1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế lượng 2 các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của các nước khu vực đông nam á

18 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 353 KB

Nội dung

Vì thế việc nghiên cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp chính phủ có thể thay đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-

-TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 2

NHÓM 10

Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của các nước khu vực Đông Nam Á

giai đoạn 2000-2018

Giảng viên hướng dẫn: Ths Chu Thị Mai Phương

Lớp tín chỉ: KTE318(1-1920).2

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Ngọc Ánh (1714420008)

Phạm Hồng Ánh (1714420009) Nguyễn Việt Hải (1614410051)

Lê Phương Linh (1714420052)

Tạ Phương Mai (1714420060) Hoàng Thị Thắm (1714420085) Trần Thị Thu Trang (1714420101)

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

1.1 Các mô hình nghiên cứu ở nước ngoài 4

1.2 Các mô hình nghiên cứu trong nước 5

2 Phương pháp nghiên cứu 6

2.1 Mô hình nghiên cứu 6

2.2 Nguồn số liệu 7

2.3 Dấu kỳ vọng của biến 7

2.4 Mô tả thống kê và tương quan biến số 8

2.4.1 Mô tả thống kê của các biến số 8

2.4.2 Mô tả tương quan giữa các biến số 8

3 Kết quả ước lượng và thảo luận 10

3.1 Lựa chọn giữa 3 dạng mô hình Re, Fe và POLS 11

3.2 Chạy mô hình 11

3.3 Kiểm định ý nghĩa các hệ số 12

3.4 Kiểm định các khuyết tật của mô hình 13

3.4.1 Phương sai sai số thay đổi 13

3.4.2 Tự tương quan 13

3.5 Khắc phục khuyết tật 13

4 Kết luận và kiến nghị 14

4.1 Kết luận toàn bài 14

4.2 Hạn chế 14

5 Tài liệu tham khảo 15

6 Phụ lục 17

Trang 3

Bảng 1 Dấu kỳ vọng của biến 7

Bảng 2 Mô tả thống kê các biến số 8

Bảng 3 Mô tả tương quan các biến số 9

Bảng 4 Kết quả ước lượng và kiểm định 10

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh

tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và sự thay đổi mức giá cả của một quốc gia GDP là một công cụ quan trọng được dùng phổ biến trên thế giới để khảo sát sự phát triển và sự thay đổi trong nền kinh tế quốc dân Bất cứ một gia quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP là một trong những tín hiệu cụ thể cho những nỗ lực của chính phủ Vì thế việc nghiên cứu khuynh hướng của sự tăng trưởng GDP, các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp chính phủ có thể thay đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đây là những vấn đề vĩ mô mà ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm Đó là lý do nhóm nghiên cứu quyết định nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2000-2018”

Nghiên cứu về đề tài này đã có nhiều những bài báo, bài luận của các học giả với những hướng tiếp cận khác nhau Qua những nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu thấy được có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia như dân số, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, chỉ số tham nhũng, mức đầu tư của quốc gia chỉ số giá tiêu dùng, thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu chính phủ, khoảng cách giữa hai quốc gia… Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cũng khác nhau đối với từng thời điểm và từng nơi

Khi nghiên cứu đề tài này, chúng em đã gặp khá nhiều khó khăn Trong đó khó khăn lớn nhất là việc tìm bộ số liệu Bởi lẽ việc thống kê các số liệu ở Việt Nam cũng như các nước trên trong Đông Nam Á mà có GDP liên tục thay đổi và đang được cập nhật Đặc biệt khó khăn là việc số liệu liên quan đến sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng, cần sự tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn Vì vậy, sự hạn chế các biến và bộ số liệu làm cho quá trình lập bảng số liệu và chạy

mô hình còn gặp nhiều vướng mắc Bài tiểu luận nhóm em gồm những phần sau:

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2 Phương pháp nghiên cứu

3 Kết quả định lượng và thảo luận

4 Kết luận và kiến nghị

Trang 5

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1 Các mô hình nghiên cứu ở nước ngoài

Học giả Alfonso Arpaia (2008) trong nghiên cứu “Government expenditure and economic growth in the EU: long-run tendencies and short-term adjustment” đã phân tích ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối EU Tác giả bài viết đã ứng dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes và các lý thuyết tân cổ điển về tăng trưởng kinh

tế Kết quả cho thấy chi tiêu chính phủ càng lớn thì tăng trưởng kinh tế càng giảm Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ xét đến yếu tố chi tiêu chính phủ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong khi

có vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng nên chưa đánh giá toàn diện và chính xác

Học giả Ngwen Ngangu và Kouty Manfred (2015) trong nghiên cứu “The Impact of life expectancy on economic growth in developing countries” lại đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của tuổi thọ của dân số các nước đang phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu là các lý thuyết tăng trưởng mới vào cuối những năm 1980 bởi một số tác giả Romer (1986), Lucas (1988), Barro (1990)

Kết quả của nghiên cứu cho rằng tuổi thọ tăng lên thì tăng trưởng kinh tế được cải thiện ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, lỗ hổng của nghiên cứu này là khi mẫu phá vỡ phân loại các nước đang phát triển theo mức thu nhập, tác động của tuổi thọ là không đáng kể đối với các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình

Học giả Baig MM, Kiran S và Bilal M (2016) trong nghiên cứu: “Relationship between FDI and GDP: A Case Study of South Asian Countries” phân tích mối quan hệ giữa FDI và GDP

ở các nước khu vực Nam Á Cơ sở lý thuyết nghiên cứu là lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes và các lý thuyết tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế Kết quả của nghiên cứu cho thấy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng làm tăng trưởng kinh tế tăng Hạn chế của nghiên cứu này

là về số liệu của đất nước Nepal tạo sự khuyết tật cho mô hình đòi hỏi phải khắc phục

Học giả Sayef Bakari (2017) trong nghiên cứu: “The Impact of Domestic Investment on Economic Growth: New Evidence from Malaysia” nghiên cứu về ảnh hưởng của đầu trong nước, xuất khẩu, lao động đến tăng trưởng kinh tế của Malaysia Cơ sở lý thuyết của mô hình là các nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển cũng như các lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Trang 6

của 1 số nhà nghiên cứu như Kormendi and Meguire (1985), Romer (1986), Lucas (1988), Fischer (1993) Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng đầu tư trong nước, xuất khẩu và lao động đều dẫn đến sự gia tăng GDP Tuy nhiên hạn chế của mô hình này là chỉ nghiên cứu tác động của các yếu tố này trong dài hạn nhưng không phải trong ngắn hạn

Học giả Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014) trong nghiên cứu “Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á” đã phân tích tác động của tổng chi tiêu công, đầu tư tư nhân, lạm phát, lực lượng lao động, độ mở của nền kinh tế đến GDP Cơ sở lý thuyết là lý thuyết tăng trưởng của Keynes, nghiên cứu về chi tiêu công của Correy (2007) Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư tư nhân, lao động tăng làm cho GDP tăng còn lạm phát tăng, chi tiêu công và độ mở nền kinh tế tăng làm GDP giảm Hạn chế của nghiên cứu là về độ mở của nền kinh tế trên thực tế sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia trong Đông Nam Á

mà sẽ có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với GDP

Giáo sư Nguyễn Trọng Hoài (2016) trong nghiên cứu: “Demographic factors and economic growth: The directional casuality in South East Asia” đã phân tích tác động của dân số

và tuổi thọ đến GDP của các nước Đông Nam Á Cơ sở lý thuyết là lý thuyết về dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế của Kelly (1995) Kết quả nghiên cứu cho thấy dân số và tuổi thọ có tác động cùng chiều với GDP

Thạc sỹ Võ Thanh Hòa (2017) trong nghiên cứu: “Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á” đã phân tích tác động của nợ chính phủ, độ mở nền kinh tế, tỷ lệ tiết kiệm đến tăng trưởng kinh tế Kết quả là nợ chính phủ, độ mở nền kinh tế và tỷ lệ tiết kiệm đều có tác động ngược chiều với GDP Hạn chế của nghiên cứu là không xét đến Myanmar và Bruney vì thiếu số liệu và 4 nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ

Trang 7

2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Mô hình nghiên cứu.

Bài tiểu luận nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến GDP các nước khu vực Đông Nam

Á giai đoạn 2000-2018 Vì vậy, tham khảo lý thuyết tổng quát của John Maynard Keynes về tổng cầu cùng với nghiên cứu “The Impact of Domestic Investment on Economic Growth: New Evidence from Malaysia” của Sayef Bakari mà nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu là: log( ) = 0 + 1 log(ℎℎ ) + 2 fdi + 3 lab + 4 lifeexp + 5 log( ) + 6 log( ) + 7 log( ) + +

Trong đó bao gồm các biến như sau:

gdp: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Dometics Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng

hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ, trong một thời kì nhất định (tại bảng số liệu này là của một quốc gia, trong một năm) Đơn vị tính: tỉ USD

Biến độc lập:

tiếp đóng góp vào giá trị GDP của một quốc gia, đại diện cho mức độ chi tiêu và niềm tin của

cá nhân, hộ gia đình vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Đơn vị tính: tỉ USD

fdi: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment), phản ánh giá trị dòng tiền từ

nước ngoài đầu tư vào quốc gia Đơn vị tính: tỉ USD

lab: Lực lượng lao động (labor force), chỉ ra số lượng người lao động của một quốc gia

(những người thuộc độ tuổi lao động và có khả năng lao động) Đơn vị tính: nghìn người

govexp: Chi tiêu chính phủ (General government final consumption expenditure), trực tiếp

đóng góp vào giá trị GDP của một quốc gia, đại diện cho mức độ chi tiêu và đánh đổi với chi tiêu của khu vực tư nhân trong nền kinh tế Đơn vị tính: tỉ USD

lifeexp: Tuổi thọ trung bình (Life expectancy at birth), phản ánh khả năng đóng góp sức

lao động và tương quan chung về dân số và lực lượng lao động Đơn vị tính: năm

ex: Xuất khẩu (Exports of Goods and Services), phản ánh giá trị hàng hóa dịch vụ được

xuất khẩu ra nước ngoài Đơn vị tính: tỉ USD

6

Trang 8

im: Nhập khẩu (Imports of Goods and Services), phản ánh giá trị hàng hóa dịch vụ được

nhập khẩu từ nước ngoài Đơn vị tính: tỉ USD

Để có được số liệu về các biến trong mô hình, nhóm nghiên cứu thu thập bảng số liệu gồm các quan sát về giá trị Tổng sản phẩm quốc nội của 10 quốc gia Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia, Singapore, Phillipines, Timo Leste, Brunei trong giai đoạn 2000 - 2018 Nguồn số liệu đến từ trang web của Ngân hàng Thế giới World Bank

2.3 Dấu kỳ vọng của biến.

Bảng 1 Dấu kỳ vọng của biến

Từ việc quan sát lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến có trong mô hình, nhóm nghiên cứu đưa ra nhận định về dấu kỳ vọng của biến như sau ngoại trừ biến im mang dấu âm thì các biến còn lại đều mang dấu dương (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) Có thể nói, khi nhập khẩu tăng thì tổng sản phẩm quốc nội giảm và ngược lại, khi một trong số các biến: lực lượng lao động, chi tiêu hộ gia đình, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu chính phủ, tuổi thọ trung bình hay xuất khẩu tăng sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)

Trang 9

2.4 Mô tả thống kê và tương quan biến số

Ta sử dụng lệnh sum để mô tả số liệu Lệnh sum cho ta biết số lượng quan sát (Obs), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Std.dev) cũng như giá trị lớn nhất (Max) và giá trị nhỏ nhất (Min) của các biến

Mô tả thống kê của các biến số trong mô hình được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2 Mô tả thống kê các biến số

2.4.2 Mô tả tương quan giữa các biến số

Ta sử dụng lệnh corr để mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình:

Ma trận tương quan giữa các biến số trong mô hình được thể hiện ở bảng sau đây:

Trang 10

Bảng 3 Mô tả tương quan các biến số

ℎℎ

1.0000

Nhìn vào Bảng 3 ta thấy:

Biến ℎℎ , , , , , có hệ số tương quan dương, cho thấy tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc Biến có hệ số tương quan âm, cho thấy tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc.

Hệ số tương quan giữa biến ℎℎ với là 0.9847

Như vậy, trong các nhân tố được nghiên cứu thì biến ℎℎ có mối tương quan mạnh nhất đến biến phụ thuộc , hay nói cách khác thì chi tiêu hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến GDP các nước Đông Nam Á Ngoài ra các biến và cũng có mối tương quan khá mạnh với biến

9

Trang 11

3 Kết quả ước lượng và thảo luận

Mô hình:

log( ) = log(ℎℎ ) + fdi + lab + lifeexp + log( ) + log( ) + log( ) + +

Sau khi đã chạy các ước lượng và kiểm định mô hình bằng phần mềm Stata, nhóm nghiên cứu đã cho ra được kết quả theo Bảng 4 dưới đây:

Bảng 4 Kết quả ước lượng và kiểm định

Cluster

10

Trang 12

P-value = 0.0000

Hausman

P-value = 0.0014

P-value = 0.0000

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp với sự giúp đỡ của Stata

Nhóm nghiên cứu dùng kiểm định xttest0 để lựa chọn mô hình phù hợp từ POLS và Re

Từ kết quả của kiểm định xttest0 ở Bảng 4, ta có P-value=0.0000< α=0.05 Chạy tiếp mô hình Fe

Để lựa chọn giữa mô hình Fe và Re, ta chạy kiểm định Hausman

Từ kết quả kiểm định Hausman ở Bảng 4, ta thấy P-value=0.0014< α=0.05, do đó nhóm nghiên cứu đã lựa chọn mô hình tác động cố định Fe là mô hình phù hợp nhất

3.2 Chạy mô hình

Kiểm định mô hình Fe ta thu được kết quả ước lượng như sau:

log( ) = 0.203 + 0.294 log(ℎℎ ) − 0.001 + 0.011 + 0.278log( )

+ 0.012 + 0.599 log( ) − 0.278log ( )

̂

= 0.012,

Với kết quả kiểm định như trên, ta có 1 = 0.294, 3 = 0.011, 4 = 0.278, 5

̂ tức là các biến Chi tiêu hộ gia đình hhexp, Lực lượng lao động lab, Chi tiêu chính

6 = 0.599

11

Trang 13

phủ govexp, Tuổi thọ trung bình lifexp, Xuất khẩu ex có ảnh hưởng cùng chiều lên biến phụ thuộc

̂

= −0.278 hay các biến độc lập Đầu tư

Tổng sản phẩm quốc nội gdp, trong khi 2 = −0.001, 7

trực tiếp nước ngoài fdi, Nhập khẩu im có ảnh hưởng ngược chiều lên biến phụ thuộc Tổng sản phẩm quốc nội gdp.

So với Bảng 1 về dấu kì vọng của biến, dấu của biến Đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi)

ngược so với kì vọng, giá trị ước lượng của các hệ số còn lại đều cho thấy ảnh hưởng tương đồng với kì vọng

Từ Bảng 4 ta có nhận xét về ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi:

- ̂

= 0.203 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, khi các biến độc lập bằng 0 thì GDP

0

sẽ tăng 0.203%, hệ số chặn trong trường hợp này không có ý nghĩa kinh tế, vì không có nền kinh tế nào mà lao động, chi tiêu hộ gia đình, fdi… đều bằng 0

- ̂

= 0.294 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, khi hộ gia đình tăng chi tiêu 1% thì

1

GDP tăng 0.294%, con số ước lượng này thể hiện ý nghĩa kinh tế khi chi tiêu của hộ gia đình có tác động đến GDP

- ̂

= −0.001, không có ý nghĩa thống kê, FDI không ảnh hưởng đến GDP.

2

- ̂

= 0.011 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, khi lao động tăng 1 nghìn người thì

3

GDP sẽ tăng lên 0.011%, với mức tăng thêm như này không tác động đáng kể đến mặt kinh tế

- ̂

= 0.278 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, khi chính phủ tăng chi tiêu lên 1% thì

4

GDP tăng 0.278%, có ý nghĩa kinh tế về chi tiêu chính phủ có tác động đến GDP

- ̂

= 0.012 không có ý nghĩa thống kê, tuổi thọ trung bình không ảnh hưởng đến GDP.

5

- ̂

= 0.599 có nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, khi xuất khẩu tăng 1% thì GDP tăng

6

0.599%, sự gia tăng này tương đối lớn và phù hợp thể hiện ý nghĩa kinh tế của xuất khẩu đến GDP

- ̂

= −0.278, không có ý nghĩa thống kê, nhập khẩu không có tác động lên GDP.

7

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w