1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của hội nhập khu vực ASEAN đến thương mại nông nghiệp của Việt Nam Cách tiếp cận sử dụng mô hình trọng lực

76 450 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ oOo HOÀNG XUÂN DIỄM TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN ĐẾN THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ oOo HOÀNG XUÂN DIỄM TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN ĐẾN THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ANH THU Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ và động viên trong quá trình thực hiện. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt nhất tới TS. Nguyễn Anh Thu – giảng viên hƣớng dẫn trực tiếp luận văn của tôi. Cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình, đầy trách nhiệm, những góp ý và gợi mở quý báu của cô từ khi tôi bắt đầu thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKT-ĐHQGHN), Phòng Đào tạo của trƣờng ĐHKT-ĐHQGHN, các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy chƣơng trình cao học về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, khóa K19, năm học 2011-2014, các cán bộ của Khoa và của Phòng tham gia quản lý và hỗ trợ khóa học. Xin đƣợc cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các thành viên của lớp Cao học K19, năm học 2011-2014, ĐHKT, ĐHQGHN đã động viên tôi trong quá trình thực hiện. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC HÌNH vi DANH MỤC BẢNG vi TÓM TẮT vii CHƢƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.2.1. Mục đích nghiên cứu 2 1.2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 1.5. Những đóng góp của luận văn 4 1.6. Cấu trúc của luận văn 5 CHƢƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 2.1. Tổng quan một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế 6 2.1.1. Khái niệm về hội nhập kinh tế 6 2.1.2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 6 2.1.3. Tác động của hội nhập kinh tế 7 2.1.4. Các vấn đề về nông nghiệp trong đàm phán thƣơng mại 9 2.2. Tình hình nghiên cứu 11 2.2.1. Một số phƣơng pháp phổ biến đƣợc sử dụng trong phân tích tác động của hội nhập kinh tế 11 2.2.2. Các nghiên cứu liên quan 13 2.2.3. Nhận xét 20 iii CHƢƠNG III: HỘI NHẬP VÙNG CỦA ASEAN VÀ THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 22 3.1. Các cam kết hội nhập của ASEAN 22 3.1.1. Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN-FTA 22 3.1.2. Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN-Trung Quốc 26 3.1.3 Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc 27 3.1.4. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 30 3.2. Thƣơng mại hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam 33 CHƢƠNG IV: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG 41 4.1. Mô hình Trọng lực 41 4.2. Số liệu 46 4.3. Tính toán cho Việt Nam 46 4.3.1. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình xuất khẩu 49 4.3.2. Kết quả ƣớc lƣợng đối với phƣơng trình nhập khẩu 52 4.4. Một số hạn chế của mô hình 53 CHƢƠNG V. KẾT LUẬN 55 5.1. Kết luận và một số hàm ý 55 5.2. Gợi ý đối với các nghiên cứu tiếp theo 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC 64 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACFTA ASEAN-China Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Trung Quốc) AEC ASEAN Economic Community (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) AFTA ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN) AJCEP ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản) AKFTA ASEAN-Korea Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc) ASEAN Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) ASEAN+3 ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ASEAN-6 6 nƣớc thành viên của ASEAN, bao gồm Singapore, Phillipines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunei ATIGA ASEAN Trade in Goods Agreement (Hiệp định thƣơng mại hàng hóa của ASEAN) CEPT Common Effective Preferential Tariff (Chƣơng trình thuế quan ƣu đãi có hiệu lực chung) CGE Computable General Equilibrium (Mô hình cân bằng tổng thể khả tính) CLMV 4 nƣớc thành viên của ASEAN, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam EHP Early Harvest Program (Chƣơng trình Thu hoạch sớm) EL Exclusion List (danh mục loại trừ) EU European Union (Cộng động chung châu Âu) FE Fixed Effects (các tác động cố định) FTA Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại Tự do) v GDP Gross Domestic Products (tổng sản phẩm quốc nội) GEL General Exclusion List (danh mục hàng loại trừ tổng quát) HSL Highly Sensitive List (danh mục hàng nhạy cảm cao) IL Inclusion List (danh mục bao gồm) MERCUSUR Mercado Común del Sur (Khối thị trƣờng chung Nam Mỹ) MFN Most Favoured Nation (Nguyên tắc tối huệ quốc). MFN tariff – thuế quan tối huệ quốc áp dụng với các nƣớc thành viên WTO. NAFTA North America Free Trade Agreement (Hiệp định Thƣơng mại Tự do Bắc Mỹ) NT Normal Track (danh mục hàng thông thƣờng) OLS Ordinary Least Square (bình phƣơng tối thiểu) RE Random Effects (các tác động ngẫu nhiên) RTA Regional Trade Agreement (Các hiệp định thƣơng mại khu vực) SL Sensitive List (danh mục hàng nhạy cảm) VJEPA Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản) vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Cán cân thƣơng mại của Việt Nam, 2000-2012 33 Hình 3.2: Cơ cấu xuất nhập khẩu trong nông nghiệp, 2000-2012 35 Hình 3.3: Kim ngạch thƣơng mại Việt Nam – ASEAN, 2001-2012 . Error! Bookmark not defined. Hình 3.4a: Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sang ASEAN (%), 2012 36 Hình 3.4b: Cơ cấu nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam từ ASEANs (%), 2012 36 Hình 3.5: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc, 2001-2012 37 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Chênh lệch giữa thuế suất MFN và CEPT của các nƣớc ASEAN 25 Bảng 3.2. Thuế suất trung bình của Hàn Quốc trong AKFTA 29 Bảng 3.3. Thuế suất trung bình của Việt Nam trong AKFTA 30 Bảng 3.4: Mức thuế suất trung bình (%) của Việt Nam trong VJEPA 32 Bảng 3.5. Thuế suất trung bình (%) của Nhật Bản trong hiệp định VJEPA 32 Bảng 3.6: Kim ngạch thƣơng mại Việt Nam – Hàn Quốc, 2001, 2008, 2012 38 Bảng 3.7: Kim ngạch thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản 39 Bảng 3.8: Mức thuế nhập khẩu thấp nhất trên hàng nông nghiệp Việt Nam áp dụng đối với các nƣớc đối tác 40 Bảng 3.9: Mức thuế nhập khẩu thấp nhất trên hàng nông nghiệp các nƣớc đối tác áp dụng đối với Việt Nam 40 Bảng A.1. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp 64 của Việt Nam với các nƣớc ASEAN, 2012 64 Bảng A.2. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp 65 của Việt Nam với Trung Quốc, 2012 65 Bảng A.3. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp 66 của Việt Nam với Hàn Quốc, 2012 66 Bảng A.4. Giá trị xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp 67 của Việt Nam với Nhật Bản, 2012 67 vii TÓM TẮT Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam, mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP đang giảm dần xuống chỉ còn chƣa đến 20%/năm. Tuy nhiên, đây là ngành chiếm đến gần 50% lực lƣợng lao động của cả nƣớc, có vai trò quan trọng đối với an ninh lƣơng thực và ổn định xã hội. 1 Trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào các liên kết kinh tế của khu vực. Các hội nhập vùng quan trọng mà Việt Nam đã tham gia bao gồm: khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA), khu vực thƣơng mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Các hiệp định này đã mang lại những bƣớc tự do hóa thƣơng mại mạnh mẽ hơn đối với các nƣớc thành viên so với Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), nhất là nhiều rào cản đối với hàng nông nghiệp đã đƣợc xóa bỏ, mặc dù mức độ bảo hộ của hàng nông nghiệp vẫn còn cao. Đây là những cơ hội rất tốt để thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa của Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động trƣớc và sau hội nhập của Việt Nam, sử dụng các phƣơng pháp khác nhau, nhƣ xem xét các chỉ số thƣơng mại, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng bộ phận, mô hình trọng lực. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá định lƣợng đối với thƣơng mại trong nông nghiệp sau khi hội nhập chƣa nhiều. Do vậy, đề tài muốn đóng góp thêm một góc nhìn đánh giá sử dụng mô hình trọng lực, một mô hình ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tác động sau hội nhập. Hai mô hình hồi quy đối với xuất khẩu và nhập khẩu nông sản của Việt Nam đƣợc thực hiện, sử dụng cách ƣớc lƣợng các tác động ngẫu nhiên. Các yếu tố trong mô hình đƣợc xem xét để đánh giá tác động lên thƣơng mại hàng nông nghiệp của Việt Nam bao gồm: quy mô nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, khoảng cách, tỉ giá hối đoái thực, diện tích đất nông nghiệp, và các biến giả đại diện cho AFTA, ACFTA, AKFTA và VJEPA. 1 Số liệu lấy từ GSO (2014) 1 CHƢƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ. Điển hình cho xu thế này là sự ra đời và phát triển của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) với số lƣợng thành viên đã lên tới 159 nƣớc 2 . Cùng với quá trình toàn cầu hóa, các nƣớc cũng không ngừng nỗ lực mở rộng hợp tác song phƣơng và đa phƣơng nhằm thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại hơn nữa giữa một nhóm nhỏ các nƣớc nhất định. Số lƣợng các hiệp định hợp tác khu vực (RTAs) từ năm 2000 đến 2011 lên tới con số 156, gấp đôi so với 75 RTAs đƣợc ký kết trong giai đoạn 1958-1999. 3 Giảm trợ cấp nông nghiệp và mở rộng tiếp cận thị trƣờng hơn nữa đối với hàng nông sản là một trong những điểm nghẽn của vòng đàm phán Doha của WTO diễn ra từ năm 2001 tới nay, và luôn là một trong những vấn đề khó khăn, nhạy cảm nhất trong các cuộc đàm phán thƣơng mại nói chung (G.O. Pasadilla, (2006). Trong xu thế chung, ASEAN đã thực hiện xây dựng khu vực mậu dịch tự do AFTA và đang hƣớng tới hình thành Cộng đồng ASEAN (AEC) vào năm 2015. Bên cạnh đó, ASEAN với tƣ cách là một khối, đã và đang tích cực hội nhập với các nƣớc trong khu vực và thế giới, nhƣ ký kết hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản, đẩy mạnh hợp tác ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), với EU, Mỹ, Australia và nhiều nƣớc khác. AFTA trong lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT, ban đầu chỉ áp dụng đối với các mặt hàng nông sản chế biến, sau đó đã đƣa vào các mặt hàng nông sản thô với lộ trình cắt giảm chậm hơn. Ngƣợc lại, ACFTA với việc thực hiện chƣơng trình Thu hoạch sớm (EHP) đƣa các sản phẩm nông sản sơ chế thuộc chƣơng 1-8 trong biểu thuế xuất nhập khẩu vào danh mục cắt giảm thuế nhanh về 0% vào năm 2004 đối với ASEAN-6 và Trung 2 http://wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm 3 http://www.wto.org/english/forums_e/public_forum12_e/art_pf12_e/art19.htm, truy cập ngày 22/10/2013 [...]... nƣớc lân cận đến thƣơng mại hàng hóa nông nghiệp sử dụng mô hình Trọng lực Do vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá tác động của hội nhập vùng của ASEAN đến thƣơng mại nông nghiệp của Việt Nam 5 GSO (2014) 21 CHƢƠNG III: HỘI NHẬP VÙNG CỦA ASEAN VÀ THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 3.1 Các cam kết hội nhập của ASEAN 3.1.1 Khu vực thương mại tự do ASEAN- FTA Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á ASEAN. .. trong nông nghiệp chƣa nhiều Có thể kể đến một số nghiên cứu có liên quan nhƣ sau: Nguyễn Anh Thu (2012) sử dụng mô hình trọng lực đánh giá tác động của hội nhập kinh tế của Việt Nam theo Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) tới thƣơng mại Việt Nam, sử dụng mô hình trọng lực Mô hình sử dụng các số liệu về thƣơng mại của Việt Nam với 39 nƣớc... chỉ ra những tác động tích cực của hội nhập tới thƣơng mại Tuy nhiên hiện nay, các đánh giá về tác động hội nhập vùng của Việt Nam còn hạn chế, nhất là đánh giá tác động của hội nhập vùng tới thƣơng mại nông nghiệp nói riêng, ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế và là nguồn sinh kế của gần 50% lực lƣợng lao động của cả nƣớc5 Cũng chƣa có nghiên cứu nào đánh giá tác động sau hội nhập của Việt Nam với các... tổng kết các nội dung và đánh giá tác động của hội nhập vùng của ASEAN đối với thƣơng mại nông nghiệp của Việt Nam, sử dụng mô hình trọng lực Đây là mô hình ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích thƣơng mại thế giới, nhất là tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do Ở Việt Nam, các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp này chƣa nhiều, nhất là ở cấp độ ngành trong nông nghiệp 1.2 Mục đích và nhiệm vụ... mại của Việt Nam với 18 nƣớc đối tác thƣơng mại từ năm 2001-2009 Nghiên cứu cho thấy AKFTA thúc đẩy tăng trƣởng thƣơng mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong khi AFTA có tác động tích cực tới xuất khẩu của Việt Nam nhƣng có tác động không rõ ràng tới nhập khẩu của Việt Nam với các nƣớc ASEAN Tác động của ACFTA và VJEPA tới thƣơng mại Việt Nam là chƣa rõ ràng Do Tri Thai (2006) sử dụng mô hình trọng lực. .. thƣơng mại trong ngành nông nghiệp của Việt Nam nói chung, và của Việt Nam với các nƣớc đối tác trong khu vực Luận văn, trên cơ sở tham khảo mô hình Trọng lực gốc do Timbergen (1962) đề xuất, và các mô hình đã đƣợc phát triển và áp dụng sau này, đặc biệt là trong các nghiên cứu đánh giá tác động của các cam kết hội nhập đến thƣơng mại trong ngành nông nghiệp, sẽ xây dựng mô hình phù hợp để đánh giá tác động. .. động của các hiệp định thƣơng mại tự do tới nền kinh tế Việt Nam Nghiên cứu đánh giá các tác động sau khi hình thành FTAs, sử dụng mô hình trọng lực; đánh giá tác động tiềm năng của các FTAs này trong tƣơng lai, sử dụng mô hình cân bằng tổng thể; và tác động sâu và tiềm năng tới một số ngành cụ thể trong nền kinh tế, sử dụng mô hình cân bằng bộ phận Các mô hình trọng lực đƣợc áp dụng cho xuất khẩu và nhập. .. đã sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của hội nhập vùng tới thƣơng mại nói chung và tới thƣơng mại của những ngành cụ thể nói riêng Có thể kể đến một số nghiên cứu đánh giá tác động của FTAs đối với thƣơng mại ngành nông nghiệp nhƣ dƣới đây 13 A.A Hatab, E Romstad, X Huo (2010) sử dụng mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới xuất khẩu nông sản của Ai Cập với 50 nƣớc đối tác. .. GDP, khoảng cách địa lý, tỉ giá hối đoái thực) có tác động tích cực tới thƣơng mại của Việt Nam Tuy nhiên, tác động của VJEPA chƣa rõ ràng do hiệp định mới đƣợc ký kết và lộ trình cắt giảm thuế cần có thời gian để có tác động mạnh hơn tới thƣơng mại Nguyễn Tiến Dũng (2011) đánh giá tác động của khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA) đến thƣơng mại Việt Nam, sử dụng mô hình trọng lực, với số... ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế đến thƣơng mại nói chung và thƣơng mại nông nghiệp nói riêng Các nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể hoặc cân bằng bộ phận đƣợc sử dụng rất phổ biến trong phân tích tác động đến phúc lợi kinh tế, tạo lập thƣơng mại, chuyển dịch thƣơng mại và các tác động khác đến các biến vĩ mô của nền kinh tế Bên cạnh đó, Mô . đánh giá tác động của hội nhập vùng của ASEAN đối với thƣơng mại nông nghiệp của Việt Nam, sử dụng mô hình trọng lực. Đây là mô hình ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích thƣơng mại thế. KINH TẾ oOo HOÀNG XUÂN DIỄM TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN ĐẾN THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ. KINH TẾ oOo HOÀNG XUÂN DIỄM TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN ĐẾN THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI

Ngày đăng: 07/07/2015, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w