Chỉ tiêu nông học của cây F1

Một phần của tài liệu lai tạo và tuyển chọn dõng löa chịu mặn, kháng rầy, phẩm chất tốt từ hai dòng lúa ctus1 x thl1 (Trang 34 - 35)

Qua kết quả điện di ta thấy thế hệ F1 đã thể hiện những đặc tính tốt trung gian giữa cây cha, mẹ. Tiến hành trồng và theo dõi các chỉ tiêu nông học.

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu nông hoc của cây F1 so với cây cha, mẹ

STT Chỉ tiêu THL1 CTUS1 Cây F1

1 TGST (ngày) 95 110 93

2 Chiều cao cây (cm) 85 120 91

3 Chiều dài bông (cm) 25 26,5 26

4 Bông/bụi 16 9 12

5 Tỉ lệ chắc/bông (%) 93,45 82,18 80,67

6 Chắc/bông 89 106 109

7 Màu sắc Trắng Đỏ Đỏ

TGST: Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trƣởng của cây F1 trung bình là 93 ngày (Bảng 3.2) khá ngắn, ngắn hơn so với thời gian sinh trƣởng của cây cha, mẹ. Theo Yoshida (1972), các giống lúa có thời gian sinh trƣởng khoảng 90 ngày, nếu cấy khoảng 100 ngày là thời gian ngắn nhất, hợp lý nhất để đạt năng suất cao. Theo Bùi Chí Bửu (1998), thì đây là thời gian lý tƣởng trong tình hình sản xuất lúa cao sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Chiều cao cây đƣợc tính từ gốc đến đỉnh bông lúa cao nhất của bụi. Kết quả của Bảng 3.2 cho thấy chiều cao của cây F1 trung bình là 91 cm, thấp hơn cây mẹ CTUS1 (120 cm) và cao hơn cây cha THL1 (85 cm). Do đó, thế hệ F1 thể hiện đặc tính trung gian của cha, mẹ.

Chiều dài bông trung bình của cây F1 là 26 cm gần bằng với chiều dài bông của cây cha THL1 (26,5 cm) và dài hơn chiều dài trung bình của cây mẹ CTUS1 (25 cm).

Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) thì trong bốn yếu tố tạo năng suất thì số bông/bụi là yếu tố quyết định nhất và sớm nhất. Vì nó có thể góp phần vào 74% năng suất, trong khi đó thì số hạt và trọng lƣợng hạt chỉ góp 26% năng suất còn lại. Kết quả thể hiện trong Bảng 3.2 cho thấy số bông/bụi ở thế hệ F1 trung bình là 12 bông/bụi cao hơn CTUS1 là 9 bông/bụi và thấp hơn THL1 là 16 bông/bụi.

Qua Bảng 3.2 ta thấy cây F1 có số hạt/bông khá cao 109 hạt, cao hơn cha (89 hạt/bông) và cây mẹ lúa CTUS1 (106 hạt/bông). Do đó, cây F1 đã thể hiện đặc tính vƣợt trội so với cha, mẹ.

Tuy số hạt chắc/bông của cây F1 khá cao (109 hạt) nhƣng qua Bảng 3.2 ta thấy tỉ lệ hạt chắc/bông của cây F1 (80,67%) lại thấp hơn so với cây cha THL1 (93,45%) và cao hơn cây mẹ lúa CTUS1 (82,18%). Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ hạt

chắc thấp là do thời kỳ lúa trổ gặp thời tiết bị mƣa và cũng do bọ xích gây hại nên tỉ lệ hạt lép nhiều nên ảnh hƣởng đến năng suất.

Qua Bảng 3.2 ta thấy màu sắc của hạt thế hệ F1 đều có màu đỏ và giống màu với hạt của cây mẹ CTUS1. Vì vậy tính trạng màu đỏ là tính trạng trội so với tính trạng hạt màu trắng của cây cha THL1.

Một phần của tài liệu lai tạo và tuyển chọn dõng löa chịu mặn, kháng rầy, phẩm chất tốt từ hai dòng lúa ctus1 x thl1 (Trang 34 - 35)