1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế lượng một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp (unemployment rate) ở việt nam, thái lan và singapore trong giai đoạn 1997 2013

35 542 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 293,68 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Tỉ lệ thất nghiệp Unemployment Rate là một trong những chỉ số không chỉphản ánh thu nhập của dân cư, năng lực sản xuất của nền kinh tế mà còn thể hiệnnhững thiệt hại ki

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

*****

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM,

THÁI LAN, SINGAPORE GIAI ĐOẠN 1997 - 2013

(NHÓM 12)

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thúy Quỳnh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Trà My – 1714410158

Đặng Ngọc Khánh – 1714410123

Lê Thị Thuý – 1714410222 Nguyễn Đình Hưng - 1714410105

Trang 2

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2019

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tỉ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate) là một trong những chỉ số không chỉphản ánh thu nhập của dân cư, năng lực sản xuất của nền kinh tế mà còn thể hiệnnhững thiệt hại kinh tế, sự giảm sút về sản lượng, Từ kết quả rút ra qua các phântích thực nghiệp mối quan hệ giữa thất nghiệp và sản lượng của nền kinh tế Mỹ,

Arthur Okun (1929 - 1979) đã đi đến kết luận: “Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% thì GDP thực tế sẽ giảm 212 %” (Quy luật Okun) Những kết quả điều tra xã hội học

cũng cho thấy rằng thất nghiệp cao luôn gắn với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như

cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, tự tử… Có thể thấy thất nghiệp có những tác động tolớn không những trong kinh tế mà còn về mặt xã hội Ngoài ra, việc xác định tỷ lệthất nghiệp không chỉ cho phép chúng ta so sánh tình trạng thất nghiệp ở các thờiđiểm khác nhau, giữa các vùng miền hay quốc gia với nhau một cách chính xác màcòn có thể đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện các chính sách kinh tế ở cácquốc gia

Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp là một thước đo quan trọng, thích hợp được dùng

để khảo sát sự phát triển và sự thay đổi trong nền kinh tế quốc dân Nhận thức chínhxác và sử dụng hợp lý thước đo này có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát vàđánh giá tình trạng phát triển bền vững, tính đúng đắn trong hướng đi của các chínhsách kinh tế Bất cứ một gia quốc gia nào cũng muốn duy trì một nền kinh tế tăngtrưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà cải thiện tỷ

lệ thất nghiệp là một trong những tín hiệu cụ thể cho những nổ lực của chính phủ

Vì thế việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp giúp chính phủ cóthể thay đổi các chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, ổn định xã hội Đây là những vấn đề vĩ mô được quan tâm hàng đầuđối với tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nói chung Đó là lý do

Trang 4

nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate) ở Việt Nam, Thái Lan và Singapore trong giai đoạn 1997-2013”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: Dân số(Population), Lạm phát (Inflation), sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDPGrowth), đầu từ trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) trong GDP , lựclượng lao động (Labour Force), lãi suất thực tế (real interest rate), chi tiêu Chínhphủ (Government expenditure) đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam, Thái Lan vàSingapore trong giai đoạn 1997 - 2013

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp

ở Việt Nam, Thái Lan, Singapore Với mẫu khảo sát gồm … quan sát là dân số(Population - PO), lạm phát (Inflation - ),sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDPGrowth), đầu từ trực tiếp nước ngoài (FDI), lực lượng lao động (Labour Force), lãisuất thực tế (real interest rate - ), chi tiêu Chính phủ (Government expenditure)trong các năm từ 1997 đến 2013 Đề tài được được nghiên cứu có phạm vi khônggian là Việt Nam, Thái Lan, Singapore và phạm vi thời gian là giai đoạn 1997 -2013

4 Những hạn chế khó khăn

Trang 5

Việc nghiên cứu đề tài đặt ra nhiều thách thức khách quan như: độ chính xáccủa số liệu, tính sẵn có của số liệu, cũng như một số hạn chế chủ quan như: mức

độ hiểu biết, nắm rõ về các học thuyết, lý thuyết kinh tế, kĩ năng xử lý số liệu vớinhững quan sát có số liệu lớn, việc lựa chọn các biến giải thích phù hợp, kiến thức

về phần mềm STATA (các câu lệnh, lỗi, sai sót, )

Quá trình thực hiện đề tài gặp phải nhiều khó khăn khách quan cũng như khókhăn chủ quan do đó có thể dẫn đến sai sót và nhầm lẫn trong kết quả thực hiện

Trang 6

5 Nội dung và kết cấu

Bài tiểu luận nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam, Thái Lan, Singapore giai đoạn 1997 - 2013” bao gồm có những nội dungsau:

 Lời mở đầu: Tổng quan về đề tài nghiên cứu - Giới thiệu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, chỉ rõ đối tượng và phạm nghiên cứu cũng như những hạn chế khó khăn khi nghiên cứu đề tài

 Mục lục

 Chương I Cơ sở lý luận của đề tài

 Chương II Xây dựng mô hình nghiên cứu

 Chương III Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê

 Phụ lục

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Những hạn chế khó khăn 2

5 Nội dung và kết cấu 3

MỤC LỤC 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 Các lý thuyết nghiên cứu liên quan 5

1.2 Một số nghiên cứu từ trước về Tỷ lệ thất nghiệp 6

1.3 Hạn chế của các nghiên cứu trước đây 9

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH 10

2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu 10

2.2 Các mô hình nghiên cứu tiền đề 10

2.3 Xây dựng mô hình lí thuyết 12

2.4 Mô tả thống kê số liệu 13

2.5 Tương quan giữa các biến trong mô hình 15

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ 21

3.1 Mô hình hồi quy 21

3.2 Kiểm định giả thuyết: 22

3.3 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 23

3.4 Kiến nghị và giải pháp 24

PHỤ LỤC 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM 30

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Các lý thuyết nghiên cứu liên quan

a) Giới thiệu chung về tỉ lệ thất nghiệp

Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ thamchiếu hội đủ các yếu tố sau: hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sànglàm việc

Số người thất nghiệp còn gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sànglàm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do:

- Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắtđầu sau thời kỳ tham chiếu;

- Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắnquay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;

- Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;

- Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời

Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x Số người không có việc làm / Tổng số lao động xã hộiNgười thất nghiệp gồm cả những trường hợp: Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham chiếu; người làm nội trợ (hoặc làm các công việc nhà) cho gia đình mình nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham chiếu

b) Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

c) Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát ( Inflation rate ) là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của

Trang 9

đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.

d) Định nghĩa Chi tiêu chính phủ

Chi tiêu của chính phủ hay chi tiêu công cộng (government or public

expenditure) là một trong bốn thành tố cấu thành tổng mức chi tiêu trong vòng chu

chuyển của thu nhập/chi tiêu Nó thường được sử dụng làm công cụ chính sách chủ yếu để điêu tiết tổng mức chi tiêu (hay tổng cầu) trong nền kinh tế

e) Khái niệm lãi suất thực tế

Lãi suất thực tế hay lợi tức thực tế là:

1) Lãi suất mà người đi vay phải cho người vay sau khi đã trừ lạm phát

2) Lãi suất trả theo giá mua trái phiếu.Ví dụ một trái phiếu có mệnh giá10.000 đồng và có lãi suất danh nghĩa i bằng 5% tạo ra thu nhập danh nghĩa là 500đồng một năm Song nếu người nào đó mua được trái phiếu này với giá 5.000 đồng,thì lãi suất thực tế tăng lên đến 10% (500 đồng x100/500 đồng ).Với mức lãi suấtdanh nghĩa nhất định, giá mua trái phiếu càng thấp, lại suất thực tế càng cao vàngược lại Bởi vây,có mối quan hệ nghịch giữa giá trái phiếu và lãi suất thực tế củanó

1.2 Một số nghiên cứu từ trước về Tỷ lệ thất nghiệp

a) Định luật Okun: về mối quan hệ giữa sản lượng và thất nghiệp

Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giaođộng của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữachúng, trên cơ sở đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với haibiến số nêu trên - Định luật Okun 1: Khi sản lượng thực tế (Yt) thấp hơn sản lượngtiềm năng (Yp) 2% thì thất nghiệp thực tế (Ut) tăng thêm 1% so với thất nghiệp tựnhiên (UN)

Ut = Un + 50/frac (YP - Y) (Yp)

Định luật Okun 2: Khi tốc độ của sản lượng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sảnlượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp thực tế giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó Ut

= U0 – 0,4(g-p)

Trong đó: - U t là tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm đang tính

- U0 là tỷ lệ thất nghiêp thực tế của thời kỳ trước

- g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng Y

- p: tốc độ tăng trưởng của sản lượng tiềm năm Yp

b) Đường cong Phillips

Trang 10

Đường cong Phillips biểu thị quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát(đường cong Phillips phiên bản lạm phát) hoặc giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăngtrưởng GDP (đường cong Phillips phiên bản GDP) Đường này được đặt theo tênAlban William Phillips, người mà vào năm 1958 đã khảo sát quan hệ giữa thất nghiệp

và tốc độ thay đổi tiền lương ở Anh giữa 1861 và 1957 và phát hiện ra tương quan âmgiữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng tiền lương danh nghĩa

Lý luận của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp:

Đường cong Phillips dốc xuống phía phải Kinh tế Mỹ thập niên 1960 cóhiện tượng tỷ lệ lạm phát khá cao mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cũng cao Để giảithích hiện tượng đó, các nhà kinh tế của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã sửdụng kết quả nghiên cứu của Phillips và dựng nên đường cong Phillips dốc xuốngphía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức tỷ lệ thất nghiệp và trụctung là các mức tỷ lệ lạm phát Trên đường này là các kết hợp giữa tỷ lệ lạm phát và

tỷ lệ thất nghiệp Dọc theo đường cong Phillips, hễ tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống thì tỷ

lệ lạm phát sẽ tăng lên; và ngược lại Từ đó, trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp

lý luận rằng để giảm tỷ lệ thất nghiệp chính phủ đã sử dụng chính sách quản lý tổngcầu, song do tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ ngược chiều bền vững với tỷ lệ lạm phát,nên tăng trưởng kinh tế cao đương nhiên gây ra lạm phát Lạm phát là cái giá phải trả

để giảm tỷ lệ thất nghiệp

c) Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tuấn với đề tài “Phát triển thị trường lao động

ở Việt Nam” năm 2009 (Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế)

Trang 11

Lực lượng lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có thể đề cập tới những nhân tố cơ bản sau:

- Quy mô và tốc độ tăng dân số: Yếu tố này tỷ lệ thuận với lượng cung lao độngtrên thị trường lao động

- Khi quy mô dân số lớn thị trường lao động cũng lớn Nếu tốc độ tăng dân số caothì số lao động trong tương lai sẽ được bổ sung nhiều, ngược lại

- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên tham giavào lực lượng lao động tăng thì cung lao động sẽ tăng và ngược lại

- Tiền lương, tiền công thực tế tăng sẽ dẫn đến số lượng lao động có xu hướngtăng và ngược lại

- Điều kiện sống có ảnh hưởng đến lao động Nếu điều kiện sống thấp, Người laođộng có xu hướng tăng thời gian lao động để tăng thu nhập, dẫn tới cung lao độngtăng và ngược lại

- Các chính sách của Nhà nước có thể làm tăng hoặc giảm cung lao động, chẳnghạn như chính sách nhập khẩu, quản lý hộ khẩu, hộ tịch, di cư lao động,…

- Giáo dục - đào tạo là nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng của lao động

Nếu chất lượng giáo dục - đào tạo tốt thì chất lượng và cơ cấu lao động sẽ cao

và ngược lại Ngoài ra còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới cung lao động: Cảicách hành chính, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước,

d) Nghiên cứu của El-Agrody năm 2010

Trang 12

El-Agrody và cộng sự đã kiểm tra nghiên cứu kinh tế về thất nghiệp và tác động của nó đối với GDP của Ai Cập Số liệu được thu thập từ năm 1994 đến năm 2004 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đơn và đa biến đã được áp dụng Các biến dùng trong cuộc nghiên cứu là tư hữu hóa, dân số, chi phí tiêu dùng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, công nghệ, nông sản nội địa, mức lương thực tế, và đầu tư nông nghiệp Kết quả này cho thấy ảnh hưởng tích cực của tỷ lệ thất nghiệp quốc gia, đầu tư quốc gia,

tỷ giá hối đoái và GDP đầu người bình quân lên tổng GDP Kết quả cũng làm nổi bật

sự tư nhân hoá và gia tăng dân số như lý do chính của gia tăng thất nghiệp Chúng cho thấy các chính sách tư nhân hoá cần được sửa lại và giảm lãi suất để hạ thấp thất nghiệp nông nghiệp

e) Nghiên cứu của Luis năm 2009

Luis đã nghiên cứu mỗi quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp trong tình huống

mà lạm phát có kết quả khác nhau về công nhân được thuê và công nhân thất nghiệp

Dữ liệu được dùng trong phân tích này là từ khảo sát của Ý về thu nhập hộ gia đình

và của cải năm 2004, chỉ có lực lượng lao động được đưa vào phân tích Mô hình cân bằng tổng quát và phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng Kết quả cho thấy mối quan hệ lạm phát - thất nghiệp có thể tiêu cực hoặc tích cực tùy vào những thể chế thị trường lao động và hàng hoá Mức cao hơn của lạm phát gia tăng động lực làm việc cho người lao động và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực lên thất nghiệp Mặt khác, lạm phát làm giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp từ việc tạo ra nhiều vị trí công việc còn trống, do đó nâng cao tỉ lệ thất nghiệp

f) Nghiên cứu của Flaim năm 1990

Flaim đã kiểm tra sự thay đổi dân số và tỷ lệ thất nghiệp do thời kì bùng nổ trẻ sơ sinh Ông nghiên cứu sự thay đổi dân số và những thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp

Trang 13

trong giai đoạn 1960-1990 Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên trong những năm 60 và 70, lý do là tỷ lệ tăng dân số nhanh và tỷ lệ này có sựsuy giảm trong thập niên 1980 Kết quả cũng xác nhận rằng sự thay đổi độ tuổi và dân số có tác động lớn đến tỷ lệ thất nghiệp

1.3 Hạn chế của các nghiên cứu trước đây

Chưa tính tới việc Việt Nam và các nước Đông Nam Á đã ký hiệp định liên quan thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 trong đó có những quy

định liên quan đến việc tạo thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài Từ đó thị trường lao động của các nước thành viên sẽ trở nên đa dạng hơn vì được tự do di chuyển lao động giữa các nước

- Từ những cộng đồng kinh tế, cộng đồng các nước, hiệp định thương mại ,…được ký kết đây trở thành một yếu tố mới và dần trở nên quan trọng trong nhữngyếu tố liên quan đến số lượng lao động tại mỗi nước

- Do đó, với những nghiên cứu trước năm 2015 thì không đề cập đến yếu tố này

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH

2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu

Phương pháp luận của nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ nguồn số liệu uy tín WorldBạnk Với số liệu thu thập được của một số nước khu vực ASEAN giai đoạn 1997 –

2017 đưa ra được nguồn số liệu về những biến số vĩ mô lớn có ảnh hưởng đến tỉ lệthất nghiệp tại các quốc gia này

 Phương pháp xử lí số liệu: Sử dụng phần mềm kinh tế lượng Stata để xử lí sốliệu, tìm sự tương quan giữa các biến trong mô hình

Trang 14

 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu: sử dụng phần mềm kinh tế lượngStata để hồi quy các tham số trong mô hình

 Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu OLS: Phương pháp bìnhphương tối thiểu thông thường OLS, hay còn gọi là phương pháp bình phương nhỏnhất hoặc bình phương trung bình tối thiểu là một phương pháp tối ưu hóa để lựachọn một đường khớp nhất cho một dải dữ liệu ứng với cực trị của tổng các sai sốthống kê (error) giữa đường khớp và dữ liệu Hay nói đơn giản hơn, ta đi tìm phần dư

e i sao cho e imin, nghĩa là chứng minh cho mẫu càng sát tổng thể

2.2 Các mô hình nghiên cứu tiền đề

Những biến vĩ mô gây

ra sự thất nghiệp ở

Thổ Nhĩ Kì

giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp trước đó lên tỷ

lệ thất nghiệp Trong đó tỷ giá hối đoái thực hiệu quả REER (Real effective Exchange Rate) không ảnh hưởng gì đến thất nghiệp

Nghiên cứu kinh tế về

thất nghiệp và tác

động đối với Ai Cập

El Agrogy (2010)

Ảnh hưởng tích cực của tỷ lệ thất nghiệp quốc gia, đầu tư quốc gia, tỷ giá hối đoái và GDP bình quân đầu người lên tổng GDP, làm nổi bật sự tư nhân hóa và gia tăng dân số như lý do chính của gia tăng thất nghiệp.

Nghiên cứu mối quan

hệ giữa lạm phát với

thất nghiệp trong tình

huống lạm phát có kết

quả khác nhau về công

nhân được thuê và

công nhân thất nghiệp.

tiêu cực hoặc tích cực tùy vào những thể chế thị trường lao động hàng hóa Mức cao hơn của lạm phát gia tăng động lực làm việc cho người lao động và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực lên thất nghiệp Mặt khác, lạm phát làm giảm lợi nhuận của một doanh nghiệp từ việc tạo ra nhiều vị trí công việc còn trống, do đó nâng cao tỷ lệ thất nghiệp.

Vai trò của dự báo lạm

phát trong điều kiện

Ciccarelli (2007)

Họ đã sử dụng dự báo lạm phát của tám mô hình cạnh tranh để phân tích quy mô và thời gian của

Trang 15

mô hình kết hợp (model-combination) của các ngân hàng trung ương khi họ đưa ra chiến lược.

Nghiên cứu mối quan

hệ giữa lạm phát và

thất nghiệp ở các nước

thành viên Liên minh

Châu Âu mới.

chính sách chung trong nền kinh tế có thể là vấn

đề do tác động khác nhau của các chính sách này đối với lạm phát và thất nghiệp.

Nghiên cứu mối liên

hệ giữa Lạm phát và

Thất nghiệp.

đổi tỷ lệ thất nghiệp Nghiên cứu kết luận rằng hầu hết các ước tính gần đây về tỷ lệ thất nghiệp

tự nhiên kéo dài đều cho thấy tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% cuối cùng sẽ dẫn đến một tốc độ tăng lạm phát.

Kiểm tra sự thay đổi

dân số và tỷ lệ thất

nghiệp do thời kì bùng

nổ trẻ sơ sinh.

hướng tăng lên trong những năm 60 và 70, lý do

là tỷ lệ tăng dân số nhanh và tỷ lệ này có sự suy giảm trong thập niên 1980 Kết quả cũng xác nhận rằng sự thay đổi độ tuổi và dân số có tác động lớn đến tỷ lệ thất nghiệp.

Từ những nghiên cứu đã được thực hiện trước đó, nhóm nhận thấy rằng các biến

số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia, đặc biệt là cácbiến số GDP, Lạm phát, lực lượng lao động

Lạm phát và thất nghiệp có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực, bêncạnh đó nó còn tạo động lực cho người lao động để làm việc hiệu quả hơn

Ngoài ra, thất nghiệp, đầu tư nước ngoài, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tích cựclên tổng GDP

Trang 16

Dân số tăng nhan cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây nên thấtnghiệp.

Thất nghiệp tự nhiên kéo dài đều cho thấy tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% làm gia tăng tốc

độ lạm phát

2.3 Xây dựng mô hình lí thuyết

Dựa vào mô hình lí thuyết cùng các nghiên cứu trước đó, nhóm đề xuất dạng môhình nghiên cứu các các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp ở một số quốc giaASEan như sau:

U = f ( POP, INF, GDP, FDI, LAB, GOV, Int)

Trong đó:

 POP: Population

 INF: Inflation

 GDP: Gross Fomestic Product

 FDI: Forein Direct Investment

 LAB: Labor Force

 GOV: Government Expenditure

 Int: Real Interest Rate

Nhóm đề xuất trong bài tiểu luận này dạng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của cácbiến vĩ mô lên tỷ lệ thất nghiệp như sau:

 Mô hình hồi quy tổng thể (PRF):

U =β1+β2Pop +β3Inf +β4GDP +β5FDI +β6Lab +β7Gov +β8Int

 Mô hình hồi quy mẫu ( SRF):

U = ^β1 + ^β2Pop + ^β3Inf + ^β4GDP + ^β5FDI + ^β6Lab + ^β7Gov + ^β8Int

Trong đó:

 Biến phụ thuộc là U

 Các biến độc lập gồm: Pop, Inf, GDP, FDI, Gov, Int

Trang 17

Kí hiệu Mô tả Đơn vị Vai trò

U Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate) % Biến phụ thuộc

FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign

Direct Investment) trong GDP

Biến độc lập

Int Lãi suất thực tế (Real interest rate) % Biến độc lập

Lab Lực lượng lao động (Labour Force) Người Biến độc lập

2.4 Mô tả thống kê số liệu

- Sử dụng lệnh Summarize trên phần mềm STATA, thu được kết quả mô tả thống kênhư sau:

Ngày đăng: 22/06/2020, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w