1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế lượng 2 tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực ASEAN trong giai đoạn năm 2005 2015

27 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 86,98 KB

Nội dung

Tuy nhiên, theo định nghĩa quốc tế về tăng trưởng kinh tế thì “Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự gia tăng tổng sản lượng của một quốc giahoặc Tổng sản phẩm quốc nội thực tế GDP h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ LƯỢNG 2

Đề tài: Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực ASEAN trong giai đoạn năm 2005-2015

Lớp tín chỉ: KTE318.3 Sinh viên thực hiện

3

3

Trang 2

Mục lục

Trang

Mục lục 2

Lời mở đầu 1

Danh mục bảng 3

Chương 1 Cơ sở lí thuyết 4

1.1 Các lí thuyết liên quan 4

1.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế 7

1.2.1 Mô hình tăng trưởng Solow 7

1.2.2 Mô hình tăng trưởng hiện đại của Samuelson 8

1.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế 8

1.2.4 Học thuyết Macdougull – Kemp 8

1.3 Tổng quan nghiên cứu 8

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.1 Mô hình nghiên cứu 11

2.2 Nguồn dữ liệu 11

2.3 Biến số và thước đo 11

2.4 Phương pháp ước lượng 12

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 13

3.1 Mô tả thống kê biến 13

3.1.1 Mô tả thống kê biến định lượng 13

3.1.2 Mô tả thống kê biến giả 14

3.2 Tương quan giữa các biến 15

3.3 Kết quả ước lượng và kiểm định 16

3.3.1 Lựa chọn mô hình 16

3.3.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình 17

3.3.3 Khắc phục các khuyết tật của mô hình 18

Chương 4 Kết luận và khuyến nghị 21

Danh mục tài liệu tham khảo 24

Trang 3

Lời mở đầu

Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những nhân tố quan trọng dùng để đánh giámức độ phát triển của một quốc gia hay khu vực Để đo lường tăng trưởng kinh tế, tùyvào thời điểm, đặc điểm quốc gia hay người tiến hành nghiên cứu khác nhau mà thước đođược lựa chọn là khác nhau Tuy nhiên, theo định nghĩa quốc tế về tăng trưởng kinh tế thì

“Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng sự gia tăng tổng sản lượng của một quốc giahoặc Tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP) hoặc Tổng sản phẩm quốc dân (GNP).” Trênthực tế, ngoài hai chỉ số trên, còn có thể sử dụng GDP bình quân đầu người để đo lườngmức độ tăng trưởng kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tếtương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫnsống trong tình trạng nghèo khổ” Cũng chính vì thế, GDP – chính xác là GDP thực tế,luôn là một thước đo thường xuyên được dùng để đánh giá tăng trưởng kinh tế

Do nhận thức được tầm quan trọng và phức tạp của vấn đề, trên thế giới đã có rấtnhiều bài nghiên cứu về các vấn đề xung quanh GDP như cách đo lường GDP hay cácyếu tố ảnh hưởng đến GDP như tỷ lệ lạm phát, gia tăng dân số hay vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài(FDI) Đặc biệt FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia,ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội Thời gian qua,các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được thực hiệnchủ yếu đối với tổng thể quốc gia, kết quả của các nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan

hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra tính tích cựccủa mối quan hệ giữa FDI đến tăng trưởng kinh tế, nhưng vẫn có những nghiên cứu chothấy FDI ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Như vậy, các kết quả nghiên cứuvẫn chưa thống nhất với nhau về ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế

Xuất phát từ thực trạng đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét một cáchtoàn diện ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các quốcgia trong khu vực ASEAN và có mở rộng thêm thời gian nghiên cứu đến năm 2015, đốitượng nghiên cứu đã thêm các yếu tố về gia tăng dân số và tỷ lệ lạm phát Tên đề tài là

Trang 4

năm 2005-2015” Dựa trên mô hình nghiên cứu của một số tác giả trước và sau đó tiếnhành thu thập dữ liệu từ World Bank, nhóm tiến hành xử lý số liệu bằng cách lọc ra các

dữ liệu của 11 quốc gia khu vực ASEAN về GDP, FDI, tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ lạmphát trong giai đoạn nghiên cứu thông qua phần mềm STATA Kết quả thu được lượnghóa về tác động của FDI, lạm phát và tỷ lệ gia tăng dân số đến GDP của nhóm nướcASEAN Từ đó đưa ra cơ chế giải thích và kết luận, đồng thời phần nào làm rõ được bứctranh tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế trên thế giới để đề xuất các giải pháp nhằmthu hút FDI để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Tổng quan bài nghiên cứu gồm 4 phần:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4: Kết luận và khuyến nghị

Trang 5

Danh mục bảng

Bảng 2.2-1: Bảng thống kê các biến 12

Bảng 3.1-1: Mô tả thống kê các biến định lượng 13

Bảng 3.1-2: Tần suất xuất hiện của biến giả 14

Bảng 3.2-1: Ma trận tương quan giữa các biến 15

Bảng 3.3-1: Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình 16

Bảng 3.3-2: Kết quả ước lượng khắc phục khuyết tật mô hình 19

Trang 6

Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các nước khu vực ASEAN

trong giai đoạn năm 2005-2015

Đối tượng tính toán của GDP là hàng hóa cuối cùng (sản phẩm hữu hình) và dịch vụ(sản phẩm vô hình) được sản xuất ra và trao đổi trên thị trường Hàng hóa và dịch vụ cuốicùng là những sản phẩm hoàn chỉnh được bán cho người tiêu dùng cuối cùng

Cách tính GDP:

Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền

mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng Như vậy trong mộtnền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêuhàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm

Y = C + I + G + (X - M)Chú thích:

 Y: GDP

 C: Tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình về hàng hóa dịch vụ

 I: Tổng đầu tư trong nước của tư nhân

 G: Chi tiêu chính phủ

 X-M: giá trị xuất khẩu ròng = xuất khẩu - nhập khẩu

1.1.2 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sảnlượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người(PCI) trong một thời gian nhất định Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: Sựtích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất

Trang 7

hơn Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăngtrưởng Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý,nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhấtđịnh ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Cách đo lường tăng trưởng kinh tế:

Trong đó:

Yt, Yt-1 lần lượt là GDP thực tế năm t, t-1

g là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t

1.1.3 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thứcđầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sởsản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sảnxuất kinh doanh này

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủđầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản

lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài làcác cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là

"công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

1.1.4 Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồngtiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loạitiền tệ so với các loại tiền tệ khác Ngược lại với lạm phát là giảm phát, được tính trên cơ

sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kì trước

Trang 8

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượnglớn hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụđược tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi là mức giá trung bình củamột tập hợp các sản phẩm Chỉ số giá cả là tỉ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tạiđối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc, được tính theobình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu Tỷ lệ lạm phát thể hiện quachỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giátrung bình ở thời điểm gốc.

CPIt và CPIt-1 lần lượt là chỉ số tiêu dung năm t và t-1

1.1.5 Tốc độ gia tăng dân số

Tốc độ gia tăng dân số là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng dân số từ năm t-1 đến năm t.Nói rõ hơn, tốc độ tăng trưởng dân số thường chỉ tới sự thay đổi trong dân số trong mộtđơn vị thời gian (1 năm)

Tốc độ tăng dương cho thấy dân số đang gia tăng, còn nếu tốc độ này âm cho thấydân số đang giảm Một tỷ lệ tăng trưởng bằng không xuất hiện khi con số người ở hai giaiđoạn là bằng nhau - khác biệt thực giữa sinh, tử và di cư bằng không Tuy nhiên, một tỷ lệtăng trưởng có thể bằng không thậm chí khi có những thay đổi lớn trong các tỷ lệ sinh, tỷ

lệ tử và tỷ lệ nhập cư và phân bố độ tuổi giữa hai giai đoạn

Thước đo:

DSt −1

Trang 9

Trong đó:

Hệ số a là tốc độ gia tăng dân số năm t

DSt và DSt-1 lần lượt là dân số năm t và t-1

1.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP)hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời giannhất định

Mô hình kinh tế là một công cụ lý thuyết mô tả các quá trình kinh tế thông qua cácbiến số kinh tế, những mối quan hệ logic và định lượng giữa các biến số đó Mô hìnhđược diễn đạt bằng lời văn, sơ đồ hoặc các biểu thức toán học Mô hình là sự đơn giảnhóa thực tế để có thể phân tích được các quá trình phức tạp Mô hình tăng trưởng kinh tếxác định và lượng hóa vai trò của các nhân tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Mô hình tăng trưởng Solow

Dựa trên tư tưởng thị trường tự do của trường phái tân cổ điển Robert Solow đã xâydựng mô hình tăng trưởng mới Ông chia yếu tố nguồn lực ra làm 2 nhóm:

 L, K, R là nhóm yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng

 T (technology - công nghệ) là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu- yếu tố ngoạisinh

Ông cho rằng T mới là yếu tố quyết định tới tăng trưởng, các nhân tố còn lại sẽ vấpphải điểm dừng tại giới hạn của nó, chỉ có T mới tạo nên tăng trưởng liên tục

Hàm sản xuất Y = f(K, L, R, T)Theo mô hình này, tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thếnào tới sản lượng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế Solow đã kế thừa và hoàn thiện

mô hình Harrod - Domar với việc thêm T vào mô hình tăng trưởng đã khắc phục đượckhuyết điểm của mô hình Harrod –Domar

Trang 10

1.2.2 Mô hình tăng trưởng hiện đại của Samuelson

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với sự xác định mô hình kinh tếtân cổ điển về các yếu tố nguồn lực là K, L, R, T và nâng R lên thành tài nguyên thiên chứkhông chỉ là đất đai như trước

Ông đưa R vào K và gọi T là TEF: hiệu quả sản xuất, yếu tố lao động L không chỉđơn thuần là lao động tay chân thụ động nữa mà giáo dục trở nên quan trọng với lựclượng lao động có trình độ tác động lên hiệu quả sản xuất đóng góp vào TEF

1.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Mô hình Heckcher Ohlin – Samuelson (HOS) chỉ ra rằng, sản lượng của hai nước sẽtăng nếu mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu những hàng hóa sử dụng yếu tố sảnxuất dư thừa và tiết kiệm yếu tố sản xuất khan hiếm và ngược lại sẽ nhập khẩu nhữnghàng hóa những hàng hóa sử dụng nhiều yế tố sản xuất khan hiếm và ít hàm lượng yếu tố

dư thừa Như vậy, sự khác biệt trong chi phí sản xuất hàng hóa và lợi thế so sánh giữa cácquốc gia được mô hinh HOS phân tích từ sự khác biệt tính dư thừa yếu tố sản xuất ở mỗiquốc gia

1.2.4 Học thuyết Macdougull – Kemp

Theo học thuyết Macdougull – Kemp, nguyên nhân hình thành FDI là do có sựchênh lệch năng suất cận biên của vốn đầu tư giữa các nước và ảnh hưởng của nó làmtăng sản lượng thế giới (nhờ vào tăng sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất) và cácnước tham gia đầu tư đều có lợi Mô hình cũng phân tích FDI tạo ra tạo ra ảnh hưởng rấtkhác nhau tại nước đầu tư và nước chủ nhà Khi thực hiện FDI, năng suất cận biên củavôn giữa hai nhóm nước đầu tư và nhận đầu tư có xu hướng cân bằng Các nguồn lực kinh

tế được sử dụng hiệu quả hơn, trực tiếp làm tăng tổng sản phẩm của quốc gia và thế giới

1.3 Tổng quan nghiên cứu

1.3.1 The Relationship between Gross Domestic Product and Foreign Direct Investment: The Case of Cambodia

Nghiên cứu của tác giả Pahlaj Moolio và Lim GuechHeang công bố tháng12/2013.Nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường

Trang 11

OLS phân tích mối tương quan giữa FDI và GDP Kết quả cho thấy FDI có tác động tíchcực đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên hạn chế của nó là chưa xét tới tình huống tốc độtăng trưởng GDP đã đạt được mặc dù dòng vốn FDI tăng mạnh nhưng có lẽ là do cả cácyếu tố bên trong của Campuchia.

1.3.2 Impact of foreign direct investment volatility on economic growth of asean-5 countries

Nghiên cứu của tác giả Chee-Keong Choong và Venus Khim-Sen Liew công bốtháng 1/2009 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Sử dụng mô hình ARDL(Autoregressive Distributed Lag) mô hình tự hồi quy phân phối trễ Kết quả là xem xétđược mối quan hệ vốn FDI và GDP trong dài hạn của 5 quốc gia khu vực ASEAN Biếnđộng FDI có tác động bất lợi lớn đối với tăng trưởng Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cậptới dòng vốn FDI chảy vào 5 nước này

1.3.3 Does Foreign Direct Investment Promote Economic Growth in Vietnam?

Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoang Thu và Paitoon Wiboonchutikula,công bố năm

2010 Sử dụng mô hình hồi quy OLS dữ kiệu bảng 61 tỉnh từ 1995 đến 2006 Bài nghiêncứu chỉ ra dòng vốn FDI chảy vào tất cả các khu vực càng nhiều thì tăng trưởng Việt Namcàng tốt

1.3.4 Does FDI Enhance Economic Growth?: New Evidence from East Asia?

Nghiên cứu của tác giả Paitoon Wiboonchutikula công bố tháng 1/2011 Nghiên cứu

sử dụng dữ liệu bảng phân tích cùng với các phương pháp hợp nhất Bài nghiên cứu phântích tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế của 15 nước Đông Á : FDI chỉ có tác động tíchcực đến các nước có thu nhập cao và thu nhập trung bình, các nước thu nhập thấp khôngđược hưởng lợi từ dòng vốn FDI

Trang 12

1.3.5 The Association and Impact of Inflation and Population Growth on GDP: A Study of Developing World

Nghiên cứu của nhóm tác giả Zaigham Abbas Khan, Farzan Yahya, MuhammadNauman và Ayesha Farooq công bố tháng 1/2013 Công trình sử dụng phương pháp ướclượng bình phương tối thiểu thông thường OLS Nhóm tác giả đã thu thập số liệu của 40quốc giá từ 2009 đến 2011 Kết quả nghiên cứu chỉ ra lạm phát có tác động tiêu cực đéntăng trưởng kinh tế còn tăng dân số tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

1.3.6 The effect of the global financial crisis on OECD potential output

Nghiên cứu của nhóm tác giả Mondher Kouki, Rym Belhadj, Monia Chikhaoui công

bố tháng 12/2017 Mô hình sử dụng phương pháp hồi quy ước lượng GMM (generalizedmethod of moments) kiểm định Hausman test Dữ liệu lấy từ 17 thị trường mới nổi và 11nước đã phát triển từ 1980 đến 2011 Bài nghiên cứu xem xét tác động của 3 loại khủnghoảng tới tăng trưởng kinh tế, kết quả là khủng hoảng ngân hàng gây ra tác động nghiêmtrọng hơn khủng tiền tệ, và khủng hoảng sinh đôi gây ra động tiêu cực nhất đối với GDP

Trang 13

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu từ trước, nhóm đã xây dựng môhình để nghiên cứu mối quan hệ, ảnh hưởng FDI tới tăng trưởng kinh tế của 11 nướcASEAN với mô hình đề xuất bao gồm 1 biến phụ thuộc lnGDP, 4 biến độc lập lnfdi,inflation, lnpop và y8 Trong đó có 1 biến y8 là biến giả đóng vai trò là biến độc lập

Mô hình hàm hồi quy tổng thể:

(PRF) lnGDP= β 0 + β 1 * lnfdi + β 2 * inflation + β 3 * lnpop + β 4 * y8 + ui

Mô hình hàm hồi quy mẫu:

(SRF) lnGDP= β̂ 0 + β̂ 1 * lnfdi + β̂ 2 * inflation + β̂ 3 * lnpop + β̂ 4 * y8

Trong đó:

β0: Hệ số chặn

β̂ i: Hệ số hồi quy ước lượng biến i

ui: Sai số ngẫu nhiên

2.2 Nguồn dữ liệu

Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu hỗn hợp, các thôngtin của các yếu tố kinh tế vĩ mô của từng nước khu vực ASEAN trong giai đoạn từ 2005đến 2015 Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WorldBank) có độ tin cậy cao

Link lấy số liệu GDP, FDI, inflation, Population:

https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators

2.3 Biến số và thước đo

Dưới đây là bảng thống kê các biến số và thước đo của chúng:

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. “Impact of foreign direct investment volatility on economic growth of asean-5 countries”.Available athttps://www.researchgate.net/publication/227353769_Impact_of_foreign_direct_investment_volatility_on_economic_growth_of_asean-5_countries (truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of foreign direct investment volatility on economic growth of asean-5countries”
8. Hoang Thu và Paitoon Wiboonchutikula công bố năm 2010. “Does FDI Enhance Economic Growth?: New Evidence from East Asia”. Available athttps://www.researchgate.net/publication/236830108_Does_FDI_Enhance_Economic_Growth_New_Evidence_from_East_Asia (Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Does FDIEnhance Economic Growth?: New Evidence from East Asia”
1. World Bank: https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators Link
2. GS.TS. Nguyễn Quang Dòng, TS.Nguyễn Thị Minh, Giáo trình Kinh tế lượng, nxb Đại học Kinh tế quốc dân 2012 Khác
3. Vũ Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Việt Hoa, Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Lao động 2016 Khác
4. PGS. TS. Nguyễn Văn Công, Giáo trình Nguyên lý kinh tế vĩ mô, NXB Lao động 2011 Khác
5. GS.TS Đỗ Đức Bình và TS Nguyễn Thường Lạng, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Kinh tế quốc dân (2013) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w