Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam có một số nghiên cứu về tuổi thọ của con người tuy nhiên mới xét đến ảnh hưởng củamột yếu tố hoặc tác động của dân số già, chưa có nhiều những ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-*** -BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ LƯỢNG II
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN
2008 – 2014
Lớp tín chỉ: KTE 318.2 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Huyền - 1714420047
Phạm Hà Phương Anh - 1714410024 Trần Thị Huyền Mỹ - 1714420063
Vũ Thị Hồng Duyên - 17144100057 Nguyễn Thị Vân Anh - 1714410023
Hà Nội, tháng 9 năm 2019
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Mở đầu, chương 2, lấy
tiểu luận
data
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1, Các nghiên cứu đi trước 6
2, Lỗ hổng nghiên cứu 12
Chương II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 14
1, Cơ sở lý luận 14
2, Mô hình 16
3, Nguồn dữ liệu 18
4, Mô tả thống kê và mô tả tương quan biến số 19
Chương III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN 24
1, Kết quả ước lượng 24
2, Lựa chọn mô hình 26
3, Kiểm định mô hình 26
4, Thảo luận 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
1, Kết luận 31
2, Khuyến nghị 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 37
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Dân số thế giới không chỉ tăng lên mà ngày càng trở nên già đi Già hoá dân số
là kết quả tất yếu của việc giảm sinh, đặc biệt khi điều kiện sống được cải thiện Tỷ lệngười già đang tăng nhanh hơn so với các nhóm tuổi khác Ở các nước phát triển, tỷ lệngười cao tuổi (NCT) cao hơn hẳn so với trẻ em Ở những nước đang phát triển, dân sốgià cũng tăng nhanh hơn bởi tốc độ giảm sinh, đây là kết quả từ thành công của chươngtrình sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe
và đặc biệt là tuổi thọ trung bình của các nước trên thế giới đang được rất nhiều ngườiquan tâm Tuy nhiên muốn biết cách để chăm sóc sức khỏe và duy trì tuổi thọ củamình, thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về các yếu tố có ảnh hưởng đến tuổi thọ Mặc
dù có rất nhiều yếu tố có thể nói là ảnh hưởng đến tuổi thọ và phúc lợi của xã hộinhưng khi đi phân tích thì chúng có thực sự ảnh hưởng không và ảnh hưởng với tỷ lệbao nhiêu thì đó vẫn còn là một câu hỏi lớn Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam
có một số nghiên cứu về tuổi thọ của con người tuy nhiên mới xét đến ảnh hưởng củamột yếu tố hoặc tác động của dân số già, chưa có nhiều những nghiên cứu rõ và sâu vềcác yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của các quốc gia trên thế giới Vì vậy,nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài của bài tiểu luận là Tuổi thọ trung bình của cácnước trên thế giới
Bài tiểu luận phân tích về những yếu tố có cảnh hưởng đến tuổi thọ Nguồn dữliệu được chúng tôi tham khảo từ World Health Organization và World Bank Dữ liệulấy từ 43 nước trên thế giới từ năm 2008 đến năm 2014 để phân tích về những yếu tốnhư : tỷ lệ nghèo vì nghèo đói có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của conngười; thu nhập quốc dân vì có nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng hàng hóa mà một cánhân có thể mua chắc chắn có ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của họ; chi tiêu cho
y tế vì nó quan trọng để biết mức độ mỗi chính phủ đang cố gắng nỗ lực để khắc phục
và nâng cao sức khỏe của người dân, cùng với đó là khả năng mà mỗi người dân có thểchi tiêu cho sức khỏe của mình; an sinh xã hội vì đó là một yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập của một người, đặc biệt là người già và mất sức lao động; tỷ lệ người
Trang 5dân hoàn thành cấp Trung học cơ sở vì trường học là nơi người ta có thể tìm hiểu vềsức khỏe và cách chăm sóc sức khỏe, số bác sĩ trên 1000 người cũng như số giườngbệnh trên 1000 người bởi vì nó tính đến tỷ lệ dân số có thể tiếp cận các dịch vụ y tế tạimỗi điểm ở2 mỗi nước; chỉ số GINI vì chênh lệch thu nhập gây ra nhiều yếu tố vănhóa, chính trị , xã hội có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Với kiểu dữ liệu mảng, để ước lượng mô hình theo các biến kể trên, nhóm tácgiả tiến hành ước lượng theo 3 mô hình:
Hàm hồi quy gộp OLS
Mô hình với các ảnh hưởng cố định FE ( Fixed-effect model) theo OLS
Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên RE ( Random effect model)
Nhóm tiến hành thiết lập mô hình hồi quy và kiểm định mô hình sử dụng phầnmềm STATA14
Bài tiểu luận gồm có 3 chương :
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 : Mô hình nghiên cứu
Chương 3 : Kết quả ước lượng và thảo luận
Trang 6Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1, Các nghiên cứu đi trước
Có nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra những nhân tố có ảnh hường đến tuổithọ trung bình
a, Nhóm nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng âm
Đầu tiên, là nghiên cứu về sự tương quan giữa tỉ lệ nghèo và tuổi thọ trung bìnhcủa giáo sư Majid Ezzati của Đại học Hoàng gia Luân Đôn, Anh (2018) cho thấykhoảng cách về tuổi thọ giữa bộ phận những người giàu có và thiếu thốn nhất trong xãhội tăng từ sáu năm (2001) lên tám năm (2016) đối với phụ nữ và từ chín đến 10 nămđối với nam giới Nhóm nghèo nhất trong xã hội đang chết sớm hơn gần một thập kỷ sovới các nhóm giàu nhất, điều này cho thấy rằng việc cắt giảm phúc lợi và chi phí sinhhoạt ngày càng cao khiến cho những người nghèo nhất bị loại ra khỏi tập thể xã hội.Nghiên cứu này đã cho thấy tuổi thọ của những phụ nữ nghèo nhất nước Anh đã giảmtrong bảy năm qua – kể từ năm 2011 Tỷ lệ tử vong ở trẻ em có hoàn cảnh khó khăncũng cao hơn đáng kể, và có nguy cơ tử vong cao gấp hai phẩy năm lần so với các bạncùng lứa từ các gia đình giàu có Các phát hiện cũng cho thấy rằng những người nghèo
ở Anh đang chết vì những căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị nếu đầu tư nhiều hơncho y tế và chăm sóc xã hội ở những khu vực thiếu thốn nhất, cũng như hành độngtrong ngành để lựa chọn thực phẩm lành mạnh phải chăng hơn, sẽ giúp đảo ngược xuhướng Nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia Luân Đôn đã tiến hành phân tíchbằng cách sử dụng thông tin về những nơi có sự tử vong xảy ra, khớp với các khu vựcnhỏ của Anh – nơi được gọi là khu vực có sản lượng siêu thấp theo Văn phòng Thống
kê quốc gia Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng lại ở một khía cạnh tác động đến độ tuổitrung bình và phạm vi nghiên cứu chỉ ở nước Anh
Ở một nghiên cứu khác, 4 nhà nghiên cứu Roberto De Vogli, Ritesh Mology,Roberto Gnesotto, Giovanni Andrea Cornia (2005) đã đo lường mối tương quan giữabất bình đẳng thu nhập và tuổi thọ khi sinh ở Ý và trên 21 quốc gia giàu có hàng đầu
Trang 7Họ đã sử dụng hệ số tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường mốiliên quan giữa bất bình đẳng thu nhập và tuổi thọ, được điều chỉnh theo thu nhập bìnhquân đầu người, giáo dục và/ hoặc tổng sản phẩm quốc hội thì đưa ra được kết luận là:tại Ý – một quốc gia nơi có dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục phổ biến với mạnglưới an toàn xã hội mạnh mẽ, bất bình đẳng thu nhập có tác động độc lập và mạnh mẽhơn đến tuổi thọ so với thu nhập bình quân đầu người và trình độ học vấn Ý có mức
độ bất bình đẳng thu nhập cao vừa phải và tuổi thọ trung bình so với các nước giàukhác Các phân tích xuyên quốc gia cho thấy mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập
và sức khỏe dân số đã luôn luôn tồn tại và mối tương quan này là ảnh hưởng âm Mặc
dù vậy, nghiên cứu chưa có sự so sánh tác động qua các năm và phạm vi nghiên cứuchỉ thực hiện các quốc gia giàu có
Ngoài ra, Pickett và Wilkinson (2005) đã quyết định kiểm tra 155 bài báonghiên cứu về mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và sức khỏe dân số, từ đó tìm
ra kết quả phân chia theo nhóm ( ảnh hưởng toàn bộ, không ảnh hưởng và ảnh hưởngmột phần) Ảnh hưởng toàn bộ có nghĩa là mối quan hệ giữa hai biến được giải thíchhoàn toàn Không ảnh hưởng, có nghĩa là không có ý nghĩa thống kê Ảnh hưởng mộtphần, có nghĩa là chỉ có một số mối quan hệ có ý nghĩa thống kê Thì hai nhà nghiêncứu đã tìm ra rằng 70% các nghiên cứu ngụ ý rằng khi có sự bất bình đẳng thu nhậplớn hơn, sức khỏe của dân chúng bị kém hơn kéo theo tuổi thọ trung bình giảm đi Cácbài báo chỉ ra rằng điều quan trọng là phải lấy mẫu ở một khu vực rộng lớn để thể hiệnbản chất thực sự của bất bình đẳng thu nhập Một vấn đề khác trong một vài nghiêncứu là xác định các biến kiểm soát thích hợp Ví dụ, các tác giả thừa nhận rằng là cácquốc gia có thu nhập bình quân đầu người giàu hơn các quốc gia khác, mối quan hệgiữa tuổi thọ và GNI bình quân đầu người trở nên ít phổ biến hơn Khi vấn đề được xácđịnh, Wilkinson và Pickett đã xem xét tất cả các giấy tờ và thấy rằng chỉ có 8% trong
số 155 bài báo không ủng hộ tuyên bố rằng bất bình đẳng thu nhập (chỉ số Gini) và tuổithọ trung bình có liên quan Do đó, 2 nhà nghiên cứu suy ra có ảnh hưởng giữa hệ sốGini và tuổi thọ trung bình, và ảnh hưởng đó là ảnh hưởng âm Mặc dù được bài
Trang 8nghiên cứu được thực hiện rất công phu nhưng vẫn còn hạn chế vì đây chỉ là tổng hợplại các bài báo, nghiên cứu trước, chưa có tính mới.
Không chỉ vậy, nghiên cứu của Abdalali Monsef, Abolfazl ShamohammadiMehrjardi (2017) đã xác định được tác động của thất nghiệp lên tuổi thọ trung bình,các nhà nghiên cứu đã lấy dữ liệu trên World Bank của 136 quốc gia và sử dụngphương pháp dữ liệu mảng trong giai đoạn từ 2002 – 2010 để điều tra về mối quan hệnày Nghiên cứu này chỉ ra rằng: thất nghiệp có tác động tiêu cực lên tuổi thọ trungbình, kết quả chỉ ra rằng tất cả các biến thống kê trong nghiên cứu đều có ý nghĩa ởmức 5%, ngoài ra thì hệ số của tỷ lệ thất nghiệp là âm, suy ra tỷ lệ thất nghiệp và tuổithọ trung bình có ảnh hưởng âm lẫn nhau Tuy nhiên thì các nhà nghiên cứu cũng lưu ýrằng ở nhiều nghiên cứu khác thì tìm thấy rất ít bằng chứng về thất nghiệp gây ảnhhưởng đến thể chất và tâm lý cũng như sức khỏe của con người, nên họ khuyên nghịrằng chúng ta cần xem xét nhiều nghiên cứu khác nhau để đánh giá chính xác nhất sựảnh hưởng của thất nghiệp lên sức khỏe, từ đó liên hệ đến tuổi thọ Đây là một trongnhững nghiên cứu có phương pháp nghiên cứu tương tự như của nhóm tác giả nhưngnhóm tác giả xét đến sự tác động của nhiều yếu tố đến tuổi thọ mà không chỉ dừng lại ởmột khía cạnh
b, Nhóm nghiên cứu có ảnh hưởng dương
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và tuổi thọ trung bình, nhóm tác giảRaj Chetty, Michael Stepner, Sarah Abraham, Shelby Lin, Benjamin Scuderi, NicholasTurner, Augustin Bergeron, David Cutler (2016) đã sử dụng dữ liệu thu thập cho dân
số Hoa Kỳ được lấy từ 1,4 tỷ hồ sơ thuế xác định từ 1999 đến 2014 Dữ liệu về tỷ lệ tửvong được lấy từ hồ sơ tử vong của cơ quan An sinh xã hội Họ đã sử dụng phươngpháp nghiên cứu ước tính tuổi thọ trung bình, được xác định là tuổi thọ dự kiến chomột cá nhân giả định trải qua tỷ lệ tử vong cho độ tuổi từ 40 đến 76 tuổi, tỷ lệ tử vongngoại suy ngoài 76 tuổi và tính tuổi thọ, điều chỉnh sự khác biệt về tỷ lệ chủng tộc vàdân tộc trên các phân vị, riêng đối với cá nhân từ 63 tuổi trở xuống, tỷ lệ tử vong đượctính dựa trên tỷ lệ phần trăm thu nhập 2 năm trước đó Độ trễ 2 năm giúp giảm thiểu
Trang 9quan hệ nhân quả ngược phát sinh từ thay đổi thu nhập lúc gần chết Toàn bộ nhữngphân tích này đều được tiến hành riêng cho nam và nữ thì cho ra được kết quả là: Thunhập cao hơn có liên quan đến tuổi thọ cao hơn và sự khác biệt về tuổi thọ giữa cácnhóm thu nhập là khá lớn Khoảng cách tuổi thọ giữa nam và nữ được thu hẹp với mứcthu nhập tăng Tuy nhiên, mối liên hệ giữa tuổi thọ và thu nhập thay đổi đáng kể giữacác khu vực; sự khác biệt về tuổi thọ tương quan với hành vi sức khỏe và đặc điểm khuvực địa phương Nhưng nhìn chung, thu nhập có ảnh hưởng dương đối với tuổi thọ.
Về sự tương quan giữa chi phí y tế và tuổi thọ trung bình, nhóm nhà nghiên cứuElisabeta Jabaa, Chistiana Brigitte Balana, Loan Bogdan Robua (2014) đã thu thập dữliệu của 175 nước trên thế giới, được nhóm theo vị trí địa lý và mức thu nhập của hơn
16 năm (từ 1995 – 2010) và dựa vào phân tích dữ liệu bảng để ước tính tuổi thọ theochi phí y tế, đã đưa ra được kết luận rằng : sự bất bình đẳng trong chi tiêu chăm sóc sứckhỏe giải thích các kết quả khác nhau về tuổi thọ của người dân Nghiên cứu đã xácnhận những phát hiện trước đó về mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và chi tiêu y tế.Một phát hiện rõ ràng xuất hiện từ nghiên cứu này là, đối với các nước phát triển,chiphí y tế cho mỗi đầu người tăng đáng kể cùng với sự gia tăng tuổi thọ, đặc biệt là cácnước Châu Âu thì tuổi thọ có thể tăng đến mức trường thọ Kết quả nghiên cứu này chothấy sự khác nhau giữa chi phí y tế trên đầu người có ảnh hưởng quan trọng đến sựchênh lệch về tuổi thọ trung bình giữa các quốc gia phát triển, đang phát triển và kémphát triển – sự khác biệt này đang gia tăng theo thời gian Những phát hiện của nghiêncứu này chỉ ra mối liên hệ giữa chi phí y tế và tuổi thọ trung bình có ảnh hưởng dươnglẫn nhau Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại chỉ xem xét một yếu tố, đó là chi phí y tế, trêntình trạng sức khỏe của dân số, trong khi các yếu tố khác liên quan đến phong cáchsống, giáo dục và thu nhập của cá nhân nên được xem xét
Theo một nghiên cứu dẫn đầu của các nhà nghiên cứu tại các trường đại họcStanFord và Harvard, trong đó nghiên cứu chính là ngài Sanjay Basu, lấy dữ liệu từ
3142 quận, 7144 khu vực dịch vụ chăm sóc chính và 306 khu vực sảnh bệnh viện đãchỉ ra rằng : Người dân sống lâu hơn ở những khu vực có nhiều bác sĩ chính chăm sóc
Trang 10hơn Nhưng nguồn cung bác sĩ này đang bị thu hẹp khi nhiều sinh viên y khoa chọn cácchuyên khoa trả cao hơn Nghiên cứu cho thấy tuổi thọ tăng 51,5 ngày cho mỗi ngườidân khi tăng thêm 10 bác sĩ chăm sóc chính trên 100.000 người ở Hoa Kỳ từ năm 2005đến 2015 Một sự gia tăng tương tự trong các nghiên cứu bơi chuyên gia khác thì điềunày lại làm tăng tuổi thọ chỉ 19,2 ngày Nhìn chung, các khu vực có nhiều bác sĩ chămsóc chính sẽ có tỷ lệ tử vong thấp hơn Số ca tử vong do tim mạch ít hơn 0,9%, tử vong
do ung thư ít hơn 1% và tử vong do hô hấp ít hơn 1,4% khi tăng thêm 10 bác sĩ chămsóc chính trên 100.000 người Theo ngài Sanjay Basu, tăng số lượng các bác sĩ chămsóc chính giúp tăng khả năng một người được điều trị các yếu tố có nguy cơ gây mắcbệnh tim mạch như huyết áp cao hoặc cholesterol cao hoặc phát hiện sớm đối với cácbệnh ung thư lớn như ung thư vú hoặc ung thư ruột kết Không giống như một sốnghiên cứu trước đây, tác phẩm này chỉ ra rằng các yếu tố khu vực có thể ảnh hưởngđến tuổi thọ, chẳng hạn như mức độ nghèo và số giường bệnh, cũng như các yếu tố cánhân, bao gồm thói quen hút thuốc và béo phì Các nhà nghiên cứu cũng xem xétnhững người di chuyển giữa các khu vực có mật độ chăm sóc chính khác nhau và sosánh mức độ sống sót của họ thay đổi, kiểm soát các đặc điểm của khu vực và cá nhân
Họ phát hiện ra rằng những người chuyển đến các khu vực có nhiều bác sĩ chăm sócchính đã tăng tuổi thọ lên tới 114,2 ngày mỗi thập kỷ cho mỗi 10 bác sĩ bổ sung trên100.000 dân Điều này cho thấy số lượng bác sĩ có ảnh hưởng dương đến tuổi thọ trungbình
Ngoài ra, đã có một nghiên cứu thực nghiệm của Vahid Yazdi Feyzabadi,Aliakbar Haghdoost, Mohammad Hossein Mehrolhassani và Zahra Aminian (2015) về
sự liên quan giữa hòa bình và tuổi thọ, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quyhiệu ứng ngẫu nhiên để kiểm tra mối liên hệ giữa hòa bình và tuổi thọ trung bình giữacác quốc gia trên thế giới từ năm 2007 đến năm 2012 Chỉ số LE (Life Expectancy) khisinh và hòa bình toàn cầu (GPI : điểm từ 1 đến 5, điểm cao hơn có nghĩa là hòa bìnhthấp hơn) đã được chọn làm kết quả và các biến dự đoán chính, tương ứng Ngoài ra thì
có có đưa thêm các biến khác vào mô hình nghiên cứu như tổng thu nhập quốc dân
Trang 11(GNI) bình quân đầu người và chỉ số giáo dục (EI) Dữ liệu được lấy từ Viện Kinh tế
và Hòa Bình (IEP) và UNDP (Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc) Số lượng cácquốc gia lấy dữ liệu là 158 quốc gia dựa trên dữ liệu đã có sẵn Và nghiên cứu đó đãchỉ ra rằng GPI có tác động tiêu cực, đáng kể và có ý nghĩa thống kê đối với LE ( các
hệ số chuẩn hóa âm), sự liên kết này cũng có ý nghĩa ngay cả sau khi điều chỉnh EI,GNI, hoặc cả EI và GNI Từ đó suy ra sự đóng góp của hòa bình như một yếu tố quyếtđịnh toàn cầu của LE là đáng kể về mặt thực nghiệm ngay cả sau khi điều chỉnh mức
độ kinh tế và giáo dục của các quốc gia Điều này ngụ ý rằng các chính phủ nên nỗ lựcgiải quyết hòa bình thông qua việc thực hiện quản trị tốt dựa trên sự tương tác với cảcông chúng và các quốc gia khác.Vậy, hòa bình và tuổi thọ trung bình có ảnh hưởnglẫn nhau
Để nghiên cứu về tác động của giáo dục lên tuổi thọ, nhà nghiên cứu WolfgangLutz, Kebale (2018) đã tổng hợp dữ liệu trung bình về GDP trên mỗi đầu người, tuổithọ và số năm giáo dục từ 174 quốc gia, từ năm 1970 đến năm 2010 để đưa ra được kếtluận rằng : bắt đầu từ năm 1975, sự giàu có tương quan với tuổi thọ Nhưng mối tươngquan giữa tuổi thọ và số năm đi học gần hơn, đó là sự liên quan trực tiếp và không thayđổi theo thời gian, nhưng sự giàu có thì thay đổi Khi nhóm nghiên cứu đưa hai yếu tốnày vào cùng một mô hình toán học, họ thấy rằng sự khác biệt trong giáo dục dự đoánchính xác sự khác biệt trong tuổi thọ, trong khi sự thay đổi về sự giàu có hầu nhưkhông quan trọng Lutz lập luận rằng vì việc học ở trường xảy ra nhiều năm trước khimột người đạt đến tuổi thọ của họ, cho nên mối tương quan này phản ánh nguyên nhân:giáo dục tốt hơn thúc đẩy cuộc sống lâu hơn Nó cũng có xu hướng dẫn đến sự giàu cóhơn, đó là lý do vì sao sự giàu có và tuổi thọ cũng có mối tương quan với nhau Nhưngđiều quan trọng Lutz nói rằng, sự giàu có dường như không thúc đẩy tuổi thọ, như cácchuyên gia vẫn nghĩ, thực tế - giáo dục thúc đẩy cả hai
Có rất nhiều những nghiên cứu về mối liên hệ giữa các chỉ số sức khỏe và cơ sở
hạ tầng dành cho sức khỏe cụ thể như số bệnh viện, trạm xá, số giường và số bác sĩtrong các bệnh viện nhà nước, thì nghiên cứu của T.Subba Lakshmi, Dukhabandhu
Trang 12Sahoo (2013) là một nghiên cứu tiêu biểu Họ đã sử dụng mô hình hồi quy đơn giản logkép để ước tính các hệ số co dãn giữa cơ sở hạ tầng y tế và chỉ số sức khỏe của bangAndhra Pradesh, Ấn Độ trong giai đoạn từ 1980 đến 2010 và đưa ra được kết luận là:Giá trị R2 trong mô hình xác nhận rằng 70% biến động trong tất cả các chỉ số sức khỏeđược giải thích bởi cơ sở hạ tầng y tế Tuy nhiên chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng y tế tốtkhông mang lại kết quả tốt cho sức khỏe Nó chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động, thựchiện, bảo trì cơ sở hạ tầng y tế và sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng có sẵn trong tiểubang Tuy nhiên, điểm yếu nhất của nghiên cứu này là họ mới chỉ lấy dữ liệu và nghiêncứu trong một tiểu bang của Ấn Độ mà chưa mở rộng ra các khu vực khác, cho nên kếtquả của họ chưa thực sự đáng tin cậy để có thể áp dụng cho nhiều vùng khác.
Thứ hai, về yếu tố chi tiêu dành cho y tế có ảnh hưởng tới tuổi thọ trung bình,thì đa số nghiên cứu đều chỉ ra rằng chi tiêu càng nhiều tuổi thọ trung bình càng cao,càng những nước phát triển, có nhiều tiểm năng để đầu tư cho y tế, thì người dân nước
đó càng sống lâu Nhưng có một thực tế đã chỉ ra rằng, Ở Mỹ, chi tiêu cho y tế bìnhquân đầu người thường cao hơn gấp ba lần so với các nước giàu khác, nhưng dân sốcủa các quốc gia có chi tiêu y tế thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ lại có cuộc sống lâu hơnđáng kể Trong trường hợp cực đoan nhất, chúng ta thấy rằng người Mỹ chi tiêu gấp 5lần so với người Chile, nhưng dân số Chile thực sự sống lâu hơn người Mỹ, theo Max
Trang 13Roser (2016).Và điều này cho thấy, những nghiên cứu trước đó chưa thực sự chínhxác.
Thứ ba, hầu như các nghiên cứu đều chỉ ra những yếu tố khá rõ ràng có liênquan đến tuổi thọ trung bình, cho nên khá ít những nghiên cứu đề cập đến những yếu tốsâu xa có ảnh hưởng gián tiếp đến tuổi thọ trung bình không chỉ đối với người dân hiệntại mà còn cả người dân trong tương lai như tỷ lệ hoàn thành trung học cơ sở - chính là
sự chỉ ra sự giáo dục, mức độ nhận thức về sức khỏe của người dân từ đó khiến cho thunhập bình quân đầu người có mối tương quan đến tuổi thọ, ngoài yếu tố là số lượng về
y bác sĩ đã được khai thác khác triệt để thì yếu tố về số lượng giường bệnh còn chưađược khai thác sâu mà mới được khai thác trong những nghiên cứu nhỏ lẻ dù đây làmột biến khá quan trọng
Thứ tư, những nghiên cứu kể trên đây đều chỉ là một trong các nghiên cứu đểchúng ta tham khảo và các nhà nghiên cứu đều khuyến nghị rằng những nghiên cứukhác nhau sẽ cho ra nhiều kết quả khác nhau về mức độ ảnh hưởng của từng biến độclập lên biến phụ thuộc, cụ thể biến phụ thuộc ở đây là tuổi thọ trung bình, và chúng tacần xem xét nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận được chính xác hơn
Chính vì vậy, tận dụng những ưu điểm từ các bài nghiên cứu trước và khắc phụcnhững nhược điểm nhận thấy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi quyết định sẽ khaithác sâu về đề tài nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ trung bình
Trang 14Chương II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1, Cơ sở lý luận
a, Khái niệm
Tuổi thọ trung bình hay kỳ vọng sống (tiếng Anh: Life expectancy) là số năm
dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định Nó được kí hiệu là ex, nghĩa là sốtrung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi x nào đó, tính theomột tỉ lệ tử cụ thể Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng đểchọn các nhóm Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ Nữ giớithường sống lâu hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia có hệ thống y tế sản khoa tốt
b, Các lý thuyết có liên quan đến tuổi thọ trung bình
* Lý thuyết về chính trị
Các yếu tố chính trị thực tế rất có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và nó
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tuổi thọ trung bình của con người
ở mỗi nơi trên thế giới, nước nào có độ ổn định chính trị càng cao, tuổi thọ của conngười càng tăng Một là, các chế độ xã hội mà nhà nước ban hành như chế độ an sinh
xã hội hay phúc lợi xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của người cao tuổi haynhững người ko có sức lao động Hai là, những yếu tố chính trị ảnh hưởng đến sự phân
bố hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên tới người dân Chính phủ sẽ xác định đáp ứngcác nhóm xã hội khác nhau những quyền lợi khác nhau, điều mày ảnh hưởng khá nhiềulên tuổi thọ trung bình của mỗi nước
* Lý thuyết về kinh tế
Đây là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ trung bình vàgián tiếp đến các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình Có thể kể đếnnhư tỷ lệ hộ nghèo trong nền dân số, thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội, sự bấtbình đẳng trong thu nhập, khả năng tiêu dùng cảu mỗi cá nhân phụ thuộc và thu nhập –tất cả những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ trung bình của mỗi con người
Trang 15Thống kê cho thấy những nước giàu, phát triển thường có tỷ lệ tuổi thọ trung bình caohơn vì họ có đủ tiền chi trả cho những dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tốt hơn, các nhucầu về mặt tinh thần của họ cũng đươc đáp ứng cao hơn tạo điều kiện tốt cho sức khỏe.
Cụ thể là, thu nhập cá nhân là nguồn hạnh phúc theo hầu hết các lý thuyết kinh tế tiêuchuẩn
* Lý thuyết về văn hóa , xã hội và phát triển con người
Về khía cạnh phát triển con người, các yếu tố quyết định tiềm năng của chấtlượng cuộc sống bao gồm các mặt như cung cấp dịch vụ liên quan đến sức khỏe cộngđồng (an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất của bệnh viện, đội ngũ y bác sĩ,…), phát triểngiáo dục, phân biệt giới tính cũng như các yếu tố địa lý
Ngoài ra giáo dục trong các trường tiểu học và trung học là 1 phần quan trọngcủa chất lượng cuộc sống con người Đi học và được giáo dục tốt giúp con người cónhận thức tốt hơn về cách bảo vệ sức khỏe bản thân, những điều nên làm về không nênlàm để bảo vệ sức khỏe, có thể ví dụ như người vùng cao do không thực tiếp cận vớikiến thức, nên khi bị ốm hay bị bệnh tật, thay vì đi bệnh viện thì họ lại mời thầy cúngkhông có chuyên môn hay tự nhận về để giải bệnh, và điều này thì đương nhiên khôngthể làm bệnh thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn, đều này cũng xảy ra tương
tự ở những nước nghèo đói tại Châu Mĩ và Châu Phi
Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu, giới tính cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tuối thọtrung bình Nữ giới thường sống lâu hơn nam giới, nam giới thường là trụ cột trong giađình, hay gánh vác những việc nặng nhọc và có phần ít chú ý đến những vấn đề sức khỏenhư nữ giới nên tuổi thọ cuả họ thường thấp hơn Có thể cho rằng, những yếu tố địa lýcũng có ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của con người Nói chung khí hậu ấm áp vàthân thiện vừa phải, ít ô nhiễm sẽ làm tăng tuổi thọ rõ rệt, con người sẽ ít mắc các bệnh do
ô nhiễm môi trường gây ra như nguồn nước bẩn gây ung thư hay khí hậu khắc nghiệt sẽgây ốm đau, bệnh tật nhiều hơn chưa kể tới những trân bão lũ, động đất , sóng thần gâythiệt hại cả về người và của Đặc biệt, khi con người được sống ở nơi an toàn,
Trang 16đảm bảo về an ninh thì tính mạng của họ được bảo đảm, tuổi thọ cũng sẽ cao hơn rấtnhiều so với những người ở vùng có tranh chấp, chiến tranh, an ninh không ổn định.Với những lý do này, người dân sống trong sa mạc, vùng bắc nam cực, những nơi ônhiễm nặng hay những nơi không an toàn sẽ có tuổi thọ trung bình thấp hơn những nơikhác Có một số nghiên cứu đặc biệt chỉ ra có những nơi người dân có tuổi thọ trungbình cao hơn hẳn không vì những lý do nêu trên mà do yếu tố di truyền mà người dânvùng đó có được cùng chế độ ăn và chăm sóc sức khỏe do ông bà, cha mẹ họ truyềndạy Điều này phản ánh một nhận thức hoặc định nghĩa khác nhau về tuổi thọ trungbình ở 1 số nơi trên thế giới.
: Sai số ngẫu nhiên
: Đặc điểm riêng không thấy được của từng quan sát
b, Giải thích biến
Nhóm nghiên cứu tiến hành logarit cơ số tự nhiên hai biến số là thu nhập (inc) và chi cho sức khỏe (health_expend) Các biến số được giải thích cụ thể trong bảng 2.1 sau:
Trang 17Tên biến Kiểu biến Viết tắt Thang đo Đơn vị
Tuổi thọ kỳ vọng khi sinh
(năm)
Tỷ lệ nghèo trên đầu
1,9$/ngày
Thu nhập quốc
người
Chi tiêu hiện tại cho sức
expenditures on health per
dollars)
Tỷ lệ hoàn thành học vấnbậc trung học cơ sở theo
rates)
Số bác sĩ trên 1000 dân
khoa
Trang 18Tỷ lệ thất nghiệp Độc lập unemploy Tỷ lệ thất nghiệp trong %
tổng lực lượng lao động
độ phân phối thu nhập
Dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy từ các bài tổng hợp số liệu của World
Bank, quan sát bao gồm 43 quốc gia từ năm 2008 đến năm 2014 Nguồn số liệu được
nhóm tác giả sử dụng cho từng biến:
Trang 19Thu nhập quốc dân bình quân đầu người
Hệ số GINI < https://data.worldbank.org/indicator/SI.POV.GINI> Xếp hạng hòa
bình: Institute for Economics and Peace
4, Mô tả thống kê và mô tả tương quan biến số
a, Mô tả thống kê
Các số liệu mà chúng tôi thu thập và nghiên cứu đại diện cho các biến được liệt
Trang 20Tên biến Số Giá trị Độ lệch Giá trị Giá trị
Bảng 2.2: Bảng mô tả các biến độc lập (Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ dữ
liệu với sự trợ giúp của phần mềm Stata) Nhận xét:
Đối với biến tuổi thọ trung bình (life_exp), Sierra Leone là quốc gia có tuổi thọ
kỳ vọng khi sinh ở mức thấp nhất là 79 tuổi Quốc gia có tuổi thọ kỳ vọng khi sinh ởmức cao nhất là Spain (Tây Ban Nha) với 83,23 tuổi
Đối với biến tỉ lệ nghèo (pov), Switzerland là nước có tỷ lệ nghèo thấp nhất là
0,03% vào năm 2014, trong khi Madagascar là nước có tỷ lệ nghèo cao nhất là 77,6%vào năm 2012
Đối với biến thu nhập trên đầu người (lninc), người dân Luxembourg có mức
thu nhập bình quân cao nhất ở $71610/năm vào năm 2008, trong khi người dânBurundi có thu nhập bình quân thấp nhất là $790/năm vào năm 2013
Trang 21Đối với biến chi cho sức khỏe (lnhealth), người dân Uruguay được thống kê là
chi nhiều nhất với trung bình $8438.34/năm vào năm 2012, trong khi người dânTunisia chi ít nhất ở mức trung bình $3,8/năm vào năm 2010
Đối với biến trình độ học vấn (educ), Romania có 110,87% dân số đã tốt nghiệp
trung học cơ sở, trong khi với Niger, tỉ lệ này thấp nhất, chỉ là 12.48% vào năm 2014
Đối với biến bác sĩ (doct), Greece dẫn đầu với khoảng 6 bác sĩ trên 1000 dân vào
năm 2013 và 2014, trong khi các nước Sierra Leone, Ethiopia, Liberia không có bác sĩnào trên 1000 dân
Đối với biến giường bệnh (beds), Belarus có nhiều giường bệnh nhất với 11,5 cái
trên 1000 dân, trong khi ở Ireland, tỉ lệ này là 0,1 cái trên 1000 dân vào năm 2012
Đối với biến tỷ lệ thất nghiệp (unemploy), North Macedonia vào năm 2009 là
nước được thống kê là nước có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở 32,18% , trong khi ở Niger,
tỉ lệ này thấp nhất ở 0,32%
Đối với biến hệ số GINI (gini), Honduras dẫn đầu với hệ số được thống kê là
56,2, trong khi Ukraine có hệ số GINI thấp nhất ở mức 24,6
Bảng 2.3: Bảng phân tích tần số của biến định tính (Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ
dữ liệu với sự trợ giúp của phần mềm Stata)
Trang 22Nhận xét:
Bảng 4.2 cho thấy hai giá trị 0 và 1 của biến peace phân bố khá đồng đều, trong
đó, bộ dữ liệu nhóm tác giả tổng hợp và phân tích bao gồm 59,55% các nước nằm
ngoài danh sách 40 quốc gia hòa bình nhất thế giới qua các năm, 40,45% còn lại gồm
các nước nằm trong danh sách này
c, Mô tả tương quan các biến số
Tương quan giữa các biến số được thể hiện trong Bảng 4.3 được nhóm tác giả lập
Bảng 2.4: Ma trận sự tương quan giữa các biến độc lập (Nguồn: Nhóm tác
giả tổng hợp từ dữ liệu với sự trợ giúp của phần mềm Stata)
Những số liệu trên được tính toán bằng phần mềm Stata, kết quả từ việc chạy mô
hình có trong phụ lục
Từ bảng trên, kỳ vọng của nhóm tác giả về ảnh hưởng của các biến độc lập đến
biến phụ thuộc như sau:
Trang 23✓ Tỉ lệ nghèo có ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ trung bình (hệ số góc mang dấu (-) trong hàm hồi quy).
✓ Thu nhập càng cao thì tuổi thọ trung bình càng cao (hệ số góc mang dấu (+) trong hàm hồi quy).
✓ Chi cho sức khỏe càng nhiều thì tuổi thọ trung bình càng cao (hệ số góc mang dấu (+) trong hàm hồi quy).
✓ Trình độ giáo dục càng cao thì tuổi thọ trung bình càng cao (hệ số góc mang dấu (+) trong hàm hồi quy).
✓ Số bác sĩ trên 1000 dân càng nhiều thì tuổi thọ trung bình càng cao (hệ số góc mang dấu (+) trong hàm hồi quy).
✓ Trình độ giáo dục càng cao thì tuổi thọ trung bình càng cao (hệ số góc mang dấu (+) trong hàm hồi quy).
✓ Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì tuổi thọ trung bình càng cao (hệ số góc mang dấu (+) trong hàm hồi quy).
✓ Trình độ giáo dục càng cao thì tuổi thọ trung bình càng cao (hệ số góc mang dấu (+) trong hàm hồi quy)
✓ Hệ số GINI càng thấp thì tuổi thọ trung bình càng cao (hệ số góc mang dấu (-) trong hàm hồi quy)
✓ Xếp hạng hòa bình thuộc top 40 quốc gia hòa bình nhất thì tuổi thọ trung bình cao hơn nước không thuộc top 40 quốc gia hòa bình nhất thế giới (hệ số góc mang dấu
Những kỳ vọng trên sẽ được kiểm định trong chương III của bài nghiên cứu này
Trang 24Chương III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN
1, Kết quả ước lượng
Sau khi tiến hành nghiên cứu, nhóm tác giả đã tổng hợp bảng kết quả ước lượngdưới đây với mh1, mh2 và mh3 là mô hình RE, FE và RE sau khi chữa bệnh
Trang 25Bảng 3.1: Kết quả ước lượng mô hình (Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ dữ liệu với sự
trợ giúp của phần mềm Stata) Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là sai số ước lượng, với *,**,*** hệ số có ý nghĩa ở mức 10%, 5% và 1%