Hiện nay có khoảng 500 ha vùng vịnh ven biển có khả năng phát triển nuôi lồng cá biển. Đây là hướng đi mới trong những năm tới, thời gian tới cần phát triển nuôi lồng cá biển với các đối tượng có giá trị kinh tế như cá mú,cá hồng, cá dò, cá chẽm, tôm hùm. Trong những năm tới nuôi thử nghiệm và dự kiến nhân rộng tại Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Nuôi cá lồng bè trên biển bằng kiểu lồng Na Uy với thể tích
300m/lồng.
- Con nuôi đặc sản khác
e - Nuôi hải sâm cát: là một loài động vật không xương sống, sống ở biển, trên đáy cát hoặc san hô chết, tập trung nhiều ở độ sâu 2- 5m. Hải sâm cát là nguồn hải sản quý giá hiện nay nhu cầu thị trường trong nước chưa đáp ứng được, trong khi thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường Singapore, Hồng
Kông, Đài Loan.. cũng đang rất cần loại hải sâm này. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thuỷ sản II: Hải sâm cát có thể nuôi ghép với tôm hoặc ốc hương để đa dạng hoá, làm cân bằng môi trường sinh thái và cải thiện môi trường nhờ các đặc tính dinh dưỡng khác nhau. Hiện nay đã có nhiều mô hình thành công tại Khánh Hoà. Dự kiến mô hình thử nghiệm nuôi hải sâm tại TP Đồng Hới 5 ha; Quảng Trạch 3 ha và Bố Trạch 3 ha. Nếu mô hình thành công nhân rộng thành vùng hàng hoá tại 3 huyện này với diện tích là 150 ha năm 2015 và 200 ha năm 2020.
« _ Dự kiến trồng tảo lấy dầu kết hợp với sự thành công của cây Diezen để xây dựng chương trình năng lượng sinh học. Do điều kiện cây tảo cần trong sống trong môi trường fính lặng sóng, môi trường dinh dưỡng gần các khu dân cư để lấy chất thải từ khu dân cư, nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ các cửa sông, tảo biển còn có tác dụng làm khử độc cho môi trường nước do đó dự kiến mô hình tảo thử nghiệm tại TP Đồng Hới 5 ha; Quảng Trạch 3 ha và Bố Trạch 3 ha. Nếu mô hình thành công nhân rộng thành vùng hàng hoá tại 3 huyện này với diện tích là 100 ha năm 2015 và 150 ha năm 2020.
2.2.4... Nhu cầu lao động nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ
Nhu cầu sử dụng lao động trong nuôi nước lợ lớn hơn so với nuôi nước ngọt, do mức độ đầu tư và yêu cầu chăm sóc cho tôm nuôi nước lợ lớn hơn so với nuôi cá nước ngọt. Bởi vậy tính trung bình đối với 1 ha nuôi quảng canh cải tiến thì cần 2 người/ha/vụ nuôi. Nuôi bán thâm canh là 3 lao động/1 ha ao nuôi hoặc lồng nuôiwu nuôi. Nuôi thâm canh là 5 người /ha/vụ nuôi. Căn cứ vào diện tích nuôi mặn lợ được quy hoạch. Dự kiến nhu cầu nhân lực đến năm 2020 là 9.700 người, gấp 2,17 lần so với năm 2008.
Bảng 53. Nhu cầu lao động nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ đến năm 2020
ĐVT: người TĐTT (%/năm) TTỊ Hạng mục 2009 Ước 2010 2015 2020 2011- 2016- 2015 2020 Toàn tỉnh 5.000 5.550 7.200 9.700 5,3 6,1 -_ | Thâm canh 2.000 2.150 3.500 5.800 10/2 | 10,8 Bán thâm - | canh 1.450 1.640 2.300 2.900 70 47 - | QC cải tiến 1550 1.760 1.400 1.000 4,5 6,5
lII.3. QUY HOẠCH CHẾ BIẾN
Từng bước phát triển ngành chế biến thuỷ sản Quảng Bình theo cả chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở xác định cơ cấu sản phẩm đúng đắn và làm căn cứ cho việc lựa chọn và đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp và đảm bảo sản xuất hiệu quả.
Ưu tiên phát triển chế biến xuất khẩu đồng thời chú trọng đến cân đối, hài hoà chế biến nội địa đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng, đang phát
triển nhanh ở trong nước.
Phát triển ngành thuỷ sản Quảng Bình trong mối liên kết với hệ thống chế biến và cung cấp nguyên liệu của các tỉnh thuộc khu kinh tế trọng điểm miền Trung để tạo thế mạnh và hiệu quả cao cho cả vùng.
Phát triển ngành chế biến thuỷ sản tỉnh Quảng Bình đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái trong chế biến xuất khẩu cũng như chế biến nội địa, hoà nhập được với sự phát triển chung của ngành chế biến thuỷ sản của cả nước.
I.3.1.. Nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản
Nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản đến năm 2020 dự kiến được đáp ứng từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và nuôi trồng thuỷ sản. Tăng nhanh nguồn nguyên liệu chế biến từ phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong khai thác hải sản cũng chú ý tới những loài có giá trị thương mại như tôm, mực . Ở ngư trường xa bờ. Dự kiến đến năm 2010 nguyên liệu chế biến là 6.400 tấn (chiếm 15% tổng sản lượng thuỷ sản); năm 2015 nguyên liệu chế biến là 12.000 tấn (chiếm 25% tổng sản lượng thuỷ sản) và năm 2020 đạt
18.500 tấn (chiếm 35% tổng sản lượng thủy sản).