Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát quản trị nhân lực trong việc phát triển của công ty, vậy đối với 1 doanh nghiệp trẻ, họ thực hiện h
Trang 1Đề tài: Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát quản trị nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông TaDa Corp
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU:
Chúng ta đang sống trong thời đại tri thức và thông tin, với đầy đủ cơ hội và thách thức Nền kinh tế tri thức lấy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố quyết định hàng đầu, chủ yếu là năng lực trí tuệ, năng lực xử lý các thông tin nhằm giải quyết và sáng tạo các vấn
đề đặt ra Sự thành công của nền kinh tế là do đã phát triển được một nguồn nhân lực có chất lượng mới, vì thế chúng ta cần phải phát huy đào tạo và tiếp tục phát triển nguồn nhân lực con người
Để tạo nên thành công của một doanh nghiệp càn liên quan đến rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng đó chính là vấn đề quản trị nguồn nhân lực Việc kiểm soát quản trị nguồn nhân lực bao gồm các công việc như mô tả công việc, xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý, vấn đề tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cũng như việc bố trí, sử dụng và đánh giá nguồn nhân lực Để cho vấn đề kiểm soát quản trị nhân lực đạt được hiệu quả như mong muốn thì từng công việc nêu ở trên cần được xây dựng một cách rõ ràng, thực hiện một cách đúng đắn và chặt chẽ Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát quản trị nhân lực trong việc phát triển của công ty, vậy đối với 1 doanh nghiệp trẻ, họ thực hiện hoạt động kiểm soát quản trị nhân lực ra sao và nó đã mang lại kết quả gì? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này , nhóm chúng tôi đã quyết định đi tìm hiểu và chọn TADA Corp- 1 công ty trẻ về công nghệ và truyền thông và tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích thực trạng kiểm soát quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần công nghệ và truyền thông TaDa Corp”
Chương 1: Một số lý thuyết về kiểm soát quản trị nhân lực 1.1 Khái niệm và vai trò của kiểm soát quản trị nhân lực
Kiểm soát: Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định
- Kiểm soát quản trị nhân lực: Kiểm soát quản trị nhân lực được hiểu như là một quá trình bao gồm ba giai đoạn chính đó là xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động quản trị nhân lực và cuối cùng là thực hiện các hoạt động điều chỉnh để đảm bảo cho kết quả đạt được mục tiêu mong muốn hoặc có thể là xem xét và điều chỉnh mục tiêu ban đầu
Trang 3Từ đó, kiểm soát quản trị nhân lực ngày càng được các tổ chức/doanh nghiệp coi trọng do nó có vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong việc đạt được những mục tiêu đã xây dựng Có thể đề cập tới những vai trò sau của kiểm soát quản trị nhân lực:
- Kiểm soát quản trị nhân lực nhằm đảm bảo cho kết quả quản trị nhân lực phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp
- Kiểm soát quản trị nhân lực nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời những dấu hiệu, những sai lệch nếu có để tìm phương án phù hợp điều chỉnh
- Kiểm soát quản trị nhân lực nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời những dấu hiệu, những sai lệch nhằm tránh lãng phí nguồn lực tổ chức/doanh nghiệp
1.2 Phân loại kiểm soát quản trị nhân lực
Căn cứ vào thời điểm thực hiện hoạt động quản trị nhân lực, kiểm soát được chia làm các loại: kiểm soát trước khi thực hiện hoạt động quản trị nhân lực, kiểm soát trong khi thực hiện hoạt động quản trị nhân lực và kiểm soát sau khi thực hiện hoạt động quản trị nhân lực
- Kiểm soát trước khi thực hiện hoạt động quản trị nhân lực: là quá trình kiểm soát được thực hiện để tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh từ khi lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch cho đến trước khi bắt đầu triển khai thực hiện hoạt động nhằm có biện pháp phòng ngừa trước Mục đích của kiểm soát trước là kiểm soát tiến trình hoạch định và kiểm soát các nội dung kế hoạch hoạt động ( mục tiêu, chính sách, chương trình, quy tắc, kế hoạch chi tiết, ) Các nhà quản trị nhân lực hiện đại rất chú trọng tới loại hình kiểm soát này
- Kiểm soát trong khi thực hiện hoạt động quản trị nhân lực: là kiểm soát tiến trình triển khai kế hoạch hoạt động quản trị nhân lực Mục đích của loại kiểm soát này
là đánh giá các quy trình, các thao tác tiến hành thực hiện mục tiêu nhân lực đặt trong bối cảnh môi trường thực tế để kịp thời phát hiện ra những sai lệch thuộc về quá trình tác nghiệp nếu có
- Kiểm soát sau khi thực hiện hoạt động quản trị nhân lực: là việc kiểm soát được thực hiện để đánh giá kết quả đạt được cuối cùng của hoạt động quản trị nhân lực Mục đích của loại kiểm soát này là đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, những thành công, thất bại và những bài học kinh nghiệm của hoạt động quản trị nhân lực đã hoàn thành
1.3 Nội dung của kiểm soát nhân lực trong doanh nghiệp
Trang 4a Theo cách tiếp cận quá trình
Quản trị nhân lực được hiểu là tổng hợp các hoạt động quản trị liên quan tới việc hoạch định nhân lực, tổ chức quản trị nhân lực, tạo động lực cho người lao động và kiểm soát quản trị nhân lực trong tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu xác định
- Kiểm soát quản trị nhân lực: Đây là hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung, quy trình trong công tác hoạch định nguồn nhân lực góp phần rà soát tính chính xác của kết quả phân tích môi trường quản trị nhân lực ư, giảm tỉ lệ sai
số trong dự báo cung và cầu nhân lực, cũng như kiểm tra tính phù hợp, khả thi, hiệu quả của các giải pháp nhân lực chọn
- Kiểm soát tổ chức nhân lực: Đây là hoạt động kiểm tra, giám sát với hai phần nội dung:
+ Kiểm soát bộ máy quản trị nhân lực: Kiểm tra việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản trị nhân lực
+ Kiểm soát tổ chưc hoạt động quản trị nhân lực: Giams sát việc thực thi chiến lược nhân lực, chính sách nhân lực,
- Kiểm soát tạo động lực: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp cũng như việc thực hiện các hình thức tạo động lực cho người lao động giúp phát hiện những sai lệch cũng như có những điều chỉnh kịp thời thúc đẩy, động viên người lao động làm việc hăng say
b Theo cách tác nghiệp
Kiểm soát quản trị nhân lực trong doanh nghiệp gồm kiểm soát tuyển dụng nhân lực, kiểm soát bố trí, sử dụng nhân lực, kiểm soát hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực, là những nội dung quan trọng trong doanh nghiệp để đảm bảo các hoạt động quản trị nhân lực diễn ra một cách hiệu quả
- Kiếm soát tuyển dụng nhân lực: Là việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp giữa mục tiêu tuyển dụng nhân lực với những kết quả đạt được Đây cũng là quá trình xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát gắn liền với nội dung tuyển dụng nhân lực nhân lực trong doanh nghiệp nhằm điều chỉnh kịp thời những dấu hiệu sai sót nhằm đảm bảm kết quả hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn và hội nhập nhân lực
- Kiểm soát hoạt động bố trí, sử dụng nhân lực: Là việc kiểm tra, đánh giá tính phù hợp trong phân công, bố trí nhân lực và tính hiệu quả trong khai thác năng lực của nhân lực của tổ chức
- Kiểm soát hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực: Gắn liền với các tiêu chuẩn kiểm soát phản ánh kết quả đào tạo và phát triển nhân lực, kết quả thực hiện công
Trang 5việc của nhân lực sau đào tạo và phát triển; hiệu quả đào tạo và phát triển nhân lực trong tổ chức
- Kiểm soát đánh giá thực hiện công việc: Là quá trình kiểm tra các tiêu chuẩn đánh giá nhân lực, tần suất đánh giá và việc sử dụng kết quả đánh giá nhân lực với mục đích đảm bảo tính chính xác trong đánh giá thực hiện công việc
- Kiểm soát đãi ngộ lao động: Là quá trình kiểm tra, giám sát nguyên tắc, chính sách, các hình thức trả công lao động đảm bảo trr đúng và trả đủ cho người lao động
- Kiểm soát tổ chức định mức lao động: Kiểm tra, giám sát lựa chọn phương pháp, quy trình xây dựng định mức và tổ chức lao động khoa học
- Kiểm soát an toàn, vệ sinh lao động: Kiểm tra giám sát việc tổ chức điều kiện làm việc, môi trường làm việc an toàn, vệ sinh nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe
1.4 Quy trình kiểm soát quản trị nhân lực:
*Xác định tiêu chuẩn kiểm soát quản trị nhân lực
ºYêu cầu đối với tiêu chuẩn kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực
MỤC TIÊU QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Tuyển dụng nhân lực
Bố trí và sử dụng nhân lực Đào tạo, phát triển nhân lực Đánh giá nhân lực
Đãi ngộ nhân lực
Xây dựng tiêu chuẩn kiểm soát hoạt
động QTNL QUY
TRÌNH
KIỂM
SOÁT
HOẠT
ĐỘNG
QTNL
Đo lường kết quả hoạt động QTNL
Tiến hành điều chỉnh hoạt động
Trang 6Tiêu chuẩn kiểm soát là cơ sở để đo lường kết quả bao gồm các tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng Tất cả các tiêu chuẩn kiểm soát được xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
-Tiêu chuẩn kiểm soát phải gắn với mục tiêu, phải xuất phát từ mục tiêu
-Tiêu chuẩn kiểm soát phải gắn với dấu hiệu thường xuyên và phải đo lường được
-Tiêu chuẩn kiểm soát phải gắn với sự quan sát tổng hợp
-Tiêu chuẩn kiểm soát phải gắn với trách nhiệm người thực hiện
-Các tiêu chuẩn kiểm soát phải không mâu thuẫn
ºTiêu chuẩn kiểm soát quản trị nhân lực
(1)Tiêu chuẩn định tính
Tiêu chuẩn định tính là những tiêu chuẩn không thể hiện dưới dạng số đo, những chỉ số
đó có thể bao gồm:
-Thái độ làm việc của nhân viên bộc lộ ý thức, tình cảm của nhân viên trước công việc Nhân viên có thái độ làm việc tích cực (ý thức làm việc tốt, trách nhiệm, lạc quan , tự tin,
…) sẽ vững vàng hơn để vượt qua những gian nan, thử thách trong công việc
-Mức độ hài long của nhân viên bộc lộ thái độ thỏa mãn các loại nhu cầu của nhân lực khi doanh nghiệp thực thi các hoạt động quản trị nhân lực, các chính sách nhân lực -Động cơ làm việc của nhân viên thể hiện trong nhận thức và hành động về việc họ có muốn gắn bó với công việc, gắn bó với doanh nghiệp hay không
(2)Tiêu chuẩn định lượng
Các tiêu chuẩn định lượng vô cùng quan trọng trong hoạt động kiểm soát quản trị nhân lực, những chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch đã được thiết lập, làm căn
cứ để chỉ ra chênh lệch giữa kết quả thực hiện công tác quản trị nhân lực trên thực tế so với kế hoạch đã được đặt ra Những tiêu chuẩn định lượng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kiểm soát quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
Tiêu chuẩn định lượng
Số lượng hồ sơ ứng viên thu nhận Năng suất lao động bình quân
Tỷ lệ chấp thuận tuyển dụng Tỷ suất chi phí tiền lương
Tỷ lệ thử việc thành công Tỷ lệ nghỉ việc
Trang 7Chi phí tuyển dụng Tỷ lệ vắng mặt
Chi phí đào tạo Chi phí nguồn nhân lực mỗi nhân viên Chi phí bộ phận nhân lực Tỷ lệ nhân viên hoàn thành công việc các
mức Chi phí tiền lương Số lượng phàn nàn hay khiếu nại của nhân
viên Chi phí tiền lương tính theo phần tram chi
phí
Số lượng các cuộc tranh chấp lao động
*Đo lường kết quả hoạt động quản trị nhân lực
ºYêu cầu đối với đo lường kết quả hoạt động quản trị nhân lực
Đo lường kết quả hoạt động quản trị nhân lực phải đáp ứng các yêu cầu sau:
-Thứ nhất, kết quả đo lường phải hữu ích
-Thứ hai, kết quả đo lường phải đáng tin cậy
-Thứ ba, kết quả đo lường phải không lạc hậu, phải đảm bảo tính thời gian, không lỗi thời
-Thứ tư, đo lường hoạt động quản trị nhân lực phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, cần phải chú ý đến yếu tố chi phí
ºPhương pháp đo lường kết quả hoạt động quản trị nhân lực
Khi thực hiện đo lường kết quả hoạt động quản trị nhân lực, tổ chức/doanh nghiệp có thể
sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
-Phương pháp phân tích dữ liệu thống kê
-Phương pháp sử dụng các dấu hiệu báo trước
-Phương pháp quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân
-Phương pháp dự báo
-Phương pháp bảng hỏi
Bên cạnh những phương pháp kiểm soát truyền thống đã nêu trên, hiện nay các công ty thường kết hợp với các phương pháp có sử dụng các loại thiết bị hiện đại để theo dõi và kiểm soát trong quản trị nhân lực như: hệ thống thẻ từ, hệ thống camera theo dõi, máy soi
Trang 8vân tay thay việc chấm công, thời gian đi làm cho phép của công ty… Sự kết hợp này đã làm cho kết quả kiểm soát được cập nhật, chính xác, và hệ thống hơn
*Tiến hành điều chỉnh hoạt động quản trị nhân lực
ºYêu cầu đối với hoạt động điều chỉnh
-Thứ nhất, phải nhanh chóng
-Thứ hai, điều chỉnh với “liều lượng” thích hợp
ºCác loại hoạt động điều chỉnh
Có bốn loại điều chỉnh hoạt động quản trị nhân lực chủ yếu như sau:
-Thứ nhất, điều chỉnh mục tiêu quản trị nhân lực dự kiến (gồm mục tiêu tổng thể, mục tiêu đối với từng hoạt động tác nghiệp như: mục tiêu tuyển dụng nhân lực, mục tiêu đào tạo nhân lực, mục tiêu đãi ngộ nhân lực…)
-Thứ 2, điều chỉnh chương trình hành động Kết quả kiểm soát chỉ ra sự chênh lệch giữa trong quá trình thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực với những mục tiêu đã được thiết lập ở mỗi giai đoạn
-Thứ 3, tiến hành những hành động dự phòng nhằm chuyển hướng kết quả tương lai hoặc ảnh hưởng đến kết quả công việc giai đoạn sau
-Thứ 4, không hành động gì cả
1.5 Một vài lưu ý trong hoạt động kiểm soát quản trị nhân lực ở doanh nghiệp
Để kiểm soát quản trị nhân lực tốt cần phải kết hợp nhiều nguồn thông tin về nhân lực trên cơ sở dân chủ, tập trung, trong đó 1 quy tắc không thể bỏ qua là căn cứ vào thực tiễn
Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát quản trị nhân lực tại công ty TADA 2.1, Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông TADA CORP:
Địa chỉ: Số 3 ngõ 8 đường Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Trang 9Ngày cấp giấy phép: 09/11/2016 Ngày hoạt động: 09/11/2016
*)Lĩnh vực hoạt động:Xuất bản, phát triển phần mềm liên quan đến mảng làm đẹp, quảng cáo marketing
*)Sứ mệnh: tạo ra cộng đồng kết nối các dịch vụ làm đẹp và sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam, qua TADA người sử dụng dịch vụ và các bên cung cấp dịch vụ có thể tương tác dưới các hình thức đặt lịch, quảng cáo, đánh giá với mục tiêu mang lại lợi ích tối đa cho Các bên tham gia
*)Tầm nhìn: Hướng tới việc xây dựng Tada thành phần mềm giới thiệu các dịch vụ làm đẹp online lớn nhất và phổ biến nhất trong nước
*)Môi trường làm việc: Hướng tới 1 môi trường trẻ trung năng động , nhiệt huyết, nhân viên được đối xử công bằng và được tạo điều kiện để phát huy tối đa năng lực của mình
2.2Thực trạng hoạt động kiểm soát quản trị nhân lực tại công ty
*) Hoạch định chiến lược : Tada Corp cũng như nhiều công ty trẻ khác đều phải đối mặt với khó khăn về vấn đề nhân lực nhưng công ty cũng nhận diện được nhiều thuận lợi như là: Người trẻ yêu thích mạo hiểm và năng động, ham học hỏi dễ thích nghi phù hợp với môi trường chuyên biệt để sáng tạo…
Với chiến lược nhân lực phát triển từ triết lý “Nhân lực là giá trị cốt lõi của công ty”,Tada
đã đề ra các chiến lược hoạch định nhân lực như sau:
+ Chiến lược về quy mô và trình độ nguồn nhân lực:
Hiện tại, Tada đang có một chi nhánh tại Hà Nội với 40 nhân viên hoạt động trong các
phòng ban: Marketing, kinh doanh, IT Trong vòng 1 năm tới Tada có ý định mở rộng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, do đó công ty có hoạch định mở rộng
về quy mô nhân lực, nâng tổng số nhân viên lên 100 người vào năm 2022 Trong
đó có khoảng 70% nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, các nhân viên thành thạo kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ và máy tính
+ Chiến lược “ Nuôi dưỡng nhân lực”
-Nhấn mạnh các chương trình khuyến khích, phát huy bản chất đáng quý tự hào của thế
hệ trẻ
- Tăng cường năng lực của các nhân viên bằng cách: dành cho nhân viên mới chương
trình định hướng trong thời gian 1 tháng để học và hiểu về giá trị cốt lõi của công
Trang 10ty, định hướng chiến lược và tầm nhìn mà công ty theo đuổi, Tập trung vào bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ và khả năng chuyên môn
-Triển khai tìm kiếm những ứng viên tiềm năng
- Công khai 1 lộ trình phát triển nghề nghiệp thể hiện sự cam kết của công ty trong việc
đào tạo đội ngũ kế thừa
Hoạch định tác nghiệp : Hiện nay, thị trường phần mềm đang bùng nổ với sự ra đời của rất nhiều các ứng dụng, bên cạnh đó các hoạt động marketing quảng bá cũng được thúc đẩy rất mạnh để ngày càng có nhiều khách hàng biết đến ứng dụng của doanh nghiệp, từ
đó mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Đối với Tada, công ty đã phát triển ứng dụng TADA cho phép người dùng có thể thông qua ứng dụng tìm được các địa chỉ làm đẹp uy tín trên địa bàn Hà Nội và book luôn dịch vụ trên ứng dụng , TADA cũng đang làm các hoạt động marketing để ngày càng có nhiều khách hàng biết đến ứng dụng hơn Với định hướng đưa TADA trở thành phần mềm giới thiệu các dịch vụ làm đẹp online lớn nhất và phổ biến nhất trong nước, trong thời gian tới, công ty có nhu cầu tăng số lượng nhân lực cũng như chất lượng nhân lực để hoạt động hiệu quả hơn Hiện tại công ty đang hướng tới nguồn lao động trẻ, chủ yêu là các bạn sinh viên, sinh viên mới ra trường, người có vài năm kinh nghiệm hay những người có đam mê với lĩnh vực này Dự báo về nguồn nhân lực trên thị trường cho thấy nguồn lao động rất dồi dào, tuy nhiên chất lượng có thể chưa được cao do hạn chế về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn
??)Quyết định tăng hay giảm nhân lực
Hiện tại, công ty có 40 nhân viên tại chi nhánh duy nhất tại Hà Nội, trong năm 2018 dự tính tăng lên 50 nhân viên để đảm bảo hoạt động của công ty Với nguồn nhân lực hiện tại của công ty không thể đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển, do đó công ty cần: +) Tuyển thêm nhân viên vào các bộ phận thích hợp
+) Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên hiện tại
Kế hoạch thực hiện (áp dụng cho năm 2018)
Tuyển dụng nhân viên: vào các vị trí nhân viên mảng salon thuộc phòng kinh doanh (2 người), nhân viên digital marketing( 5 người) và nhân viên phát triển phần mềm (3 người)
Sắp xếp lại nhân sự các phòng ban: công ty sẽ sắp xếp lại nhân sự tại các phòng ban sao cho phù hợp nhất với nhu cầu phát triển và tuyển dụng của công ty trong thời gian tới