GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI : 1. Đặt vấn đề: Có thể nói, ngành may mặc luôn là ngành công nghiệp tiên phong trong chiến lược phát triển kinh tế, mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho đất nước. Ngành may là một trong những ngành tiên phong giải quyết vấn đề việc làm cho người dân. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu về kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao trở nên quyết liệt thì việc yêu cầu chất lượng về sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thị trường trong và ngoài nước là nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn hoàn tất là rất quan trọng. Do đó, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp may cần quan tâm và nghiên cứu về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành may. Nhận ra tính chất quan trọng của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, cũng như muốn hiểu sâu hơn về công tác đó nên trong thời gian thực tập tại xí nghiệp, thông qua thầy cô, bạn bè và tìm hiểu sách báo, em đã chọn đề tài: “Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ở bộ phận hoàn tất ” làm đề tài đồ án công nghệ của mình. 2. Mục tiêu của đề tài: Với đề tài là “Công tác kiểm tra chất lượng tại phân xưởng hoàn tất của Xí nghiệp may Bình Phát, Tổng công ty may Nhà Bè” : Mong muốn được tiếp cận với sản phẩm áo vest mà trong quá trình học tập tại trường chưa có cơ hội tìm hiểu kỹ. Bên cạnh đó, còn mong muốn nắm bắt, hiểu rõ hơn về qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm áo vest. Đồng thời, hiểu được tiêu chuẩn chất lượng đới với áo vest tại xí nghiệp là như thế nào 3. Giới hạn của đề tài: Công tác kiểm tra chất lượng ở phân xưởng hoàn tất của Xí nghiệp may Bình Phát,Tổng công ty may Nhà Bè, với thời gian là 4 tuần ngắn ngủi thực tập tại đơn vị.
Trang 1bộ quản lý của Xí nghiệp may Bình Phát trực thuộc Tổng công ty May Nhà Bè - CTCP nơi
em thực tập, đã tạo điều kiện và hổ trợ cho em rất nhiều trong thời gian học và hành
Chính vì vậy, lời đầu tiên em muốn gửi lời cám ơn đến:
* Trường Đại Học Sư Phạm kỹ Thuật TPHCM
* Khoa Công Nghệ May & Thời Trang
* Toàn bộ giáo viên khoa công nghệ may & thời trang đã trang bị cho em một vốn kiến thức
to lớn để em thực hiện đề tài này
Đặc biệt là cô TRẦN THANH HƯƠNG, người trực tiếp hướng dẫn và góp ý đề tài để emhoàn thành một cách tốt nhất
Đồng thời em cũng xin chân thành cám ơn đến các thành viên của xí nghiệp may Bình Phát,đặc biệt là:
* Anh Phan Quang Cương ( GĐ xí nghiệp)
* Anh Huỳnh Công Dũng ( PGĐ xí nghiệp) phụ trách hướng dẫn thực tập
* Các Anh chị phụ trách các Phòng ban: Kế Hoạch, Kỹ Thuật, Kế Toán, Nhân sự,
* Đặc biệt là các nhân viên của bộ phận hoàn tất cũng như tổ KCS thành phẩm đã giúp đỡnhiệt tình trong quá trình tìm hiểu công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS),…
* Cùng toàn thể các công nhân viên trong toàn Xí nghiệp (XN) đã tạo điều kiện và môi trườngthân thiện để em có thể hoàn thành Đồ án công nghệ
Tuy nhiên trong quá trình học hỏi và tìm hiểu kiến thức em còn gặp nhiều hạn chế và sai sótkính mong sự góp ý của quí thầy cô và xí nghiệp để em hoàn thiện về nghề cũng như kỹ nănglàm việc sau này hơn
Sinh viên
Ngô Thị Hồng Diệp
Trang 2Phụ lục
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 5
1 Đặt vấn đề: 6
2 Mục tiêu của đề tài: 6
Phần I: Tổng quan về công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm: 7
I.1 Các khái niệm cơ bản: 7
I.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: 8
I.3 Khái quát về Xí Nghiệp May Bình Phát: 9
1 Lịch sử hình thành và phát triễn: 9
Giới thiệu về xí nghiệp may Bình Phát 14
1 Cơ cấu tổ chức: 15
2 Sản phẩm chủ lực : 16
3 Thế mạnh của xí nghiệp: 16
I.4 Tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của khâu hoàn tất đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp may : 17
I Giới thiệu cơ cấu nhân sự của bộ phận Kiểm soát chất lượng tại Xí nghiệp May Bình Phát,Tổng Công Ty May Nhà Bè: 18
I.1: Lưu đồ cơ cấu nhân sự của bộ phận QC ( KCS thành phẩm): 18
I.2: Trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên QC ( KCS thành phẩm): 19
I Công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân xưởng hoàn thành,Xí nghiệp may Bình Phát,Tổng Công Ty May Nhà Bè: 31
II.1 Các tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm áo vest: 31
II.2 Công tác nhận, kiểm soát phụ liệu trước khi tiến hành triễn khai sản xuất: 40
II.3 Kiểm soát các trang thiết bị và các điều kiện cần thiết cho sản xuất ở phân xưởng hoàn tất : 43
II.4.Quá trình triễn khai sản xuất và kiểm soát chất lượng ở phân xưởng hoàn tất : 48 II.5 Các thao tác nghiệp vụ khi kiểm tra và thống kê tình hình chất lượng ở phân xưởng
Trang 3NH N XÉT C A Đ N V TH C T P ẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ƠNG Ị THỰC TẬP ỰC TẬP ẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
………
Trang 4
NH N XÉT C A GIÁO VIÊN H ẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ƯỚNG DẪN NG D N ẪN
………
Trang 5
A/ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI :
1 Đặt vấn đề:
Có thể nói, ngành may mặc luôn là ngành công nghiệp tiên phong trong chiến lược phát triển kinh tế, mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho đất nước Ngành may là một trong những ngành tiên phong giải quyết vấn đề việc làm cho người dân
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu về kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao trở
nên quyết liệt thì việc yêu cầu chất lượng về sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng và thị trường trong và ngoài nước là nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp
Chính vì vậy, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ giai đoạn chuẩn bị đến
giai đoạn hoàn tất là rất quan trọng Do đó, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp may cần quan tâm và nghiên cứu về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành may
Nhận ra tính chất quan trọng của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, cũng như
muốn hiểu sâu hơn về công tác đó nên trong thời gian thực tập tại xí nghiệp, thông qua thầy
cô, bạn bè và tìm hiểu sách báo, em đã chọn đề tài: “Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ở
bộ phận hoàn tất ” làm đề tài đồ án công nghệ của mình
2 Mục tiêu của đề tài:
Với đề tài là “Công tác kiểm tra chất lượng tại phân xưởng hoàn tất của Xí nghiệp may Bình Phát, Tổng công ty may Nhà Bè” :
- Mong muốn được tiếp cận với sản phẩm áo vest mà trong quá trình học tập tại trường chưa có
cơ hội tìm hiểu kỹ
- Bên cạnh đó, còn mong muốn nắm bắt, hiểu rõ hơn về qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
áo vest
- Đồng thời, hiểu được tiêu chuẩn chất lượng đới với áo vest tại xí nghiệp là như thế nào
3 Giới hạn của đề tài:
Công tác kiểm tra chất lượng ở phân xưởng hoàn tất của Xí nghiệp may Bình
Phát,Tổng công ty may Nhà Bè, với thời gian là 4 tuần ngắn ngủi thực tập tại đơn vị
Trang 6Phần I: Tổng quan về công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm:
I.1 Các khái niệm cơ bản:
1 Sản phẩm ,dịch vụ - theo quan điểm của kinh tế thị trường là bất cứ cái gì có thể cống hiến
cho thị trường sự chú ý, sự chấp nhận,sự sử dụng,nhằm thỏa mãn một nhu cầu,một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận(kinh tế,xã hội)
2 Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những tính năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng của
nó,được đặc trưng bằng những thông số kỹ thuật,những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và
tính toán được,nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản
phẩm
3 Quản lý chất lượng là tổng thể những biện pháp và qui định(kinh tế,kỹ thuật.hành chinh,…)
dựa trên những thành tựu khoa học hiện tại nhằm sử dụng tối ưu các tiềm năng(nguyên vật
liệu,sức lao động,kỹ thuật) để mở rộng danh mục cơ cấu mặt hàng,đảm bảo mức chất lượng
và nâng cao dần chất lượng sản phẩm (thiết kế,sản xuất,tiêu dùng) nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của xã hội với chi phí thấp nhất
4 Kiểm soát chất lượng sản phẩm là những hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử
dụng để áp ứng các yêu cầu chất lượng
tra chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng vì ngoài việc đảm bảo chất lượng sản
phẩm đến tay người tiêu dung, nó còn đánh giá được khả năng sản xuất, trình độ chuyên môn,nghiệp vụ của người lao động trong công ty kiểm soát chất lượng luôn được công ty quan
tâm và đầu tư cả về nhân lực và vật lực
Trang 7I.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:
Trang 8I.3 Khái quát về Xí Nghiệp May Bình Phát:
1 Lịch sử hình thành và phát triễn:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triễn:
NBC - Tổng công ty May Nhà Bè - CTCP là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
trong ngành dệt may Việt Nam Được thành lập từ năm 1973 với 2 xí nghiệp ban đầu đến nay
đã có 33 đơn vị và xí nghiệp thành viên bao gồm 14 xí nghiệp trực thuộc, 11 dơn vị hạch toán độc lập, 8 công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ khác với gần 17.000 cán bộ công nhân viên, 13.000 máy móc thiết bị chuyên dùng, hiện đại
Sau hơn 36 năm xây dựng và phát triển, từ 2 xí nghiệp ban đầu, đến nay công ty cổ phầnmay Nhà Bè đã có 27 đơn vị, xí nghiệp thành viên, trên 12000 cán bộ, công nhân viên và cácloại thiết bị, máy móc chuyên dùng hiện đại.Hoạt động tại nhiều địa phương trong cả nướcnhư:TPHCM, Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Thuận, Đà Lạt, Kontum, GiaLai,Nam Định
Trang 9Đến tháng 6/1980, Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp may Nhà Bè.
Tháng 3- 1992
Đầu những năm 90 là giai đoạn ngành dệt may phát triểnmạnh theo định hướng trở thành một chủ lực trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hướng về xuất khẩu.Trước yêu cầu cần xây dựng những đơn vị mạnh đáp ứng nhiệm
vụ chiến lược của ngành, tháng 3/1992 Bộ Công nghiệp quyếtđịnh thành lập Công ty may Nhà Bè trên cơ sở Xí nghiệp mayNhà Bè
Năm 2004
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Bộ Công nghiệp đã có quyết định số74/2004/QĐ/BCN ngày 6/8/2004 và quyết định số 88/2004/QĐ/BCN ngày 8/9/2004 về việcchuyển Công ty may Nhà Bè thành CTCP may Nhà Bè
Năm 2004, với thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và xây dựng đơnvị,Công ty được vinh dự đón nhận Đơn Vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới do Đảng vàNhà nước trao tặng
Trang 10đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU Đến nay May Nhà Bè được khách hàngđánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston.
Năm 2008
Trong năm 2008 Công ty đã có nhiều thay đổi về định hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức
và phát triển thị trường trong nước Công ty sắp xếp lại các bộ phận theo hướng tinh gọn, táchmột số chức năng lập thành đơn vị thành viên và mở rộng sang những lĩnh vực nhiều tiềmnăng
Tháng 10/2008 Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP MayNhà Bè với tên giao dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diệnthương hiệu mới
Thị trường trong nước trở thành một trọng tâm hoạt động vớinhững kế hoạch quy mô NBC đổi mới ngay từ khâu khảo sát thịtrường và thiết kế sản phẩm, giới thiệu các nhãn hàng mới và mởrộng mạng lưới phân phối khắp cả nước
1.2. Các thành tích đạt được:
- 1995-2002: Huân chương lao động nhất, nhì, ba.
- 1996-2009: Hàng Việt Nam chất lượng cao (Báo Sài Gòn tổ chức, người tiêu dùng bìnhchọn)
- 1998-2008: Cờ thi đua của chính phủ
- 2004: Chủ tịch nước phong tặng giải thưởng anh hùng lao động do thành tích xuất sắc trongthời kì đổi mới
- Danh hiệu đơn vị anh hùng lao động thời kì đổi mới năm 2004
- 2004-2008: Top doanh nghiệp may trong cuộc bình chọn “ doanh nghiêp tiêu biểu ngành dệtmay Việt Nam”
- 2006 : Huân chương Độc lập hạng nhất
Trang 11- Hàng Việt Nam chất lượng cao.
- 2010: Thương hiệu Quốc gia (2 năm một lần)
- Cờ thi đua của chính phủ
- Hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều danh hiệu thi đua cao quý khác
Trang 12* Tầm nhìn:
NBC mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế giới trong vai trònhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghiệp hàng đầu
* Giá trị cốt lỗi:
NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau:
* Lợi nhuận : Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn lực một cách hiệu quả
và trách nhiệm
* Sáng tạo và chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã hợp,
lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình Luôn xây dựng nhằm đạt được những tiêuchuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng
* Linh động và hiệu quả: Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp
ứng nhu cầu thời trang
* Khách hàng là trọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong công việc hoạch định chính
sách và chiến lược
* Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, NBC hoạt động không
chỉ vì mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó chúng tôi cam kết đóng góp một cách tích cựcvào việc nâng cao chất lượng cuộc và góp phần phát triển xã hội
* Hoạt động sản xuất:
Với mặt bằng rộng rãi, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại cùng đội ngũ cán bộchuyên nghiệp và công nhân lành nghề, NBC đã và đang cung cấp cho khách hàng trong vàngoài nước các sản phẩm hàng may mặc chất lượng cao, năng suất liên tục tăng qua các năm.Hầu hết các đơn vị thành viên của NBC đều đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản trị và quản trị chấtlượng như ISO-9001: 2000
+ Năng lực sản xuất hiện tại:
4,2 triệu USD CM/tháng bao gồm các loại sản phẩm như sau: Mỹ 40%, EU 35%, NHẬT20%, các nước khác 5%
Trang 13 Giới thiệu về xí nghiệp may Bình Phát.
An, tỉnh Bình Dương
Người đứng đầu: Phan Quang Cương ( giám đốc xí nghiệp)
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 4613000117 , cấp ngày 14/ 04/ 2005
Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 4103003232, cấp ngày 24/ 03/ 2005
Trụ sở chính: Khu Phố 3, Đường Bến Nghé, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp Hồ ChíMinh
Trang 152 Sản phẩm chủ lực :
Sản phẩm chủ lực mà xí nghiệp sản xuất đó là:
hàng khác nhau của cả trong và ngoài nước
- Ngoài ra xí nghiệp còn sản xuất thêm một số mặt hàng vest nữ, mangto nam nữ
Tuy nhiên sản phẩm chủ lực vẫn là VESTON nam, gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng
như: NOVELTY, DE CELSO, MATTANA
3 Thế mạnh của xí nghiệp:
Tọa lạc tai khu công nghiệp Bình An, với nguồn lao động dồi dào và trẻ tuổi, ham họchỏi, đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt huyết với nghề Là một yếu tố quan trọng trong sự thànhcông của doanh nghiệp
Nguồn khách hàng phong phú, cả trong và ngoài nước tạo công ăn việc làm cho toàn xínghiệp
Tuy mới thành lập chưa lâu, Bình Phát là 1 doanh nghiệp còn non trẻ Nhưng hoạt độngtheo ủy quyền của một công ty lớn, có thương hiệu và uy tính là Tổng công ty May Nhà Bè
Nằm trên tuyến giao thông lớn, giáp thành phố lớn hồ chí minh nên thuận tiện cho việcgiao nhận nguyên phụ liệu cũng như xuất hàng
Có hệ thống nhà ở cho công nhân, để họ an cư và yên tâm lao động, tập trung vào sảnxuất đạt năng suất và chất lượng
Với tổng số vốn đầu tư trên 25 tỷ đồng, XN được trang bị máy móc hiện đại, quy trìnhsản xuất quốc tế và được đánh giá là hiện đại so với các doanh nghiệp khác
Ngoài hệ thống nhà xưởng hơn 8.000m2, XN còn xây dựng nhà ở tập thể, nhà ăn cho
600 cán bộ ngoài tỉnh và khách hàng Do có uy tính trên thương trường cùng với đội ngũ côngnhân lành nghề, trẻ, nhiệt huyết nên tuy mới khai trương chưa được bao lâu nhưng XN đãđược các đối tác nước ngoài tín nhiệm phân bổ hàng cho sản xuất
Từ năm 2005 đến nay doanh nghiệp đã đạt được khen thưởng của tỉnh Bình Dương vềnghĩa vụ đóng thuế hàng năm
Ngoài việc chăm lo đời sống hằng ngày cho 600 công nhân viên, XN còn hỗ trợ nhà ởmiễn phí, tạo sân chơi lành mạnh cho công nhân viên như: Sân bóng chuyền, bóng đá, PhòngInternet, Phòng đọc sách, Khu vui chơi cho con em công nhân viên
Trang 16I.4 Tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của khâu hoàn tất đến
hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp may :
Chất lượng là vấn đề,là mục tiêu, là thách thức, là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại
và phát triễn của của các doanh nghiệp may
Vì vậy, công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm là phần vô cùng quan trọng, mang ýnghĩa ô cùng to lớn trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm may, đến uy tín của doanhnghiệp
Công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm ở khâu hoàn tất góp phần phát hiện sớm các sảnphẩm bị lỗi trong quá trình may một cách nhanh chóng và kịp thời sẽ giúp công ty sớm giảiquyết được những vấn đề đang tồn tại,tránh những sai lầm lặp lại,nâng cao năng suất laođộng
Từ đó, quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đạt năng suất, đúng tiến độ, đúng chỉ tiêuchất lượng Dẫn đến, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, chất lượng sảnphẩm của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định với người tiêu dùng, tạo được uy tín trênthị trường làm cho doanh nghiệp sản xuất đạt hiệu quả cao và ngày càng phát triễn
Trang 17
Phần II: Công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest ở khâu hoàn tất tại Xí nghiệp
May Bình Phát, Tổng Công Ty May Nhà Bè:
I Giới thiệu cơ cấu nhân sự của bộ phận Kiểm soát chất lượng tại Xí nghiệp May Bình
Phát,Tổng Công Ty May Nhà Bè:
I.1: Lưu đồ cơ cấu nhân sự của bộ phận QC ( KCS thành phẩm):
Hình 1.1 Lưu đồ cơ cấu nhân sự của bộ phận QC (KCS thành phẩm)
Trang 18I.2: Trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên QC ( KCS thành phẩm):
* Là một bộ phận KCS của xí nghiệp với chức năng kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản
phẩm sau khi may hoàn tất nhằm đảm bảo các sản phẩm luôn đạt các yêu cầu trước khichuyển sang các công đoạn tiếp theo
1 KCS kiểm áo lót :
- Thực hiện kiểm tra chất lượng(kiểm tra 100% số lượng) sản phẩm ởcụm hoàn tất theo đúng hướng dẫn,đảmbảo sản phẩm đã qua kiểm tra đạt chấtlượng theo yêu cầu từng mã hàng (nếucó) Gồm những bước kiểm tra như sau:
chỉ
nhiều, vắt không được dình trên đường may túi lót
Miệng túi không được hở, túi không được trào lót
B8: Ly lót xếp ly êm, đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Thông tin kịp thời cho các bộ phận liên quan ( tổ trưởng cụm,chuyền trưởng,kỹ thuật cụm,cơ điện,công nhân) về các vấn đề chất lượng phát sinh sau khi may hoàn tất để xử lý và khắc
phục kịp thời
- Định vị (dán) lỗi trên sản phẩm Lập báo cáo kiểm tra hằng ngày theo mẫu
- Thống kê tập hợp tình hình chất lượng tại cụm hoàn tất theo ngày,tuần,tháng và báo cáo cho KCS trưởng
- Có trách nhiệm theo dõi hành động khắc phục, phòng ngừa và báo lại tình hình thực hiện,
hiệu quả của nó cho KCS trưởng
Trang 19Hình 1.3 : Mô tả các bước kiểm áo lót
Trang 202 KCS kiểm áo chính:
100% số lượng ) sản phẩm sau khi đã được kiểm áo lót,đảm bảo sản phẩm
đã qua kiểm tra đạt chất lượng theo yêu cầu từng mã hàng
(nếu có) Gồm những bước kiểm tra như sau:
( khi kiểm mặt trên và phải lật mặt dưới lên vì dễ xì mặt dưới)
dấu,đúng cự ly ( theo yêu cầu kỹ thuật,không bung sút, đứt chỉ )
cầu kỹ thuật)
con đúng form ( kiểm từ trái sang phải)
cầu kỹ thuật), cạnh túi thẳng nằm bên nẹp xéo bên nách Túi đúng canh sợi, Ziczac túi không quá mũi,thiếu mũi,ôm bờ,cạnh túi thẳng,to bản túi phải
đều,đúng thông số (theo yêu cầu kỹ thuật)
Hình 1.4 : KCS kiểm áo chính
B3: Ngực êm, không được đùn.
B4: Dây dóng không được cầm, căng và
cự ly ( theo yêu cầu kỹ thuật)
B5: Pence thẳng, không lún.
B6: Viền túi thẳng, không cong gãy, nắp túi tròn đều,không le mí Cạnh thẳng bên nẹp,góc túi
không hở,nhíu góc,dựt cong
Trang 21Hình 1.5 : Mô tả các bước kiểm tra áo chính
Trang 23Hình 1.7 : Mô tả các bước kiểm canh tóc của áo chính
Trang 24- Thông tin kịp thời cho các bộ phận liên quan để tổ chức xử lý và yêu cầu các bộ phận liên
quan ( tổ trưởng, kỹ thuật, công nhân) có hướng khắc phục,tránh những sai sót lặp lại
- Thống kê tập hợp tình hình chất lượng theo ngày,tuần,tháng và báo cáo cho KCS trưởng
- Có trách nhiệm theo dõi hành động khắc phục, phòng ngừa và báo lại tình hình thực hiện,
hiệu quả của nó cho KCS trưởng
3 KCS kiểm Đột trang trí :
- Thực hiện kiểm tra chất lượng ( kiểm tra 100%
số lượng) sản phẩm theo hướng dẫn có sẵn
Gồm các bước như sau:
- Thông tin kịp thời cho công nhân, bộ phận kỹ thuật của bộ phận đột trang trí về chất lượng
- Thống kê tập hợp tình hình chất lượng theo ngày,tuần,tháng báo cáo cho KCS trưởng và cùng với bộ phận liên quan tìm ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa,tránh sai sót lặp lại
phòng ngừa và báo lại tình hình thực hiện, hiệu quả của nó cho KCS trưởng
Hình 1.8 : KCS kiểm đột trang trí
4 KCS kiểm ủi:
kiểm tra như sau:
Kiểm lót:
* Tay lót không trẹo, mí bụng tay không xì, không xì xếp ly, tay lót không đứt chỉ.
B1: Cổ lót + dây treo êm, không cầm nhăn.
B2: Nách lót không cầm nhăn, không bung sút, đứt chỉ.
B3: Cơi túi lót: túi kín không xì góc, không cầm nhăn, viền cơi túi thẳng đều.
B4: Nhãn túi không nhăn cầm, bung sút đứt chỉ.
B5: Nẹp lót đường ráp ve lót sườn không cầm nhăn, bai giãn, bung sút đứt chỉ.
B6: Sườn + sóng lưng lót không cầm nhăn, bung sút đứt chỉ.
Trang 25B15: Nách dưới + chèn tay : không bay, xếp ly, không bung sút.
B16: Túi ngực : không cầm bay bung sút đứt chỉ Cơi túi phải đúng canh sợi.
B17: Ngực êm phẳng, không đùn.
B18: Miệng túi + Nắp túi : Cơi túi phải phẳng đều, nắp túi êm phẳng, không le mí, các góc túi
không được hở,bung,xì
B19: Sườn trước + Pence : Không cầm nhăn bung sút,đứt chỉ Pence không được lún đồng
tiền
B20: Lai thẳng đều, không cong.
B21: Khóa bọng tay đều 1 mm, không sụp mí, không bung sút đứt chỉ.
B22: Tay lót ê, không trẹo tay.
B23: Chốt sườn + Chèn tay: Êm không đứt, không bung sút.
B24: Tay êm phẳng, không ngửa, có độ che từ 1/2 - 1/3 nắp.
B25: Nút tay thẳng Cửa tay không so le, không bung sút, không thừa hoặc thiếu lót.
Kiểm thân sau:
B26: Cổ sau không cầm vặn, nhăn nhúm, không le lót cổ.
B27: Nách tay tròn đều, không cầm bay nhăn vặn, lún đồng tiền,bung sút đứt chỉ.
B28: Sóng lưng chính + sườn: Đường ráp phải thẳng, không cầm nhăn bung sút.
B29: Tà sau thẳng, không gãy, không cầm bay.
B30: Tà không so le.
B31: Lai sau không cầm nhăn bung sút.
B32: Chốt tất cả các đường may ráp lai áo, không đứt, không bung sút
Chú ý: Các chi tiết trên sản phẩm không được khác màu,lỗi sợi,lũng rách,vệ sinh công
nghiệp.
- Thông tin kip thời cho bộ phận ủi về chất lượng sản phẩm sau ủi
- Thống kê về tình hình chất lượng sản phẩm sau ủi theo ngày, tuần, tháng cho KCS trưởng và cùng với bộ phận ủi đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa, tránh những sai sot lặp lại
- Có trách nhiệm theo dõi hành động khắc phục, phòng ngừa và báo lại tình hình thực hiện,
hiệu quả của nó cho KCS trưởng
Trang 27Hình 1.10 : Mô tả các bước kiểm tra ủi
Trang 285 KCS Kiểm soát quá trình ( Phạm Thị Lan Anh)
- Tham mưu cho Giám Đốc Xí Nghiệp các vấn đề kiểm soát chất lượng và quản lý chấtlượng
- Tổ chức bộ máy KCS trong xí nghiệp nhằm đảm bảo hệ thống kiểm soát chất lượng luônhoạt động hiệu quả
- Lưu giữ, sắp xếp tất cả các giấy tờ có trong xí nghiệp
- Đóng dấu, kiểm tra tính hợp lý của các giấy tờ cấp phát cho các bộ phận
- Kiểm tra 5S ở tất cà các phòng ban
6 KCS kiểm đóng gói :
- Là bộ phận kiểm hàng thành phẩm cuối cùng của khâu đóng gói hoàn tất KCS đóng gói cónhiệm vụ căn cứ vào bảng màu đóng gói của pḥng kế hoạch kiểm tra các chi tiết đóng nhãn,bắn nhãn thẻ bài size, treo nhãn, bỏ nút dự trữ, vào bao nylon, gắn khoen size và chốt số lượnsize theo packing list
- Là bộ phận có thể phát hiện ra những lỗi đóng gói size của kho thành phẩm nhằm hạn chếtối đa đóng gói sai vóc, sai màu
7 KCS kiểm nhẵn:
- Chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm soát tất cả các loạinhãn trên sản phẩm của tất cả các mã hàng nhằmđảm bảo được gắn đúng và đầy đủ trên sản phẩm
- Thực hiện kiểm tra 100% số sản phẩm, đảm bảorằng tất cả các sản phẩm khi chuyển qua bao góikhông có sai sót về nhãn
KCS về bất cứ sự sai khác hoặc thiếu hụt của nhãn
so với tài liệu, áo mẫu, bảng màu, tiêu chuẩn kỹthuật
Hình 1.11 : KCS kiểm nhãn
8 KCS kiểm thùng:
- Kiểm tra kiểm soát chất lượng sản phẩm sau khi hoàn tất chuẩn bị đóng thùng
thùng
- Thông tin cho Tổ trưởng KCS, KCS trưởng và tổ đóng gói bất cứ sai sót nào phát hiện trongquá trình kiểm tra
9 KCS trưởng :
Trang 29- Thu thập các tài liệu, kiến thức về kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng, quản lý chất
lượng và hướng dẫn lại cho lực lượng KCS nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ
- Thực hiện việc kiểm tra final theo hướng dẫn nhằm đảm bảo lô hàng đạt chất lượng trước khi khách hàng kiểm final hoặc xuất về công ty
10 Tổ trưởng KCS :
- Tổ chức xắp xếp, hướng dẫn các KCS trong phạm vi mình quản lý về kiểm tra, kiểm soát chấtlượng sản phẩm
- Chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm, tình trạng hàng hóa với KCS trưởng, phụ trách
Xí nghiệp tại khu vực mình quản lý
- Đảm bảo tất cả các KCS mình phụ trách phải có đầy đủ thông tin , tài liệu về các mã hàng
kiểm tra một cách kịp thời
- Kết hợp với các bộ phận chức năng liên quantimf các biện pháp xử lý các sản phẩm không đạtyêu cầu
- Thu thập, tổng hợp các thông tin về sản phẩm không phù hợp ( hư hỏng ) từ đó đề xuất các
biện pháp khắc phục phòng ngừa nhằm ngăn chặn các sai lỗi lặp lại
- Thông tin cho phụ trách các tổ, bộ phận liên quan về tình trạng chất lượng, hiệu quả của các biện pháp đã đề ra