3.1.1. Khu vực thương mại tự do ASEAN-FTA
Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) đƣợc thành lập năm 1967 gồm 5 thành viên (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan). Đến cuối năm 1999, ASEAN đã mở rộng gồm 10 thành viên gồm Brunei Darussalam (1984), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997) và Campuchia (1999). Các nƣớc ASEAN cùng hƣớng tới mục tiêu chung là thúc đẩy hội nhập, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cƣờng hợp tác, an ninh và ổn định của khu vực. Cho đến nay, ASEAN đã thực hiện xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và hƣớng tới thành lập Cộng đồng ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA) đƣợc thành lập vào năm 1992. AFTA hƣớng tới tăng cƣờng lợi thế cạnh tranh của khu vực nhƣ là một cơ sở sản xuất của thế giới. Bƣớc đi quan trọng nhằm theo định hƣớng này là thực hiện tự do hóa thƣơng mại thông qua việc xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các nƣớc thành viên ASEAN. Các nƣớc ASEAN đã thực hiện cắt giảm mạnh thuế quan đối với thƣơng mại nội khối thông qua Chƣơng trình ƣu đãi thuế quan phổ cập CEPT. Đến nay, mục tiêu tự do hóa thƣơng mại đã đƣợc ASEAN hệ thống hóa trong văn bản chính thức, là Hiệp định Thƣơng mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA – ASEAN Trade in Good Agreement), chính thức có hiệu lực vào ngày 17/5/2010. Hiệp định ATIGA hƣớng đến việc xóa toàn bộ thuế quan vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và vào năm 2015 đối với các nƣớc CLMV, với sự điều chỉnh linh hoạt tới năm 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế).
CEPT đƣợc ký kết năm 1992 áp dụng ban đầu chỉ dành cho hàng công nghiệp và hàng nông nghiệp chế biến. Tuy nhiên, Hội nghị Bộ trƣởng ASEAN lần thứ 26 họp vào tháng 9/1994 đã quyết định đƣa các mặt hàng nông nghiệp thô vào chƣơng
23
trình cắt giảm thuế quan của CEPT. Đối với các mặt hàng công nghiệp và nông sản chế biến, thuế quan sẽ đƣợc cắt giảm theo lộ trình thông thƣờng (normal track) và lộ trình nhanh (fast track), theo đó thuế quan đối với các mặt hàng trong danh mục bao gồm (IL – inclusion list) sẽ đƣợc giảm xuống mức 0-5% vào năm 2003. Các mặt hàng nông sản thô đƣợc phân làm ba nhóm chính: (1) Danh mục bao gồm tức thì (IIL - Immediate Inclusion List); (2) Danh mục loại trừ tạm thời (Temporary Exclusion List – TEL); 3) Danh mục nhạy cảm (Sensitive List – SL). Các mặt hàng trong danh mục IIL và TEL đều phải hƣớng đến cắt giảm thuế quan xuống mức 0- 5% vào năm 2003. Các nƣớc thành viên cũng cam kết xóa bỏ các hạn chế định lƣợng (quantitative restrictions) và các hàng rào phi thuế quan khác đối với các hàng hóa này.
Theo thống kê của ASEAN, các nƣớc thành viên ASEAN đã có những bƣớc tiến quan trọng trong việc cắt giảm thuế quan theo chƣơng trình Ƣu đãi thuế quan phổ cập CEPT. Các nƣớc ASEAN-6 đã đƣa mức thuế trung bình của hơn 99% dòng sản phẩm xuống mức 0-5%. Các nƣớc CLMV cũng đã đƣa hơn 90% hàng hóa vào danh mục giảm thuế của CEPT. Trong đó, hơn 95% dòng thuế của các sản phẩm này đã đƣợc đƣa về mức 0-5%. Có 2.025 dòng sản phẩm đƣợc phân loại là hàng nông sản thô. Trong đó có 1,387 dòng thuế (chiếm 68,5%) trong danh mục bao hàm tức thì; 377 dòng thuế (chiếm 18,6%) trong danh mục Loại trừ tạm thời; và 261 dòng thuế (chiếm 12,9%) trong danh mục nhạy cảm. Tới năm 2003, 87% các mặt hàng nông sản thô có mức thuế giảm xuống còn 0-5%. Danh mục hàng nhạy cảm của Việt Nam bao gồm 26 dòng thuế, chủ yếu là các mặt hàng nông sản thô, cũng đã từng bƣớc thực hiện cắt giảm thuế quan bắt đầu từ ngày 01/01/2001 và kết thúc vào ngày 01/01/20106.
Thực hiện cam kết ATIGA, Việt Nam cũng đã cắt giảm 6.859 dòng thế (chiếm 72% tổng số dòng thuế trong Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% tính đến thời điểm năm 2014. Dự kiến từ ngày 01/01/2015, sẽ có thêm 1.720 dòng thuế đƣợc cắt giảm xuống thuế suất 0%. Số còn lại gồm 687 dòng thế (chiếm 7%) sẽ
6
24
đƣợc cắt giảm xuống 0% vào năm 2018 (chủ yếu đối với các mặt hàng bao gồm ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô, xe máy, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, sữa và các sản phẩm sữa, tủ lạnh, máy điều hòa…).7
Bảng 3.1 cho thấy, từ sau năm 2000, các nƣớc ASEAN có mức cắt giảm thuế quan mạnh mẽ trong khuôn khổ AFTA, thể hiện ở mức chênh lệch ngày càng lớn giữa thuế suất MFN và CEPT (tính theo phƣơng pháp bình phƣơng đơn giản). Mức chênh lệch thuế lớn nhất là ở nhóm mặt hàng thuốc lá và đồ uống, lên đến 15,09% năm 2010. Các mặt hàng rau quả, động thực vật và thực phẩm cũng có mức chênh lệch tƣơng đối lớn trong nhóm, ở mức từ 6-8%.
Ngoài các cam kết về cắt giảm thuế quan, ASEAN cũng hƣớng đến xóa bỏ các rào cản phi thuế quan, hài hóa hóa thủ tục hải quan, hợp nhất các tiêu chuẩn về chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tiến tới nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của khu vực. ASEAN đã hình thành cổng thông tin điện tử về an toàn thực phẩm cung cấp các thông tin nhƣ các biện pháp SPS ở các nƣớc, các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm. ASEAN cũng đã đề ra tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt (ASEAN-GAP) cho rau quả tƣơi, tạo ra bộ quy chuẩn kỹ thuật cho các quá trình từ sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. ASEAN cũng đã xây dựng bộ tiêu chuẩn chung cho các loại nông sản nhƣ xoài, dứa, sầu riêng, đu đủ, chôm chôm, ổi, măng cụt dƣa hấu…; Đối với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, ASEAN đã xây dựng bộ tiêu chuẩn dành cho các loại vacxin sử dụng trong ngành này để đảm bảo rằng chỉ các loại vacxin đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, chất lƣợng và hiệu quả mới đƣợc sử dụng để bảo vệ động vật trong khu vực, đi kèm với đó là các hƣớng dẫn về quy trình sử dụng. Hàng loạt các tiêu chuẩn và hƣớng dẫn đối với việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững cũng đã đƣợc ASEAN xây dựng, cùng với rất nhiều các chƣơng trình hợp tác giữa các nƣớc ASEAN nhƣ Mạng lƣới ASEAN về kỹ thuật sau thu hoạch trong ngành thủy sản (FPHT), các biện pháp hài hòa về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành thủy sản, các chƣơng
7
http://mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/3312584?pers_id=2177092&item_id=122608676& p_details=1, truy cập ngày 30/9/2014.
25
trình hợp tác giữa ASEAN-SEAFDEC về quản lý bền vững ngành thủy sản ở khu vực Đông Nam Á và các dự án liên quan đến thủy sản trong khuôn khổ Chƣơng trình hợp tác phát triển ASEAN-Australia (AADCP).8
Bảng 3.1. Chênh lệch giữa thuế suất MFN và CEPT của các nƣớc ASEAN
Đơn vị: % Thực phẩm & Động vật sống Đồ uống & Thuốc lá Nguyên liệu thô Nhiên liệu khoáng sản Động vật & Rau quả Hóa chất Hàng
chế tạo Máy móc Công cụ
1993 0,54 0,53 0,41 0,04 0,44 0,29 0,85 0,26 2,43 1995 1 0,78 0,57 0,05 1,13 0,54 1,4 0,64 3,39 2000 3,36 5,03 1,27 0,46 1,32 1,38 3,05 2,73 4,76 2001 4,07 5,47 1,39 0,45 1,57 1,5 3,16 2,99 5,82 2002 4,2 5,5 1,4 0,64 2,17 1,51 3,43 3,43 6,08 2003 5,36 8,95 2,11 1,07 3,43 2,24 4,94 4,6 7,85 2004 5,12 9,6 1,88 0,82 3,5 1,72 3,55 3,54 7,4 2005 6,09 12,04 2,29 0,9 4,21 2,34 4,82 4,8 9,03 2006 6,56 13,07 2,63 1,26 4,78 2,59 5,28 5,23 9,47 2007 7,45 14,09 3,06 1,38 5,41 2,98 6,02 6,13 10,77 2008 7,48 14,08 3,22 1,74 5,1 3,08 5,94 6,54 10,45 2009 7,82 14,73 3,45 1,78 5,22 3,17 6,15 6,7 10,68 2010 8,42 15,09 3,45 2,01 5,46 3,57 6,48 7,03 11,78
Nguồn: Okabe và Urata (2013)
8
http://www.asean.org/communities/asean-economic-community/item/asean-cooperation-in-food- agriculture-and-forestry-major-achievements, truy cập ngày 30/9/2014.
26
3.1.2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc
Hiệp định Thƣơng mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) đƣợc ký kết ngày 29/11/2004, trong đó các bên cam kết cắt giảm thuế quan đối với thƣơng mại hàng hóa vào năm 2006 đối với các nƣớc ASEAN-6 và Trung Quốc; và vào năm 2015 đối với 4 nƣớc CLMV.
ACFTA triển khai thực hiện cắt giảm thuế quan đối với ba nhóm hàng hóa chính bao gồm:
- Chương trình “thu hoạch sớm” (EHP – Early Harvest Program): đƣợc thực hiện từ ngày 01/01/2004. Theo đó, mức thuế đối với các hàng hóa nông sản thƣơng chƣơng 01-08 trong biểu thuế xuất nhập khẩu sẽ đƣợc giảm xuống mức 0% vào ngày 01/01/2006 đối với các nƣớc ASEAN-6 và Trung Quốc; vào ngày 01/01/2008 đối với Việt Nam; vào ngày 01/01/2009 đối với Lào và Myanmar và vào ngày 01/01/2010 đối với Campuchia. Chƣơng trình EHP đƣợc áp dụng với khoảng hơn 500 hàng hóa nông sản giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN.
- Chương trình cắt giảm thông thường (NT - Normal Track): bắt đầu đƣợc thực hiện từ ngày 01/7/2005, áp dụng đối với các hàng hóa còn lại trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Theo đó, mức thuế đối với các hàng hóa này sẽ giảm xuống 0% vào ngày 01/01/2010 đối với ASEAN-6 và Trung Quốc; và vào ngày 01/01/2015 đối với các nƣớc CLMV.
- Cắt giảm thuế quan đối với các hàng hóa trong danh mục nhạy cảm thường (SL – Sensitive List) và nhạy cảm cao (HSL - Highly Sensitive List): mỗi nƣớc có những mặt hàng riêng trong danh mục SL và HSL.
Đối với hàng hóa trong danh mục SL, ASEAN-6 và Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2012; xuống 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2018. Việt Nam cam kết cắt giảm xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2015; xuống 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2020. Đối với các nƣớc CLM, thuế suất sẽ giảm xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2015; xuống 0- 5% không muộn hơn ngày 01/01/2020.
27
Hàng hóa trong danh mục hàng nhạy cảm cao sẽ đƣợc giảm 50% tại thời điểm cam kết của danh mục hàng nhạy cảm.
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan hàng nông sản của Trung Quốc thì đến thời điểm này, hầu hết các mặt hàng đã có mức thuế suất bằng 0. Các mặt hàng nông sản trong danh mục nhạy cảm thƣờng và nhạy cảm cao của Trung Quốc bao gồm: cà phê chƣa rang, đã rang, đã xay; hồ tiêu, lúa mì, gạo hạt dài, dứa và các sản phẩm chế biến từ dứa, nhãn đóng hộp, nƣớc dừa, thuốc lá lá, phế liệu thuốc lá. Những nhóm hàng nông sản trong danh mục nhạy cảm cao của Trung Quốc bao gồm: thóc (giống và thƣơng phẩm), ngô (giống và bột ngô), tất cả các loại gạo còn lại, các loại bột từ ngũ cốc, dầu thực vật, mía đƣờng, thuốc lá, xì gà… Đây đều là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu (cà phê, hồ tiêu, gạo, dứa), hoặc cần phải nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc (thóc giống, ngô giống, thuốc lá lá).
Đối với Việt Nam, các mặt hàng nông sản trong danh mục SL bao gồm: chè xanh (sơ chế) nguyên cánh, gạo thơm Thái Lan, xúc xích làm từ thịt bò, thịt lợn, đƣờng củ cải và rƣợu mạnh. Các mặt hàng này sẽ có thuế xuất 20% vào năm 2015 và giảm xuống 0-5% vào năm 2020. Các mặt hàng trong danh mục HSL gồm đƣờng mía, lá thuốc lá, trứng gia cầm. Các mặt hàng này bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng HS6 số và có thuế suất 50% vào năm 2018.
3.1.3 Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc
Trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc phát triển tƣơng đối mạnh mẽ. ASEAN đã trở thành một trong những đối tác chủ chốt của Hàn Quốc về thƣơng mại, đầu tƣ và xây dựng. Kim ngạch thƣơng mại giữa ASEAN và Hàn Quốc đã tăng hơn 15 lần từ 8,2 tỉ đô la năm 1989 lên 125 tỉ đô la năm 2011. Thƣơng mại với ASEAN chiếm 12% tổng thƣơng mại của Hàn Quốc, và ASEAN trở thành đối tác lớn thứ hai của Hàn Quốc, sau Trung Quốc, và lớn hơn Mỹ và EU. Ngƣợc lại, Hàn Quốc cũng trở thành đối tác thƣơng mại lớn thứ năm
28
của ASEAN năm 2011, và cũng là nƣớc có vốn đầu tƣ FDI vào ASEAN đứng thứ năm9
.
Năm 2005, ASEAN và Hàn Quốc ký hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện, và sau đó là các hiệp định cụ thể trong từng lĩnh vực, tạo nền tảng pháp lý để hình thành Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA). Hiệp định Thƣơng mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) đƣợc ký kết ngày 24/8/2006 và có hiệu lực từ tháng 6/2007. Hàn Quốc cam kết xóa bỏ ít nhất 70% dòng thuế trong danh mục hàng thông thƣờng (NT-Normal Track) ngay khi hiệp định có hiệu lực; xóa bỏ ít nhất 95% dòng thuế trong danh mục này không muộn hơn ngày 01/1/2008; và xóa bỏ tất cả các dòng thuế trong danh mục NT không muộn hơn ngày 01/01/2010. Theo đó, đến ngày 01/01/2010, Hàn Quốc và ASEAN- 5 (Bruney, Indonesia, Malaysia, Phillipines và Singapore) đã xóa bỏ thuế quan của gần 90% các mặt hàng trong Lộ trình Thông thƣờng. Thuế quan đối với 7% hàng hóa còn lại đƣợc cắt giảm vào năm 2010 (chủ yếu là của các nƣớc ASEAN-6). Đối với 3% hàng hóa còn lại sẽ đƣợc áp dụng các biện pháp bảo hộ nhƣ hạn ngạch thuế quan, giảm thuế quan trong thời gian dài xét theo mức độ nhạy cảm của hàng hóa.
Đối với Việt Nam, ít nhất 50% số dòng thuế trong lộ trình thông thƣờng sẽ có thuế suất từ 0-5% trƣớc ngày 1/1/2013, đối với các nƣớc CML là vào ngày 1/1/2015. Đến năm 2016, Việt Nam sẽ phải đƣa 90% số dòng thuế về mức 0-5% và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2017. Thời hạn tƣơng ứng cho CML sẽ là 90% vào năm 2018 và tự do hóa hoàn toàn vào năm 2020. Thái Lan tham gia vào AKTIG năm 2007 và có lộ trình cắt giảm thuế khác. Thuế suất đối với các sản phẩm trong Lộ trình Thông thƣờng sẽ đƣợc cắt giảm theo từng giai đoạn và xóa bỏ vào năm 2016 hoặc 2017.
Việt Nam có thể khai thác hạn ngạch thuế quan đối với Thủy sản, mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch hàng đầu vào Hàn Quốc. Hàn Quốc cam kết dành cho ASEAN lƣợng hạn ngạch thuế quan nhƣ sau: (i) tôm đông lạnh: 5000 tấn miễn
29
thuế; (ii) tôm tƣơi: 300 tấn miễn thuế; (iii) mực nang: 2000 tấn miễn thuế; (iv) Tôm luộc: 2000 tấn miễn thuế; (iiv) sắn: 25000 tấn với thuế suất 20%; (iiiv) Tinh bột sắn: 9600 tấn với thuế suất 9%. Với mức thuế suất trong hạn ngạch 0% (so với mức trung bình 15% ngoài hạn ngạch) là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Một điểm đáng lƣu ý là Hàn Quốc đã có nhƣợng bộ trong vấn đề kiểm dịch động thực vật (SPS), chấp nhận đƣa nội dung hợp tác đối với các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về SPS vào Phụ lục của Hiệp định khung; có điều khoản về TBT và SPS trong Hiệp định về Thƣơng mại Hàng hóa; thành lập Tổ công tác về TBT và SPS để xem xét các vấn đề thực thi.
Việt Nam rất có thế mạnh về các sản phẩm nhƣ chè, cà phê, hoa quả… nhƣng cam kết của Hàn Quốc đối với nhóm hàng nông sản rất hạn chế, và sản phẩm của Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu kiểm dịch nên kết quả xuất khẩu và nhập khẩu chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Các mặt hàng nông sản nằm trong danh mục hàng nhạy cảm và nhạy cảm cao của Hàn Quốc trài dài ở hầu hết các chƣơng từ chƣơng 01 đến chƣơng 24 trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Đối với Việt Nam, các mặt hàng nông nghiệp nằm trong danh mục SL chỉ bao gồm các sản phẩm chế biến thuộc HS1901, 2106 và 2309; các măt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan bao gồm trứng (0407), đƣờng (1701) và thuốc lá (2401). Các loại xì gà (2402) và thuốc lá (2403) thuộc danh mục loại trừ đối với cắt giảm thuế quan.
Bảng 3.2. Thuế suất trung bình của Hàn Quốc trong AKFTA
Đơn vị: %
Sản phẩm Cam kết thuế quan
2008 2010 2015
Hàng thủy sản 3,33 2,97 2,97
Hàng rau quả 28,95 26,87 24,57
Hạt điều 8,67 5,33 5,33
Cà phê, gạo, hạt tiêu 0,00 0,00 0,00
Chè 14,29 11,43 8,57
Sắn và sản phẩm từ sắn 223,85 223,85 223,85
Bánh, kẹp và sản phẩm từ ngũ cốc 4,34 4,14 3,96