1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế lượng các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia trên thế giới

21 215 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

tư trực tiếp nước ngoài luôn là thách thức vô cùng to lớn đối với các nước sở tại vì họ phải đối mặtvới khó khăn trong việc xác định các yếu tố quan trọng hấp dẫn đầu tư trực tiếp từ nướ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Tiểu luận kinh tế lượng 1

ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC QUỐC

GIA TRÊN THẾ GIỚI Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thu Giang Lớp tín chỉ:

KTE218(2-1819).3 Nhóm 3

1 Nguyễn Vũ Hà Anh – 1714420005

2 Vũ Thu Hà – 1714410071

3 Hoàng Ngọc Khánh – 1714410124

4 Nguyễn Thị Thùy Linh – 1714410139

5 Chu Thúy Quỳnh – 1714410195

6 Phạm Hà Trang – 11714420099

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG CHÍNH 4

Chương I Xây dựng mô hình 4

1.1 Tổng quan nghiên cứu 4

1.2 Mô hình hồi quy tổng thể 5

1.3 Mô tả các biến 5

1.4 Thống kê mô tả các biến 6

Chương II Kết quả ước lượng mô hình và kiểm định 7

2.1 Kết quả ước lượng mô hình 7

2.2 Suy diễn thống kê và các kiểm định liên quan 10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

PHỤ LỤC 14

Trang 3

tư trực tiếp nước ngoài luôn là thách thức vô cùng to lớn đối với các nước sở tại vì họ phải đối mặtvới khó khăn trong việc xác định các yếu tố quan trọng hấp dẫn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhóm em đã đặt ra câu hỏi và nghiên cứu về đề tài

“Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia trên thế giới” Để

trả lời cho câu hỏi này chúng em đã vận dụng kiến thức của môn Kinh tế lượng 1về phương phápước lượng bình phương nhỏ nhất ( phương pháp OLS) và tìm số liệu ở nguồn tin cậy là World bank.Sau khi thu thập số liệu, xử lý và nghiên cứu một cách nghiêm túc nhóm chúng em đã đưa rakết quả các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài theo mức độ quan trọng từ cao xuống thấp đólà: Chi phí lao động (aGNI), tổng sản phẩm quốc dân (GDP), tỷ lệ người sử dụng internet (inter), độ

mở thương mại (open) và cuối cùng là thuế (tax)

Trang 4

NỘI DUNG CHÍNH

Chương I Xây dựng mô hình

1.1 Tổng quan nghiên cứu

Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện về các nhân tố ảnh hưởng đến FDI, trong

đó quy mô thị trường, độ mở thương mại và lực lượng lao động đã được chỉ ra như những nhân tốquan trọng quyết định sự hấp dẫn FDI của các quốc gia (Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến,2014; Elizabeth Asiedu, 2002;…) Trong đó, nhóm tác giả Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến

đã chỉ ra quy mô thị trường, lực lượng lao động và độ mở thương mai có ý nghĩa dương trong khithâm hụt ngân sách và lạm phát có tác động âm đến nguồn vốn FDI tại các nước đang phát triển tạichâu Á Elizabeth Asiedu đã nghiên cứu được độ mở thương mại giúp thu hút FDI đến cả các nướcSSA và các nước không thuộc SSA, tuy nhiên các yếu tố như cơ sở hạ tầng hay tỉ lệ lợi nhuận giúpthu hút FDI ở các nước không thuộc SSA nhưng lại không có nhiều ý nghĩa đến việc thu hút FDI ởcác nước SSA Tejvan Pettinger (2017) cho rằng thuế khiến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thấp hơn.Minh chứng là các công ty đa quốc gia như Apple, Google, Microsoft thường lựa chọn đầu tư ởnhững nước có mức thuế đánh vào lợị nhuận doanh nghiệp thấp hơn Cùng với đó, ông cho rằngchìa khóa cho thu hút FDI của một quốc gia là cơ sở hạ tầng , độ mở nền kinh tế , chi phí cho laođộng Trong khi cơ sở hạ tầng và độ mở nền kinh tế là động lực cho thu hút đầu tư trực tiếp từ nướcngoài thì chi phí lao động là một rào cản các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước Cùngnghiên cứu về đề tài này, nhóm nhà nghiên cứu đến từ Global Journals’s Inc (2011) cho rằng cácnước có GDP cao thường thu hút được nhiều FDI Điều này cho thấy GDP có tác động tích cực lênFDI Khi chứng thực những kết quả này, Stacie Beck và Alexis Chaves (2012) nhận thấy thuế có tácđộng tiêu cực đến FDI Quan điểm này giống với nhận định của nhóm nhà nghiên cứu đến từ OECD(2008) Ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Hữu Thắng (2007) đã nghiên cứu các nhân tốquyết định đến dòng vốn FDI ở các tỉnh thành Việt Nam Bằng bộ dữ liệu 64 tỉnh thành Việt Namtrong gia đoạn 1988-2006 và phương pháp ước lượng hồi quy OLS cho thấy cơ sở hạ tầng có tác

Trang 5

động tích cực lên FDI Nghiên cứu “ Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mởthương mại tại Việt Nam” của TS Lê Thanh Tùng, Đại học Tôn Đức Thắng, đã phân tích chi tiếtquan hệ giữa FDI và độ mở thương mại tại Việt Nam Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ đồngtích hợp giữa FDI và độ mở thương mại theo chiều tỷ lệ thuận ( quan hệ dương) trong cả ngắn hạn

và dài hạn Tận dụng những ưu điểm từ các bài nghiên cứu trước và những nhược điểm thấy trongquá trình nghiên cứu, nhóm quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu này

1.2 Mô hình hồi quy tổng thể

Từ việc tham khảo các nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng hàm hồi quytuyến tính tổng quát để thực hiện mục đích nghiên cứu Hàm hồi quy tổng quát bao gồm 1 biến phụthuộc và 5 biến độc lập Dạng hàm như sau:

log(FDI)= 0 + 1 ∗ log (GDP) + 2 ∗ log(aGNI) + 3 ∗ + 4 ∗ + 5 ∗ + Trong đó:β 0 : Hệ số tự do, β i : Hệ số hồi quy; u: sai số ngẫu nhiên (nhiễu)

Lưu ý: ở đây nhóm nghiên cứu đã tiến hành logarit hóa FDI, GDP, aGNI vì giá trị của những biến

này rất lớn như vậy logarit hóa sẽ giúp chính xác hơn khi chạy mô hình

1.3 Mô tả các biến

(Nguồn dữ liệu)

Logarit tự nhiên của Biến đại diện cho dòng Là hàm loga của dòng vốn đầu tư

log(FDI) FDI vốn đầu tư trực tiếp nước trực tiếp nước ngoài vào một quốc

(nguồn: World Bank) ngoài vào một quốc gia gia( triệu USD)

Logarit tự nhiên của Biến đại diện cho chi phí Là hàm loga của thu nhập quốc

lao động

(nguồn: World Bank) chỉnh (triệu USD)

Logarit tự nhiên của Biến đại diện cho tổng Là hàm loga của tổng sản phẩm

sản phẩm quốc dân GDP quốc dân GDP (triệu USD)

(nguồn: World Bank)

Tỷ lệ cá nhân sử dụng Biến đại diện cơ sở hạ Tỷ lệ phần trăm cá nhân sử dụng

tầng của một quốc gia Internet (%)

(nguồn: World Bank)

Thuế Biến đại diện cho thuế Tỷ lệ tổng thuế tính trên tổng lợi

(nguồn: World Bank) nhuận và tỷ lệ đóng góp (%)

nhuận doanh nghiệp của

5

Trang 6

một quốc gia

Độ mở thương mại Biến đại diện cho độ mở Tổng phần trăm của xuất khẩu và

(nguồn: World Bank) nhập khẩu so với GDP (%)

thương) của một quốc gia

1.4 Thống kê mô tả các biến

Qua quan sát 155 quốc gia, FDI trung bình mỗi nước nhận được ở mức 14,693.52 triệu USD,trung vị là 1174.5 triệu USD tương ứng với Guatemala Quốc gia nhận được lượng FDI lớn nhất làHoa Kỳ với 494,457 triệu USD.Burundi, một quốc gia tại Đông Phi, là nước nhận được lượng FDInhỏ nhất, 0.055 triệu USD Thống kê ghi nhận độ lệch chuẩn của các quan sát là 50,160.14 triệuUSD (Bảng 1, phụ lục)

FDI của các nước phân bố không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở khoảng 0.055 triệu USD –

33000 triệu USD với số quan sát là 136, chiếm 87.74% Số quan sát còn lại nằm rải rác trongkhoảng từ 33000 triệu USD - 297000 triệu USD Không có nước nào có FDI lớn hơn 494,457 triệuUSD.Sau khi log, đồ thị có phân bố tương đồng với phân phối chuẩn, mật độ cao nhất tại khoảng5.607 – 7.307 với tỷ lệ 27.71%.Đa số đều mang giá trị dương, duy nhất một trường hợp mang dấu

âm ở mức -2.893.(Hình 1, phụ lục)

GDP của các nước có xu hướng phân bố tương tự như FDI Tập trung với mật độ cao tại khoảnggiá trị từ 178.329 triệu USD tới 1200178.329 triệu USD, với 141/155 quan sát, chiếm 90.97% Caonhất là Hoa Kỳ với giá trị GDP đạt 1796275.237 triệu USD Khi lấy logarit tự nhiên, các quan sátphân bố không đều trong khoảng 5.184 – 17.784, tần số cao nhất tại khoảng 9.384-10.784 với34/155 quan sát, chiếm 21.94% (Hình 2, phụ lục)

Đồ thị histogram của biến chi phí lao động có sự khác biệt với hai biến trước Các giá trị phân

bố trong khoảng 0.0003 triệu USD đến 0.0276 triệu USD, mật độ tập trung cao tại 0.0081 triệu USDđến 0.0120 triệu USD, là mức chi phí trung bình Tại đây có 40/155 quan sát, chiếm 25.8% Sau khilog, các giá trị phân bố trong khoảng -8.117 đến -3.317 Mật độ tập trung cao nhất tại khoảng -4.117đến -3.717 Ở đây có đến 73/155 quan sát, chiếm 47.1%, ở hai đầu mút mức độ tập trung thấp (Hình

Trang 7

3, phụ lục)

Các giá trị của biến Open phân bố trong khoảng 14.755 - 422.755.Có đến 98.06% các nước có

độ mở thương mại thuộc khoảng 0 – 184.755 Phần đầu đồ thị có hình dáng parabol có đỉnh tạikhoảng giá trị 48.755 - 82.755 với 55/155 quan sát, chiếm 35.48% Không có nước nào có độ mởthuộc khoảng 184.755 - 286.755 và khoảng 354.755 – 388.755 (Hình 4, phụ lục)

Biến tax có đồ thị phân bố tương tự như biến Open, với 154/155 các quan sát tập trung trongkhoảng 0 – 109.2, mật độ tập trung cao nhất trong khoảng 25.2 – 39.2 với 61/155 quan sát, chiếm39.35% tống số quan sát, rất ít các quan sát có giá trị lớn hơn 81.2 Không có quan sát nào thuộckhoảng giá trị 109.2 – 207.2, chỉ có một quan sát đạt giá trị 216.5, cũng là giá trị cao nhất, tươngứng với Comoros (Hình 5, phụ lục)

Từ ma trận hệ số tương quan (Bảng 2, phụ lục), ta có thể nhận xét:

 GDP là biến có hệ số tương quan cao nhất, tác động cùng chiều với FDI như kỳ vọng

 aGNI là biến có hệ số tương quan thấp nhất, tác động ngược chiều đến FDI như kỳ vọng

 Tax là biến có hệ số tương quan âm, tác động ngược chiều đến FDI như kỳ vọng

 Open là biến có hệ số tương quan dương, tác động cùng chiều đến FDI như kỳ vọng

 Inter là biến có hệ số tương quan dương và khá cao, tác động cùng chiều đến FDI như kỳ vọng Các giá trị tương quan độc lập tương đối thấp Duy chỉ có biến GDP có tương quan dương vớibiến Inter ở mức 0.521 và tương quan âm với biến aGNI ở mức 0.596 Mức tương quan giữa cácbiến độc lập còn lại đều thấp, giá trị tuyệt đối đều dưới 0.5 Biến Inter là biến có tương quan mạnhnhất với các biến độc lập khác, nhưng đều tương quan ở mức độ trung bình Các biến độc lập kháctương quan với nhau ở mức độ yếu, thậm chí hầu như không tương quan

Chương II Kết quả ước lượng mô hình và kiểm định

2.1 Kết quả ước lượng mô hình

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu thực hiện mô hình hồi quy đơn (1) với 1 biến giải thích là biến chi

phí lao động-log(aGNI) sau khi đã tiến hành logarit hóa Kết quả hồi quy cho thấy biến chi phí lao động-log(aGNI) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Cụ thể, khi chi phí lao động tăng lên 1%

Trang 8

thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 2.786% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tejvan Pettinger (2017) về cả dấu và mức độ tácđộng, cho thấy rằng chi phí lao động là nhân tố quyết định có ý nghĩa âm lên dòng vốn FDI Thực tếcũng chứng minh, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ sẽ đổ nhiều vào các nước có chi phí laođộng thấp, điều này có thể làm giảm chi phí và gián tiếp làm cho lợi nhuận thu được tăng lên.

Ở mô hình (2), nhóm nghiên cứu mạnh dạn đưa thêm các biến khác vào mô hình, cụ thể là biến

tổng sản phẩm quốc dân sau khi đã logarit hóa-log(GDP), biến tỷ lệ cá nhân sử dụng internet-inter đại diện cho cơ sở hạ tầng, biến độ mở thương mại-open, biến thuế-tax.

 Từ bảng kết quả (Bảng 3, phụ lục) ta có thể thấy rằng sau khi đưa thêm các biến vào mô hình thì

hệ số ước lượng của biến log(aGNI) bị chệch Cụ thể, hệ số ước lượng của log(aGNI) trước khi

thêm biến là ~1 2.786 và sau khi thêm biến là ˆ 1

0.861 ; có nghĩa là sau khi thêm biến thì hệ

~ ˆ  2.786 0.861  1.925

=>

số ước lượng của biến log(aGNI) bị chệch với mức độ là 1 1

mức độ chệch rất nghiêm trọng và chiều hướng chệch âm => Xảy ra tình trạng bỏ sót biến quantrọng rất nghiêm trọng ở mô hình (1)

 Bên cạnh đó, các biến đại diện cho tổng sản phẩm quốc dân log(GDP), biến chi phí lao động

-log(aGNI), biến độ mở thương mại-open có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%,còn biếninter chỉ

có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Riêng biến thuế-tax vừa không có ý nghĩa thống kê thậm

chí ở mức ý nghĩa 10% lại vừa trái với dấu kỳ vọng ban đầu Điều này trái với kết quả nghiên cứutrước đó của Stacie Beck và Alexis Chaves (2012) và Tejvan Pettinger (2017) Theo như thực tếthì thuế đánh vào lợi nhuận có ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cụ thể là làmgiảm lợi nhuận ròng sau thuế, tuy nhiên dữ liệu năm 2016 lại cho thấy tác động dương giữa thuếvàdòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Mô hình (3) là mô hình cuối cùng mà nhóm đưa ra sau khi đã loại bỏ biến thuế-tax Từ bảng 3 ta có thể thấy rằng, sau khi đã loại bỏ biến thuế-tax thì ở cả hai mô hình (2) và (3) đều có R2 = 0.814 tức làmức độ giải thích được của các biến độc lập cho biến phụ thuộc là bằng nhau Thêm vào đó,

Trang 9

như đã nhận xét ở mô hình (2) thì biến tax vừa không có ý nghĩa thống kê vừa trái dấu kỳ vọng.Vìvậy, ta có thể suy ra rằng việc loại bỏ biến tax ra khỏi mô hình là hợp lý Kết quả từ việc thực hiệnhồi quy mô hình (3), ta thấy được tính bền vững của mô hình vì khi loại bỏ 1 biến ra khỏi mô hìnhnhững vẫn giữ được tính nhất quán trong các giá trị ước lượng (dấu và mức ý nghĩa của các hệ sốhồi quy) Theo đó, tác động của tổng sản phẩm quốc dân, độ mở thương mại và cơ sở hạ tầng làdương lên dòng vốn FDI, còn chi phí lao động lại có tác động âm; điều này phù hợp với các nghiêncứu của Global Journals’s Inc (2011) và Tejvan Pettinger (2017) Cho thấy rằng chúng là nhữngnhân tố quan trọng quyết định đến dòng vốn FDI của các nước khảo sát.

Phương trình của đường hồi quy mẫu (SRF) với các biến như mô hình (3) như sau:

Bảng sau sẽ tổng hợp ý nghĩa của từng hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy mẫu trên:

ˆ 

-0.858

có ý nghĩa thống kê Trong khi giữ cho các yếu tố khác không đổi, khi chi phí lao động tăng

 1

ở mức ý nghĩa 1% lên 1% thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0.858%

ˆ  0.807 có ý nghĩa thống kê Trong điều kiện giữ cho các yếu tố khác không đổi, khi tổng sản phẩm

Trang 10

tích, từ đó, làm cơ sở để nhóm đưa ra các khuyến nghị thực tế làm tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước.

2.2 Suy diễn thống kê và các kiểm định liên quan

2.2.1 Kiếm định một số giả thuyết của mô hình hồi quy bội

Có 6 giả thiết đối với mô hình hồi quy bội:

MLR1: Tuyến tính theo các tham số

MLR2: Mẫu ngẫu nhiên

MLR3: Không có cộng tuyến hoàn hảo

MLR4: Trung bình có điều kiện bằng không E(u|x)0

MLR5: Phương sai thuần nhất Var(u | x) 

2

MLR6: sai số có phân phối chuẩn u ~ N(0, i 2)

Tại đây, nhóm sẽ tiến hành kiểm định đối với 3 giả thiết cơ bản nhất đó là MLR3, MLR4, MLR6

Trước tiên, để kiểm định MLR3, nhóm sẽ tiến hành tính toán chỉ số VIF với VIF  1

Cuối cùng, nhóm thực hiện kiểm định giả thiết MLR6, từ Hình 8 (phụ lục), nhận thấy rằng sự

Trang 11

phân bố của phần dư là nằm tương đối sát với đường chuẩn và nằm trong khoảng tin cậy 95% Vì thế, ta có thể kết luận giả thiết MLR6 là thỏa mãn (sai số có phân phối chuẩn).

2.2.2 Một số kiểm định thống kê với các hệ số ước lượng

Phương trình ước lượng:

a Kiếm định hệ số hồi quy

Từ bảng kết quả (bảng 3, phụ lục) ta có thể kết luận rằng tất cả các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và 5%

Độ lớn và chiều hướng tác động của các biến khi xét đến ý nghĩa thực tế:

 Đối với biến log(aGNI): trong điều kiện giữ cho các yếu tố log(GDP), inter, open không đổi; nếuchi phí lao động tăng lên 10% thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0.858*10 = 8.58%

=>Kết luận: Tác động này có ý nghĩa thực tế khá lớn

 Đối với biến log(GDP): Trong điều kiện giữ cho các yếu tố log(aGNI), inter, open không đổi, nếutổng sản phẩm quốc dân tăng lên 10% thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 0.807*10 =8.07% =>Kết luận: Tác động này có ý nghĩa thực tế khá lớn

 Đối với biến inter: Trong điều kiện giữ cho các yếu tố log(aGNI), log(GDP), open không đổi; khi

tỷ lệ cá nhân sử dụng internet tăng 10 đơn vị % thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng0.009*100*10 = 9 % => Kết luận: tác động này chỉ có ý nghĩa thực tế lớn

 Đối với biến open: Trong điều kiện giữ cho các yếu tố log(aGNI), log(GDP), inter không đổi; khi

độ mở thị trường tăng lên 10 đơn vị % thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng

0.005*100*10 = 5 % => Kết luận: tác động này có ý nghĩa thực tế ở mức độ trung bình

b Kiểm định F về sự phù hợp của hàm hồi quy

Từ bảng kết quả hồi quy (bảng 3, phụ lục) ta kết luận rằng hàm hồi quy phù hợp ở mức ý nghĩa 1%

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w