Ảnh hưởng của sâu bệnh, cỏ dại

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om6976 vụ hè thu năm 2012 tại xã tân ninh, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 26)

Sâu bệnh phá hại, theo ước tính ở nước ta làm thiệt hại khoảng 20% sản lượng cây trồng. Nếu tính cả thiệt hại sau thu hoạch và trong kho thì con số này còn cao hơn nhiều (Nguyễn Công Thuật, 1996). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì lượng phân bón không cân đối và không đúng yêu cầu sinh trưởng của cây lúa. Sự hiểu biết về sâu bệnh và biện pháp phòng trừ của nông dân bị giới hạn. Đó là điều kiện tốt cho sâu bệnh bộc phát, lưu tồn và phát triển gia tăng thiệt hại cho ruộng lúa, làm giảm năng suất và có khi mất trắng .

Tác hại của sâu bệnh và cỏ dại, một mặt làm giảm năng suất hoặc có thể gây ra mất mùa, mặt khác làm chất lượng nông phẩm giảm sút, nhiều khi không tiêu thụ được, phải đổ đi hàng loạt (Nguyễn Công Thuật, 1996). Bởi vậy, trong canh tác lúa muốn năng suất lúa cao, phẩm chất hạt tốt thì người trồng lúa cần quan tâm đặc biệt vấn đề sâu bệnh, cỏ dại.

13

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu năm 2012 (từ tháng 04 năm 2012 đến tháng 07 năm 2012).

Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.

Hình 2.1 Bản đồ địa điểm thí nghiệm

Xã Tân Ninh

14

2.1.2 Phương tiện

Giống lúa OM6976 có thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày, dài hạt: 7 mm, mềm cơm, thích nghi vùng phèn mặn. Chiều cao cây 100 - 104 cm. Năng suất: 7 - 8 tấn/ha. Ít đổ ngã, hơi kháng rầy nâu, hơi nhiễm đạo ôn, ít nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.

Dụng cụ: khung chỉ tiêu 0,25 m2 (0,5 m x 0,5 m), máy ảnh, máy đo độ ẩm hạt, pH, cân phân tích, cân đồng hồ, thước đo, túi nhựa chứa mẫu lúa, tập, viết, máy tính...

Phân bón: Urea (46% N), DAP (18 - 46 - 0), KCl (60% K2O)

Thuốc BVTV: Jiabean 75WP, Jianil 5SC, Nativo, Hexavil 5SC, Chess 50WG, Amistartop 325SC, Regent 800WG, Mikabe 100WP, Siêu Kali Mỹ Nhật, Phân bón lá cao cấp Mỹ Nhật,...

2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Tổng cộng có 9 lô nghiệm thức, diện tích mỗi lô là 20 m2. Trong mỗi lô nghiệm thức được đặt 3 khung tre có diện tích 0,25 m2 một cách ngẫu nhiên. Khoảng cách giữa các lô nghiệm thức với nhau là 0,5 m.

Nghiệm thức 1: sạ 200 kg/ha (đối chứng theo nông dân). Nghiệm thức 2: sạ 150 kg/ha.

15

4m

5m

0,5m

Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

REP I REP II REP III

NT1 NT3 NT2

NT2 NT1 NT3

NT3 NT2 NT 1

2.2.2 Biện pháp canh tác

Sửa soạn đất: đốt rơm và phơi đất khoảng 2 tuần. Sau đó tiến hành cày xới, đánh tơi đất. Trước khi sạ, bơm nước ngập ruộng tiến hành phun thuốc diệt ốc bươu vàng, sau đó ngâm khoảng 2 ngày bơm nước ra, tiến hành đánh bùn, sử dụng thước dây đo cắm cọc tre chia 9 lô nghiệm thức và tiến hành sạ lúa lúc chiều mát.

Chuẩn bị giống: giống được ngâm trong 24 giờ, ủ trong 36 giờ để hạt lúa lên mầm, sau đó lấy ngót rồi tiến hành gieo sạ. Phun thuốc trừ cỏ diệt mầm lúc lúa được 4 ngày tuổi.

Bón phân theo công thức: 100 N - 60 P2O5 - 30 K2O. + Bón lót trước khi sạ 1 ngày: toàn bộ P2O5 và ½ K2O.

+ Bón phân thúc đợt 1 lúc cây lúa được 13 ngày tuổi: 1/5 N. + Bón phân thúc đợt 2 lúc lúa được 25 ngày tuổi: 2/5 N. + Bón đón đòng sau sạ 40 ngày: 2/5 N và ½ K2O. - Lúa được 17 ngày tiến hành dặm.

16

- Phun thuốc khi sâu bệnh xuất hiện.

- Phun phân bón lá khi lúa được khoảng 80 ngày tuổi.

- Lúc lúa được 30 ngày sau sạ thì rút cạn nước ruộng 7 ngày, sau đó cho nước vào bón phân đón đòng và giữ nước trong ruộng khoảng từ 5 - 7 cm cho đến trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày thì rút cạn nước. Khi lúa chín được 85 - 90% số hạt chắc trên bông thì tiến hành thu hoạch.

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận lúc 20, 40, 60 và 95 ngày sau sạ (NSS). Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập các chỉ tiêu:

- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất.

- Số chồi/m2: đếm tất cả thân chính và số chồi (3 lá trở lên) ở giai đoạn lúa được 20, 40, 50, 60 ngày tuổi và lúc thu hoạch ở tất cả các khung chỉ tiêu và quy ra số chồi/m2

.

- Chiều dài bông: trong mỗi khung chỉ tiêu có diện tích 0,25 m2 đo chiều dài bông của 10 cây lúa và tính chiều dài trung bình.

2.2.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất

- Gặt tất cả lúa trong khung có diện tích 0,25 m2. - Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô.

- Đếm tổng số bông, ký hiệu là P (bông). - Đếm tổng số hạt lép, ký hiệu là U (hạt). - Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là W (hạt).

- Cân trọng lượng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu w1, w2, w3 (g). - Đo ẩm độ của mẫu.

- Quy các số liệu khối lượng cân về ẩm độ chuẩn 14%.

86 ) H (100 W W14% 0 0 

W0: trọng lượng mẫu lúc cân (g). H0: ẩm độ mẫu lúc cân (%). *Cách tính các thành phần năng suất Số bông/m2 = P x 4 Số hạt chắc/bông P W  Phần trăm hạt chắc (%) = U W W  x 100

17 Trọng lượng 1000 hạt = 3 w w w1  2  3 (g)

2.2.5 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất

Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng suất bằng công thức:

NSLT = Số bông/m2 x Số hạt/bông x Tỷ lệ hạt chắc (%) x Trọng lượng 1000 hạt x 10-5 (tấn/ha)

Năng suất thực tế (NSTT) của lúa được tính từ lượng lúa thu hoạch từ 5 m2, đập, phơi, làm sạch, cân và quy về ẩm độ 14%, ký hiệu là W14% (kg).

NSTT = 1000 W14% x ) (m 20 ) (m 10000 2 2 = 2 W14% (tấn/ha)

2.2.6 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại

* Sâu cuốn lá

Thang đánh giá khả năng phản ứng với sâu cuốn lá (IRRI, 1988). + Cấp 0: không có cây bị hại.

+ Cấp 1: 1- 10% cây bị hại. + Cấp 3: 11- 20% cây bị hại. + Cấp 5: 21- 35% cây bị hại. + Cấp 7: 36- 60% cây bị hại. + Cấp 9: 61- 100% cây bị hại. * Bệnh đạo ôn

Thang đánh giá bệnh đạo ôn hại bông (IRRI, 1988).

+ Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông. + Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.

+ Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.

+ Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông.

+ Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.

+ Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

18

* Rầy nâu

Triệu chứng chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ chết trên đồng ruộng.

Thang đánh giá khả năng phản ứng với rầy nâu (IRRI, 1988). + Cấp 0: không bị hại.

+ Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.

+ Cấp 3: lá biến vàng nhưng chưa bị cháy rầy.

+ Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, còn lại bị lùn nặng.

+ Cấp 7: hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. + Cấp 9: tất cả cây bị chết.

2.2.7 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng chương trình Excel để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS.

19

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN

3.1.1 Tình hình đất đai và khí hậu

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ở ruộng sản xuất của gia đình nên sự ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và kỹ thuật chăm sóc là như nhau. Trong suốt giai đoạn sinh trưởng cây lúa chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như: mưa, nắng nóng, khô hạn xen kẽ nhau.

3.1.2 Tình hình phát triển của cây lúa

Tình hình phát triển của cây lúa từ đầu cho đến cuối vụ Hè Thu 2012 khá tốt mặc dù gặp một số điều kiện bất lợi của thời tiết như trời âm u mưa nhiều trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa làm xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại phổ biến, nhưng do áp dụng biện pháp kỹ thuật thăm đồng thường xuyên phun thuốc đúng thời điểm, đúng thuốc chặn đứng kịp thời sâu bệnh hại nên năng suất lúa không bị ảnh hưởng. Sự phát triển chiều cao và khả năng đẻ nhánh của lúa mạnh nhất là vào giai đoạn từ 10 - 40 ngày sau sạ. Sau giai đoạn này cây lúa sinh trưởng chậm dần chuyển từ giai đoạn sinh trưởng qua giai đoạn sinh sản và hình thành năng suất.

3.1.3 Tình hình sâu bệnh hại

Từ đầu vụ cho đến cuối vụ Hè Thu 2012 tại điểm thí nghiệm có sự xuất hiện và gây hại phổ biến của một số sâu bệnh hại như: ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, nhện gié.

Theo kết quả ghi nhận ở Bảng 3.1, với mật độ sạ 100 kg/ha thì sự gây hại của rầy nâu, sâu cuốn lá và bệnh đốm vằn ít hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Như vậy, có thể thấy sạ với mật độ càng dày sẽ tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại phát triển. Khi cây lúa phải sống trong mật độ dày đặc, phải cạnh tranh về nhiều mặt như dinh dưỡng, khả năng quang hợp làm cho khả năng chống chịu với sâu bệnh bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, Ốc bươu vàng gây hại lúc cho nước vào ruộng bón phân thúc đợt 1, nhưng do phun xịt kết hợp dặm lúa nên thiệt hại không đáng kể.

Bảng 3.1 Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại chung ở các nghiệm thức Mật độ sạ (kg/ha) Rầy nâu (cấp) Sâu cuốn lá (cấp) Đạo ôn (cấp) Đốm vằn (cấp) Đổ ngã (%) 200 3 3 3 3 0.00 150 1 3 3 3 0.00 100 1 1 3 1 0.00

20

Vụ Hè Thu năm 2012 xuất hiện rất nhiều loại dịch hại, nhưng mức độ gây hại thấp và do phun thuốc BVTV đúng lúc nên hạn chế được tình hình sâu bệnh, ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển, cũng như năng suất lúa vào cuối vụ.

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA CÂY LÚA

3.2.1 Chiều cao cây

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây lúa ở các giai đoạn 10, 20, 40, 60 và 95 ngày sau khi sạ không có sự khác biệt ý nghĩa giữa nghiệm thức sạ 200 kg/ha, nghiệm thức sạ 150 kg/ha với nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Chiều cao tối đa của cây lúa ở các nghiệm thức dao động từ 90,37- 92,78 cm (Hình 3.1).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 10 20 40 60 95 Ngày sau sạ C hi ều ca o y (c m )

200 kg/ha 150 kg/ha 100 kg/ha

Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều cao của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây của lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hình thành đốt, vươn lóng và trổ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc

21

điểm này mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ, quá thừa hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Chiều cao cây lúa ở thí nghiệm đạt từ 90,37 – 92,78 cm. Theo Akita (1989), cây cao từ 90 - 100 cm được coi là lý tưởng về năng suất.

3.2.2 Số chồi/m2

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giai đoạn 20 ngày sau sạ số chồi/m2 ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha là thấp nhất, kế đến là nghiệm thức sạ 150 kg/ha và cao nhất là ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Giai đoạn 40 ngày sau sạ đây là giai đoạn cây lúa đạt số chồi cao nhất, giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê là 5% và dao động trong khoảng từ 976 – 1.253 chồi/m2

. Ở giai đoạn 60 ngày sau sạ số chồi ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha không có sự khác biệt về mặt thống kê so với nghiệm thức sạ 150 kg/ha và 100 kg/ha. Giai đoạn 95 ngày sau sạ (thu hoạch) số chồi/m2

giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thống kê, nghiệm thức sạ 200 kg/ha có sự giảm số chồi nhiều nhất, từ 1.253 chồi (40 NSS) giảm xuống còn 598 chồi (95 NSS) và cũng là nghiệm thức có số chồi ít nhất lúc thu hoạch so với hai nghiệm thức sạ 100 kg/ha (647 chồi) và 150 kg/ha (641 chồi), do lúc này các chồi vô hiệu đã chết và chỉ còn lại chồi hữu hiệu (Hình 3.2).

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 20 40 60 95 Ngày sau sạ Số c hồ i tr ên m ét vu ôn g

200 kg/ha 150 kg/ha 100 kg/ha

Hình 3.2: Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số chồi/m2 của giống lúa OM6976 vụ Hè Thu năm

22

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này. Khả năng đẻ nhánh của lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, mật độ, ánh sáng, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác (Nguyễn Văn Hoan, 1995). Trong điều kiện dinh dưỡng và ánh sáng đầy đủ cây lúa sẽ bắt đầu mọc chồi ở vị trí mắt thứ hai và ngược lại nếu gặp điều kiện bất lợi thiếu dinh dưỡng và ánh sáng hoặc bị ngập sâu thì mầm chồi sẽ thoái hóa và cây lúa nở bụi kém (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Do đó, ánh sáng là yếu tố chính ảnh hưởng đến số chồi tối đa ở các nghiệm thức khác nhau về mật độ sạ. Sạ thưa cây lúa nhận được nhiều ánh sáng nên nhảy nhiều chồi và ngược lại sạ dày cây lúa nhận được ít ánh sáng nên nhảy chồi kém, số chồi tối đa đếm được chủ yếu là từ thân chính của cây lúa (Nguyễn Trường Giang, 2010).

Nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm ở giai đoạn 20 ngày sau sạ và 40 ngày sau sạ ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha . Số chồi tối đa đếm được chủ yếu là từ thân chính của cây lúa. Số chồi tối đa tăng nhiều nhất là ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha từ 508 chồi ở giai đoạn 20 ngày sau sạ lên 976 chồi ở giai đoạn 40 ngày sau sạ.

Số chồi/m2 là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt quyết định đến số bông/m2, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có 4 lá, trên đồng ruộng cây lúa sẽ đẻ nhánh khi kết thúc giai đoạn mạ và cây lúa bén rễ hồi xanh. Việc theo dõi động thái đẻ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om6976 vụ hè thu năm 2012 tại xã tân ninh, huyện tân thạnh, tỉnh long an (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)