1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế lượng 2 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của việt nam giai đoạn 2007 2016

42 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 431,71 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---***---TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM Hà Nội, 2018... Sau đó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM

Hà Nội, 2018

Trang 2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP THỦY SẢN Ở VIỆT NAM 2

1.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2007 – 2016 2 1.2 Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến các thị trường chủ lực 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8

2.1 Mô hình hấp dẫn trong thương mại (Gravity Model) 8

2.2 Phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế lượng: 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu: 10 2.2.2 Phương pháp xây dựng mô hình: 11

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở VIỆT NAM 12

3.1 Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 12

3.1.1 Ảnh hưởng GDP tới kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam ra nước ngoài 12 3.1.2 Ảnh hưởng của quy mô dân số đến sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam 15 3.1.3 Tác động của khoảng cách địa lý đối với xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 15

3.1.4 Tác động của các hiệp định thương mại đối với xuất khẩu thủy sản

ở Việt Nam 16

Trang 3

3.2 Mô hình định lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam 17

3.2.1 Mô hình tổng thể: 18 3.2.2 Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy 21

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 28

KẾT LUẬN 32 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 34

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ, không ngừng tăng trưởng cả về quy mô vàtốc độ, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dần hội nhập vàonền kinh tế toàn cầu

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh chính là một trong những yếu tốquyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thờigian qua Trong đó, với lợi thế của một quốc gia ven biển, thủy sản làmặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn Thực tế cho thấy, kimngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có xu hướng tăng qua cácnăm và luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đặt ra Đặc biệt, việc ViệtNam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tiến tới ký kết các hiệpđịnh thương mại, đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương đã

mở ra một không gian phát triển mới cho xuất khẩu thủy sản Tuynhiên, xuất khẩu thủy sản của nước ta cũng gặp không ít khó khăn,thách thức

Nhận thức được tầm ảnh hưởng của xuất khẩu thủy sản tới nềnkinh tế, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2007 -2016” Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn đưa ra nhữngphân tích, đánh giá mới nhất về những nhân tố tác động đến kimngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thông qua việc ứng dụng Môhình Lực hấp dẫn (Gravity Model) trong kinh tế, từ đó có những giảipháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả của xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi cơ hội và cạnh tranhluôn tồn tại song song Nghiên cứu này gồm những nội dung chínhsau:

Chương I Tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt

Nam

Chương II Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận

Trang 5

Chương III Xây dựng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng

tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Chương IV: Đề xuất các phương án cải thiện tình hình xuất

khẩu thủy sản của Việt Nam

Trong quá trình thực hiện, bài nghiên cứu không tránh khỏinhững thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô đểnghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT

NHẬP THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

1.1.Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2007 – 2016

Trong những năm qua, sản xuất thủy sản đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể, tăng mạnh cả về sản lượng và giá trị Kể từ thờiđiểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO), xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục đạt được mức kimngạch và tốc độ tăng khả quan trừ năm 2009 Cụ thể, khởi điểm năm

2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, có mức tăng trưởngcao 22,6% Sang năm 2007, con số này đạt 3,76 tỷ USD, tăng 12,1%

so với năm trước Đến năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảngkinh tế thế giới, xuất khẩu nhóm hàng này bị suy giảm (giảm 5,7%)với mức kim ngạch là 4,25 tỷ USD Trong năm 2010 và năm 2011,xuất khẩu thủy sản khởi sắc với mức kim ngạch và tốc độ tăng lầnlượt là 5,02 tỷ USD, 18% và 6,11 tỷ USD, 21,8% Số liệu Thống kê Hảiquan cho thấy trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,09 tỷUSD, giảm nhẹ 0,4 % (tương ứng giảm 24 triệu USD về số tuyệt đối)

so với năm 2011

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy hải sản vẫn còn bị kìm hãm Nguyênnhân chính dẫn đến tình trạng này là: Nghề cá cho đến nay vẫn chưathoát khỏi hình bóng của một nghề cá thủ công, trình độ sản xuấtnhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, phát triển tự phát theo cơ chế thị trường.Ngành thủy sản vẫn là một ngành khai thác tài nguyên tự nhiên theokiểu tận thu, trước sức ép của các vấn đề kinh tế xã hội của mộtnước nghèo, chậm phát triển: sự gia tăng dân số nhanh, thiếu việclàm, đói nghèo và sự khốc liệt trong kiếm tìm kế mưu sinh của cáccộng đồng dân cư ven biển Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua thủysản lấy xuất khẩu làm mũi nhọn, tạo nguồn để nhập khẩu thiết bịcông nghiệp hóa lĩnh vực chế biến thủy sản Còn đối với các lĩnh vực

Trang 7

sản xuất nguyên liệu, việc đẩy mạnh xuất khẩu chỉ kích thích tính tựphát sự gia tăng phát triển theo chiều rộng, tăng sản lượng lớn hơntăng chất lượng Do thiếu các cơ chế, chính sách, thiếu tầm nhìn xa,các thành quả từ xuất khẩu thủy sản đã không có tác động tích cựctới phát triển công nghiệp, phát triển cơ khí nghề cá

Một nguyên nhân khác tác động tới tăng trưởng thủy sản thời kỳqua là các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu Do ảnhhưởng từ khủng hoảng, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thủy sản giảm

ở hầu khắp các thị trường; nguồn vốn trong và ngoài nước đều bị hạnchế Thống kê của VASEP cho thấy, hiện nay có khoảng 70% doanhnghiệp CBTS có nguy cơ phá sản hoặc làm ăn kém hiệu quả do thiếuvốn, điều này đã tác động mạnh, ngược trở lại lĩnh vực sản xuấtnguyên liệu thủy sản ảnh hưởng chung đến tăng trưởng và chấtlượng tăng trưởng toàn ngành

Công tác dự báo thị trường tiêu thụ ngoài nước còn rất hạn chế:Thời gian qua, các doanh nghiệp tự xoay sở trong cơ chế thị trường,

tự tìm đầu ra cho sản xuất Do không chủ động được thị trường nhiềudoanh nghiệp sản xuất cầm chừng, không thể xây dựng được chiếnlược kinh doanh, chiến lược sản phẩm Nguyên nhân của tình trạngnày chủ yếu do thiếu kiến thức thương mại thị trường, thiếu vốn đầu

tư, thiếu các chính sách hỗ trợ đúng đắn, kịp thời của Nhà nước vềmarketting về dự báo thị trường Mặt khác công tác thống kê thủysản bị buông lỏng suốt thời gian dài, không có sự quan tâm đầu tưcủa Nhà nước, số liệu đầu vào theo chuỗi thời gian không có, hoặcchắp vá với chuỗi thời gian quá ngắn không thể làm cơ sở dữ liệuphân tích dự báo chính xác cho từng thị trường cũng như từng sảnphẩm thủy sản

Công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ cho xuất khẩu thủy sảnbước đầu có hiệu quả và phát huy tác dụng Công tác phát triển thi

̣trường chủ yếu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại thườngxuyên đã và đang được quan tâm như tham gia các hôị chợ, triển

Trang 8

lãm thủy sản tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc và NhậtBản và kết hợp tổ chức các sựkiêṇ quảng bá sản phẩm taị các thi

̣trường thế giới; đối với trong nước, hàng 9 năm có tổ chức hôịchợthủy sản quốc tế (VIETFTISH) tại thành phố Hồ Chí Minh Chínhnhờ các hoaṭ động này đã và đang thu được kết quả khả quan, tạođiều kiện cho nhà nhập khẩu, nhà phân phối và các nhà quản lý cácnước hiểu biết hơn về thủy sản Việt Nam, kích thích hoạt động ký kết

các hợp đồng mua bán hàng thủy sản Việt Nam trong giai đoạn qua Hình 1 Biểu đồ 20 thị trường xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu của Việt Nam,

giai đoạn 2007 – 2016

Nguồn: Trademap.org

Qua biểu đồ ta thấy, EU, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là bốn thị trường xuấtkhẩu thủy hải sản hàng đầu của nước ta trong giai đoạn 2007 – 2016, tiếp sau đó làHàn Quốc, ASEAN, Cơ cấu xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam xuất ra thế giớichủ yếu là nhóm hàng cá đông lạnh (mã HS 03.03); phi lê cá & các loại thịt cá khác(HS 03.04); tôm đã và chưa chế biến (HS 16.05 và HS 03.06); mực, bạch tuộc (HS06.07); và cá ngừ đã được chế biến (HS 16.04)

Trang 9

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP nhìn nhận, để xuất khẩu thủy sảnmang về 7 tỷ USD trong năm 2016 (tăng 6,3% so năm 2015) cần nỗ lực vượt quanhiều thách thức Hiện tại mặt hàng tôm đang chịu áp lực cạnh tranh và giảm giá báncủa nhiều nước; tuy nhiên cái được là sự tác động tích cực từ hiệp định FTA đối vớiviệc xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN… Thế nhưng cái khó là chiphí sản xuất tôm của Việt Nam quá cao, bởi đầu vào phụ thuộc các nguồn cung cấp từnước ngoài (như con giống, thức ăn, thuốc thú y)

1.2.Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến các thị trường chủ lực

Hình 2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2016

Nguồn: Tổng cục hải quan

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2016 xuất khẩu thủysản của cả nước đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,31% so với năm 2015

Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn là những thị trường đứng đầu về tiêu thụ thủy sảncủa Việt Nam; trong đó xuất sang Hoa Kỳ chiếm 20,4% trong tổng kim ngạch, đạt1,44 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2015; xuất sang EU chiếm 17%, đạt gần 1,2 tỷUSD; xuất sang Nhật Bản chiếm 15,6%, đạt 1,1 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2015;sau đó là Trung Quốc chiếm 9,7%, đạt 685,1 triệu USD, tăng 52%; Hàn Quốc chiếm

Trang 10

8,6%, đạt 608 triệu USD, tăng 6,3%; Australia chiếm 2,6%, đạt 186 triệu USD, tăng9% so với năm 2015.

Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản trong năm 2016 sang đa số các thị trường chủlực đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2015; trong đó đáng chú ý là xuất khẩuthủy sản Indonesia mặc dù kim ngạch không lớn (4,8 triệu USD) nhưng so với năm

2015 (đạt 2,8 triệu USD) thì đạt mức tăng mạnh trên 72% Bên cạnh đó, xuất sangTrung Quốc cũng tăng mạnh gần 52%, I-rắc tăng 43,5% (từ 8,7 triệu USD năm 2015lên 12,5 triệu USD năm 2106), Ucraina tăng 34,3%

Hình 3 Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới 3 thị trường chủ lực giai

đoạn 2007 – 2016 (Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục hải quan

Việt Nam luôn nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm mở rộng khả năngtiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam Nhật Bản, Mỹ,

EU là những thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam nhưng vị trí của cácthị trường này cũng biến động theo thời gian Giai đoạn từ năm 2007 – 2012, EU liêntục giữ vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Tuy nhiên, tốc độ tăngtrưởng dường như không ổn định bởi vì năm 2012 thị phần tôm xuất khẩu sang EUgiảm xuống còn âm 24,91%, sau đó mới hồi phục trở lại trong năm 2013 là 24,85% vàđột ngột tăng nhanh trong năm 2014, lên đến 70% rồi lại giảm xuống trong năm 2015

Trang 11

còn 19,7% Sự dao động trong xuất khẩu tôm sang thị trường EU cũng làm gia tăngmối lo ngại về sự xuất khẩu ổn định cho ngành thủy sản của Việt Nam.

Đối với thị trường Nhật Bản, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớncủa Việt Nam với tỷ trọng ổn định ở mức trên dưới 20% trong tổng giá trị kim ngạchxuất khẩu Tuy nhiên xuất khẩu hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn bên cạnh nguyênnhân đến từ việc thị trường tiêu thụ kém, giá xuất khẩu hạ, biến động của đồng Yên…thì nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản ngày càng áp dụng nhiều tiêu chuẩn nghiêmngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp thươngmại của Nhật đang có xu hướng tìm nguồn nhập khẩu với giá rẻ hơn từ các nước khácnhư Ấn Độ, Indonesia

Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giai đoạn năm 2008 - 2009,Hoa Kỳ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam Tỷ trọng của thịtrường Hoa Kỳ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu củaViệt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm Sau đó từ năm 2009 –

2011, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng ổn định qua các năm và đặc biệt, năm

2012 chứng kiến việc Hoa Kỳ chính thức vượt EU trở thành thị trường dẫn đầu vềnhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,17 tỷ USD, chiếm 19,2%trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước và vẫn tiếp tục dẫn đầu đếnnăm 2016 Thị trường Hoa Kỳ dẫn đầu thủy sản xuất khẩu Việt Nam ở 4 mặt hàng làtôm, cá tra, cá ngừ và cua ghẹ Kim ngạch của xuất khẩu của 4 mặt hàng này chiếmtrên 95,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường nàytrong năm 2013, trong đó tôm chiếm 54,7%, cá tra chiếm 25%, cá ngừ chiếm 12,3% vàcua ghẹ chiếm khoảng 3,5% Thị trường Hoa Kỳ năm 2014 đang có những dấu hiệutích cực, trong khi xét trên toàn cảnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì hầu hết các mặthàng xuất khẩu trong đầu năm 2014 đều giảm (trừ mặt hàng tôm) thì ở thị trường Hoa

Kỳ, các mặt hàng chính xuất khẩu đều tăng trong đó có tôm và cá tra (hai mặt hàngchiếm 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản) có mức tăng trưởng mạnh (tômtăng 163%, cá tra tăng 44,6%)

Trong 3 thị trường chính của xuất khẩu thủy sản Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, NhậtBản thì thị trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2013 và đầu năm

2014 (tăng 27,4% trong năm 2013 và 87,8% trong tháng 1 năm 2014) và góp phần

Trang 12

quan trọng trong thành tích của xuất khẩu thủy sản Việt Nam (năm 2013 tăng 9,6% vàtrong tháng 1 năm 2014 tăng 19,9%) Động lực chính của sự tăng trưởng này chủ yếu

là do mức tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm và sự hồi phục của nền kinh tế Hoa Kỳtrong năm 2013 và năm 2014

Trang 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP

LUẬN

2.1.Mô hình hấp dẫn trong thương mại (Gravity Model)

Mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế là mô hình lý thuyết phổ biến được

nhiều nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng để đo lường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng

đến xuất khẩu giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau trong nhiều năm qua Mô hình hấp

dẫn thương mại trong thương mại quốc tế đầu tiên được sử dụng để đo lường giá trị

xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau, do hai nhà khoa học Tinbergen (1962) và

Poyhonen (1963) xây dựng dựa vào mô hình lực hấp dẫn giữa hai vật của nhà vật lý

học Newton (1687) như sau:

Trong đó:

F AB: Giá trị xuất khẩu của QGXK A sang QGNK B

M A , M B : Quy mô nền kinh tế của quốc gia A và B (đo lường bằng GDP) GDP

của quốc gia xuất khẩu A đại diện cho khả năng sản xuất hàng hóa xuất khẩu GDP

của quốc gia nhập khẩu B đại diện cho mức thu nhập bình quân của quốc gia nhập

khẩu

D AB: Khoảng cách địa lý giữa quốc gia A và B Khoảng cách địa lý được tính từ

thủ đô hoặc trung tâm kinh tế của quốc gia xuất khẩu A đến thủ đô hoặc trung tâm

kinh tế của quốc gia nhập khẩu B, đại diện cho chi phí vận chuyển và thời gian giao

hàng

G: hằng số

Logarith (ký hiệu L) cả hai vế phương trình (1), ta có thể chuyển đổi thành một

công thức tuyến tính sử dụng cho phân tích kinh tế lượng như sau:

(2) LFAB = β0 + β1L(GDPA) + β2L(GDPB)- β3L(DAB) + ε

Trang 14

Phương trình (2) cho thấy, giá trị xuất khẩu hàng hóa từ quốc gia xuất khẩu Asang quốc gia nhập khẩu B chịu ảnh hưởng bởi GDP của quốc gia xuất khẩu, GDP củaquốc gia nhập khẩu và khoảng cách địa lý giữa quốc gia A và B Mô hình (2) đượcxem là mô hình lý thuyết nền tảng để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩugiữa hai hay nhiều quốc gia với nhau Từ nghiên cứu ban đầu của Tinbergen (1962) vàPoyhonen (1963), các nhà nghiên cứu sau đó bổ sung thêm các biến giải thích khác đólà: Dân số chính sách, khoảng cách địa lý, tương đồng về văn hóa giữa các nước, cùng

sử dụng chung ngôn ngữ, cùng sử dụng chung loại tiền tệ, thành viên của các tổ chứcthương mại, Mô hình lực hấp dẫn thương mại quốc tế của Bergstrand (1985) phảnánh được đầy đủ các yếu tố nêu trên, đây cũng là mô hình tổng quát nhất và được cácnhà nghiên cứu vận dụng nhiều nhất

Tuy vậy, hạn chế của mô hình này nằm trong một giả thiết ẩn: đó là sự đồng nhấttrong sở thích tiêu dùng giữa các nước cũng như sự tương tự trong hệ thống thươngmại và cấu trúc thuế của các nước Bergstand (1985) đã có những đóng góp quan trọngtrong việc chứng minh mô hình lực hấp dẫn này chính là mô hình rút gọn cân bằng cục

bộ trong cân bằng tổng thể với các loại sản phẩm quốc gia khác biệt Baldwin (1994)cũng đã sử dụng mô hình này để xem xét những nhân tố chính ảnh hưởng đến kimngạch thương mại hàng hóa chế biến Deadorff (1995) tìm ra cơ sở lý luận của môhình lực hấp dẫn chính là nội dung của lý thuyết về thương mại quốc tế của Hechsher-Ohlin Helpman (1998) cho rằng mô hình lực hấp dẫn sẽ rất thích hợp trong nghiêncứu về thương mại nội ngành và sẽ là phương tiện tốt nhất để xác định những yếu tốảnh hương đến kim ngạch thương mại các quốc gia Như những nghiên cứu trên từngxác định, chúng em cũng cho rằng GDP (của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩuhàng hóa) sẽ ảnh hưởng tích cực đến khối lượng xuất khẩu của Việt Nam sang cácnước khác Trong khi đó, khoảng cách địa lý không có tác động rõ rệt lên xuất khẩu

Lý thuyết về thương mại quốc tế còn chỉ ra sự biến động của tỷ giá cũng ảnhhưởng đến xuất khẩu Phá giá đồng nội tệ sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khi màgiá hàng xuất khẩu rẻ một cách tương đối Vì vậy, thay đổi tỷ giá cũng ảnh hưởngtương đối đến xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều nghiên cứu kinh tế cho thấy hai quốc gia có khoảng cách địa lý nhỏ thìkim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đó thưởng gia tăng Điều đó có thể lí giải là do chi

Trang 15

phí vận chuyển thấp và có cùng hay tương tự sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng ởhai nước này

Cuối cùng, Hiệp định thương mại tự do (FTA) hay các thỏa thuận tương tự giữacác nước thành viên của những khối kinh tế cũng tác động đến xuất khẩu Những nướctham gia FTA hay cùng là thành viên của một khối kinh tế thường được cho là cónhiều cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên khác trong cùng khối Hiệp định vàkim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ gia tăng, Carrere (2006) cho rằng những Hiệpđịnh khu vực có ảnh hưởng tích cực, làm gia tăng kim ngạch thương mại giữa cácthành viên so với các quốc gia khác trên thế giới

2.2.Phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế lượng:

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu:

a Các nguồn thu thập số liệu:

Các biến được mô tả trong bảng dưới đây, trong đó tổng thu nhập kinh tế quốcdân cũng như các nước nhập khẩu thủy hải sản ở Việt Nam (GDP) và dân số tươngứng (POP) giai đoạn 2007-2016, được lấy từ World Development Indicators (WDI).Giá trị xuất khẩu (Export) được thu thập từ Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC -Trade map Khoảng cách từ Việt Nam tới các nước xuất khẩu thủy, hải sản (distance):

từ trang Distance from to (DFT)

Các hiệp định liên quan (FTA, TPP) được thu thập ở các nguồn báo chính thống

Các

biến

Mô tả các biến trong mô hình

Nguồn

GDPi,

GDPj

Tổng thu nhập nềnkinh tế trong nước

và các nước khác

WDI(http://databank.worldbank.org/data/source/world-development-

indicators#)POPi,

POPj

Dân số Việt Nam vànước ngoài

WDI(http://databank.worldbank.org/data/source/world-development-

indicators#)Export Giá trị xuất khẩu Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC

Trang 16

value Trade Map

(https://www.trademap.org/Index.aspx?

AspxAutoDetectCookieSupport=1)Distance Khoảng cách từ

Việt Nam đến cácnước xuất khẩu

DFT:

https://www.distancefromto.net/distance-from-vietnam-country

c Phương pháp phân tích số liệu:

Nguồn dữ liệu: là nguồn dữ liệu thứ cấp

Ngoài các nguồn được đề cập bên trên phần “Các nguồn thu thập dữ liệu”, tiểuluận còn sử dụng các nguồn dữ liệu từ bên ngoài, cụ thể là các bài viết được đăng trêncác tạp chí, các báo cáo, giáo trình, sách, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu, cácwebsite liên quan…

2.2.2 Phương pháp xây dựng mô hình:

Nhóm dựa vào mô hình phân tích định tính và định lượng để phân tích nhân tốảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản – một trong số 10 ngành hàng xuất khẩuchủ lực của Việt Nam

Sau khi nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài, xác định vấn

đề nghiên cứu, trên cơ sở nghiên cứu các mô hình lý thuyết, các lý thuyết, nghiên cứuthực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, xây dựng giả thuyết và mô hình

lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS Việt Nam- Nước ngoài, nhóm đãtiến hành xây dựng mô hình hấp dẫn trong thương mại (Gravity Model) và mô hìnhđịnh lượng dựa trên số liệu về 93 nước nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam Sau khi môhình được xây dựng, những kiểm định đã được thực hiện để xác định lại tính phù hợp

Trang 17

của các giả thuyết và mô hình lý thuyết với điều kiện thực tiễn và đồng thời loại bỏ cácgiả thuyết không phù hợp.

Trang 18

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Thủy sản là một trong mười hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Năm

2014, giá trị XKTS đạt 7,84 tỷ USD, chiếm khoảng 5,2% tổng giá trị xuất khẩu củaViệt Nam, đứng thứ 5 sau các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính,hàng hóa điện tử và linh kiện; hàng dệt may; giày dép các loại giá trị XKTS tăng bìnhquân khoảng 493 triệu USD/năm

Nghiên cứu hàng năm ở giai đoạn 2006 – 2014 của 26 quốc gia Âu Mỹ và ViệtNam với 243 quan sát cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu nhiều ảnhhưởng từ GDP, cụ thể là: GDP của Việt Nam (+0,48), GDP của quốc gia nhập khẩu(+0,55) GDP mang lại cả ảnh hưởng tích cực thuận chiều và ngược chiều tới kimngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta

a Tác động thuận chiều:

Hình 3 Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam 2005-2014

Trang 19

Hình 4 Tăng trưởng GDP và GDP đầu người qua các năm

Trong giai đoạn 2007 – 2011, GDP Việt Nam tăng liên tục qua các năm nhưngtốc độ tăng có một số biến động Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP/ người giảm mạnh từ6,3% xuống 5,3% vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế, sau đó phục hồidần vào năm 2011 GDP thể hiện quy mô nền kinh tế, do đó nguồn cung thủy sản xuấtkhẩu của Việt Nam phụ thuộc vào GDP

Từ biểu đồ hình 3 và 4 ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩuthủy sản có xu hướng biến động khá giống với tốc độ tăng trưởng GDP Xuất khẩuthủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao vào năm 2008 nhưng ngay năm sau đã sụtgiảm Năm 2010 và 2011, kim ngạch tăng trưởng mạnh mẽ trở lại giống như xu hướngcủa GDP của nền kinh tế Từ thực tế trên, ta kỳ vọng GDP của Việt Nam có tác độngcùng chiều tới xuất khẩu thủy sản

Tương tự như nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung, đối với các nước nhập khẩuthủy sản của Việt Nam Nhìn chung các nước nhập khẩu nhiều thủy sản Việt Nam làcác nước có GDP đạt mức cao

Trang 20

Trong số liệu thu được từ World bank, trong những năm gần đây 4 trong số 5nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam là Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đứcđều đạt tốc độ tăng trưởng GDP rất đáng kể giai đoạn 2007-2016 GDP tăng trưởngnhanh thể hiện sức cầu của thị trường lớn, vì thế kim ngạch xuất khẩu thủy sản củaViệt Nam cũng tăng nhanh trong giai đoạn này Năm 2009, GDP của các nước bạnhàng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam đều giảm sâu về tốc độ tăng trưởng do tácđộng của khủng hoảng kinh tế Trong 10 nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất của ViệtNam, 8 nước có tốc độ tăng trưởng âm Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩuthủy sản cũng có cùng xu hướng giảm mạnh Tuy nhiên GDP của các nước nhập khẩu

đã tăng nhanh trở lại vào năm 2010 và 2011, kéo theo tốc độ tăng trưởng xuất khẩutăng lên đạt mức cao (gần 22%) GDP các nước nhập khẩu tăng, nhu cầu tiêu thụ chocác mặt hàng thủy hải sản cũng tăng lên, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu thủy hải sảnViệt Nam tăng, đồng thời làm tăng lên những nguồn lực khác để thúc đẩy tiếp ngànhxuất khẩu thủy hải sản

Qua những phân tích trên, ta có thể kỳ vọng GDP của nước nhập khẩu có tácđộng cùng chiều tới kim ngạch xuất khẩu thủy sản

Tuy nhiên điều này cũng tạo nên những bất lợi khi GDP Việt Nam hoặc các nướcnhập khẩu giảm Ta có thể thấy điều đó qua việc đánh giá sự tăng trưởng năm 2009 -năm tồi tệ của việc tăng trưởng GDP Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016 Tình hìnhchung của các nước là bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng toàn cầu, điều nào đã tạonên một sự chao đảo không nhỏ trong việc xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam vì cácnước nhập khẩu đang bị khủng hoảng kinh tế khiến nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản giảmmạnh

Trang 21

trường bị ảnh hưởng xấu hơn) Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa vào xuất khẩu thủysản chưa thật sự bền vững Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng lao động trong sảnxuất – xuất khẩu thủy sản chưa cao, thiếu kiến thức kinh doanh, không đáp ứng yêucầu thực tiễn.

Tất cả những thách thức trên là những tác động nghịch chiều có thể kéo kimngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam xuống trong khi GDP tăng nếu như không

có những biện pháp được đưa ra để cải thiện chất lượng sản xuất và lao động

3.1.2 Ảnh hưởng của quy mô dân số đến sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Quy mô dân số của các quốc gia có tỷ lệ thuận so với hoạt động xuất khẩu củacác nước, đặc biệt là các nước đang phát triển Quy mô dân số của một quốc gia cànglớn, nhu cầu tiêu thụ càng lớn, khối lượng tiêu thụ càng lớn, khả năng đảm bảo kinhdoanh càng cao, cơ hội thương mại lớn Tóm lại, quy mô dân số lớn sẽ mang nhiều cơhội hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động thương mại

Trong các nước đối tác có 6 nước nằm trong danh sách 15 nước đông dân nhấtthế giới, đó là: Philippines, Indonesia, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga -> Việt Namđang hoạt động xuất khẩu đến những thị trường có quy mô lớn và có thể được coi là 1thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu nước ta

3.1.3 Tác động của khoảng cách địa lý đối với xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam

Đây là yếu tố ban đầu trong mô hình hấp dẫn 19 thương mại truyền thống và làyếu tố nền tảng tạo nên tên gọi của mô hình Khoảng cách giữa quốc gia xuất và nhậpkhẩu càng gần thì có khả năng “hấp dẫn” nhau tốt hơn và thương mại với nhau nhiềuhơn các quốc gia ở xa nhau Theo cách tiếp cận này thì yếu tố này có tác động ngượcchiều lên kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Vì là yếu tố nền tảng nên hầu hết cácnghiên cứu sau này đều sử dụng biến số này trong mô hình Khoảng cách địa lý cànglớn càng gây ra nhiều vấn đề trong vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia như rủi rotrong vận tải và bảo hiểm hàng hóa, từ đó gia tăng chi phí Ngoài ra, khi vận chuyểnnhững hàng hóa có trọng lượng lớn trong điều kiện khoảng cách địa lý xa thì các vấn

đề vận chuyển hàng hóa cần có bảo hiểm, điều này cũng làm tăng chi phí trong giaodịch thương mại giữa hai quốc gia có khoảng cách địa lý lớn Khoảng cách địa lý có

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w