngày càng trở nên phổ biến và thiết yếu với doanh nghiệp

Chúng tôi xin giới thiệu một ứng dụng của công nghệ thông tin rất được nhiều nhà quản lý quan tâm trong việc điều hành công ty mà cho đến nay không ít doanh nghiệp vận dụng Nhưng chính vì chưa hiểu đúng và hiểu đủ nên chưa phát huy được tác dụng vốn có của nó, thậm chí còn gặp rất nhiều khó khăn Đó chính làERP (Enterprise Resource Planning) – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Đây làphương tiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý tất cả các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, phương tiện và tư liệu sản xuất )

Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận luôn nhiệm vụ phân tích, kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mọi mức độ cập nhật phù hợp theo yêu cầu của nhà quản lý Vậy với những tính năng ưu việt của nó đã đem lại kết quả gì cho doanh nghiệp? Vận dụng thế nào mới gọi là hợp lý? Và doanh nghiệp Việt Nam đãvận dụng thành công hay chưa? Nếu chưa thì doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể vận dụng thành công hệ thống này? Chúng ta hãy tìm hiểu ứng dụng của ERP tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk để hiểu thêm vai trò của nó

Trang 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm ERP

Ý nghĩa của E, R và P trong thuật ngữ ERP

 E: Interprise (Doanh nghiệp)

 R: Resource (Tài nguyên) Trong CNTT, tài nguyên là bất kỳ PM, phần

cứng hay dữ liệu thuộc hệ thống mà có thể truy cập và sử dụng được Ứng dụng ERP vào quản trị DN đòi hỏi DN phải biến nguồn lực thành tài nguyên

 P: Planning (Hoạch định), là kế hoạch là một khái niệm quen thuộc

trong quản trị kinh doanh Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ DN lên

kế hoạch như thế nào?

ERP là một thuật ngữ được dùng liên quan đến mọi hoạt động của doanh

nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình xử lý một cách tựđộng hoá, để giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt

Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp củadoanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch Một phần mềm

ERP là một phần mềm máy tính cho phép công ty cung cấp và tổng hợp số liệu của

nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên

Đặt điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm sống có thể mở rộng

và phát triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình

Trang 5

Một hệ thống ERP có thể được mô tả qua sơ đồ sau

Trang 6

1.2 Thành phần của ERP

Hệ thống ERP được thiết kế theo kiểu các phân hệ Những phân hệ chức năng chính được chia thích hợp với những hoạt động kinh doanh chuyên biệt như tài chính kế toán, sản xuất và phân phối Những phân hệ khác có thể được thêm vào

hệ thống lõi

Ví dụ: Một doanh nghiệp cần một phân hệ bán hàng mạnh để giúp họ duy trì

cơ hội bán hàng, dữ liệu nhân viên bán hàng, dữ liệu thống kê bán hàng, Đáp ứngyêu cầu này thường SFA (Sales Force Automation) - là một phân hệ mà tất cả thôngtin bán hàng và tiếp thị được lưu giữ, cập nhật một cách nhanh chóng và phân tích

Financials – Kế toán tài chính

Oracle cung cấp cho doanh nghiệp toàn bộ bức tranh về tình hình tài chính của minh và cho phép kiểm soát tòan bộ các giao dịch nghiệp vụ, giúp tăng tốc độ khai thác thông tin và tính minh bạch trong các báo cáo tài chính từ độ tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể đóng sổ cuối kì nhanh hơn,

ra quyết định chính xác hơn dựa trên số liệu tức thì do hệ thống cung cấp, góp phần làm giảm chi phí vận hành doanh nghiệp Các phân hệ chính của Oracle Financials

là General Legder, Account Receipables, Account Payables, Assets…

Procurement – Quản lí mua hàng

Trang 7

Oracle Procurement gồm các phân hệ được thiết kế nhằm quản lí hiệu quả việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đa dạng và phức tạp Các phân hệ quản lí mua sắmcho phép doanh nghiệp quản lí các yêu cầu mau sắm tòan doanh nghiệp, công tác mua sắm, quản lý và lựa chọn nhà cung cấp Các phân hệ của quản lí mau sắm gồm: Purchasing Intelligence, iProcurementm, Sourcing, iSupplier Portal.

Logistics- Cung ứng

Oracle Logistics hỗ trợ quản lí tòan bộ quy trình cung ứng, từ quản lý kho đến vận chuyển và trả lại hàng cho các phân hệ Inventory Management, Mobile Supply

Chain, Supply Chain Intelligence, Transportation, Warehouse Management,…

Oracle Fulfillment – Quản lí bán hàng

Oracle Order Fulfillment cho phép quản lí các quy trình bán hàng rất mềm dỏe, cung cấp số liệu kịp thời, góp phần tăng khả năng thực hiện đúng hạn các đơn hàng của khách hàng, tự động hóa quy trình từ bán hàng đến thu tiền, góp phần làmgiảm các chi phí bán hàng gồm Oracle Management, configurator, Advanced

Pricing, iStore, Supply Chain Intelligence…

Manufacturing – Quản lí sản xuất

Oracle Manufacturing giúp tối ưu hóa năng lực sản xuất, từ khâu nguyên liệuđến thành phẩm cuối cùng Hỗ trợ cả mội trường sản xuất lắp ráp giản đơn (DiscreteManufacturing) và cả mội trường sản xuất chế biến phức tạp (Process

Manufacturing), Oracle Manufacturing giúp cải tiến và kiểm soát quy trình sản xuấttốt hơn Các phân hệ chính của Quản lí sản xuất là MDS, MPS, MRP,

BOM/Formula, WIP,…

Human Resources – Quản Trị nhân sự

Các phân hệ Quản trị nhân sự của Oracle sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình Oracle cung cấp các công cụ để gắn người lao động với các mục tiêu của tổ chức, hỗ trợ tất cả các nghiệp vụ quản lý nhân viên, tuyển dụng, đào tạo, lương…Các phân hệ gồm Human Resources, Payroll, Trianning Administration, Self-service HR, HR Intelligence, Time & Labor, Advance

Benefits, iLearning, iRecruitment

Project – Quản lý dự án

Oracle Projects giúp cải tiến công tác quản lí dự án, cung cấp thông tin phù hợp chonhững người lien quan, từ đó doanh nghiệp có thể điều phối dự án nhịp nhàng, tối

ưu hóa việc sự dụng nguồn lực, ra quyết định kịp thời Các phân hệ gồm Projects

Trang 8

Billing, Projects Costing, Project Intelligence, Project Resource Mgmt,

Project Contracts, Project Collaboration…

Planning & Schedule – Lập kế hoạch

Oracle Planning & Scheduling gồm các phân hệ hỗ trợ việc lập kế hoạch cung ứng cũng như kế hoạch sản xuất Các phân hệ chính gồm Supply Chain

Planning, Adv Supply Chain Planning, Demand Planning, Global Order Promising,Mfg.Scheduling, Inventory Optimization, Collaborative Planning, Supply Chain Intelligence

Intelligence – Báo Cáo Phân Tích

Oracle E-Business Intelligence là một bộ các ứng dụng lập báo cáo phân tích nhằm đem lại những thông tin kịp thời, chính xác cho các cấp lãnh đạo, các cán bộ quản lý vá tác nghiệp Oracle E-Business Intelligence đựơv tích hợp sẵn trong giải pháp Oracle nên giảm thiểu đáng kể công sức triển khai

Maintenance Management – Quản lí bảo dưỡng

Các phân hệ Oracle Enterprise Asset Management và OracleMaintenance, Repair, and Overhaul hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch và thựchiện duy tu, bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng, máy móc, xe cộ…Công tác duy tu, bảo dưỡng được thực hiện tốt hơn sẽ giúp tăng tuổi thọ của tài sản, đãm bảo tính an toàn

và độ tin cậy cảu máy móc, thiết bị

Ngoài các phân hệ ERP ở trên, các doanh nghiệp triển khai mở rộng ERP vớiviệc triển khai CRM (Customer Relationship Management - Quản lí quan hệ kháchhàng) và SCM (Supply Chain Planning - Quản lí dây chuyền cung ứng)

1.3 Chức năng của ERP

Chức năng của một hệ thống ERP thường được hiểu là những quy trình kinh doanh thông thường Một vài chức năng chính của hệ thống ERP là tính lương, muasắm, phải thu và phải trả, sổ cái, kiểm soát hàng tồn kho, quản trị nhân sự, thiết kế sản phẩm, quản lý đơn hàng, hoạch định nguyên vật liệu, hoạch định sản xuất, kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng, bảo trì và kho hàng

• ERP tính toán và dự báo các khả năng sẽ phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của DN Chẳng hạn, ERP giúp nhà máy tính chính xác kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu (NVL) cho mỗi đơn hàng dựa trên tổng nhu cầu NVL, tiến độ, năng suất, khả năng cung ứng Cách này cho phép DN có đủ vật tư sản xuất nhưng vẫn không để lượng tồn kho quá lớn gây đọng vốn

Trang 9

• ERP hỗ trợ lên kế hoạch trước các nội dung công việc, nghiệp vụ cần trongsản xuất kinh doanh Chẳng hạn, hoạch định chính sách giá, chiết khấu, các kiểu mua hàng giúp tính toán ra phương án mua nguyên liệu, tính được mô hình sản xuất tối ưu Cách này giảm thiểu sai sót trong xử lý nghiệp vụ.

• ERP tạo ra liên kết văn phòng công ty-đơn vị thành viên, phòng ban-phòng ban và trong nội bộ các phòng ban, hình thành quy trình, trình tự xử lý nghiệp vụ

để thành viên trong công ty tuân theo

Bên cạnh đó, do tính dây chuyền và phức tạp của hệ thống ERP, các

doanh nghiệp cung cấp giải pháp ERP còn hỗ trợ khách hàng thông qua dịch vụ

tư vấn, thiết kế theo đặc thù của doanh nghiệp

ERP (Enterprise Resource Planning) là một thuật ngữ được dùng liên quan

đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình xử lý một cách tự động hoá, để giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản

lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lýnhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng, v.v Mục tiêu tổng quát của hệthống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch Một phần mềm ERP là một phần mềm máy tính cho phép công ty cung cấp và tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng

rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên Đặt điểm nổi bật của ERP là một hệ thốngphần mềm sống có thể mở rộng và phát triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình

1.4 Lịch sử ra đời và phát triển của ERP

Khái niệm ERP đã có từ những năm 60 Hồi đó ERP mới đóng vai trò nhưmột hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh Kể từ đótới nay, hệ thống ERP luôn mở rộng chức năng của mình trong vai trò quản lýdoanh nghiệp với các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP-Material Requiements

Planning) Ra đời từ những năm 60 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trongcông việc quản lý nguyên vật liệu mà cụ thể là tìm ra phương thức xử lý đơn đặthàng nguyên vật liệu và các thành phần một cách tốt hơn với các câu hỏi như:

- Sản xuất cái gì?

- Để sản xuất những cái đó thì cần những gì?

Trang 10

- Hiện nay đã có trong tay những gì?

- Những gì cần phải có nữa để sản xuất?

Giai đoạn 2: Closed-loop MRP

Ở giai đoạn này không chỉ đơn thuần là hoạch định về nguyên vật liệu, hệ thốngcòn có một loạt các chức năng nhiệm vụ khác Hệ thống cung cấp các công cụ nhằmchỉ ra độ ưu tiên và khả năng cung ứng về nguyên vật liệu đồng thời hỗ trợ việc lập

kế hoạch nguyên vật liệu cũng như việc thực hiện kế hoạch đó

Sau khi thực hiện kế hoạch, hệ thống có khả năng nhận dữ liệu, dự trù và phản hồingược trở lại với kế hoạch Sau đó nếu cần thiết thì các kế hoạch có thể được sửađổi nếu có điều kiện thay đổi theo hiệu lực của độ ưu tiên

Giai đoạn 3: Hoạch định nguồn lực sản xuất – Manufacturing Resource Planning

(MRPII)

Hoạch định cho sản xuất là kết quả trực tiếp theo và là sự mở rộng của giai đoạnClosed-Loop MRP Đây là một phương thức hoạch định tài nguyên của các công ty,nhà máy sản xuất có hiệu quả Ở giai đoạn này hệ thống đã chỉ ra việc hoạch địnhtới từng đơn vị,lập kế hoạch về tài chính và có khả năng mô phỏng khả năng cungứng nhằm trả lời các câu hỏi như : cái gì sẽ… nếu”

Hệ thống có rất nhiều chức năng và được liên kết với nhau chặt chẽ: lập kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch hoạt động và bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạchtổng thể, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, hoạch định khả năng cung ứng và hỗ trợ thực hiện khả năng cung ứng nguyên vật liệu

Kết quả của các chức năng tích hợp trên được thể hiện qua các bài báo cáo tài chínhnhư kế hoạch kinh doanh, các báo cáo về cam kết mua hàng, ngân quỹ, dự báo kho hàng,…

Giai đoạn 4a: Hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp - Enterprise

Resource Planning (ERP).

Đây là giai đoạn cuối trong quá trình phát triển ERP Về cơ bản thì ERP cũng giốngnhư các quy trình kinh doanh ở phạm vi ngày càng rộng lớn hơn, quản lí hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị, phòng ban Hệ thống tài chính được tíchhợp chặt chẽ hơn Các công cụ dây chuyền cung ứng cho phép hỗ trợ các công ty kinh doanh đa quốc gia, … Mục tiêu của ERP: Giảm chi phí và đạt hiệu quả kinh doanh thông qua sự tích hợp các quy trình nghiệp vụ

Với sự phát triển của Internet, ERP tiếp tục phát triển:

Giai đoạn 4b: Inter-Enterprise Co-operation

Mục tiêu: tăng hiệu quả thông qua sự hợp tác dựa trên dây chuyền cung ứng (SCM)

Trang 11

Khái niệm về Dây chuyền cung cấp (Supply Chain) được định nghĩa là quá trình từ khi doanh nghiệp tìm kiếm và mua nguyên vật liệu cần thiết, sản xuất ra sảnphẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng Nói chung hệ thống phần mềm SCM sẽ phục vụ các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lýhàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng.

SCM là họ PM khó chuẩn hoá và định nghĩa nhất trong các hệ PM quản lý; một phần mềm SCM có thể chỉ nhắm vào một khâu trong cả dây chuyền cung cấp, như hệ thống quản lý bưu kiện của UPS hoặc Federal Express tập trung theo dõi bưu kiện khi chúng đi từ điểm trung chuyển này qua điểm trung chuyển khác; trongkhi phần mềm mua hàng của General Electric tập trung vào việc đưa các yêu cầu vềphụ kiện của GE lên mạng và tổ chức cho các nhà cung cấp trên khắp thế giới đấu thầu cung cấp Hệ thống ERP thông thường cũng cung cấp nhiều tính năng của SCM

Các nhà sản xuất phần mềm SCM cũng phân tán và thường tập trung xây dựngsản phẩm chuyên sâu cho một khâu nào đó trong dây chuyền cung cấp

Giai đoạn 4c: Collaborative Business

Mục tiêu: Giá trị được tạo ra thông qua sự cộng tác trong cộng đồng kinh doanh

1.5 Hệ thống kế hoạch hóa nguồn lực ERP

Khi cố gắng máy tính hóa các qui trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp triểnkhai các hệ thống thông tin dựa trên những nhu cầu cá biệt của các quá trình kinhdoanh đặc thù Trong nhiều trường hợp, điều này sẽ dẫn đến hình thành các hệthống tách biệt, gây khó khăn cho việc chia sẻ thông tin, truyền tin xuyên suốt quátrình kinh doanh Cần thiết lập một hệ thống kế hoạch hóa các nguồn lực Vì thế màERP ra đời

ERP là một bố các gói phần mềm module trên máy tính tự động hóa các tác nghiệp của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp bao trùm gần như tất cả các quá trình kinh doanh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lýtoàn diện của DN

ERP không phải là phần mềm cá biệt hóa cho từng doanh nghiệp mà là một hệthống phổ cập, được xây dựng từ thực tiễn kinh doanh tốt nhất Do vậy khi áp dụng

Trang 12

phần mềm, doanh nghiệp nên thay đổi các qui trình kinh doanh của mình cho phùhợp với phần mềm và tận dụng được các ưu việt của hệ thống.

Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với các áp dụng nhiều phần mềm quản lý cho từng chức năng như kế toán, tài chính, nhân sự… là tính tíchhợp ERP chỉ là một phần mềm duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng tương tự như các phần mềm quản lý rời rạc, nhưng các module có mối quan hệchặt chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta ERP là phần mềm mô phỏng và quản lý các hoạt động của DN theo qui trình

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp không nhất thiết phải triển khai cả

hệ thống module

Quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp là khác nhau nhưng hệ thống ERP có khả năng tích hợp chúng vào một ứng dụng duy nhất và sử dụng cơ sở dữ liệu chung. > dễ dàng chia sẻ thông tin, cải thiện truyền thông

1.6 Các yếu tố quyết định để triển khai ERP thành công

Bao gồm 4 yếu tố cơ bản :

• Nguồn nhân lực

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w