Nghiên cứu của ông cho thấycác biến số năm đi học, kinh nghiệm làm việc, trình độ đào tạo nghề, giới tính, ngôn ngữ,đặc trưng nghề nghiệp và khu vực có ảnh hưởng đến thu nhập của người l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Nhóm 8 – KTE309(1-1920).2_LT
ĐỀ TÀI:
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP TRUNG BÌNH
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO GIỜ Giảng viên: TS.Chu Thị Mai Phương
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trang 2PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế lượng là bộ môn khoa học xã hội mà trong đó các công cụ của lý thuyếtkinh tế, toán học và suy đoán thống kê được áp dụng để phân tích các vấn đề kinh tế.Thông qua việc phân tích định lượng các hiện tượng kinh tế, kiểm định sự phù hợp và
độ tin cậy của các giả thuyết trong quá trình hoạch định chính sách vĩ mô như raquyết định tác nghiệp, dự báo dự đoán có độ tin cậy cao, kinh tế lượng ngày càng cógiữ vị trí quan trọng Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc áp dụng bộmôn này giúp trang bị cho nhà kinh tế một phương pháp lượng hóa, phân tích sự vậnđộng của toàn bộ nền kinh tế, cũng như mô tả hành vi của người sản xuất và ngườitiêu dùng
Ở mỗi quốc gia, vấn đề thu nhập của người dân luôn là vấn đề được các nhà nghiêncứu quan tâm hàng đầu Số lượng lao động có thu nhập thấp ở Việt Nam đang chiếmmột tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động của cả nước Nguồn thu nhập của đại đa sốcông nhân hay người đi làm phần lớn từ việc bán sức lao động của mình để tạo thunhập, ổn định đời sống cho mình và gia đình nên thu nhập bình quân ảnh hưởng rấtlớn đến cuộc sống của người lao động nói riêng và xã hội nói chung Vì vậy, nhóm hivọng thông qua việc sử dụng kinh tế lượng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thunhập thì bài tiểu luận này có thể giúp những người lao động cũng như doanh nghiệp,
tổ chức phần nào hiểu hơn về một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập để có nhữngquyết định đúng đắn trong tương lai
Vì vậy, với những kiến thức đã được học tại bộ môn này, nhóm chúng em quyết
định lựa chọn đề tài : “Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trung bình của người lao động theo giờ”
Với điều kiện thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm còn chưa hoàn thiện nênbài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện.Chính vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của TS ChuThị Mai Phương để tiểu luận ngày được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thànhcảm ơn về những ý kiến đóng góp quý báu
Trang 3PHẦN II TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Keshab Bhattarail và Tomasz Wisniewski (2002) đã nghiên cứu “Các nhân tố tác
động đến lương và cung lao động tại Vương quốc Anh” Sử dụng số liệu điều tra mức sống
dân cư tại Anh để nghiên cứu các nhân tố tác động đến lương Nghiên cứu của ông cho thấycác biến số năm đi học, kinh nghiệm làm việc, trình độ đào tạo nghề, giới tính, ngôn ngữ,đặc trưng nghề nghiệp và khu vực có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Tuynhiên, nghiên cứu của ông vẫn còn nhiều bất đồng về mức độ ràng buộc của mỗi biến họctập, tuổi, giới tính, kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp, tay nghề cơ bản đối với các khoản thunhập
Ngoài ra, bài nghiên cứu “Các yếu tố quyết định đến thu nhập của thanh niên: trường
hợp của Harare” của Honest Zhou (2002) cũng chỉ ra vốn con người là yếu tố quyết định
quan trọng đến thu nhập của thanh niên, chúng bao gồm số năm đi học, trình độ học vấn caonhất đạt được Nghiên cứu này cho thấy người đi học đại học có thu nhập cao hơn người
không có bằng đại học Bên cạnh đó, Machado và Mata (2005) đã nghiên cứu “Các yếu tố
quyết định đến tiền lương của lao động ở Bồ Đào Nha” bằng cách sử dụng hồi quy phân vịhàm tiền lương của Mincer Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn đóng vai trò quantrọng trong hàm hồi quy tiền lương Hệ số hồi quy của biến trình độ học vấn tăng rất nhiều ởhàm hồi quy ứng phân vị cao trong khi gần như không đổi ở hàm hồi quy phân vị Tuynhiên, trong 2 nghiên cứu này thì biến kinh nghiệm làm việc và biến nhân khẩu học, kinh tế
xã hội lại không có ý nghĩa thống kê
Caponi và Plesca (2007) đã nghiên cứu “Phân tích chênh lệch về thu nhập giữa sinh
viên tốt nghiệp đại học và sinh viên tốt nghiệp các trường trung học, cao đẳng” Kết quảnghiên cứu chỉ ra rằng cá nhân tốt nghiệp trường đại học có suất sinh lợi từ giáo dục cao hơncác cá nhân tốt nghiệp trung học, cao đẳng Ngoài ra còn thấy được rằng đàn ông thườngđược hưởng suất sinh lợi từ giáo dục cao hơn nữ Tuy nhiên, độ chênh lệch về việc hưởngsuất sinh lợi từ giáo dục ở nữ giới tốt nghiệp ở đại học và trung học, cao đẳng không nhiều
Trang 4Nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh (2015) “Phân tích chênh lệch thu nhập theo
giới tính ở thành phố Hồ Chí Minh bằng hồi quy phân vị” Sử dụng phương pháp hồi quyphân vị trên số liệu về thu nhập khảo sát được trên địa bàn TP HCM để đo lường mức độchênh lệch thu nhập theo giới tính ở thành phố này, nghiên cứu đã chỉ ra có sự chênh lệchthu nhập giữa hai nhóm lao động nam và nữ trên địa bàn TP HCM Sự chênh lệch này xảy
ra ở cả hai khu vực nội thành và ngoại thành trên tất cả các phân vị được xét
Melly (2006) dùng số liệu trong những năm 1984 - 2001 của nước Đức để nghiên cứu
“Phân tích chênh lệch tiền lương giữa hai khu vực kinh tế công và tư ở Đức” Phương pháphồi quy được sử dụng là phương pháp bình phương nhỏ nhất và phương pháp hồi quy phân
vị Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập thật sự có tác động đến tiền lương, và thu nhậpcàng cao thì mức chênh lệch thu nhập công tư càng giảm
Theo các nghiên cứu (Abdulai & CroleRees, 2001; Janvry & Sadoulet, 2001; Yang, 2004; Yu & Zhu, 2013), thu nhập của người nông dân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố, bao gồm vốn, đất đai, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số lao động, khả năng đadạng hóa thu nhập, cơ hội tiếp cận thị trường
Trong nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và khó thay thế Do phần lớn thunhập của nông hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp ở nước tachủ yếu là thủ công và dựa vào đất nên quy mô đất đai sẽ quyết định thu nhập Việc không
có hoặc có ít đất sản xuất làm hạn chế khả năng cải thiện thu nhập, bởi diện tích nhỏ hẹp thì
sẽ khó áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại, do đó sản phẩm có chất lượng thấp, không đồng
đều nên giá trị thấp nhưng giá thành lại cao (Manjunatha 2013).
Học vấn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của một cá nhân, một tổ chức
cũng như một quốc gia (Foster & Rosenzweig, 1996; Pitt & Sumodiningrat, 1991; Yang, 2004) Học vấn quyết định lợi thế của mỗi người trong việc tạo ra thu nhập bởi học vấn cao
sẽ dễ tiếp thu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác.Bên cạnh đó, học vấn cũng giúp tăng cường khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường
để tạo ra cơ hội tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó làm tăng thu nhập
Trang 5Bên cạnh học vấn, thời gian sống ở địa phương cũng có ảnh hưởng đến thu nhập củanông hộ Nông hộ sống lâu năm ở địa phương thường được người thân cũng như các tổ chức
xã hội giúp đỡ (vốn và kinh nghiệm sản xuất) khi cần thiết nhờ các mối quan hệ thân tộc vàcộng đồng Bên cạnh đó, các hộ này cũng có điều kiện sinh sống, sản xuất và tích lũy tốt hơn
bởi “an cư thì lạc nghiệp” (Phan Đình Nghĩa, 2010).
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Khái niệm về thu nhập
Smith (1904) chỉ ra rằng xã hội có 3 giai cấp tương ứng với 3 hình thức thu nhập:địa chủ - địa tô, nhà tư bản – lợi nhuận và công nhân – tiền lương Trong đó lương là thunhập của người lao động lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, cónghĩa là nếu tốc độ tăng của cải của quốc gia tăng thì lương tăng và ngược lại Ngoài ra,lương cũng bị ảnh hưởng bởi một số đặc điểm liên quan đến lao động như điều kiện laođộng, tính chất công việc, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp Tại Việt Nam, theo NguyễnNgọc Quân và Nguyễn Văn Điềm (2010), tiền lương có thể được hiểu là khoản tiền màngười lao động nhận được khi họ đã hoàn thành một công việc nào đó Ngoài ra, căn cứtheo điều 90 Bộ Luật Lao Động 2012, tiền lương được định nghĩa như sau: “Tiền lương làkhoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theothỏa thuận Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấplương và các khoản bổ sung khác”
Theo Samuelson và Nordhalls (2001), thu nhập là luồng tiền lương, trả lãi, cổ tức
và các nguồn thu khác mà một cá nhân hay một quốc gia nhận được trong một khoảngthời gian nhất định (thường là một năm) Tại Việt Nam, theo Tổng Cục Thống Kê (2014),thu nhập người lao động được định nghĩa như sau: “Thu nhập từ việc làm là khoản tiềncông dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật trả cho người làm công ăn lương đối với thời gianhoặc công việc đã làm, cùng với khoản tiền trả cho thời gian không làm việc như nghỉphép hoặc nghỉ hè hàng năm, nghỉ lễ hoặc các thời gian nghỉ khác được trả lương, baogồm cả những khoản tiền công khác được nhận thường xuyên có tính chất như lương
trước khi người chủ khấu trừ [các khoản mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương như: thuế, đóng bảo hiểm xã hội, tiền đóng cho chế độ hưu trí, phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trả thay lương (trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động), phí đoàn thể và các khoản nghĩa vụ khác của người làm công ăn lương] Không tính vào thu nhập từ việc làm các khoản sau: tiền bảo hiểm xã hội
Trang 6và tiền cho chế độ hưu trí mà người chủ đã đóng cho người làm công ăn lương và nhữngphúc lợi mà người làm công ăn lương đã nhận được từ các khoản này, tiền chi trả cho kếtthúc hợp đồng, các khoản phúc lợi không thường xuyên (như tiền thưởng cuối năm, tiềnbiếu,…)”.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thu nhập là khoản tiền mà người lao độngtrong doanh nghiệp được người sử dụng lao động trả theo lao động và khoản thu thườngxuyên, tính bình quân trong tháng bao gồm: Tiền lương, tiền thưởng, chia phần lợi nhuận,các khoản phụ cấp lương, những chi phí thường xuyên ổn định mà người sử dụng laođộng chi trực tiếp cho người lao động như phụ cấp tiền ăn, xăng xe… và các khoản thukhác, trong đó tiền lương là một phần chủ yếu trong thu nhập
2.2.2 Tóm tắt các lý thuyết liên quan đến các nhân tố tác động đến thu nhập
2.2.2.1 Lý thuyết tiền lương theo quan điểm kinh tế học
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học như N.G Mankiw, Robert S.Pindyck vàDaniel L.Rubinfeld đã cho thấy mức lương được hình thành trên cơ sở cân bằng cung
và cầu lao động Tiền lương cân bằng thị trường sẽ là mức tiền lương mà tại đó lượngcầu về lao động bằng với lượng cung về lao động Trong đó cầu lao động phụ thuộcvào năng suất lao động của người lao động Khi năng suất lao động ở mức cao tiềnlương cũng sẽ được trả cao hơn
Theo lý thuyết về vốn con người thì để tăng năng suất lao động cần phải đầu tư vàocon người Becker (1993) cho thấy những sự đầu tư này bao gồm đào tạo phổ cậptrong nhà trường và đào tạo chuyên môn trong quá trình làm việc Điều này có nghĩa
là những cá nhân nào được đào tạo trong môi trường chuyên môn, được học tập nhiềuhơn thì năng suất lao động sẽ cao hơn và do đó tiền lương cũng sẽ được trả cao hơn
2.2.2.2 Hàm thu nhập của Mincer (1974)
Trên cơ sở vốn con người và tác động của các yếu tố đến thu nhập, Mincer (1974)
đã sử dụng hàm toán học để biểu thị mối quan hệ giữa số năm đi học, kinh nghiệmlàm việc với thu nhập của một cá nhân
Mô hình thu nhập bỏ qua yếu tố thu nhập của Mincer được biểu thị như sau:
Gọi:S: là số năm đi học.
Y 0 : là thu nhập hàng năm của người không có đi học.
Ys: là thu nhập hàng năm của người có đi học S năm.
r: là lợi suất biên, tức tỷ lệ phần trăm thu nhập tăng thêm một năm đi học
Trang 7thì hàm thu nhập theo số năm đi học của Mincer là:
Phương trình trên trình bày kết luận căn bản rằng, logarithm của thu nhập là hàm
tỷ lệ thuận với số năm đi học S, và hệ số của S biểu thị tỷ lệ phần trăm gia tăng thunhập khi tăng thêm một năm đi học chính là tỷ suất biên r Đây là hàm thu nhập thô sơnhất
Mô hình học vấn trở nên đầy đủ hơn khi xét đến cả yếu tố kinh nghiệm như là quátrình đào tạo này là có chi phí Diễn dịch toán học của Mincer đã quy đổi yếu tố kinhnghiệm về đơn vị thời gian, từ đó dẫn đến hàm thu nhập phụ thuộc vào cả số năm đihọc và số năm kinh nghiệm Hàm thu nhập của Mincer được viết như sau:
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y t, thu nhập ròng trong năm t, được xem là mức thu nhập của dữ liệu
quan sát được
Biến độc lập S là số năm đi học của quan sát cá nhân có mức thu nhập Y t
Biến độc lập t, là số năm biểu thị kinh nghiệm tiềm năng của các quan sát, được tínhbằng số tuổi trừ đi số năm đi học và số tuổi bắt đầu đi học
t= A−S−b
Trong đó:
A là tuổi hiện tại và b là tuổi bắt đầu đi học
V: là biến kiểm soát khác
Hệ số a 1: cho ta giá trị ước lượng suất sinh lợi của việc đi học, giải thích phần trămtăng thêm của thu nhập khi tăng thêm một năm đi học
Hệ số a 2: giải thích phần trăm tăng thêm của thu nhập khi kinh nghiệm tiềm năng tăngthêm một năm Hệ số này mang dấu dương
Hệ số a 3: là âm, biếu thị mức độ suy giảm của thu nhập biên theo thời gin làm việc.Theo hàm thu nhập của Mincer, ước lượng suất sinh lợi từ đi học ở Hoa Kỳ xấp xỉ9%, tức là khi người lao động tăng thêm 1 năm đi học thì thu nhập sẽ tăng xấp xỉ 9%.Một kết quả khác cho rằng, giá trị ước lượng của các nước phát triển (OECD) là 6,8%,
hệ số ước lượng của các nước châu Á đang phát triển và châu Mỹ Latin lần lượt là9,6% và 12,4%
Như vậy với hàm thu nhập của Mincer cho chúng ta thấy được yếu tố vốn conngười trong đó cơ bản là số năm đi học và số năm làm việc có ảnh hưởng tới thu nhập
Trang 8của người lao động Hiện nay hàm thu nhập của Mincer cũng đã được rất nhiều nhànghiên cứu ứng dụng để tính toán tác động của trình độ học vấn, kinh nghiệm đến thunhập, và là cơ sở để tính toán suất sinh lợi của giáo dục.
Trang 9PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu
3.1.1 Mô hình toán kinh tế
Từ mô tả bộ dữ liệu trên ta thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến thu nhập trungbình theo giờ của người lao động: kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, giới tính,tình trạng hôn nhân,… Nhưng trong phạm vi bài tiểu luận này nhóm em xin được dựatrên cơ sở lý thuyết hàm thu nhập của Mincer (1974) xét đến các yếu tố bao gồm: kinhnghiệm làm việc, bình phương kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, giới tính, địađiểm làm việc, ngành làm việc, sức khỏe và kết hôn
Biến phụ thuộc: LogY (Log (wage))
Biến độc lập: Xi gồm 8 biến: X1 (exper), X2 (expersq), X3 (educ), X4 (female), X5
(bigcity), X6 (service), X7 (goodhlth), X8 (married)
Log(Thu nhập) = f (kinh nghiệm làm việc, bình phương kinh nghiệm làm việc,trình độ học vấn, giới tính, địa điểm làm việc, ngành làm việc, sức khỏe, kết hôn)Dạng mô hình được sử dụng là tuyến tính, nhóm xây dựng mô hình toán học đơngiản sau:
Lwage = β 0 + β 1 *exper + βexper + β 2 *exper + βexpersq + β 3 *exper + βeduc + β 4 *exper + β female + β 5 *exper + βbigcity + β 6
*exper + βservice + β 7 *exper + βgoodhlth + β 8 *exper + βmarried
Trong đó: β0: hệ số chặn
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8: hệ số góc
3.1.2 Mô hình kinh tế lượng:
Trong phạm vi bài tiểu luận, dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu trên nhóm em xinchọn các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bao gồm: exper (kinh nghiệm làm việc),expersq (kinh nghiệm làm việc bình phương), educ (trình độ học vấn), female (giớitính), bigcity (địa điểm làm việc), service (ngành làm việc), goodhlth (sức khỏe),married (kết hôn)
Trang 10Biến phụ thuộc: lwage Dùng biến Logarit (Log) của thu nhập để đo lường sự thay
đổi tương đối (phần trăm) của thu nhập khi các biến độc lập thay đổi sẽ chính xác hơntheo như hàm thu nhập của Mincer (1974)
Biến độc lập: exper, expersq, educ, female, bigcity, service, goodhlth, married.
Ta có mô hình kinh tế lượng sau:
Hàm hồi quy tổng thể (PRF):
Lwage = β 0 + β 1 *exper + βexper + β 2 *exper + βexpersq + β 3 *exper + βeduc + β 4 *exper + β female + β 5 *exper + βbigcity + β 6
*exper + βservice + β 7 *exper + βgoodhlth + β 8 *exper + βmarried + u i
Trong đó: ui là nhiễu/phần dư
Hàm hồi quy mẫu (SRF):
^Lwage = ^β0 + ^β1 *exper + β exper + ^β2 *exper + β expersq + ^β3 *exper + β educ + ^β4 *exper + β female + ^β5 *exper + βbigcity + ^β6 *exper + β service + ^β7 *exper + βgoodhlth + ^β8 *exper + βmarried (1)
3.2 Nguồn dữ liệu:
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) năm 2010 củaTổng cục thống kê Trên cơ sở bộ dữ liệu đó, nhóm tác giả tiến hành tính toán, chắtlọc các biến cần thiết để đưa vào mô hình nghiên cứu Sau quá trình chắt lọc, làm sạch
xử lý outlier, …số lượng quan sát thu được phục vụ cho nghiên cứu này là 1165 quansát là lao động (thu nhập nhận được là tiền lương, tiền công từ công việc mình đanglàm) và được nhóm tác giả đưa vào mô hình hồi quy
Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 15 để phân tích số liệu,
mô tả thống kê và thực hiện hồi quy hàm thu nhập để mô tả, kiểm định mối tươngquan các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trung bình theo giờ của người lao động Các
hệ số hồi quy của mô hình được ước ước lượng bằng phương pháp bình phương bénhất (OLS)
3.3 Mô tả dữ liệu:
3.3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Trang 11Bảng 3.1 Bảng mô tả dữ liệu nghiên cứu trong mô hình
variable type format variable label
exper byte %8.0g years of workforce experience
bigcity byte %8.0g =1 if live in big city
service byte %8.0g =1 if service industry
goodhlth byte %8.0g =1 if good health
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ bộ dữ liệu dưới sự hộ trợ của phần mềm stata 15
Bảng 3.2 Giải thích các biến số trong mô hình (1)
2 Biến độc lập
2.1 Kinh nghiệm
Số năm kinh nghiệm làm
Trang 12thành phố lớn
2.6 Ngành làm việc Service
-= 1 nếu làm trong ngành dịch vụ
= 0 nếu không làm trong ngành dịch vụ
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ bộ dữ liệu dưới sự hộ trợ của phần mềm stata 15
3.3.2 Mô tả thống kê dữ liệu:
Nhóm tác giả tự tổng hợp từ bộ dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Stata và mô tả dữ
liệu bằng lệnh su, ta thu được kết quả:
Bảng 3.3 Bảng mô tả khái quát các biến trong mô hình (1)
Biến số Số quan
sát
Giá trịtrungbình
Độ lệchchuẩn
Giá trịnhỏ nhất
Giá trịlớnnhất
Trang 13Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ bộ dữ liệu dưới sự hộ trợ của phần mềm stata 15
Từ Bảng 3.3 cho ta thấy, với 1165 quan sát: ta biết được giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của từng biến
3.3.3 Mô tả tương quan giữa các biến:
a Lập ma trận tương quan:
Xem xét mối tương quan giữa các biến bằng câu lệnh corr:
Bảng 3.4 Bảng mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình (1)
lwage exper expersq educ female bigcity service goodhlth marriedlwage 1.000
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ bộ dữ liệu dưới sự hộ trợ của phần mềm stata 15
Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.4 chỉ ra rằng:
Biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc nhưng không cao, độ lớn của hệ
số tương quan thấp nhất là 0.043 và cao nhất là 0.409
Ngoài ra, các giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8 (trừ exper vàexpersq xuất phát từ cùng một dữ liệu nên phải có sự tương quan cao) nên nhóm dự
đoán mô hình không bị khuyết tật đa cộng tuyến.
b Phân tích hệ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Hệ số tương quan giữa biến lwage và exper: r(lwage,exper) = 0.317 cho thấy tácđộng của biến exper lên lwage là cùng chiều nên kỳ vọng dấu của β1 dương
Hệ số tương quan giữa biến lwage và expersq: r(lwage,expersq) = 0.251 cho thấytác động của biến exper lên lwage là cùng chiều nên kỳ vọng dấu của β2 dương
Hệ số tương quan giữa biến lwage và educ: r(lwage,educ) = 0.267 cho thấy tácđộng của biến educ lên lwage là cùng chiều nên kỳ vọng dấu của β3 dương