Số bông m

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om6976 vụ hè thu năm 2012 tại xã tân ninh, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 37 - 40)

Kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thống kê, số bông/m2 của các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 598 - 647 bông/m2 (Bảng 3.1).

24

Bảng 3.2 Thành phần năng suất của giống lúa OM6976 được thí nghiệm ở các mật độ khác nhau tại xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An vụ Hè Thu 2012. Mật độ sạ (kg/ha) Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) 200 598 66 46 70,34 22,27 150 641 65 48 73,05 22,77 100 647 70 51 73,14 23,00 F ns ns ns ns ns CV (%) 7,3 3,47 9,74 7,21 1,69

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%

Số bông/m2 là một trong bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Theo Yoshida (1981), trong ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào sự đâm chồi và được xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai đoạn lúa đạt số chồi tối đa.Số bông/m2

phụ thuộc vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa, mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón và chế độ nước. Số bông/m2 tỷ lệ thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).Theo Trần Quốc Hưng (2010), thì để năng suất đạt trên 5 tấn/ha thì cây lúa phải có khả năng cho từ 400 - 500 bông/m2. Như vậy, trong quá trình chăm sóc cần chú ý các biện pháp kỹ thuật làm tăng số chồi là rất cần thiết.

Nghiệm thức gieo sạ với mật độ 100 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông được hình thành trên cả thân chính và những chồi được hình thành trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu sau này, đối với nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha thì số bông chỉ hình thành trên thân chính do trong giai đoạn lúa chín những chồi phụ bị chết đi. Như vậy, có thể nói mật độ gieo sạ ảnh hưởng rất lớn đến sự nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện tích. Qua thí nghiệm cho thấy gieo sạ với mật độ càng dày (200 kg/ha) thì số bông trên đơn vị diện tích ít hơn so với sạ ở mật độ thưa (150 kg/ha và 100 kg/ha).

25

3.3.2 Số hạt/bông

Qua kết quả thống kê trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy số hạt/bông giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa, nghiệm thức sạ 150 kg/ha có số hạt/bông nhỏ nhất (65 hạt/bông) và nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số hạt/bông lớn nhất (70 hạt/bông). Qua đó cho thấy trong cùng chế độ chăm sóc, số hạt trên bông giảm khi mật độ sạ tăng.

Số hạt/bông cũng là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất, số hạt/bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, ở giai đoạn này số hạt/bông có ảnh hưởng thuận với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa, số hạt/bông góp phần làm tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Như vậy, có thể nói số hạt/bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và những hạt bị lép trong quá trình phát triển. Ngoài yếu tố di truyền thì kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến số hạt/bông. Nói chung, thời tiết bất lợi như vụ Hè Thu mưa gió thường xuyên xảy ra trong khoảng thời gian từ trước trổ đến sau trổ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn và thụ tinh của hạt lúa nên sẽ dẫn đến sự hình thành số hạt/bông.

3.3.3 Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc/bông dao động từ 46 - 51 (hạt), được trình bày ở Bảng 3.1, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, số hạt chắc/bông ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số hạt chắc/bông cao nhất 51 hạt, sạ ở mật độ dày 200 kg/ha có 46 hạt chắc/bông. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010), cũng cho rằng mật độ sạ có ảnh hưởng đến số hạt chắc trên bông và số hạt chắc trên bông đạt nhiều nhất ở nghiệm thức sạ mật độ 100 kg giống/ha.

3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thống kê về tỷ lệ hạt chắc, ở nghiệm thức sạ với mật độ 100kg/ha có tỷ lệ hạt chắc là 73,14% và nghiệm thức sạ với mật độ 200kg/ha có tỷ lệ hạt chắc là 70,34% (Bảng 3.1).

Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thường số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

26

3.3.5 Trọng lượng 1000 hạt

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thống kê về trọng lượng 1000 hạt, ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha có trọng lượng 1000 hạt là 23 g và ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có trọng lượng 1000 hạt là 22,27 g (Bảng 3.1).

Trọng lượng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa nhưng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20 - 30 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om6976 vụ hè thu năm 2012 tại xã tân ninh, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 37 - 40)