Nhưng nếu RCEP có hiệulực, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu của TrungQuốc cũng được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường NhậtBản, bởi Trung Quốc cũn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ANH THU
Hà Nội - 2015
Trang 3CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Anh Thu.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
Phan Thị Mai Ly
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Anh Thu cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo, các anh chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này
HỌC VIÊN
Phan Thị Mai Ly
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC CÁC HÌNH v
v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài : 1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2
3.Câu hỏi nghiên cứu: 2
CHƯƠNG I 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.1.3 Những nghiên cứu về đánh giá tác động của các hiệp định thương mại 9
1.2 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do (FTA) 15
1.2.2 Phân loại 16
1.2.3 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do 19
CHƯƠNG II 25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu: 25
2.2 Phương pháp xử lý số liệu: 25
2.2.1 Phương pháp thống kê, so sánh: 25
2.2.2 Phương pháp chỉ số ngành 26
2.2.3 Phương pháp cân bằng từng phần - SMART 27
CHƯƠNG III 30
TỔNG QUAN VỀ RCEP VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 30
3.1 Tổng quan về RCEP 30
3.1.1 Hiệp định RCEP: 30
3.1.3 Nội dung trong đàm phán RCEP 33
Trang 63.2 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 37
3.2.1 Giới thiệu chung về thị trường dệt may 37
3.2.2 Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam 40
CHƯƠNG IV 46
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
CHƯƠNG V 63
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 63
KẾT LUẬN 68
1.Những đóng góp của đề tài: 68
15 Yoshifumi FUKUNAGA and Ikumo ISONO, 2013 “Taking ASEAN+1 FTAs towards the RCEP: A Mapping Study”, ERIA Discussion Paper 2013-02 71
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
1 AANZFTA ASEAN – Australia New
Zealand Free TradeAgreement
Khu vực mậu dịch tự doASEAN-Úc-New Zealand
2 ACFTA ASEAN – China Free Trade
Hiệp định Đối tác kinh tếtoàn diện ASEAN - NhậtBản
7 AKFTA ASEAN – Korea Free Trade
Chương trình thuế quanưu
đãi có hiệu lực chung
11 CAGR Compound Annual Growth
Rate
Tốc độ tăng trưởng bìnhquân
13 EPA Economic Partnership Hiệp định đối tác kinh tế
Trang 8do
16 GATT General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp ước chung về thuếquan và thương mại
17 GDP Gross domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
18 NTBs Non – Tariff Barriers Hàng rào phi thuế quan
19 RCEP Regional Comprehensive
Hiệp định Đối tác Kinh tếChiến lược xuyên TháiBình Dương
21 VITAS Vietnam Textile & Apparel
Trang 912 Bảng Thay đổi trong xuất khẩu dệt may Việt 62
Trang 104.8 Nam sang các nước RCEP
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
1 Hình 3.1 Dân số và GDP, PPP của các quốc gia
5 Hình 3.5 Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam trong năm 2012 và 2013 (%)
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài :
Những năm vừa qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với thếgiới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, thông qua viêc gia nhập tổ chứcthương mại thế giới (WTO) cùng với các tổ chức thương mại khu vực nhưNAFTA, APEC… Bên cạnh đó, trong bối cảnh đàm phán thương mại đaphương bế tắc (Vòng đàm phán Doha), Việt Nam đã gia tăng ký kết các thỏathuận thương mại tự do (FTA) cả song phương lẫn khu vực Trong đó, ViệtNam cùng với Asean đã ký 6 FTA với các đối tác, cũng như ký 2 FTA songphương với Chile và Nhật Bản Ngoài các thỏa thuận thương mại tự do đãđược ký kết, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đàm phán FTA với 7khu vực và nền kinh tế khác Đây chính là cơ hội giúp cho Việt Nam hộinhập kinh tế quốc tế sâu hơn nữa, mà đáng chú ý chính là các FTA với EU,TPP và RCEP
Là một hiệp định thương mại do ASEAN lãnh đạo, RCEP liên kết cácnền kinh tế của 16 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương Nhóm baogồm hơn 3 tỷ người, có tổng GDP khoảng 17 nghìn tỷ USD, và chiếm khoảng
40 phần trăm tổng thương mại thế giới Được bắt đầu đàm phán từ tháng5/2013, hiện nay vòng đàm phán thứ 6 đã diễn ra và nhà lãnh đạo của các bên
kỳ vọng Hiệp định sẽ được ký kết vào tháng 12/2015 Với cam kết tự do hóasâu rộng hơn thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, RCEP sẽ mang lạinhiều lợi ích cho các bên tham gia Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ cónhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác, và thách thức là hànghóa các nước có thể vào thị trường Việt Nam với thuế suất thấp
Trang 13Trong các ngành thương mại chịu nhiều tác động từ RCEP, dệt mayViệt Nam được dự đoán sẽ nhận được nhiều tác động tích cực từ Hiệp địnhnày Cụ thể, với FTA ASEAN- Nhật Bản, hàng may mặc Việt Nam khi xuấtkhẩu vào Nhật Bản phải được làm từ nguyên phụ liệu vải có xuất xứ tạiASEAN và Nhật Bản Trong khi đó, hiện có hơn 33% nguyên phụ liệu dệtmay của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc Nhưng nếu RCEP có hiệulực, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu của TrungQuốc cũng được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường NhậtBản, bởi Trung Quốc cũng là thành viên trong RCEP.Bên cạnh đó, ngành dệtmay Việt Nam cũng sẽ chịu nhiều thách thức cạnh tranh từ chính Trung Quốc,nước cũng sẽ nhận được những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này.
Do đó, cần có những nghiên cứu để đánh giá các tác động của Hiệpđịnh thương mại tự do RCEP, để có cái nhìn đúng về những cơ hội và tháchthức mà Hiệp định mang lại, đặc biệt là những tác đông tới thương mại ViệtNam nói chung và ngành dệt may nói riêng Đây chính là lý do mà tôi chọn đềtài: “Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực(RCEP) đến thương mại hàng dệt may Việt Nam” để nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nội dung đề tài nhằm đánh giá tác động của việc thực hiện các camkết theo RCEP đến hoạt động thương mại hàng dệt may của Việt Nam đốivới các nước trong ASEAN +6
- Qua những kết quả thu được, đưa ra một số khuyến nghị nhằm nângcao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
3 Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung trả lời cho các câu hỏi sau:
Trang 14- Những nội dung chính của RCEP là gì?
- Việc tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực(RCEP) có tác động như thế nào tới thương mại hàng dệt may của Việt Nam?
- Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy gia tăng thương mại dệt may khi thamgia RCEP?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào Hiệp định RCEP, về ngành
dệt may Việt Nam và những tác động của việc thực hiện các cam kết củaRCEP tới thương mại hàng dệt may Việt Nam với các nước ASEAN +6
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Bao gồm các nước tham gia ký kết Hiệp định RCEP gồm
10 nước ASEAN và 6 nước đối tác là : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ, Australia và New Zealand
Về thời gian: thời gian sử dụng trong nghiên cứu với các số liệu và sựkiện trong giai đoạn 2003 – nay, đây là giai đoạn diễn ra hội nghị cấp caoASEAN lần 9, bước đầu hiện thực hóa cộng đồng kinh tế ASEAN, và sự hợptác giữa Việt Nam với các nước ASEAN và 6 nước đối tác có những tiến triểntích cực
5 Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn chỉ ra những nội dung dự kiến, phạm vi đàm phán của RCEP,bên cạnh đó luận văn đã trình bày một cách tổng quan về ngành dệt may ViệtNam, về tình hình chung của ngành cũng như về giá trị xuất, nhập khẩu hàngdệt may trong những năm qua
Trong luận văn, đã sử dụng phương pháp tính toán, nghiên cứu bộ chỉ sốngành, sử dụng mô hình smart để đánh giá tác động của RCEP đến thươngmại ngành dệt may Việt Nam
Cuối cùng luận văn đề ra những giải pháp để ngành dệt may Việt Namnhận được những tác động tích cực nhất từ RCEP
6 Kết cấu của luận văn:
Luận văn được chia làm 5 chương, kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Hiệp địnhthương mại tự do (FTA)
Trang 15Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tổng quan về RCEP và ngành dệt may Việt NamChương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Một số nhận xét và khuyến nghị giải pháp
Trang 16CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề về Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện khu vực
Tham khảo những nghiên cứu về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khuvực, những nghiên cứu đánh giá tác động tới các nước tham gia, đặc biệt lànhững nước có nền kinh tế, ngành hàng xuất khẩu tương tự Việt Nam, có ýnghĩa quan trọng đối với luận văn
Từ Thúy Anh và Chu Thị Mai Phương (2011), “Hiệu ứng biên giớitrong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực” Trong bài viết này, nhómtác giả phân tích yếu tố quyết định thương mại giữa các nước tham gia RCEP,tập trung vào hiệu ứng biên giới Thông qua sử dụng mô hình Lực hấp dẫn,nghiên cứu đã chỉ ra được sự tồn tại của hiệu ứng biên giới đối với các nướctham gia RCEP, nghiên cứu có giá trị tham khảo quan trọng cho các nhà lãnhđạo các nước RCEP khi tham gia đàm phán Đồng thời các tác giả cũng nêu
rõ thiếu sót của nghiên cứu này khi chưa tính toán tới độ co giãn của cầu,thiếu sót nãy sẽ được nhóm tác giả bổ sung trong các nghiên cứu tiếp theo
Viên nghiên cứu ASEAN và Đông Á (2012), “Quan hệ đối tác kinh tếtoàn diện khu vực” Trong báo cáo về RCEP này, nhóm tác giả đã đưa ranhững mô tả về hiệp định này, về giá trị cốt lõi cũng như mục đích chủ chốtcủa việc đàm phán RCEP Đồng thời nhóm tác giả còn phân tích các tháchthức trong việc đàm phán RCEP Những thách thức có thể kể đến như :Những xung đột trong lịch sử cũng và các tranh chấp lãnh thổ; sự khác biệt
Trang 17trong giai đoạn phát triển, không chỉ về thu nhập mà còn về cơ sở hạ tầng,nguồn nhân lực, bộ máy quản trị…; việc theo đuổi mục tiêu hài hòa, thốngnhất có thể dẫn đến một mẫu số chung thấp nhất, điều này biến RCEP trở nênkhông còn nhiều ý nghĩa; bên cạnh đó RCEP chưa được sự ủng hộ từ bêntrong các nước tham gia, đặc biệt các doanh nghiệp thường có ít sự hiểu biết
về các FTA và ít sử dụng các ưu đãi từ nó; cuối cùng, song song với RCEP,các nước thành viên cũng tham gia các đàm phán khác như TPP, các thỏathuận song phương với EU, điều này có thể khiến cho việc đàm phán RCEPtrở nên phức tạp hơn
Yoshifumi Fukunaga và Ikumo Isono (2013), “Từ các hiệp định thươngmại tự do ASEAN +1 đến Hiệp định đối tác toàn diện khu vực” Trong nghiêncứu này nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các FTA của ASEAN, đặc biệt lànăm FTA hiện có với các nước trong ASEAN + 6, để xác định các lợi ích cóthể cũng như những thách thức của RCEP Qua đó nhóm tác giả nhận thấyrằng 5 FTA ASEAN + 1 đã cung cấp một mức độ tư do hóa không đủ, các vềthuế quan lẫn thương mại dịch vụ Năm FTA với các quy tắc xuất xứ khácnhau làm cản trở việc sử dụng có hiệu quả các FTA Nhóm tác giả đã đưa ranhững đề nghị cho đám phán RCEP, cần giải quyết các thách thức bằng cáchđưa ra các mục tiêu sau: Cắt giảm thuế quan hơn nữa (tới 95%), cần có nhữngquy định rõ ràng về hàng rào thuế quan, có những quy định chung về quy tắcxuất xứ và tự do hóa thương mại ở mức cao hơn Nói chung RCEP nên nhắmtới những mục tiêu cao hơn so với các FTA Asean +1 hiện nay
1.1.2 Các nghiên cứu về ngành dệt may Việt Nam:
Việc gia nhập WTO và đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại
tự do mở ra cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó có ngànhdệt may Những nghiên cứu dưới đây đã đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất
về ngành dệt may Việt Nam, đồng thời phân tích những tác động khi ViệtNam tham gia các tổ chức, hiệp định thương mại tự do đến ngành này
Trang 18Nguyễn Anh Dương và Đặng Phương Dung (2011), “Việt Nam thamgia WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA): Hàm ý đối với xuất khẩuhàng dệt may” Trong nghiên cứu này đã chỉ ra đc rất nhiều vấn đề mà xuấtkhẩu dệt may Việt Nam đang gặp phải, có thể kể ra như: Hàm lượng giá trịgia tăng của sản phẩm xuất khẩu nói chung còn hạn chế, doanh nghiệp khótiếp cận vốn, chi phí sản xuất ở Việt Nam cũng chưa đạt mức cạnh tranh cầnthiết Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp còn hiểu biết hạn chế về thịtrường nước ngoài và các vấn đề thương mại và phi thương mại quốc tế, bảnthân các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt may nóiriêng cũng chưa được thuận lợi hoá đáng kể Ngoài ra trong một chừng mựcnhất định, chính sách thương mại, đặc biệt là thuế quan của Việt Nam còn haythay đổi và khó tiên liệu trước Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam còngặp vấn đề từ quy chế kinh tế phi thị trường mà các thị trường xuất khẩuchính áp đặt đối với Việt nam… Cho đến nay, TPP có thể xem là một bướcngoặt đối với ngành dệt may Việt Nam thì cơ hội rất lớn kèm theo là không ítkhó khăn Nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo dành cho các doanh nghiệptrong ngành dệt may, cũng như cho các đối tượng thuộc Chính phủ, Hiệp hộiDệt May Việt Nam, và các cơ quan nghiên cứu khác
Phạm Minh Đức (2014), “Ngành dệt may trong bối cảnh thực hiệnHiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương” Trong báo cáo này, tác giả đãđưa ra một cái nhìn tổng quan về ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt tác giảđưa ra bản so sánh với các nước có ngành dệt may phát triển nhất thế giớihiện nay như Trung Quốc, Bangladesh, Mexico và Indonesia Cũng trong báocáo này, tác giả đã chỉ ra tác động tích cực của TPP đến ngành dệt may ViệtNam, tính đến năm 2020, sau khi thực hiện TPP, sản lượng, xuất nhập khẩungành dệt may đều tăng gần gấp đôi so với hiện nay Bên cạnh đó tác giảcũng chỉ ra những cơ hôi, thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi tham
Trang 19gia TPP Theo tác giả TPP là hiệp định thương mại quan trọng hơn tất cả cácFTA mà Việt Nam đã ký kết trước đây, lợi ích tiềm năng lớn nhưng chi phírủi ro cũng lớn Bởi vậy cần phải có cách tiếp cận mở cửa hơn trong đàmphán TPP, tái cấu trúc ngành để hoàn thiện chuỗi cung ứng, thúc đẩy mốiliên kết giữa các doanh nghiệp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, môi trường kinhdoanh đồng thời nâng cao nguồn nhân lực Bài báo cáo đã đưa ra được mộtcái nhìn tổng quan về ngành dệt may Việt Nam, đồng thời phân tích đượccác tác động của TPP đến thương mại hàng dệt may Việt Nam, những cơhội, thách thức mà TPP mang lại, cũng như một số hàm ý chính sách Tuynhiên trong báo cáo này, những dự kiến về tác động của TPP được tác giả sửdụng số liệu tính toán từ các nghiên cứu trước, điều này khiến cho bài báocáo thiếu tính mới và chính xác.
Inama và cộng sự (2011),”Đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trongcác hiệp định thương mại tự do của Việt Nam” Nghiên cứu đã có một đánhgiá khá toàn diện và chi tiết về tác động của quy tắc xuất xứ đới với sản phẩm
cụ thể từ góc độ Việt Nam Thông qua phân tích chi tiết từng điều khoảntrong các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia như AFTA và Khuvực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, khu vực thương mại tự do Úc –New Zealand – Việt Nam, EC – Việt Nam, Ấn Độ - Việt Nam, Hàn Quốc –Việt Nam, Việt Nam – Nhật Bản Nhiều mặt hàng có liên quan đến quy tắcxuất xứ như dệt may, thuỷ sản, da giày, nông phẩm Nghiên cứu đã xác địnhlợi ích cần đạt được khi đàm phán, nghĩa là các quy tắc xuất xứ thuận lợi choxuất khẩu, tính ổn định và minh bạch về quy tắc xuất xứ trong FTA để tăngtính khả dụng Nghiên cứu cũng đề cập đến một số khía cạnh của các quyđịnh thực hiện quy tắc xuất xứ Các đề xuất đưa ra nhằm cải thiện quy tắcxuất xứ trong các FTA của Việt Nam với các đối tác khác nhau Các đề xuấtnày liên quan đến cách tính tỷ lệ phần trăm và quan hệ giữa các tiêu chí chung
Trang 20về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể Nghiên cứu này có ý nghĩa thamkhảo rất lớn đặc biệt là đối với ngành dệt may, khi quy tắc xuất xứ có ảnhhưởng lớn tới ngành dệt may Việt Nam khi tham gia RCEP
1.1.3 Những nghiên cứu về đánh giá tác động của các hiệp định thương mại
Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đang tích cực đàm phán tham gianhiều Hiệp định thương mại tự do với các nước, các khu vực khác nhau Bởivậy, việc phân tích, đánh giá tác động của các hiệp định thương mại có giá trịtham khảo hết sức quan trọng Bên cạnh những đánh giá định tính, các nhànghiên cứu đã sử dụng các mô hình định lượng như CGE, GATP, Gravity haySmart như một công cụ hữu hiệu để nâng cao khả năng dự báo, nâng cao hiệuquả đánh giá tác động
Vanzetti (2010) “Phân tích định lượng tác động tiềm ẩn của các FTA”.Tác giả sử dụng phương pháp cân bằng tổng quát để đánh giá các tác độngcủa FTA tới kinh tế Việt Nam Sử dụng hai kịch bản: 2012 (một phần), 2018(hoàn toàn) Qua đó tác giả đã đánh giá được những tác động tới nền kinh tếcủa Việt Nam trong tương lai sau khi ký kết các hiệp định FTA: Việc thựchiện các hiệp định thương mại tự do có ảnh hưởng tích cực tới thu nhậpquốc dân, sự dịch chuyển lao động và vốn là rất quan trọng (mỗi yếu tố đónggóp 1/3 tới tăng trưởng phúc lợi), việc làm và thu nhập tăng, giảm doanh thuthuế ở một số ngành, ngoài ra còn có tác động tiêu cực tới một số ngành khiFTA được thực thi hoàn toàn Do bài nghiên cứu sử dụng mô hình CGE đểđánh giá tác động tới cả nền kinh tế nên những đánh giá về ngành vẫn cònnhiều hạn chế
Trewin (2010) “Tổng quan và phân tích định lượng trước đây củaAFTA” Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng cả phân tích định tính lẫnđịnh lượng, áp dụng các mô hình CGE, Gravity và Smart để đánh giá chi tiếtcác tác động của AFTA Trong đó, tác giả phân tích định lượng dựa trên mô
Trang 21hình hấp dẫn, giải thích và đo lường hiệu quả dòng chảy thương mại củachính sách đã được thực thi (AFTA), qua tác động của chính sách này để hiểuhàm ý các chính sách trong tương lai Phân tích định lượng dựa trên mô hìnhcân bằng tổng thể (GCE) xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về thuế quanhiện tại và trong tương lai có tính đến những tương tác phức tạp giữa các thịtrường bao gồm FDI và lao động, qua đó dự đoán những ảnh hưởng của FTAhiện hành và trong tương lai phục vụ công tác đàm phán Kết hợp phân tíchđịnh lượng và định tính dựa trên mô hình cân bằng từng phần và phỏng vấntrao đổi để xác định các ngành, sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất sau khi đãtách biệt theo từng ngành hàng, xác định các sản phẩm có tiềm năng đượchưởng lợi từ tự do hóa để dự đoán tác động của các FTA đối với một sốngành, mặt hàng cụ thể, phục vụ công tác đàm phán trong tương lai Việc kếthợp các phương pháp phân tích này đã giúp bài nghiên cứu hạn chế được tối
đa các thiếu sót của từng mô hình, từ đó, rút ra được kết luận chính xác nhất
về các tác động của AFTA
Cassing và những người khác (2010) “Đánh giá tác động của các hiệpđịnh thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam” Trong nghiên cứu nàynhóm tác giả đã xác định các tác động và hiệu quả của một số hiệp địnhthương mại tự do (FTA) – đặc biệt là ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ,ASEAN - Úc – New Zealand và AFTA – thông qua việc đánh giá những tácđộng kinh tế xã hội chính đối với Việt Nam trước và sau khi tham gia cáchiệp định thương mại ưu đãi này Nghiên cứu này cũng xem xét đến các hiệpđịnh đã ký với Nhật Bản và Trung Quốc và hiệp định được đề xuất đàm phánvới EU, Thổ Nhĩ Kỳ và Chi-lê Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình cân bằngtổng thể (CGE) để đánh giá tiềm năng hoặc tác động “ngoại biên” của cácFTA hiện tại và tương lai Tác động dự kiến đối với phúc lợi kinh tế sau khicác FTA được ký kết xong là 2,4 tỷ usd mỗi năm, Các FTA với Hàn Quốc và
Trang 22Nhật Bản, và AFTA mang lại nhiều lợi ích nhất trong cả hai trường hợp triểnkhai một phần và triển khai đầy đủ FTA với Trung Quốc sẽ có đóng góp lớntrong dài hạn Lợi ích trong FTA với Ấn Độ, Úc và New Zealand là khôngđáng kể, phù hợp với khối lượng thương mại tương đối thấp Việc tăng cườngthương mại hơn với Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đem lại lợi ích lớn trong giaiđoạn 2012-2018 Bên cạnh đó nhóm tác giả còn xây dựng và chạy mô hìnhLực hấp dẫn để ước tính tác động của các FTA hiện hành, dự báo của Môhình lực hấp dẫn cho thấy AFTA đã tạo lập thương mại và là một hiệp địnhmở/không gây ra tình trạng chuyển hướng thương mại, nghĩa là tỷ trọngthương mại với các nước không phải là thành viên của khối là cao so vớithương mại giữa các thành viên của khối Trong 3 mô phỏng thử nghiệmchính sách FTA tiềm năng đáng quan tâm, việc hoàn toàn tự do hóa thươngmại với EU có thể đem lại một khoản phúc lợi là 1.437 triệu USD, tạo thêmviệc làm, thu nhập cho người lao động và FDI Tuy nhiên, đây là một sự đánhgiá quá cao những lợi ích mà tự do hóa đem lại vì EU khó có khả năng tự dohóa hoàn toàn thương mại nông sản, đây là hạn chế của bài nghiên cứu Đểxác định các ngành, sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các FTA hiệntại và tương lai, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá cấp ngành đểnghiên cứu, qua đó cho thấy việc tăng sản lượng và xuất khẩu sẽ diễn ra mạnh
mẽ ở các ngành dệt may, chế biến, sản xuất kim loại, điện tử và sản phẩm da.Đặc biệt tự do hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc tạo nên những thay đổi lớn trongxuất khẩu dệt may và da
Heagney.K.J (2013),” RCEP và các tác động dự kiến đối với Cộng hòadân chủ nhân dân Lào” Nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tếcùng với các dữ liệu kinh tế vĩ mô của Lào để minh chứng cho tính hợp lý khigia nhập RCEP Bên cạnh đó tác giả sử dụng ước tính GTAP để dự đoánnhững lợi ích khi Lào gia nhập RCEP, đồng thời chỉ ra các thách thức liên
Trang 23quan Các kết quả đã chỉ ra, gia nhập RCEP sẽ cải thiện thương mại hàng hóa,dịch vụ, và thúc đẩy tăng trưởng tại Lào Tuy nhiên những thách thức mà Làophải đối mặt khi gia nhập RCEP cũng rất nhiều và đa dạng, các tác động tớinền kinh tế Lào còn phụ thuộc vào các FTA khác mà Lào tham gia cũng nhưcác thỏa thuận thương lượng cuối cùng của RCEP, nhìn chung tác động củaRCEP tới nền kinh tế Lào là tích cực Một điểm thiếu sót của bài nghiên cứu
là không đề cập tới những ngành kinh tế nào của Lào chịu tác động trực tiếp
từ RCEP, mà chỉ đề cập đến tác động của kinh tế Lào nói chung
Dordi và các cộng sự (2015), “Đánh giá tác động của Hiệp định đối táckinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam” Nghiên cứunày nhằm hai mục đích cụ thể Một là nhằm đánh giá tác động của RCEP đốivới kinh tế Việt Nam Hai là, nghiên cứu xác định các bước chuẩn bị cả ở cấpchính sách và doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng việc thực thi RCEP sẽ manglại lợi ích ròng tối đa cho kinh tế Việt Nam Để thực hiện được các mục đíchnày nghiên cứu đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để xác định cácquan hệ tương tác trong toàn bộ nền kinh tế thông qua liên kết mọi ngành quacác bảng đầu vào – đầu ra và liên kết mọi quốc gia thông qua luồng thươngmại Qua phân tích CGE cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng
cả khi không có hiệp định RCEP Nếu được thực hiện, RCEP sẽ đóng góp tíchcực nhưng không nhiều vào tăng trưởng Việt Nam đã có một FTA songphương với Nhật Bản, trong khi đó một FTA với Hàn Quốc sắp được ký vàocuối năm 2014 Sự tiếp cận ưu đãi này sẽ bị xói mòn nếu Trung Quốc cũngđạt được ưu đãi như vậy, điều này có thể xảy ra nếu RCEP được hiện thựchóa toàn diện Trung Quốc sẽ cạnh tranh với Việt Nam và các nước ASEAN
về cung cấp hàng dệt, thực phẩm và thức ăn gia súc sang Hàn Quốc, gạo vàhàng may mặc sang Nhật Bản Việt Nam có thể bị thua thiệt từ một hiệp địnhnhư vậy Thực tế việc sử dụng CGE cũng bị một số hạn chế Trước hết, mô
Trang 24hình tự động giả thuyết rằng có một số thay đổi trong hành vi sản xuất và tiêudùng khi có thay đổi về thuế (và theo đó là giá tương ứng), trong khi khôngtính đến một số yếu tố thực tiễn có thể ảnh hưởng tới việc vận dụng FTA Hai
là, việc cải thiện thể chế không được đưa vào mô hình Ba là, các kịch bảnhữu dụng ở khía cạnh chúng chỉ giúp chú trọng vào tác động của RCEP màkhông tính tới hàng loạt các FTA khác đang được đàm phán Ngoài ra, sựtương tác giữa RCEP với các FTA quan trọng khác như TPP và EVFTA cóthể tác động lớn tới những thay đổi của các biến số kinh tế quan trọng trong
mô hình Từ phân tích này, nghiên cứu đã có một số khuyến nghị, bao gồm cảkhuyến nghị chung lẫn khuyến nghị ngành cụ thể đối với Việt Nam nhằmchuẩn bị tốt hơn cho việc thực thi RCEP Ngoài ra, cần kết hợp RCEP vàomột chính sách FTA hài hòa hóa của đất nước
Từ Thúy Anh và Lê Minh Ngọc (2015), “Thách thức đối với Việt Namkhi hội nhập Asean+6: Phân tích ngành hàng” Bài viết đã sử dụng mô hìnhSmart nhằm phân tích các tác động tiềm năng của RCEP tới các ngành hàngcủa Việt Nam Các ngành hàng được phân tích ở cấp độ 6 chữ số HS Phântích đã chỉ ra những ngành có tiềm năng chịu tác động nhiều nhất từ RCEPdưới góc độ thị trường nhập khẩu Việt Nam, thu thuế của chính phủ ViệtNam, thặng dư của người tiêu dùng Việt Nam và lợi ích của các nước đối tácxuất khẩu sang thị trường Việt Nam Kết quả cho thấy, dưới tác động củaRCEP, mức tăng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và mức thất thu từ thuếnhập khẩu của chính phủ là tương đối lớn Tuy nhiên việc nhập khẩu gia tăngchủ yếu tập trung ở những hàng hóa trung gian, những yếu tố đầu vào của quátrình sản xuất những mặt hàng thuộc về lợi thế so sánh để xuất khẩu của ViệtNam Việc sử dụng mô hình Smart đã giúp cho bài nghiên cứu phân tíchngành hàng ở cấp độ khá chi tiết, tuy nhiên việc phân tích theo phương phápnày chỉ tập trung xem xét những tác động của một thay đổi chính sách tới thị
Trang 25trường chịu ảnh hưởng trực tiếp mà bỏ sót những tương tác quan trọng giữacác thị trường khác nhau, đồng thời bài viết chỉ phân tích, đánh giá những tácđộng đến nhập khẩu mà chưa đề cập tới những thay đổi trong xuất khẩu cácngành hàng của Việt Nam khi tham gia RCEP
Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng rất nhiều phươngpháp khác nhau để đánh giá tác động của các hiệp định thương mại, từ địnhtính cho tới định lượng Đối với phương pháp định lượng, các phương phápthường được sử dụng là mô hình cân bằng tổng quát CGE, mô hình hấp dẫnGravity và mô hình cân bằng từng phần SMART Trong đó CGE dùng đểđánh giá tác động của việc tham gia các FTA đến cả nền kinh tế của nướcđang nghiên cứu Mô hình Gravity thường được dùng để đánh giá sự thay đổicủa thương mại giữa hai nền kinh tế khi ký kết các FTA Còn mô hìnhSMART dùng để đánh giá tác động tới từng ngành kinh tế cụ thể
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng mô hình định lượng thì chưa đủ để đánh giáchính xác các tác động của các FTA Chính vì vậy trong bài nghiên cứu này
đã sử dụng kết hợp giữa việc sử dụng mô hình SMART cùng với việc tínhtoán các chỉ số thương mại nội ngành, để có thể phân tích được chính xácnhất, những tác động của RCEP tới thương mại dệt may Việt Nam
Trang 261.2 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do (FTA)
1.2.1 Khái niệm về Hiệp định thương mại tự do.
Quan niệm về một Khu vực thương mại tự do ( Free Trade Area) lần đầutiên được đưa ra vào năm 1947 theo điểm 8B điều XXIV Hiệp ước chung vềthuế quan và mậu dịch ( GATT) ghi rõ :” “Một khu vực mậu dịch tự do đượchiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan Trong đó, thuế
và các quy định mang tính hạn chế về thương mại (ngoại trừ, trong chừngmực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII,XIII, XIV, XV and XX) sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các sản phẩm có xuất xứ
từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ lập thànhkhu vực mậu dịch tự do”
Ngoài ra tại điều XXI – khoản 5 của hiệp định này cũng nêu rõ :” Khuvực mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ[interimagreement]” Như vậy GATT 1947 nêu ra khái niệm về Khu vực thương mại
tự do nhưng có thể thấy được nhiều nét tương đồng cho hiệp định thương mại
tự do (Free Trade Agreement) như: trong khu vực thương mại tự do, các nướccùng cam kết cắt giảm thuế quan với đối tượng là các mặt hàng có xuất xứ từcác nước thành viên
Cũng theo một số trang web chính thức của một số nước, khái niệm vềmột FTA cũng được đưa ra khá rõ ràng:
- Theo trang web chính thức của chính phủ Singapore về FTA cũng chỉ
ra rằng FTA là một thỏa thuận pháp lý ràng buộc giữa hai hay nhiều qốc gia
để giảm các rào cản thương mại và tạo thuận lợi cho sự chuyển dịch hàng hóa
và dịch vụ qua biên giới giữa các nước
- Theo trang web chính thức của chính phủ Hoa Kỳ thì “FTA là sự đàmphán giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm cắt giảm tất cả các hàng rào thuế quan
và phi thuế quan đối với thương mại giữa các thị trường của các nước thành
Trang 27viên M i nước vẫn có thể áp dụng các rào cản thuế và rào cản thương mạikhác đối với các quốc gia không tham gia k kết hiệp định”
- Theo Wikipedia: “ FTA là một hiệp ước thương mại giữa hai hay nhiềuquốc gia Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏhàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập mộtkhu mậu dịch tự do”
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu FTA là một thỏa thuận hội nhập kinh tế
“sâu” giữa hai hay nhiều nước (hoặc vùng lãnh thổ) về việc cắt giảm thuếquan nhằm mục đích tự do hóa thương mại thành lập một khu vực mậu dịch
tự do tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thành viên Các nước thực hiệnFTA vẫn có thể thực hiện được chính sách đa dạng hóa thị trường, đa phươnghóa các mối quan hệ kinh tế Hiện tượng một nước tham gia vào nhiều FTAcho phép vừa mở rộng nhanh thị trường thuận lợi, vừa tháo gỡ được nhữngkhó khăn mang tính đặc thù trên từng thị trường chủ lực nhờ đó mà tăng tốcnhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế
Ngày nay FTA không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thươngmại trong hàng hóa và dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hóa đầu tư, hợp tácchuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực laođộng, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, các cơ chế giải quyết tranhchấp quyền sở hữu trí tuệ, các vấn đề môi trường,… Ngoài ra trong một sốtrường hợp, FTA còn có thể gọi dưới cái tên khác là EPA (Hiệp định đối táckinh tế), về bản chất không có gì thay đổi
1.2.2 Phân loại
Có thể dựa theo nhiều tiêu chí mà phân loại các FTA khác nhau như quy
mô số lượng các nước tham gia FTA, hình thức đàm phán kí kết FTA, hoặcmức độ tự do hóa của các FTA
Phân loại theo quy mô số lượng quốc gia thành viên trong FTA:
Trang 28Theo cách này, các FTA được phân chia ra thành ba loại: FTA songphương, FTA đa phương và FTA hỗn hợp.
FTA song phương được hiểu là hình thức FTA chỉ có 2 quốc gia hay vùnglãnh thổ tham gia đàm phán và ký kết và chịu sự ràng buộc bởi những điềukhoản quy định trong nội dung của FTA Với thỏa thuận song phương giữahai nước, cả hai nước đều đồng ý nới lỏng hoặc loại bỏ các hạn chế thươngmại để mở rộng cơ hội đầu tư kinh doanh Họ thường đàm phán ký kết liênquan đến việc giảm thuế quan thương mại và chia sẻ thị trường chung Đây làhình thức FTA phổ biến nhất hiện nay và sẽ tiếp tục phát mạnh trong tươnglai vì quá trình đàm phán của FTA song phương đơn giản, nhanh gọn và dễ điđến sự thống nhất
FTA đa phương là hình thức FTA mà từ 3 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trởlên tham gia đàm phán, kí kết Thông thường, các quốc gia hoặc vùng lãnhthổ thường có vị trí địa lý gần nhau, chính vì thế mà hình thức FTA này còn
có thể gọi là FTA khu vực Các nước tham gia vào kí kết đều mong muốnhình thành nên một thị trường mậu dịch, thắt chặt tình đoàn kết giữa các quốcgia và nâng cao vị thế của mình hơn trên trường quốc tế Thị trường ấy sẽ baophủ rộng lớn ở nhiều quốc gia và sẽ tạo ra sức cạnh tranh cao cho các nướcthành viên Do số lượng các nước tham gia đàm phán kí kết nhiều và nhữngmong muốn khác nhau đến từ các nước mà thời gian chuẩn bị của FTA đaphương đi vào hiệu lực thường kéo dài hơn nhiều so với FTA song phương.Các FTA đa phương điển hình trên thế giới hiện nay là Khu vực mậu dịch tự
do ASEAN, Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp định thươngmại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)…
FTA hỗn hợp là hình thức FTA kết hợp giữa cả FTA song phương vàFTA đa phương Đây là hình thức FTA mà có 2 bên tham gia kí kết, trong đómột bên là khu vực mậu dịch tự do với số lượng lớn các nước thành viên và
Trang 29một bên là một hoặc một số quốc gia đối tác FTA hỗn hợp phức tạp trongquá trình đàm phán, thường được ký kết theo một trong hai cách phổ biến +Tất cả các nước thành viên của khu vực mậu dịch tự do sẽ cùng kết hợpđàm phán với quốc gia đối tác để đi tới thống nhất nội dung của FTA Cáchthức này thường được EU áp dụng khi kí kết hiệp định thương mại tự do+Từng thành viên của khu vực mậu dịch tự do sẽ độc lập đàm phán vớiđối tác và nội dung của FTA sẽ là tổng hợp chung từ các cuộc đàm phán riêng
lẻ ASEAN hoặc Liên minh thuế quan Nam Phi thường áp dụng kiểu đàmphán này khi kí kết hiệp định FTA hỗn hợp
Các FTA hỗn hợp tuy phức tạp và mất nhiều thời gian từ kí kết đi đếnhiệu lực hơn 2 hình thức FTA song phương và đa phương nhưng FTA hỗnhợp lại có thể tạo ra một thị trường tiềm năng , đa dạng và phong phú cho cácnước thành viên Đối với khu vực thương mại tự do, họ sẽ có lợi thế trongđàm phán do vượt trội về số lượng các nước nên sẽ có lợi hơn khi đưa ra cácchính sách Một số ví dụ cụ thể về các FTA hỗn hợp trên thế giới: Hiệp địnhthương mại tự do ASEAN và Trung Quốc, EU với Hàn Quốc, ASEAN vớiAustralia và NewZealand
Phân loại theo mức độ tự do hóa:
World Bank chia FTA thành FTA kiểu Mỹ, FTA kiểu Châu Âu và FTAkiểu các nước đang phát triển
FTA kiểu Mỹ là loại FTA có mức độ tự do hóa cao nhất đòi hỏi các nướcthành viên phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực thuộc ngànhdịch vụ Một khi đã tham gia các FTA kiểu này thì phải mở cửa thị trườnghơn nữa hoặc giảm thiểu nhiều rào cản thương mại hơn nữa, chứ việc thayđổi hiệp định hoặc đảo ngược lại các điều khoản trong hiệp định là rất khókhăn Trong hiệp định này áp dụng quy chế MFN và NT và tất cả các
Trang 30ngành đều phải mở cửa trừ khi các bên có quy định khác được đề xuất rõtrong hiệp định Điều này này khiến các FTA kiểu Mỹ giảm thiểu sự thamgia của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái hoặc các ngànhdịch vụ công Ví dụ điển hình cho FTA kiểu Mỹ là Hiệp định thương mại
tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
FTA kiểu Châu Âu là dạng FTA có độ tự do hóa khá cao Hình thứcFTA này chỉ quy định mở của những lĩnh vực mà các nước cam kết vàthông nhất riêng với nhau Ví dụ điển hình cho kiểu FTA này thể hiện rõtrong Liên minh châu Âu (EU).Trong cam kết tự do hóa thương mại của
EU, các nước EU không đưa lĩnh vực nông nghiệp vào mà mỗi nước thànhviên sẽ có những chính sách về nông nghiệp riêng, điều chỉnh phù hợp vớiđặc thù của nước mình
FTA kiểu các nước đang phát triển sẽ có độ tự do hóa kém hơn 2 hìnhthức FTA kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu FTA kiểu này thường chú trọng nhiềuđến tự do hóa thương mại hàng hóa mà ít khi bao gồm các quy định trong tự
do hóa dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ
1.2.3 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do.
1.2.3.1 Tự do hoá thương mại hàng hoá.
Về thuế và các rào cản thương mại phi thuế Trong một FTA điểm nổi
bật nhất và luôn được đề cập đầu tiên là cam kết dỡ bỏ các rào cản thuế quan
và phi thuế quan với các hàng hoá Mức thuế suất có thể được giảm ngay lậptức về 0% hoặc sẽ giảm từ từ theo lộ trình với hầu hết các mặt hàng và thườngquy định cụ thể các danh mục như: Danh mục hàng hoá dỡ bỏ thuế ngay,Danh mục hàng hoá cắt giảm thuế dần dần với lộ trình cắt giảm thuế, Danhmục hàng nhạy cảm, Danh mục loại trừ không đưa vào cắt giảm
Trang 31Hiện nay ngày càng có ít mặt hàng nằm trong danh sách loại trừ chỉ trừnhững hàng hoá liên quan đến an ninh, văn hoá, tập tục của các quốc gia.Ngoài ra FTA còn đưa ra lộ trình cụ thể để các quốc gia thành viên thực hiệncam kết Lộ trình dựa trên tiềm lực, khả năng tự do hoá từng quốc gia cũngnhư tính chất riêng của một số mặt hàng Ngày nay FTA còn quy định cả cácbiện pháp hạn chế định lượng và các rào cản kỹ thuật thương mại khác.
Về xuất xứ hàng hoá Để đảm bảo lợi ích cho các nước thành viên, FTA
thường bao gồm quy chế về xuất xứ hàng hoá Quy chế quy định hàng hoánhập khẩu vào nước đối tác phải đáp ứng được một tỷ lệ nội địa hoá nhất địnhmới được hưởng những ưu đãi về thuế hơn so với hàng hoá từ nước thứ ba
Ngoài ra, FTA còn có các quy định về thủ tục hải quan với mục đíchđơn giản hoá thủ tục, đảm bảo hài hoà với các tiêu chuẩn quốc té tạo điềukiện thuận lợi cho thông thương hàng hoá
1.2.3.2 Tự do hoá thương mại dịch vụ.
Ngày nay FTA không chỉ bao gồm về tự do hoá thương mại hàng hoá
mà còn mở rộng ra cả thương mại dịch vụ Tuỳ vào phạm vi cũng như độ mởcửa lớn hay nhỏ trong các FTA và các quốc gia tham gia ký kết mà quy định
tự do hoá về dịch vụ có độ mở khác nhau Thông thường các FTA có sự thamgia của Mỹ hay một số nước phát triển khác thì đòi hỏi mức độ tự do hoá dịch
vụ rất cao, đôi khi là đòi hỏi mở cửa tuyệt đối
1.2.3.3 Tự do hoá đầu tư.
Trong các FTA được ký kết gần đây, đặc biệt là FTA có các nước pháttriển tham gia thì thường bao gồm các cam kết về tự do hoá đầu tư Nội dungcủa các cam kết theo hướng tự do hóa đầu tư này thường là các quy định vềviệc dỡ bỏ rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợicho họ kí kết đầu tư như áo dụng quy chế đối xử quốc gia với nhà đầu tư nước
Trang 32ngoài, cấm các rào cản đầu tư, bảo vệ nhà đầu tư và hoạt động đầu tư, đảmbảo tự do lưu chuyển thanh khoản….
1.2.3.4 Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp định.
Trong một FTA, một nội dung thường thấy nữa là các thoả thuận hợptác trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác kinh tế giữa cácnước đối tác Một số lĩnh vực thường được cam kết hợp tác như: phát triểnnguồn nhân lực, du lịch, nghiên cứu khoa học công nghệ, dịch vụ tài chính,công nghệ thông tin và viễn thông, xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triểncác doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực chia sẻthông tin khác
1.2.3.5 Một số cam kết khác.
FTA ngày nay còn bao gồm một số cam kết khác như cam kết về sởhữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, môi trường và lao động Đâythường là các FTA có phạm vi và mức độ cam kết tự do rất sâu rộng, đòi hỏimức mở cửa thị trường rất lớn Các nước đang phát triển với sự minh bạchhoá chưa cao, khả năng quản lý cũng như hệ thống pháp luật chưa đáp ứngđược, nếu tham gia các FTA này thường gặp nhiều khó khăn bất lợi, thườngphải chịu thiệt thòi
1.2.4 Tác động của Hiệp định thương mại tự do đến nền kinh tế.
1.2.4.1 Tác động tĩnh.
Tác động tĩnh được hiểu là những tác động sẽ diễn ra trong bất cứmột liên kết thương mại tự do nào, đối với bất cứ thành viên nào Các tácđộng tĩnh bao gồm: tác động tạo lập thương mại và tác động chệch hướngthương mại
Tác động tạo lập thương mại sẽ xuất hiện khi một nước thành viên của
FTA thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa có chi phí sản xuất cao nào
đó bằng việc nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước thành viên FTA, do
Trang 33việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn chi phícho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong nước Tác động tạo thương mại sẽ làmtăng phúc lợi kinh tế tổng hợp của các nước thành viên FTA do việc điềuchỉnh cơ cấu sản xuất, cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử dụng nhiều tàinguyên thiên nhiên sang tăng cường xây dựng đầu tư vào các ngành côngnghiệp dựa trên những lợi thế so sánh.
Tác động tạo lập thương mại sẽ giúp người tiêu dùng thu được nhiềulợi ích vì được mua hàng hoá với giá thấp hơn Trong khi đó, tác động tạo lậpthương mại đối với chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất nội địa không cócùng kết quả như vậy Ngân sách chính phủ sẽ giảm sút do mất đi một phần từnguồn thu thuế nhập khẩu; các nhà sản xuất nội địa cũng sẽ giảm lợi nhuận dođứng trước sự cạnh tranh gay gắt và thị phần bị chia sẻ cho các doanh nghiệpnước ngoài Tuy nhiên, khi tổng hợp lại thì những tác động thương mại vẫngiúp gia tăng phúc lợi quốc gia do thặng dư mà người tiêu dùng nhận đượcvẫn lớn hơn giá trị mất đi từ nguồn thuế của chính phủ và lợi nhuận của nhàsản xuất nội địa
Tác động chệch hướng thương mại diễn ra khi các thành viên của FTA
chuyển hướng nhập khẩu hàng hoá Việc dỡ bỏ thuế quan giữa các nướcthuộc một FTA sẽ khiến giá nhập khẩu một mặt hàng nào đó từ các nướcthành viên FTA thấp hơn giá nhập từ nước nằm ngoài FTA, do nước nhậpkhẩu vẫn duy trì một mức thuế quan cao đối với các nước không phải thànhviên của FTA Trong trường hợp này các nước phi thành viên se bị thiệt hại từviệc thành lập một FTA nào đó Tác động chuyển hướng thương mạikhiên phúc lợi ròng xã hội bị ảnh hưởng khi tổng lợi ích mà người tiêu dùngnhận được không bao hàm toàn bộ những mất mát mà doanh nghiệp nội địacũng như chính phủ phải gánh chịu
1.2.4.2 Tác động động.
Trang 34Cùng với những tác động tĩnh, việc tham gia vào FTA cũng có thể tạo
ra những tác động mang tính động và dài hạn Tác động mang tính động lànhững tác động có thể hoặc không xảy ra trong bất cứ một FTA nào cũng nhưđối với bất cứ thành viên nào, bao gồm các tác động sau:
Mở rộng thị trường: Hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, doanh nghiệp nước
thành viên được phép tự do mua bán trao đổi hàng hoá, không bị đánh thuế,không bị áp hạn ngạch hoặc phải thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu rắc rốikhác Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng từ đó tăng lên kéo theo sự tăng trưởng vềthu nhập và GDP của các nước trong FTA Fta góp phần tạo nên một thị trườngrộng lớn hơn với nhiều cơ hội kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp, góp phầnthúc đẩy gia tăng sản xuất, trao đổi mua bán giữa các nước thành viên
Nâng cao tính cạnh tranh: Với việc có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài
nước tham gia vào trong thị trường lớn hơn, với nhiều công nghệ, kinh nghiệm
và ưu thế vượt trội ở một số lĩnh vực thì các doanh nghiệp trong nước phải đốimặt với một sự cạnh tranh gay gắt hơn Sư gia tăng cạnh tranh này có thể làmphá sản những doanh nghiệp nội địa làm ăn kém hiệu quả nhưng đối với tổngchung nền kinh tế thì lại là một hiệu ứng tích cực, đặc biệt với các nước đanghướng đến một nền kinh tế thị trường phát triển có sức cạnh tranh cao
Với việc nâng cao tính cạnh tranh có thể đem lại một số lợi ích như:buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí và tăng doanh số để cạnh tranh,điều này là có lợi cho người tiêu dùng, cho phép các doanh nghiệp khác tháchiệu quả kinh tế từ quy mô tốt hơn do quy mô thị trường lớn hơn Cạnh tranhkhiến các doanh nghiệp phải tăng chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, điều
này là có lợi hơn cho người tiêu dùng Cạnh tranh gay gắt buộc các doanh
nghiệp phải cắt giảm chi phí, cắt bỏ các hoạt động không hiệu quả, cải tiếncông nghệ, nâng cao hiệu suất, người lao động phải tự nâng cao hiệu suất laođộng Từ đó giúp nền kinh tế có tính cạnh tranh cao hơn
Trang 35Thúc đẩy đầu tư: Tham gia các FTA là cơ hội nhận được nhiều nguồn
vốn bên ngoài hơn kể cả từ các nước thuộc và không thuộc FTA Tự do hóathương mại thành công trong việc thu hút ngành công nghiệp vì sự sẵn có củahàng hóa trung gian chi phí thấp và sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái thực chophép các công ty nước ngoài tìm kiếm nguồn lực từ các nhà cung cấp hiệuquả nhất Sự thu hút đầu tư để xuất khẩu theo định hướng công nghiệp chắcchắn làm gia tăng phúc lợi xã hội
Trang 36CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu:
Dùng để nghiên cứu cơ sở lý luận, văn bản, nghiên cứu có liên quan,chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước, kinh nghiệm của các nước, thuthập và phân tích dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là dữ liệu tổng quan về tìnhhình xuất nhập khẩu của Việt Nam, tình hình xuất nhập khẩu thành phẩm vànguyên phụ liệu ngành dệt may Việt Nam, thực trạng xuất khẩu dệt may củaViệt Nam và các nước ASEAN+6, số liệu về thuế quan trước và sau khiRCEP ký kết
Các số liệu được thu thập từ các nguồn: Comtrade, trang Wits củaWorldbank, Bộ Công thương, Trung tâm VCCI thuộc Phòng Thương Mại vàCông nghiệp Việt Nam, Tập đoàn dệt may Việt Nam, Hiệp hội bông sợi ViệtNam, Tổng cục Hải quan
Ngoài ra, dữ liệu còn được thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng.Tìm kiếm dữ liệu mới nhât trên các nguồn dễ tiếp cận như sách báo, tạp chíchuyên ngành cả dưới dạng in ấn và trực tuyến Các bài nghiên cứu, các báocáo của Mutrap…Danh mục các tài liệu này được liệt kê trong phần tài liệutham khảo
2.2 Phương pháp xử lý số liệu:
2.2.1 Phương pháp thống kê, so sánh:
Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhaunhư Comtrade, Wits, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Hiệp hội bông sợi ViệtNam, Trung tâm WTO, Tổng cục hải quan, Bộ Công thương v… trong suốt
Trang 37luận văn để phân tích chỉ rõ các nội dung của RCEP, các điều khoản liên quanđến dệt may và tác động của chúng tới xuất khẩu dệt may Cụ thể
- Tổng hợp một số nghiên cứu, đánh giá đã có để có cơ sở đi sâu hơn vàoviệc phân tích, đánh giá
- Thu thập, tổng hợp số liệu kim ngạch xuất khẩu các ngành của Việt Namtrong giai đoạn gần đây để đánh giá vai trò của ngành dệt may với kimngạch xuất khẩu chung của Việt Nam
- Thống kê về tình hình cắt giảm thuế quan của các Hiệp định FTA mà ViệtNam đã ký kết trong thời gian qua, đặc biệt là các FTA ASEAN +1
- Thống kê các nhân tố đã và đang được đàm phán sẽ có ảnh hưởng đếnxuất khẩu dệt may
- Thống kê các mặt hàng dệt may để từ đó có thể dự báo sự thay đổi tronggiá trị xuất khẩu ngành hàng Cụ thể trong nghiên cứu sử dụng mã HStrong phần nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt từ 50 tới 63 (Trừ 56 và 57)
2.2.2 Phương pháp chỉ số ngành
Lợi thế so sánh (RCA)
Công thức tính RCA:
RCAij = (xij/Xit)/(xwj/Xwt)Trong đó xij and xwj là giá trị xuất khẩu hàng hóa j của nước i và củaxuất khẩu hàng hóa j của thế giới
Xit và Xwt là tổng xuất khẩu của quốc gia và tổng xuất khẩu của thế giới.Nguồn số liệu sử dụng được lấy từ UN Comtrade
Chỉ số RCA được sử dụng để đánh giá tiềm năng xuất khẩu của một sốsản phẩm của một nước RCA lớn hơn 1 nghĩa là sản phẩm đó có lợi thế cạnhtranh hiện hữu và RCA nhỏ hơn 1 nghĩa là không có lợi thế so sánh thể hiện.RCA có thể cung cấp thông tin hữu ích về triển vọng thương mại tiềm năng
Trang 38với các đối tác mới Nếu các nước có RCA tương tự, có nghĩa là thương mại sẽ
ít bị ảnh hưởng bởi FTA Do đó cần phải tính RCA của Việt Nam và của cácnước trong RCEP để so sánh chúng với nhau (Ở đây coi toàn RCEP như 1tổng)
Chỉ số thương mại nội ngành (IIT)
Công thức tính chỉ số IIT:
IITjk = 1 - ∑abs(Xijk – Mijk)/(Xjk + Mjk)Trong đó Xijk là giá trị xuất khẩu của ngành i từ nước j đến nước k.Mijk là giá trị nhập khẩu của ngành i tại nước j từ nước k
Nguồn số liệu sử dụng được lấy từ Trademap.org đối với số liệu HS Số
liệu SITC có tại Báo cáo Các chỉ số phát triển của thế giới (WDI)
Chỉ số này được sử dụng để đo lường tốc độ tăng trưởng thương mạitiềm năng trong một ngành cụ thể trong đó nhiều sản phẩm tương tự đượctrao đổi với nhau Chỉ số này dùng để bổ sung cho các chỉ số về lợi thế sosánh dẫn đến thương mại giữa các ngành Chỉ số này thay đổi từ 0 – không
có thương mại nội ngành tới 1 – tất cả thương mại đều là nội khối Một chỉ
số có giá trị gần với 1 hơn cho thấy có tiềm năng tận dụng được một thịtrường lớn hơn
2.2.3 Phương pháp cân bằng từng phần - SMART
Có nhiều kỹ thuật để phân tích cân bằng từng phần, trong nghiên cứunày sử dụng mô hình SMART (Software for Market Analysis and Restriction
on Trade) Đây là một phần của hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm vềthương mại WITS (World Integrated Trade Solutions) do Ngân hàng thế giớiphát triển Mô hình SMART tập trung vào một thị trường nhật khẩu và cácđối tác xuất khẩu của thị trường đó để đánh giá tác động của kịch bản thay đổithuế quan thông qua ước tính các giá trị mới của một tập hợp các biến số, bao
Trang 39gồm tác động tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, thương mairòng, thay đổi từ thu thuế quan, thay đổi trong thặng dư tiêu dùng.
SMART mô phỏng tác động của sự thay đổi chính sách (tăng giảmthuế) tới nguồn gốc và khối lượng nhập khẩu hàng hóa vào thị trường xemxét Cung xuất khẩu của một hàng hóa từ một quốc gia được xác định có liênquan tới giá của hàng hóa đó được bán trên thị trường nhập khẩu Ở đây giảđịnh rằng cung xuất khẩu là hoàn toàn co giãn (giá trị 99)
Về phía cầu, mô hình dựa vào giả định thay thế không hoàn hảo giữacác nguồn nhập khẩu của cùng một loại hàng hóa từ các nước xuất khẩu khácnhau nhưng chúng không thể thay thế hoàn toàn cho nhau Vì vậy, một hiệpđịnh thương mại tự do được ký kết, không có ngĩa là toàn bộ thương mại sẽchuyển hướng từ các nước không phải thành viên sang các nước thành viên
Với mục đích đánh giá tác động của RCEP tới thương mại hàng dệtmay Việt Nam, nghiên cứu lựa chọn một kịch bản cắt giảm thuế hoàn toàncủa Việt Nam đối với các nước trong RCEP, nhằm đánh giá khối lượng nhậpkhẩu hàng dệt may vào Việt Nam Qua đó có thể đánh giá được sự thay đổitrong nhập khẩu của dệt may Việt Nam, thay đổi trong tổng thu thuế củachính phủ, thay đổi trong thặng dư tiêu dùng, đánh giá được các tác động tạolập thương mại, chệch hướng thương mại
Để xem xét tác động của RCEP tới xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang các nước RCEP, nghiên cứu lựa chọn kịch bản cắt giảm thuế hoàn toàncủa một nước trong RCEP đối với các nước thành viên còn lại Qua đó, đánhgiá được sự thay đổi trong xuất khẩu của dệt may Việt Nam, đồng thời sosánh với một số nước trong RCEP cũng có những tương đồng trong xuất khẩudệt may tương tự như Việt Nam là Trung Quốc
Trong các kịch bản này, chỉ phân tích, đánh giá tác động tới các sảnphẩm dệt may, cụ thể là mã HS từ 50 tới 63 (trừ 56, 57)
Trang 40Số liệu để chạy mô hình SMART được lấy từ hệ thống WITS Hệ thốngnày được phát triển và duy trì bởi WB, với sự hợp tác và hỗ trợ của hàng loạt
tổ chức quốc tế như UNCTAD, ITC, UNSD, COMTRADE và WTO cho phép
hệ thống này được phép truy cập và truy vấn thông tin trên cơ sở dữ liệu vềthương mại và thuế quan do các tổ chức trên tổng hợp