Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Trương Văn Nam, cô Nguyễn Thị Tâm, cùng các Cô chú/ Anh chị phòng Chất lượng, phòng Nhân sự, phòng Sản xuất, Kho Vật tư, phân x
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG Ở PHÂN XƯỞNG MAY 2 (Tại nhà máy 1, Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình)
Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 - 2020
S K L 0 0 7 0 2 1
GVHD: NGUYỄN THỊ ANH VÂN SVTH: LÊ THỊ THANH LAM MSSV: 16124130
Trang 2SVTH: Lê Thị Thanh Lam
(Tại nhà máy 1, Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình)
GVHD: ThS Nguyễn Thị Anh Vân SVTH: Lê Thị Thanh Lam
Trang 3SVTH: Lê Thị Thanh Lam
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tp HCM, ngày …tháng…năm……
Giảng viên hướng dẫn
Trang 4SVTH: Lê Thị Thanh Lam
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tp HCM, ngày …tháng…năm……
Giảng viên phản biện
Trang 5SVTH: Lê Thị Thanh Lam
iv
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy cô trong Khoa Kinh tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho em những kiến thức chuyên môn vô cùng bổ ích Các Thầy cô đã tận tình chỉ dạy, hỗ trợ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để giúp em hoàn thành tốt bài Khóa luận tốt nghiệp của mình
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Anh Vân – người đã hướng dẫn tận tình cũng như là lắng nghe, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn của em trong quá trình làm khóa luận Cám ơn Cô đã cho em những lời nhận xét, những góp ý vô
cùng quý báo để em có thể hoàn thành tốt hơn bài Khóa luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến anh Trương Văn Nam, cô Nguyễn Thị Tâm, cùng các Cô chú/ Anh chị phòng Chất lượng, phòng Nhân sự, phòng Sản xuất, Kho Vật tư, phân xưởng May 2 và tất cả các Cô chú/ Anh chị công nhân, đã tạo điều kiện để em có thể học tập, cung cấp nhiều dữ liệu quan bổ ích, hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của em trong suốt thời gian thực tập
Cuối cùng, xin kính chúc Quý thầy cô, các Cô chú/ Anh chị thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống
Em xin chân thành cám ơn!
Tp HCM, ngày … tháng … năm ……
Sinh viên
Lê Thị Thanh Lam
Trang 6SVTH: Lê Thị Thanh Lam
Trang 7SVTH: Lê Thị Thanh Lam
UCL Upper Control Limit Giới hạn trên
LCL Lower Control Limit Giới hạn dưới
AQL Acceptance Quality Limit Giới hạn chất lượng được khách
hàng chấp nhận
Trang 8SVTH: Lê Thị Thanh Lam
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2017 8
Bảng 3 1 Bảng tổng hợp các lỗi của giày Kiprun Kid Grip tại chuyền may 34, trong tháng 10 (từ ngày 1/10-23/10) 38
Bảng 4 1 Phần trăm các lỗi của giày Kipru Kid Grip 44
Bảng 4 2 Bảng tiêu chí đánh giá 5W1H 48
Bảng 4 3 Nội dung đào tạo 50
Bảng 4 4 Dự trù kinh phí thực hiện 50
Bảng 4 5 Bảng mô tả thông số nguồn sáng 53
Trang 9SVTH: Lê Thị Thanh Lam
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Công ty CPĐT Thái Bình 3
Hình 1 2 Ông Nguyễn Đức Thuấn 3
Hình 1 3 Sơ đồ tổ chức của công ty 6
Hình 1 4 Sáu lĩnh vực kinh doanh chính của công ty 7
Hình 1 5 Sơ đồ tổ chức P QLCL 9
Hình 1 6 Ba khách hàng lớn của TBS 10
Hình 1 7 Sơ đồ tổ chức nhà máy 1 10
Hình 1 8 Sơ đồ mặt bằng Nhà máy 1 12
Hình 3 1 Quy trình sản xuất tổng quát 23
Hình 3 2 Giày Kiprun Kid Grip 23
Hình 3 3 Chặt đệm cổ 25
Hình 3 4 Ép cắt gót ngoài 26
Hình 3 5 May chập lót vòng cổ vào lưỡi gà 27
Hình 3 6 May gót ngoài vào thân t-n 27
Hình 3 7 Đục lỗ ode 28
Hình 3 8 Vệ sinh mũ giày 28
Hình 3 9 Mũ giày đã được đóng mộc 29
Hình 3 10 Mũ giày mẫu 29
Hình 3 11 Lưu trình kiểm tra sản phẩm ở phân xưởng gò 30
Hình 3 12 Bỏ bao – đóng gói 31
Hình 3 13 Sơ đồ tổ chức phân xưởng may 2 32
Hình 3 14 Keo dán giày 35
Hình 3 15 Dụng cụ may 36
Hình 3 16 Một số lỗi thường gặp của mẫu giày Kiprun Kid Grip (1) 37
Hình 3 17 Một số lỗi thường gặp của mẫu giày Kiprun Kid Grip (2) 38
Hình 3 18 Lưu trình xử lý sản phẩm không phù hợp 40
Trang 10SVTH: Lê Thị Thanh Lam
ix
Hình 4 1 Biểu đồ Parato thể hiện phần trăm lỗi của giày Kiprun Kid Grip sản xuất trong
tháng 10 45
Hình 4 2 Biểu đồ xương cá thể hiện nguyên nhân gây ra lỗi 46
Hình 4 3 Chi tiết dư rơi vụn trên sàn 51
Hình 4 4 Tủ soi màu Tilo T60(5) 52
Hình 4 5 Hộp đèn của tủ so màu Tilo T60(5) 54
Trang 11SVTH: Lê Thị Thanh Lam
x
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN iii
LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH viii
MỤC LỤC x
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu các chương của báo cáo 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH 3
1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 3
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 3
1.1.1.1 Tầm nhìn 3
1.1.1.2 Sứ mệnh 4
1.1.1.3 Giá trị cốt lõi 4
1.1.1.4 Phát triển bền vững 4
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 5
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 6
1.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh 7
1.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 8
1.1.6 Sơ đồ tổ chức phòng QLCL 9
1.2 Tổng quan về nhà máy 1 10
1.2.1 Giới thiệu khái quát về nhà máy 1 10
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy 1 10
Trang 12SVTH: Lê Thị Thanh Lam
xi
1.2.3 Bố trí mặt bằng nhà máy 1 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14
2.1 Tổng quan về chất lượng 14
2.1.1 Chất lượng là gì? 14
2.1.2 Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm 15
2.2 Phương pháp 5S 15
2.2.1 Lợi ích của việc áp dụng 5S 16
2.2.2 Các bước triển khai 5S 16
2.3 Kiểm soát chất lượng 18
2.3.1 Kiểm soát chất lượng 18
2.3.2 Ý nghĩa của việc kiểm soát chất lượng 19
2.3.3 Các công cụ kiểm soát chất lượng 20
2.3.3.1 Phiếu kiểm tra chất lượng 20
2.3.3.2 Biểu đồ Parato 20
2.3.3.3 Sơ đồ nhân quả (sơ đồ xương cá) 22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI PHÂN XƯỞNG MAY 2, NHÀ MÁY 1, CÔNG TY CPĐT THÁI BÌNH 23
3.1 Quy trình sản xuất sản phẩm 23
3.1.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu 24
3.1.2 Khâu chặt 25
3.1.3 Khâu chuẩn bị sản xuất 26
3.1.4 Bộ phận may 26
3.1.5 Bộ phận gò 29
3.2 Những quy định về kiểm soát chất lượng ở phân xưởng may 2 32
3.2.1 Các tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng tại phân xưởng may 2 32
3.2.2 Tình hình kiểm soát chất lượng tại phân xưởng may 2 đối với sản phẩm Kiprun Kid Grip 34
3.2.2.1 Các lỗi sản phẩm thường gặp 37
3.2.2.2 Cách xử lý sản phẩm lỗi nghiêm trọng 40
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TẠI PHÂN XƯỞNG MAY 2 42
Trang 13SVTH: Lê Thị Thanh Lam
xii
4.1 Định hướng phát triển 42
4.1.1 Định hướng phát triển công ty 42
4.1.2 Định hướng phát triển nhà máy 1 42
4.2 Nhận xét chung về tình hình kiểm soát chất lượng tại phân xưởng may 2 43
4.2.1 Ưu điểm 43
4.2.2 Nhược điểm 43
4.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng tại phân xưởng may 2 44
4.3.1 Biểu đồ Parato thể hiện phần trăm lỗi 44
4.3.2 Nguyên nhân gây ra lỗi 46
4.3.3 Đề xuất các giải pháp 47
4.3.3.1 Về con người 48
4.3.3.2 Về phương pháp 51
4.3.3.3 Về máy móc 51
4.3.3.4 Về nguyên vật liệu 52
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 1 58
PHỤ LỤC 2 59
PHỤ LỤC 3 60
PHỤ LỤC 4 61
Trang 14SVTH: Lê Thị Thanh Lam
Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình là công ty lớn chuyên gia công, sản xuất giày công nghiệp Đây cũng là công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực da giày, hiện nay đang sở hữu 25 nhà máy trải dài từ bắc vào nam với chất lượng đáng tin cậy Nhiều năm qua, công
ty đã không ngừng cải thiện nâng cao hệ thống kiểm soát chất lượng sản phầm của mình để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng Vào năm 2018, TBS Group vinh dự đạt giải thưởng
3 NĂM TOP 10 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam TBS đã ngày càng khẳng định vị trí và tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và quốc tế Để có được thành công đáng tự hào như thế thì việc kiểm soát chất lượng tại nhà máy là một khâu vô cùng quan trọng Tuy nhiên, quy trình kiểm soát chất lượng vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn còn nhiều sản phẩm lỗi, gây thiệt hại về tài chính của công ty Điều này đã thôi thúc em muốn tìm hiểu để biết
rõ hơn về các công tác quản lý chất lượng ở đây, từ đó đưa ra một số giải pháp để giúp công
ty hạn chế sản phẩm lỗi Đó là lý do khiến em chọn đề tài: “Phân tích thực trạng công tác
kiểm soát chất lượng tại phân xưởng may 2, nhà máy 1, Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình”
Trang 15SVTH: Lê Thị Thanh Lam
2
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về các công cụ kiểm soát chất lượng được áp dụng tại phân xưởng may 2, nhà máy 1, Công ty CPĐT Thái Bình
- Phân tích các quy trình kiểm soát chất lượng mã giày Kiprun Kid Grip ở phân xưởng may 2 tại nhà máy 1
- Tìm ra những điểm chưa phù hợp trong quy trình kiểm soát chất lượng của mã giày Kiprun Kid Grip
- Đánh giá và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Quá trình kiểm soát chất lượng của mã giày Kiprun Kid Grip ở phân xưởng may 2, tại nhà máy 1, Công ty CPĐT Thái Bình
- Phạm vi nghiên cứu
o Thời gian nghiên cứu: 01/10/2019 – 30/11/2019
o Không gian nghiên cứu: Phân xưởng may 2, nhà máy 1 ,Công ty CPĐT Thái Bình
4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp, thống kê, so sánh và phân tích các số liệu
- Phương pháp quan sát, tham khảo ý kiến từ các anh chị phòng ban
5 Kết cấu các chương của báo cáo
- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng tại phân xưởng may 2, nhà máy
1, Công ty CPĐT Thái Bình
- Chương 4: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng
Trang 16SVTH: Lê Thị Thanh Lam
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty [1]
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Tên giao dịch: TBS GROUP
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Giám đốc/Đại diện pháp luật: Nguyễn Đức Thuấn
Loại hình kinh doanh: Công ty chủ yếu trong
lĩnh vực gia công giày để xuất khẩu, sản xuất
túi xách, ngoài ra công ty còn hoạt động trong
lĩnh vực tài chính và bất động sản
1.1.1.1 Tầm nhìn
Bằng khát vọng, ý chí quyết tâm, cùng với tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo của một đội ngũ vững mạnh và tầm nhìn xa về chiến lược của nhà lãnh đạo, phấn đấu đến năm 2025, TBS sẽ vươn mình phát triển lớn mạnh thành công ty đầu tư đa ngành uy tín tại Việt Nam và trong khu vực, mang đẳng cấp quốc tế, thể hiện tầm vóc trí tuệ và niềm tự hào
Việt Nam trên trên thế giới
Hình 1 2 Ông Nguyễn Đức
Thuấn Hình 1 1 Công ty CPĐT Thái Bình
Trang 17SVTH: Lê Thị Thanh Lam
Về sức khỏe và an toàn lao động
Sức khoẻ và sự an toàn lao động của nhân viên và đối tác là một trong những vấn đề quan trọng và được quan tâm nhất của TBS, công ty luôn tuân thủ các quy định sức khỏe
và môi trường theo luật của Việt Nam TBS vẫn thường xuyên tổ chức đều đặn các buổi đào tạo về an toàn lao động cho nhân viên, đồng thời đề ra những quy định làm việc để bảo đảm an toàn ở mức độ cao nhất Công nhân làm việc ở khu vực có mùi hóa chất thì được trang bị dụng cụng bảo hộ đầy đủ, đặc biệt là sẽ nhận được một chế độ phụ cấp nếu làm việc trong môi trường hóa chất độc hại
Vì môi trường
Dựa trên quan điểm “phát triển bền vững” làm kim chỉ nam, TBS luôn chú trọng đến cảnh quan, không gian xanh mát, đảm bảo môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp và an toàn trong quá trình thiết kế và xây dựng khu nhà xưởng cho nhân viên và cộng đồng xung quanh Công ty có hệ thống xử lý nước thải có thể lọc ra nước thải sinh hoạt (loại A) và
Trang 18SVTH: Lê Thị Thanh Lam
5
nước thải công nghiệp tiêu chuẩn (loại B) với công suất 1.500 m3/ngày-đêm Sau nhiều năm
nổ lực giảm thiểu các tác nhân gây hại đến môi trường, TBS đã có các chuỗi nhà máy, cơ
sở hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn thân thiện với môi trường
Trách nhiệm đối với xã hội
Trong nhiều năm qua, ý thức được vai trò của mình đối với cộng đồng, TBS đã nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội như: cung cấp chỗ ở cho công nhân, hộ nghèo, xây dựng trường học tại nhiều địa phương (xây dựng trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Đông Hòa, Dĩ An; trao hàng ngàn suất học bổng khuyến học cho trẻ em công nhân viên TBS có thành tích học tập tốt;…), trao học bổng cho học sinh nghèo, hiếu học (tài trợ giải golf vận động ngân sách hỗ trợ mổ tim cho trẻ em năm 2010; thành lập Quỹ Bông Lúa Vàng hỗ trợ trẻ em chất đọc màu da cam, trẻ em bệnh tim;…)
- Năm 1995: Nhà máy số 2 được xây dựng, với nhiệm vụ chuyên sản xuất giày thể thao
- Năm 2002: Cán mốc sản lượng 5 triệu đôi giày
- Năm 2005: Công ty Giày Thái Bình chính thức đổi tên trở thành Công ty Cổ phần Đầu
tư Thái Bình Đồng thời, được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì
- Năm 2007: Cán mốc sản lượng 10 triệu đôi giày
- Năm 2009: Được trao tặng bằng khen Top 5 Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành
Da Giày Việt Nam do Bộ Công thương trao tặng
- Năm 2011: Thành lập nhà máy túi xách đầu tiên
- Năm 2013: Cán mốc sản lượng 16 triệu đôi giày
- Năm 2014: Cán mốc sản lượng 21 triệu đôi giày và 10 triệu túi xách Được vinh dự đón nhận cờ thi đua của Chính phủ và Huân chương Lao động hạng nhất
- Năm 2015: Sản xuất túi xách cho thương hiệu Vera Bradley và mở khu vực Giày tại Kiên Giang và khu vực đế tại Hội An
Trang 19SVTH: Lê Thị Thanh Lam
6
- Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp TBS Group được đánh giá và công nhận là Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam - lĩnh vực sản xuất, đồng thời vinh dự đạt thêm giải thưởng 3 NĂM TOP 10 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam
Bằng sự nổ lực của mình, TBS đang dần khẳng định là công ty đầu tư uy tín tại Việt Nam và trong khu vực Với quyết tâm “Thế giới làm được, ắt ta sẽ làm được”, Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch TBS Group đặt mục tiêu làm chủ công nghệ sản xuất ngành thời trang Theo đó, việc tập trung phát triển công nghệ sản xuất đế giày là một trong những kế hoạch
đột phá mạnh để TBS có thể làm chủ hoàn toàn công nghệ ngành giày
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
DU LỊCH
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HĐQT CTY CHỦ TỊCH TỔNG GIÁM ĐỐC
TÚI XÁCH
NGÀNH ICD-LOGISTICS
Hình 1 3 Sơ đồ tổ chức của công ty
Trang 20SVTH: Lê Thị Thanh Lam
7
1.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh [3]
Sau 30 năm sáng tạo và phát triển,
đến nay TBS đã vươn mình lớn mạnh
và đang từng bước khẳng định vị trí trên
thị trường với 6 lĩnh vực kinh doanh
chính: Sản xuất Công nghiệp Da giày,
Sản xuất Công nghiệp Túi xách, Đầu tư
và quản lí hạ tầng công nghiệp, Cảng &
Logistics, Du lịch, Thương mại &
Dịch vụ
Sản xuất công nghiệp da giày
Sản xuất, xuất khẩu giày quy mô lớn: Với chiến lược sản phẩm là tập trung chuyên biệt dòng sản phẩm giày casual, water proof, work shoes, injection và giày thể thao các loại Trong gần 25 năm hoạt động, lĩnh vực sản xuất giày của TBS đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào năng lực sản xuất quy mô lớn cùng chất lượng sản phẩm đáng tin cậy Hiện nay, TBS được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành sản xuất da giày tại thị trường Việt Nam, hiện đang sở hữu hệ thống nhiều nhà máy rộng khắp cả nước
Sản xuất công nghiệp túi xách
Chuyên sản xuất các mặt hàng túi xách cao cấp, đa dạng về mẫu mã Ngành Túi xách TBS đã và đang từng bước tạo nên danh tiếng trên thị trường trong và ngoài nước Với mục tiêu trở thành 1 trong 10 nhà sản xuất túi xách, ba lô có chất lượng cao trên thế giới Dù thời gian thành lập chưa dài, nhưng ngành sản xuất Túi xách của TBS đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ về tốc độ phát triển và tiếp cận những thương hiệu lớn, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng
Cảng và logistics
Chuyên cho thuê kho, bãi, container và dịch vụ logistics, bao gồm: điểm thông quan nội địa (ICD), dịch vụ cho thuê kho bãi, quản lý kho bãi, lưu kho, lưu container, dịch vụ văn phòng, thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ tiện ích kho bãi, dịch vụ kiểm soát an ninh cùng các dịch vụ giá trị gia tăng khác Đặt tại vị trí chiến lược
Hình 1 4 Sáu lĩnh vực kinh doanh chính
Trang 21SVTH: Lê Thị Thanh Lam
Chuyên phân phối các thương hiệu thời trang hàng đầu quốc tế Bằng uy tín, năng lực
và sự thấu hiểu thị trường bán lẻ, TBS Sport đang từng bước khẳng định vai trò chuyên nghiệp trong lĩnh vực phân phối sản phẩm giày và túi xách, trở thành thương hiệu bán lẻ thời trang uy tín hàng đầu tại Việt Nam Cung cấp cho khách hàng với chất lượng và dịch
vụ tốt nhất Với lợi thế am hiểu thị trường trong nước, có hệ thống cửa hàng phân phối trên toàn quốc, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có kỹ năng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp…
Du lịch
Tập trung vào việc quản lý, kinh doanh và phát triển chuỗi sân golf, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng cao cấp tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á TBS có hệ thống khách sạn ở Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao Sân Golf Montgomerie Links có tổng diện tichs 32.000 m2
1.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 1 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012-2017
CP Bán hàng 16.675 19.342 23.637 23.637 23.637 27.183
CP Tài chính 30.014 31.682 34.547 34.547 34.547 39.729
CP QLDN 32.014 36.684 40.638 41.638 43.638 50.184
Lợi nhuận 213.102 243.782 328.467 367.467 425.467 489.287
Trang 22SVTH: Lê Thị Thanh Lam
(Nguồn: Phòng Quản lý Chất lượng)
Nhiệm vụ: nghiên cứu, triển khai đổi mới các tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong sản
xuất Xây dựng quy trình sản xuất cho sản phẩm, tiến hành sản xuất thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá và cải tiến các công đoạn sản xuất cho phù hợp TBCN của nhà máy Tiến hành đánh giá và tự đánh giá các hoạt động liên quan đến chất lượng của toàn công ty Tiếp nhận các đơn hàng từ đối tác nước ngoài và có trách nhiệm đảm bảo đúng chất lượng theo yêu cầu Triển khai các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho nhân viên, chủ trì xây dựng các định hướng chiến lược cho toàn công ty
NV QA May
NV QA Gia công
PX Gò 1: Trần Thị Tuyết Hạnh
PX Gò 2: Trần Thị Hồng Lưu Kiểm hàng: Nguyễn Thị Hoài Packing: Lê Sĩ Năm
CBSX-Đầu vào: Vũ Thị Điệp
PX May 1: Lê Thị Loan
PX May 2: Đinh Thị Hiền
Trang 23SVTH: Lê Thị Thanh Lam
10
1.2 Tổng quan về nhà máy 1
1.2.1 Giới thiệu khái quát về nhà máy 1
Được thành lập ngày 06/10/1992, Nhà máy 1 là nhà máy tiền thân của công ty CPĐT Thái Bình, chuyên gia công giày theo đơn hàng để xuất khẩu, có tầm nhìn và năng lực chuẩn quốc tế Với chiến lược kinh doanh là đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, vì vậy mà công ty là đối tác đáng tin cậy của các thương hiệu lớn trên thế giới Ba khách hàng lớn góp phần làm nên sự thành công của TBS là: Decathlon, Wolverine, Skechers
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy 1
Trang 24SVTH: Lê Thị Thanh Lam
Phó giám đốc
Hỗ trợ Giám đốc triển khai công việc dựa trên sự hỗ trợ của các phòng ban Thực hiện các công việc như lập kế hoạch sản xuất để đạt năng xuất tối ưu, sắp xếp nhân sự sao cho hoạt động có hiệu quả Chỉ huy, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khi Giám đốc vắng mặt
Phòng công nghệ - tổ chức – quản trị và phát triển nguồn nhân lực
Thực hiện các công tác lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đáp ứng lao động cho các xưởng, đãi ngộ và sa thải nhân viên theo quy định của Giám đốc Theo dõi và xử lý các trường hợp xảy ra xung đột ở nhà máy Có trách nhiệm lo mọi thủ tục về bảo hiểm cho nhân viên theo đúng quy định của Nhà nước
Phòng điều hành sản xuất
Nhận lệnh sản xuất từ BGĐ Góp ý, tham mưu cho BGĐ về kế hoạch sản xuất dài hạn – trung hạn – ngắn hạn, đầu tư phát triển sản xuất, giao dịch với khách hàng Đồng thời có trách nhiệm về việc lập kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng phân xưởng, điều tiết mọi hoạt động sản xuất sao cho đảm bảo đúng tiến độ giao hàng Thực hiện đánh giá và báo cáo kết quả
Phòng quản lý chất lượng
Tham mưu và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động liên quan đến chất lượng, góp phần vào việc thực hiện sứ mạng và mục tiêu chung của công ty Phân tích kết quả báo cáo chất lượng và đề xuất việc điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện
Bộ phận quản trị tổng quát – kinh tế tổng hợp
Tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan về công văn, các quy chế áp dụng của nhà máy, tham mưu về cách tổ chức phòng ban, soạn thảo các tài liệu hành chính Tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược kinh doanh, giám sát và kiểm tra chất lượng công việc
Trang 25SVTH: Lê Thị Thanh Lam
12
Quản đốc phân xưởng
Quản lý mọi hoạt động sản xuất của phân xưởng theo nhiệm vụ và kế hoạch được giao Phân công, đôn đốc công nhân sản xuất đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng được đề ra Phó quản đốc phân xưởng
Đào tạo, hướng dẫn các thao tác hoạt động sản xuất cho công nhân mới, đôn đốc công nhân thực hiện đúng tiến độ Bảo quản máy móc, thiết bị ở khu vực sản xuất Tiếp nhận những ý kiến, những khó khăn của công nhân mắc phải và tìm ra hướng giải quyết trong phạm vi quyền hạn Báo cáo kết quả sản xuất và tình hình nhân sự cho Quản đốc
1.2.3 Bố trí mặt bằng nhà máy 1
(Nguồn Phòng Nhân sự)
Hình 1 8 Sơ đồ mặt bằng Nhà máy
1
Trang 26SVTH: Lê Thị Thanh Lam
13
Nhận xét:
Cổng chính Nhà máy 1 nằm trên Xa lộ Xuyên Á, là quốc lộ lớn, thường xuyên có xe tải, xe container ra vào xuất – nhập hàng Vì vậy, khá thuận lợi cho việc vận chuyển Cổng sau nằm trên đường Trường Sơn, là nơi ra/vào của công nhân, nơi tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng Việc phân chia cổng chính, cổng sau như vậy khá hợp lý Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng nên hạn chế giờ cao điểm vì dễ bị tình trạng ùn tắc giao thông
Bố trí các phân xưởng thuận tiện cho việc di chuyển bán thành phẩm trong sản xuất Các phân xưởng kho không đặt liền kề nhau, vì thế sẽ hạn chế được thiệt hại khi xảy ra hỏa hoạn Trụ sở chính của công ty nằm gần cổng sau, là nơi thuận tiện cho việc đi lại của công nhân viên, gặp gỡ khách hàng
Nhìn chung, việc bố trí mặt bằng như thế rất hợp lý Tuy nhiên, nếu được bố trí lại thì nên chuyển kho bao bì và thành phẩm gần nhà ăn (bên phải cổng chính) để việc xuất hàng nhanh chóng hơn
Trang 27SVTH: Lê Thị Thanh Lam
Trên thực tế, nhu cầu sẽ thay đổi theo thời gian, để đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp làm ra luôn thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cần phải xem xét định kỳ các yêu cầu về chất lượng Nhu cầu được chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định bao gồm: tính năng sử dụng, độ tin cậy, tính sẵn sàng, tính thuận tiện, dễ dàng sử dụng và sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ… Vì vậy cần nắm bắt kịp thời và đầy đủ các quan điểm về chất lượng của người tiêu dùng
Trong thời kì hội nhập, doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển lâu dài thì yếu
tố chất lượng phải được đặt lên hàng đầu, nó là vũ khí mạnh giúp cho doanh nghiệp chinh chiến trên thị trường một cách hiệu quả nhất Theo tiêu chuẩn của nước Liên Xô (được trích dẫn bởi Tạ Thị Kiều An & cộng sự, 2010) cho rằng: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính sản phẩm qui định tính thích dụng của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó” (Trang 28)
Chất lượng là một khái niệm tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố về kinh tế, xã hội và công nghệ liên quan đến những hoạt động sản xuất – kinh doanh Cũng có nhiều quan điểm về chất lượng nhưng dù quan điểm như thế nào thì chất lượng cũng được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng Nếu sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn cần thiết nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì vẫn không được gọi là sản phẩm chất lượng
Trang 28SVTH: Lê Thị Thanh Lam
15
2.1.2 Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm sẽ tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua, bởi thông thường khách hàng sẽ chọn mua những sản phẩm có chất lượng tốt hơn trong cùng một mức giá Khi chất lượng sản phẩm được đánh giá cao và đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng,
sẽ tạo ra được sự tin tưởng và hình thành thói quen của khách hàng trong quyết định mua hàng Một minh chứng cụ thể đó là các doanh nghiệp Nhật Bản đã khẳng định được thương hiệu riêng của mình trên thị trường quốc tế nhờ vào sản phẩm tốt hơn và chi phí rẻ hơn Theo Nguyễn Đình Phan & Đặng Ngọc Sự (2012):
Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp; nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời đem lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng nhờ tăng mức thỏa mãn nhu cầu của họ với chi phí tiết kiệm hơn (Trang 43)
2.2 Phương pháp 5S
Theo Nguyễn Đình Phan & Đặng Ngọc Sự (2012) cho rằng:
5S là nền tảng để thực hiện đảm bảo và cải tiến năng suất, chất lượng
- S1: Sort – Seri (sàng lọc): là sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc
và loại bỏ chúng Cụ thể là phân tách những vật dụng hữu dụng và vô dụng để sau
đó loại bỏ những gì vô dụng ra khỏi nơi làm việc
- S2: Set in order – Seiton (sắp xếp): là sắp xếp mọi thứ ngăn nắp trật tự đúng chỗ của nó để có thể tiện lợi khi sử dụng Mục đích là để người lao động đỡ mất thời gian tìm kiếm khi cần dùng
- S3: Shine – Seiso (sạch sẽ): là vệ sinh mọi chỗ tại nơi làm việc để không còn rác trên nhà, máy móc và thiết bị sạch sẽ
- S4: Standadize – Seiketsu (săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc bằng cách thực hiện liên tục 3 bước trên
- S5: Sustain – Shitsuke (sẵn sàng): là tạo cho mọi người thói quen tự giác làm việc tốt và luôn luôn tuân thủ nghiêm ngặt tại nơi làm việc (Trang 203)
Trang 29SVTH: Lê Thị Thanh Lam
16
5S tập trung vào việc giữ gìn sạch sẽ và ngăn nấp nơi làm việc nhằm tăng sự tiện lơi, nâng cao năng suất… Nếu làm việc trong một môi trường đoàn kết, lành mạnh, sạch sẽ, ngăn nấp, thoáng đãng và tiện lợi thì sẽ mang lại niềm vui, sự thoải mái hơn, đồng thời năng suất, chất lượng cũng được cao hơn
Mục tiêu của 5S là làm thay đổi tư duy, thói quen và tinh thần đồng đội cho mọi người tại nơi làm việc Theo Tạ Thị Kiều An & cộng sự (2010):
Khi thực hiện 5S, tổ chức được chia thành những khu vực nhỏ, mỗi khu vực sẽ do mỗi nhóm người lao động phụ trách Hoạt động của nhóm này sẽ xây dựng và phát triển ý thức trách nhiệm và tinh thần tập thể của các thành viên Ngoài ra, chương trình 5S còn xây dựng khả năng lãnh đạo thực tế cho trưởng phó và các phòng ban
Để chương trình 5S mang lại hiệu quả thực sự, cấp quản lý phải là người đi đầu trong việc thực hiện (Trang 267-268)
2.2.1 Lợi ích của việc áp dụng 5S
- Giúp nơi làm việc trở nên thuận tiện, an toàn hơn, những gì không cần thiết sẽ được loại bỏ, những gì cần thiết được sắp xếp ở những vị trí dễ thấy, dễ lấy và dễ di chuyển
và dễ sử dụng
- Giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm, giảm bớt lãng phí và thao tác không cần thiết, tận dụng tối đa mặt bằng
- Giúp nơi làm việc trở nên sạch sẽ, thoáng mát hơn
- Tăng tính kỷ luật, tự giác chấp hành của mọi người
- Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí
- Góp phần nâng cao giá trị văn hóa của doanh nghiệp
2.2.2 Các bước triển khai 5S
Theo Tạ Thị Kiều An & cộng sự (2010), các bước cơ bản để thực hiện 5S:
Sàng lọc:
- Bước 1: Quan sát kỹ nơi làm việc của mình, phát hiện và loại bỏ những gì không cần thiết cho công việc
Trang 30SVTH: Lê Thị Thanh Lam
17
- Bước 2: Nếu không thể quyết định ngay một thứ gì đó có còn cần hay không cho công việc, đánh dấu “sẽ hủy” (nhãn vàng) kèm theo ngày tháng sẽ hủy và để riêng
ra một nơi
- Bước 3: Sau một thời gian, ví dụ 3 tháng, kiểm tra lại xem có cần đến những vật
đã được nhãn dán không, nếu không cần dùng hãy hủy bỏ Nếu không tự mình quyết định, hãy đề ra một thời hạn để xử lý
Sắp xếp
- Bước 1: Khẳng định những gì không cần thiết đã được loải bỏ khỏi nơi làm việc
- Bước 2: Trao đổi với đồng nghiệp về nơi đặt vật dụng và cách sắp xếp, bố trí trên quan điểm thuận tiện cho thao tác Quá trình sắp xếp cần tuân thủ 7 nguyên tắc:
“Vào trước ra trước” – FIFO
Mỗi đồ vật được bố trí một chỗ riêng
Ghi nhãn hệ thống
Dế thấy
Dễ lấy, dễ vận chuyển, dễ sử dụng
Tách công cụ chuyên dùng & đa năng
Bố trí công cụ thường dùng gần người sử dụng
- Bước 3: Vẽ đường định vị
- Bước 4: Làm dấu hiệu nơi chốn, hàng mục đặt hàng và dấu hiệu cảnh báo
Sạch sẽ
- Bước 1: Quét dọn
- Bước 2: Kiểm tra và loại trừ nguồn gốc gây dơ bẩn
- Bước 3: Quy hoạch, định vị khu vực để đồ phế thải
- Bước 4: Xử lý đồ phế thải
- Bước 5: Thiết lập quy định làm sạch
Săn sóc
- Bước 1: Duy trì 3S đầu
- Bước 2: Tạo thói quen yêu thích tự sạch sẽ
- Bước 3: Áp dụng quản lý trực quan
Trang 31SVTH: Lê Thị Thanh Lam
18
- Bước 4: Đánh giá 5S bởi lãnh đạo cấp cao
- Bước 5: Tổ chức phong trào thi đua giữa các phòng ban, phân xưởng và giữa các
tổ chức nhằm lôi kéo, cuốn hút mọi người tham gia chương trình 5S
Sẵn sàng
- Bước 1: Tiếp tục thực hiện 4S trên cho đến khi ổn định
- Bước 2: Xây dựng các quy tắc và ràng buộc chung như các quy tắc an toàn vệ sinh,
kỷ luật lao động, quy định quản lý, trang phục…
- Bước 3: Giáo dục mọi người thực hiện các quy tắc, ràng buộc Cần phải tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu 5S
(Trang 269-272)
2.3 Kiểm soát chất lượng
2.3.1 Kiểm soát chất lượng
Theo Tạ Thị Kiều An & cộng sự (2010) cho rằng: “Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng” (trang 61) Nó bao gồm một hệ thống các hoạt động được thiết kế, hoạch định để theo dõi, đánh giá chất lượng các công việc liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất Còn theo John S Oakland (2014):
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật được sử dụng để đạt được và duy trì chất lượng của sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ Nó bao gồm một hoạt động giám sát, nhưng cũng liên quan đến việc tìm kiếm và loại bỏ các nguyên nhân gây ra vấn đề chất lượng để các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng một cách liên tục
(Page 14)
Nội dung kiểm soát chất lượng
- Để kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả thì cần kiểm soát được các yếu tố làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tạo ra chất lượng Theo Tạ Thị Kiều An & cộng
sự (2010), việc kiểm soát chất lượng bao gồm:
- Kiểm soát con người thực hiện: Người thực hiện phải được đào tạo để có đủ kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc Họ phải được thông tin đầy đủ các công việc
Trang 32SVTH: Lê Thị Thanh Lam
- Kiểm soát, bão dưỡng thiết bị: thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên, định kỳ
và được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định
- Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào: nguồn cung cấp nguyên vật liệu phải được chọn lựa Nguyên vật liệu phải được kiểm tra chặt chẽ khi nhập vào và trong quá trình bảo quản (Trang 61-62)
Ngoài ra, cần phải kiểm soát chất lượng theo quá trình sản xuất, ở các công đoạn tạo
ra bán thành phẩm và thành phẩm Kiểm tra về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của môi trường làm việc; về việc đóng gói, bảo quản, vận chuyển cho đến khi trao tận tay của khách hàng
2.3.2 Ý nghĩa của việc kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết, nó cung cấp những dữ liệu để làm cơ sở cho các quyết định về quản lý chất lượng Vì tất cả các hoạt động liên quan đến chất lượng đều phải dựa trên những thông tin thu thập được để phân tích và đánh giá Nhờ việc kiểm soát chất lượng tốt mà giúp cho các quyết định trong quản
lý chất lượng một cách hiệu quả hơn, chính xác hơn
Kiểm soát chất lượng giúp giám sát quá trình sản xuất, phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn
và ngăn ngừa những biến động Khi phát sinh vấn đề bất thường thì kịp thời sửa chữa và điều chỉnh
Trang 33SVTH: Lê Thị Thanh Lam
20
2.3.3 Các công cụ kiểm soát chất lượng
2.3.3.1 Phiếu kiểm tra chất lượng
Theo Nguyễn Kim Định (2010): “Phiếu kiểm tra chất lượng là những tờ được in sẵn các yếu tố cần theo dõi trong quá trình hoạt động, giúp cho việc ghi nhận kết quả kiểm tra một cách dễ dàng” (Trang 244)
Mục đích là để thu thập, ghi chép các loại dữ liệu dưới một hình thức tập hợp đơn giản, có thứ tự về thời gian và không gian Dùng làm đầu vào cho các công cụ phân tích thống kê, từ đó làm cơ sở để phân tích, đưa ra các quyết định hiệu chỉnh những sai sót được lặp lại”
Yêu cầu:
- Số liệu được thu thập một cách kỹ càng, thận trọng và có mục đích thu nhập rõ ràng
- Hình thức phiếu kiểm tra chất lượng phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
- Cách thức kiểm tra và mã số sản phẩm phải được thống nhất với nhau
- Trên phiếu phải ghi rõ người chịu trách nhiệm kiểm tra, địa điểm cũng như là các
bộ phận sẽ thông báo đến nếu phát sinh trường hợp bất thường
Các bước cơ bản để thiết lập phiếu kiểm tra:
Theo Tạ Thị Kiều An & cộng sự (2010), có 3 bước để lập phiếu kiểm tra:
- Bước 1: Xác định dạng phiếu, xây dựng biểu mẫu để ghi chép dữ liệu, cung cấp các thông tin về: người kiểm tra, địa điểm, thời gian, cách thức kiểm tra,…
- Bước 2: Thử nghiệm trước biểu mẫu này bằng việc thu thập và lưu trữ một số dữ liệu
- Bước 3: Xem xét lại và sửa đổi biểu mẫu nếu thấy cần thiết (Trang 205)
2.3.3.2 Biểu đồ Parato
Theo Tạ Thị Kiều An & cộng sự (2010), cho rằng:
Biểu đồ Pareto là một dạng biểu đồ hình cột được sắp xếp từ cao xuống thấp Mỗi cột đại diện cho một cá thể (một dạng trục trặc hoặc là một nguyên nhân gây trục
Trang 34SVTH: Lê Thị Thanh Lam
21
trặc…), chiều cao mỗi cột biểu thị mức đóng góp tương đối của mỗi cá thể vào hiệu quả chung (Trang 217)
Trần Thị Mỹ Dung & cộng sự (2019) cũng cho rằng:
Biểu đồ parato là công cụ dùng để sắp xếp những vấn đề quản lý theo mức độ quan trọng, một khi những vấn đề quan trọng đã được xác định thì có thể tập trung vào các nguồn lực để khắc phục chúng theo thứ tự ưu tiên Biểu đồ này được Pareto – nhà kinh tế người Ý đưa ra đầu tiên, sau đó đã được Joseph Juran – một nhà chất lượng người Mỹ - áp dụng vào những năm 1950 Nguyên tắc Pareto (Gitlow & cộng sự., 2005) dựa trên quy tắc “80/20”, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề
do 20% các nguyên nhân chủ yếu Đây là công cụ dùng để sắp xếp những vấn đề quản lý theo mức độ quan trọng, một khi những vấn đề quan trọng đã được xác định thì có thể tập trung vào các nguồn lực để khắc phục chúng theo thứ tự ưu tiên (Trang 28)
Công dụng:
- Hiểu và nhận biết được mức độ quan trọng của vấn đề
- Xác định được vấn đề ưu tiên cần giải quyết
- So sánh được kết quả trước và sau cải tiến
Cách vẽ biểu đó Parato
Theo Tạ Thị Kiều An & cộng sự (2010), có 6 bước để vẽ biểu đồ Parato:
- Bước 1: Xác định những loại dữ liệu cần thu thập cũng như cách đo, cách phân loại và cách thu thập dữ liệu (đơn vị đo, thời gian thu thập)
- Bước 2: Tiến hành thu thập dữ liệu
- Bước 3: Sắp sếp dữ liệu lỗi trong bảng theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất
- Bước 4: Tính tần suất và tần suất tích lũy
- Bước 5: Vẽ biểu đồ Pareto
- Bước 6: Xác định cá thể quan trọng nhất để cải tiến (theo nguyên tắc 80:20 và nguyên tắc điểm gãy) (Trang 218)
Trang 35SVTH: Lê Thị Thanh Lam
22
2.3.3.3 Sơ đồ nhân quả (sơ đồ xương cá)
Theo Nguyễn Đình Phan & Đặng Ngọc Sự (2012) cho rằng:
Sơ đồ nhân quả là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra kết quả đó Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi đánh giá còn nguyên nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó (Trang 316) Theo Nguyễn Như Phong (2009) thì:
Mọi hiện tượng đều có ít nhất một nguyên nhân Vì thế, khi một vấn đề được đặt
ra và cần có sự giải quyết thì cần tìm hiểu tất cả những nguyên nhân tiềm tàng gây
ra những vấn đề đó trước khi tìm ra hướng giải quyết vấn đề Biểu đồ nhân quả là một công cụ giúp thực hiện điều đó Biểu đồ nhân quả là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì Đây là công cụ được dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá trình sản xuất (Trang 155)
Mục đích:
Xác định nguyên nhân chính và nguyên nhân xâu xa gây ra những vấn đề về chất lượng của sản phẩm đó Thông thường phân tích từ 4 yếu tố: Con người (Men), Nguyên vật liệu (Materials), Máy móc thiết bị (Machines) và Phương pháp (Method)
Cách vẽ:
- Bước 1: Xác định vấn về chất lượng cần phân tích
- Bước 2: Vẽ mũi tên dài biểu hiện xương sống của cá, đầu mũi tên ghi tên vấn đề
đó
- Bước 3: Xác định đâu là yếu tố chính gây ra vấn đề, đây là những nhánh xương chính của cá
- Bước 4: Tìm những yếu tố làm ảnh hưởng đến các nhánh xương chính
- Bước 5: Trên mỗi nhánh xương chính, vẽ các các yếu tố phụ làm ảnh hưởng đến chúng
- Bước 6: Ghi tên các yếu tố và các chỉ tiêu chất lượng
Trang 36SVTH: Lê Thị Thanh Lam
xuất mẫu giày Kiprun Kid Grip trước tiên
phải có lệnh sản xuất Quá trình sản xuất
gồm các phần: chuẩn bị nguyên vật liệu,
phần chặt, phần chuẩn bị sản xuất, phần may
(may lưỡi gà + may mũ giày), phần gò
Kiểm tra
Đơn hàng
Không đạt
Không đạt
May LT
Hình 3 1 Giày Kiprun Kid Grip
Hình 3 2 Quy trình sản xuất tổng quát
Trang 37SVTH: Lê Thị Thanh Lam
24
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Diễn giải quy trình:
Từ khi nhận đơn hàng từ khách hàng, bộ phận lên kết hoạch sản xuất sẽ thiết kế quy trình thực hiện cho các bộ phận và cấp lệnh sản xuất Kho vật tư tiến hành mua nguyên vật liệu đúng theo yêu cầu của đơn hàng, sau đó chuyển vật tư qua phân xưởng may để tiến hành chặt theo tiêu chuẩn đề ra Sau đó chuyển sang công đoạn in lụa/ép cắt theo từng chi tiết và chuyển qua bộ phận may Tại may thì gồm may chuẩn bị, may lập trình và may hoàn thiện, sau khi kết thúc may hoàn thiện thì QC cuối chuyền sẽ kiểm tra, nếu không đạt chất lượng sẽ trả lại các công đoạn may để tiến hành sửa chữa, nếu mũ giày đạt chất lượng thì chuyển qua công đoạn gò Tại gò phải chuẩn bị sẵn sàng các vật tư mũ, đế, phom đạt chuẩn trước khi đưa vào chuyền sản xuất Cuối chuyền gò cũng có QC kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu không đạt thì chuyển về các công đoạn gò để gò lại, nếu đạt thì sẽ chuyển đến công đoạn cuối cùng là đóng gói
3.1.1 Chuẩn bị nguyên vật liệu
Tất cả các nguyên vật liệu và phụ liệu được nhập từ Tổng kho (đặt tại Nhà máy 2, ĐT
743, Phường Bình Hòa, TX Thuận An, Tỉnh Bình Dương), nhân viên QC vật tư sẽ kiểm tra số lượng hàng nhập về, sau đó cắt mẫu tại mỗi lot đem đối chiếu với Swatch Book do phòng TKCN cung cấp
Nội dung kiểm tra:
Màu sắc vật tư, đánh dấu sẹo, độ dày – chất lượng vật tư, phân loại ra từng sản phẩm
A, B, C, D Trường hợp giống với Swatch Book thì QC sẽ cho hàng nhâp vào kho để chờ lệnh sản xuất Trường hợp vật tư được nhập về không giống với Swatch Book, nhân viên
QC sẽ lấy mẫu cắt không giống đó đem lên phòng TKCN-QLCL để liên hệ với khách hàng Nếu khách hàng đồng ý thì hàng được nhập vào kho Còn nếu khách hàng không chấp nhận thì QC sẽ lập biên bản trả vật tư trên về Tổng kho
(Thông tin Swatch Book của sản phẩm Kiprun Kid Grip được đính kèm ở Phụ Lục 1)
Vật tư sau khi được thông qua sẽ được dán nhãn “Hàng đã kiểm đầu vào”, đồng thời ghi vào sổ theo dõi Vật tư trước khi nhập vào kho được ghi cụ thể về tên vật tư, mã code, màu sắc, số lượng, tháng nhập vào Hàng hóa ở đây được nhập - xuất theo nguyên tắc FIFO
Trang 38SVTH: Lê Thị Thanh Lam
Khi được lệnh sản xuất thì sẽ vận
chuyển vật tư cần cho mẫu giày đó qua
khâu chặt Với mẫu giày Kiprun Kid
Grip cần chặt những phần: mũi, lười gà,
lớp), pho gót, tẩy tẩy strobel Tất cả các
chi tiết đều phải chặt 4 lớp
Nội dung kiểm tra:
- Trước khi chặt: kiểm tra mã dao, size dao, rập, thớt, đinh, vật tư trước khi chặt Mỗi chi tiết chặt phải có sơ đồ đi dao để chặt đúng quy cách và tiết kiệm nguyên vật liệu Mỗi loại vật tư phải ghi rõ ràng: quy cách – chủng loại – khách hàng – màu sắc
- Sau khi chặt: kiểm tra về chủng loại và quy cách vật tư của các chi tiết phải đúng mẫu, mép chặt phải sắc nét, bề mặt chi tiết không bị trầy xước, không bị nhăn, xếp li hay bị lem, các chi tiết phải đồng nhất về màu sắc
Phần chặt là một khâu rất quan trọng, nếu không kiểm tra kĩ lưỡng trước khi chặt lỡ sai vật tư hay sai kĩ thuật thì phải chặt lại toàn bộ đơn hàng, gây tổn thất cho doanh nghiệp, nghiêm trọng hơn là nếu vật tư đó không còn để chặt bổ sung thì dẫn đến mất lòng tin với khách hàng Trong quá trình chặt, nếu phát hiện ra lỗi phải bỏ ngay, để không làm ảnh hưởng đến các phân đoạn tiếp theo
Hình 3 3 Chặt đệm cổ