Vì vậy, nhận thấy rõ mối quan hệ tươngquan mật thiết ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Nhóm 14 – KTE309(2-1819).5_LT
ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ 1 QUỐC GIA Giảng viên: TS.Chu Thị Mai Phương
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trang 2Mục lục
PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN II CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 2
1 Lý thuyết kinh tế: 2
2 Các nghiên cứu thực nghiệm: 5
PHẦN III XÂY DỰNG MÔ HÌNH 10
1 Xây dựng mô hình: 10
2 Mô tả số liệu và lựa chọn mô hình 11
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
1 Mô tả thống kê và mô tả tương quan các biến 12
1.1 Từ kết quả bảng trên ta có bảng tổng hợp như sau 12
1.2 Hệ số tương quan giữa các biến được mô tả ở Bảng 4.2 13
2 Kết quả ước lượng (xem phần phụ lục) 13
3 Kiểm định và lựa chọn mô hình 14
4 Giải thích và nhận định về kết quả ước lượng 15
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 17
PHẦN VI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHẦN VII PHỤ LỤC 19
Trang 3PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU
Kinh tế lượng là một môn chuyên ngành trong ngành kinh tế học tìm cách đolường và ước lượng về mặt thống kê mối quan hệ giữa các biến số kinh tế Từ đó cungcấp các phương pháp phân tích cùng với sự tác động qua lại về mặt lượng mối quan hệtượng giữa chúng dựa trên cơ sở các số liệu thu thập từ thực tế Các phương pháp, các môhình kinh tế lượng trong môn này giúp chúng ta có thể phân tích và dự báo được các hiệntượng kinh tế
Trên thế giới, Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả cácnước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốcgia Tăng trưởng KT tạo điều kiện nâng cao mức sống và đẩy mạnh an ninh quốcgia.Tăng trưởng kinh tế hàm ý là tăng tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP thực tế ).Tổng sản phẩm quốc dân là thước đo cơ bản hoạt động của nên KT
Để tăng trưởng kinh tế diễn ra liên tục và hiệu quả, có rất nhiều yếu tố trong nềnkinh tế ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến Vì vậy, nhận thấy rõ mối quan hệ tươngquan mật thiết ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, chúng em đã quyết
định lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia”
Mục tiêu của bài tiểu luân chính là đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởngkinh tế của một quốc gia và ý đó đưa ra một số ý tưởng cho việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam Chúng em dựa vào các lý thuyết kinh tế học xoay quanh tăng trưởng kinh tế Chúng em cũng sử dụng phương pháp mô hình kinh tế lượng, phương pháp bình
phương tối thiểu thông thường OLS (Ordinary Least Square) để hồi quy, ước lượng vàphân tích mô hình, đối tượng
Để hoàn thành bài tiểu luận, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành Ths Chu ThịMai Phương– giảng viên bộ môn Kinh tế lượng đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, cung cấpcác kiến thức chuyên môn, định hướng cho nhóm cách triển khai cấu trúc của một bàinghiên cứu khoa học
Trong quá trình làm bài tiểu luận và chạy mô hình, chúng em đã nhận thấy sự phátsinh ra khá nhiều khuyết tật mắc phải khó khăn để tìm cách khắc phục Đồng thời, trongquá trình tìm hiểu, do thời gian nghiên cứu vấn đề còn chưa nhiều cũng như kiến thứccòn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót.Chúng em rất mong nhận được thêm những đóng góp ý kiến của cô để tiểu luận đượchoàn thiện hơn
Trang 4PHẦN II CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1 Lý thuyết kinh tế:
Các khái niệm:
Theo các nhà kinh tế học hiện đại quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm
trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính)
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân
số Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người(PCI) trong một thời gian nhất định1
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó:
• Y là quy mô của nền kinh tế
• y là tốc độ tăng trưởng
Trang 5Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã sử dụng nhiều mô hình để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản
xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế
Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu
vực nông nghiệp và công nghiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry
T Oshima
Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn
(yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên
Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản
xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0))
Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc
trình độ công nghệ
Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư
quốc gia cho đầu tư con người
Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức
kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L)
Tổng hợp các lý thuyết trên, các học giả kinh tế hiện đại đã rút ra một cách cụ thể các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
Xuất phát của nghiên cứu được bắt đầu bằng hàm sản xuất tổng quát:
Y=F(Xi)
Trong đó:
Y là giá trị đầu ra (phụ thuộc vào tổng cầu của nền kinh tế)
Xi là giá trị các biến số đầu vào (liên quan trực tiếp đến tổng cung)
Từ đó ta xét cụ thể hai nhóm nhân tố tác động:
– Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung
Trang 6Nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh tế là nói đến 4 yếu tốnguồn lực chủ yếu, đó là: Vốn (K), Lao động (L), Tài nguyên, đất đai (R), Công nghệ kỹthuật (T)
+ Vốn (K)
Đứng trên góc độ vĩ mô, vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh
tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn
bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm: Vốn cố định (nhà máy,công xưởng, trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vậntải, cơ sở hạ tầng) và vốn lưu động (tồn kho của tất cả các loại hàng hóa)
Mặt khác, để duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất phải có một khoản chi phí gọi
là vốn đầu tư sản xuất Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cốđịnh và vốn đầu tư vào tài sản lưu động
+ Lao động (L)
Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạtđộng kinh tế Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trongcác hoạt động kinh tế
Việc nâng cao vốn nhân lực sẽ làm cho việc tổ chức lao động, việc ứng dụng côngnghệ có hiệu quả, làm cho năng suất lao động tăng và từ đó là tăng hiệu quả sản xuất
Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp nhiềubởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ vàchất lượng lao động ở các nước này còn thấp
+ Tài nguyên, đất đai (R)
Tài nguyên, đất đai là một yếu tố sản xuất cổ điển Đất đai là yếu tố quan trọngtrong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trícác cơ sở kinh tế Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai thác tạo điều kiệntăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là với các nước đang phát triển
+ Công nghệ kỹ thuật (T)
Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:
Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học,nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình côngnghệ hay thiết bị kỹ thuật
Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tếnhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất
Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không là việc đơn thuầnchỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi côngnghệ sản xuất Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thểtạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn Công nghệ phát triển
Trang 7ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệvật liệu mới…có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất
+ Chi tiêu của Chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch
Như chúng ta đã biết, tăng trưởng có thể được đo bằng chỉ tiêu tổng sản phẩmquốc nội (GDP) và GDP=C+I+G+NX Do đó, sự thay đổi của một trong 4 nhân tố cũngđều có thể làm cho GDP thay đổi, sự thay đổi đó thể hiện sự biến động trong tăng trưởngkinh tế
Từ những nhân tố trên ta có thể rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinhtế
+ Về phía cung: Y= F(K,L,R,T) + Về phía cầu: Y= F(C,I,G,NX)
2. Các nghiên cứu thực nghiệm:
Solow (1956) và Romer (1986) đã quan tâm đến các yếu tố quyết định của tăngtrưởng kinh tế Solow (1956) là người tiên phong của mô hình tăng trưởng tân cổ điển(cũng được gọi là mô hình tăng trưởng Solow-Swan) Một phân tích thực tế về mô hìnhSolow-Swan của tăng trưởng kinh tế dường như đưa ra giả thuyết về ích lợi sản xuấtkhông bị gián đoạn kết nối năng suất cho các yếu tố đầu vào của vốn và lao động, tạo ra
sự ổn định trạng thái ổn định của nên kinh tế Tuy nhiên, sự tăng trưởng ổn định phụthuộc vào sự tiến bộ công nghệ và tăng trưởng dân số, cả hai đều là biến ngoại sinh trong
mô hình và sẽ là không thực tế khi không tồn tại tiến bộ công nghệ, sự tăng trưởng củanăng suất bình quân đầu người trong mô hình (Ghura & Hadjimichael, 1996) Ngoài ra,Ghura và Hadjimichael (1996) đã phỏng đoán giả định quan trọng trong sự tăng trưởng
Trang 8tụ đến một giai đoạn được thống nhất ở trạng thái ổn định, nhưng nghiên cứu hiện tạikhông thường xuyên tiếp xúc với giả định hội tụ không hạn chế
Bởi vì sự không phù hợp của lý thuyết tân cổ điển, dựa trên ngoại sinh tiến bộcông nghệ, Romer (1986) đã phát triển lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh, trong nỗlực tạo ra một kết nối dài hạn giữa tăng trưởng và chính sách công Các mô hình tăngtrưởng nội sinh nhấn mạnh phát triển kỹ thuật là kết quả của mức độ đầu cơ, phạm vi tíchlũy vốn và tích lũy của con người tài nguyên Có một số mô hình tăng trưởng kinh tếđược đề xuất khác sau Romeriên (1986) mô hình nội sinh, bao gồm cả giả thuyết lờinguyền tài nguyên, nhưng hầu như không có sự đồng nhất toàn diện giữa các mô hìnhtăng trưởng khác biệt về các yếu tố quyết định thực sự tăng trưởng kinh tế trong một quốcgia Điều này là do các quốc gia có sự tổ chức bộ máy khác nhau và biến số xác định tăngtrưởng kinh tế của một quốc gia này sẽ không hiệu quả khi xác định tang trưởng kinh tếtại quốc gia khác Như vậy có một số yếu tố, bao gồm tích lũy tài sản cố định (GrossCaptital Formation), vốn nhân lực, lạm phát, lãi suất, FDI được sử dụng khi trong môhình xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lo et al (2013) thừa nhận một phần của FDI là yếu tố quyết định quan trọng củatăng trưởng kinh tế Các tác giả cho rằng FDI là một dẫn xuất của mô hình lý thuyết tăngtrưởng tân cổ điển và do đó, về mặt lý thuyết, FDI có thể tăng cường tăng trưởng thôngqua vận chuyển đầu tư ra bên ngoài, công nghệ tiên tiến và cải thiện quản trị trong các tổchức ở nước sở tại Nhờ có khả năng lan tỏa, FDI phải tạo ra ảnh hưởng tích cực đến tăngtrưởng, bao gồm cả việc tăng cường môi trường kinh tế của quốc gia sở tại (Lo et al.,2013) Li và Ng (2013) và Babatunde (2011) cũng thừa nhận vai trò của FDI là yếu tốquyết định quan trọng của tăng trưởng kinh tế Trong nghiên cứu về mở cửa thương mại,FDI và tăng trưởng ở các nước châu Phi cận Sahara, Babatunde (2011) nhận ra rằng FDI
có ý nghĩa tích cực và có ý nghĩa thống kê trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở cácquốc gia được chọn
Hiện tại, trong khi FDI dường như là một yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tếđáng kể trong một số tạp chí, Nsiah et al (2016), thay vào đó, thấy tác động của FDI đốivới các nền kinh tế châu Phi cận Sahara là tích cực, nhưng không có ý nghĩa thống kê Lý
do cho điều nàylà do dòng vốn FDI vào Sub Sahara Châu Phi chủ yếu tập trung vào khaithác và xuất khẩu nguyên liệu thô, tiến tới lợi ích không đáng kể cho nền kinh tế quốc gia(Nsiah et al., 2016) Tương tự như vậy, Leshoro (2014) đã nhận ra một mối liên hệ tiêucực hoàn toàn giữa FDI và GDP trong phương pháp mô hình tự trị véc tơ của mình, đểkhám phá tác động của dòng vốn nước ngoài và tiết kiệm đối với tăng trưởng kinh tế củaNam Phi Do đó, bất chấp sự hiểu biết về một dấu hiệu gia tăng ảnh hưởng của FDI đến
Trang 9tăng trưởng kinh tế của các quốc gia sở tại, đánh giá cũng cho thấy không có ảnh hưởngmang tính quyết định nào đối với ảnh hưởng của FDI và GDP Điều này là bởi vì; nghiêncứu bổ sung đã tiết lộ ảnh hương tiêu cực hoặc không có mối tương quan giữa FDI vàtăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia sở tại
Tích lũy tài sản cố định gộp (Gross Capital Formation)
Tích lũy tài sản cố định đã trở thành một yếu tố kinh tế vĩ mô đáng chú ý yếu tốđược áp dụng trong việc xác định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và có mặtnghiên cứu hiện tại (Adeleke, 2014; Akram, Manzoor, Hassan, Farhan, & Alam, 2011;Freckleton, Wright, & Craigwell, 2012; Havi, Enu, Osei-Gyimah, Attah-Obeng, &Opoku, 2013; Javed, Nawaz, & Gondal, 2014) Eregha (2015) nhấn mạnh tầm quan trọngcủa tích lũy tài sản cố định là một yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứucủa ông về dòng vốn FDI, sự biến động và đầu tư nội địa vào Tây Phi Áp dụng mô hình
dữ liệu bảng trên Ủy ban Kinh tế của Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), Eregha nhận ratốc độ tăng trưởng thực sự đáng kể và ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng của đầu tưtrong nước (tích lũy tài sản cố định gộp) trong khu vực ECOWAS Tương ứng, Adekele(2014) cũng khẳng định tầm quan trọng của tích lũy tài sản cố định gộp như một yếu tốquyết định tăng trưởng kinh tế, trong nghiên cứu của ông về mối quan hệ tăng trưởngFDI ở Châu Phi Áp dụng mô hình dữ liệu bảng điều khiển trên 31 quốc gia châu Phi cậnSahara, Adekele nhận thấy rằng tích lũy tài sản cố định gộp có ý nghĩa tích cực và gắnliền với tăng trưởng kinh tế trong cả ba kỹ thuật thống kê được sử dụng trong mô hình dữliệu bảng Tương tự, Javed et al (2014) nghiên cứu về tác động biến động của các biến sốkinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế, thấy rằng tích lũy tài sản cố định gộp có ảnh hưởngtích cực với GDP, với hệ số có ý nghĩa thống kê là 0.084115
Vốn nhân lực (Human captital)
Vốn nhân lực trong việc xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có vai tròđáng chú ý, ngay cả khi tồn tại sự khác biệt trong loại vốn nhân lực được áp dụng trongyếu tố quyết định tăng trưởng (Adeleke, 2014; Alemu & Lee, 2015; Ali, Ali, & Amin,2013; Dao, 2012; Guga, Alikaj, & Zeneli, 2015; Sethy & Sahoo, 2015; Tchereni &Sekhampu, 2013; Thuku, Paul, & Almadi, 2013; Wako, 2012) Alemu và Lee (2015) lưu
ý rằng lý thuyết nội sinh được xem xét vốn con người là yếu tố chính quyết định tăngtrưởng kinh tế Các tác giả cho rằng, trước nửa cuối thập niên 1990, hiệu suất của nguồnnhân lực có mối quan hệvới giáo dục, mặc dù một số học giả đã nhận ra tầm quan trọngcủa yếu tố bổ sung như sức khỏe Freckleton et al (2012) sử dụng trình độ trung học cơ
sở làm đại diện cho nguồn nhân lực trong nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, FDI và thamnhũng ở các nước phát triển và đang phát triển Tchereni và Sekhampu (2013), thay vào
đó, coi vốn nhân lực của dân số đại diện bởi tốc độ tăng trưởng dân số là một yếu tốquyết định hiệu quả của tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng dân số vượt trội tương đương
Trang 10với thị trường tiêu thụ tăng, có thể thúc đẩy sản xuất Tương tự, Guga et al (2015) đã longại về vốn nhân lực của tổng tốc độ tăng dân số và ảnh hưởng của nó đối với tăngtrưởng kinh tế của Albania Các tác giả cho rằng tiến bộ vốn nhân lực và tăng trưởng kinh
tế có liên quan, tăng trưởng kinh tế đó hình thành hoàn cảnh phát triển của con người và
sự phát triển của con người đã tạo ra những cơ hội cho kinh tế sự phát triển Do đó, ápdụng mô hình hồi quy log-log trên dữ liệu chuỗi thời gian cho giai đoạn 1990 đến 2014,Guga et al (2015) cho thấy tổng tỷ lệ tăng dân số, trong số những người khác, đã có mộttác động tích cực và đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế của Albania Ali et al (2013)cũng nhận thấy tăng trưởng dân số có tác động tích cực lâu dài đến tăng trưởng kinh tế,trong đó nghiên cứu về tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế ở Pakistan, mặc dù tácđộng ngắn hạn của tăng trưởng dân số đối với tăng trưởng kinh tế là tiêu cực Ngoài ra,khác các học giả đã nhận ra một mối liên hệ tiêu cực giữa tăng trưởng dân số và kinh tếtăng trưởng của một quốc gia (Dao, 2012; Wako, 2012) Dao (2012) nhận ra một tiêu cựcliên kết giữa tăng trưởng dân số (vốn nhân lực) và tăng trưởng kinh tế, trong nghiên cứucủa ông về dân số và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển Kết luận, ý nghĩacủa dân số là một đại diện của vốn nhân lực trong việc xác định sự phát triển kinh tế củamột quốc gia
đã kích thích tăng trưởng, nhưng vượt quá mức tăng thêm tỷ lệ lạm phát thực sự cản trởtăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, Akram et al (2011), nhận định lạm phát có mối quan hệ tiêu cực vớităng trưởng kinh tế, trong nghiên cứu của họ về các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế
ở Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) Các học giả khác có tương tự công nhận
Trang 11mối liên hệ tiêu cực và có ý nghĩa giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế (Adeleke, 2014;Ristanović, 2010; Saqib, Masemony, & Rafique, 2013) Agalega và Antwi (2013), trongnghiên cứu của mình về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến tổng doanh thu sảnphẩm nội địa của Ghana cho thấy lạm phát và GDP có liên quan tích cực, mặc dù điềunày là không đáng kể Babatunde (2011) tương tự công nhận sự ảnh hưởng tích cựcnhưng không đáng kể liên kết giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu củaông về mở cửa thương mại, FDI, và tăng trưởng ở các nước châu Phi cận Sahara Đánhgiá dường như thừa nhận việc thực hiện rằng, ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởngkinh tế xuất hiện khác nhau trong các tài liệu hiện tại.
Lãi suất (Interest Rate)
Trong khi đó, việc sử dụng lãi suất trong các nghiên cứu thực nghiệm, để xác định
sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có mặt khắp trong tài liệu hiện tại (Agalega &Antwi, 2013; Akiri & Adofu, 2007; Balassa 1989; Ghatak, 1997; Imoisi, Chika, &Moses, 2012; Koka, Bozdo, & Çuçi; 2013; Mashamba, Magweva, & Gumbo, 2014;Obamuyi, 2009; Ristanović, 2010; Saymey & Orabi, 2013; Waty, 2014) Imoisi et al.(2012) đã lập luận rằng lãi suất thực là yếu tố quyết định đáng kể của khoản tiết kiệm vàđầu cơ của đơn vị gia đình và doanh nghiệp và, do đó, có ý nghĩa chiến lược đối với thayđổi theo chu kỳ và phát triển kinh tế dài hạn Agalega và Antwi (2013) cũng đã khám pháảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoáitrên GDP của Ghana Áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS, Agalega và Antwi nhậnthấy rằng lãi suất có tác động tiêu cực đến GDP của Ghana Điều này về cơ bản hàm ý sựtăng trưởng của lãi suất sẽ làm giảm GDP Saymeh và Orabi (2013) cũng áp dụng môhình hồi quy và hợp nhất, trong nghiên cứu về tác động của lãi suất và các yếu tố khác,đối với tăng trưởng kinh tế của Jordan và công nhận rằng lãi suất có ảnh hưởng tiêu cựcđến tăng trưởng kinh tế Phát hiện của Saymeh và Orabi (2013) phù hợp với những pháthiện bổ sung về lãi suất và tăng trưởng kinh tế của một số học giả (Agalega & Antwi,2013; Ristanović, 2010; Waty, 2014) Tuy nhiên, trong nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếtkiệm ngân hàng và tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế Nigeria, Anthony (2012) đãlưu ý rằng chênh lệch lãi suất có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê với tăngtrưởng kinh tế, không phù hợp với những phát hiện của Waty (2014)
Trang 12PHẦN III XÂY DỰNG MÔ HÌNH
1 Xây dựng mô hình:
Từ những mô hình kinh tế học cổ điển, tân cổ điển cho đến hiện đại đã nêu ở phần II.1 và những nghiên cứu thực nghiệm ở phần II.2 Nhóm nghiên cứu đã quyết định đưa những biến giải thich sau vào mô hình
Tài sản cố định: bao gồm cải tạo đất (hàng rào, mương, cống, v.v.); nhà máy,
máy móc, và mua thiết bị; và xây dựng đường bộ, đường sắt, và tương tự, bao gồm
trường học, văn phòng, bệnh viện, nhà ở tư nhân, và các tòa nhà thương mại và công nghiệp Hàng tồn kho là hàng tồn kho của các công ty do các công ty nắm giữ để đáp ứngnhững biến động tạm thời hoặc bất ngờ trong sản xuất hoặc bán hàng, và "công việc đangtiến triển" Theo các nhà kinh tế học thì đây là nhân tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế
Lãi suất: bao gồm các khoản thanh toán lãi cho nợ chính phủ - bao gồm trái phiếu
dài hạn, các khoản vay dài hạn và các công cụ nợ khác cho cư dân trong và ngoài
nước.Tỷ lệ này còn phản ánh độ ổn định và giàu có của một quốc gia
Tăng trưởng dân số: Tốc độ tăng trưởng dân số có mối quan hệ mật thiết với tăng
trưởng kinh tế Tăng trưởng dân số phản ảnh lượng lao động tương lai của một quốc gia
và nó cũng phản ánh phần nào sự thịnh vượng của quốc gia
Lạm phát: Lạm phát là hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, có ảnh hưởng sâu rộng
đến các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia trong các giai đoạn phát triển kinh
tế.lạm phát có nhiều vai trò như có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tiết kiệm và đầu tư, thể hiện mối quan hệ thuận chiều với tăng trưởng kinh tế thông qua tác động kích cầu Tuy nhiên nó cũng để lại nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế khi lạm phát vượt quá mực kiểm soát
Nguồn vốn ròng FDI vào trong nước: Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
đã được thảo luận rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế Đã có cả phân tích tích cực và tiêu cực về FDI về tăng trưởng kinh tế Hầu hết các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách tin rằng FDI kích thích sự phát triển đầu tư vào công nghệ, tăng vốn cổ phần và tăngviệc làm.Tuy nhiên, một số lo lắng rằng nó có tác động lớn đến đầu tư trong nước và loại
bỏ sự cạnh tranh trong thị trường địa phương
Trang 13thuộc với năm t-1) x 100%
Tăng trưởng
lượng tài sản cố
định
Biến độc lập Kgrowth %
Đo bằng (lượng thay đổi năm t so với năm t-1) x 100%
+
Vốn FDI ròng
vào trong nước
Biến độc lập FDIrate %
(Chênh lệch giữa vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước và ra ngoài nước) / GDP x 100%
+
Tỷ lệ tăng
trưởng dân số
Biến độc lập PopuGrowth %
Đo bằng( dân số năm t – dân số năm t-1) x 100%
-Ta có dạng mô hình hồi quy:
gGDP= ^ β1+^β2∗Kgrowth+ ^ β3∗FDIrate+ ^ β4∗PopuGrowth+^ β5∗Inflat+ ^ β6∗Interest+e i
Trong đó: ^β1là hệ số chặn
^
β2,^ β3, ^ β4, ^ β5, ^ β6là hệ số góc
e ilà ước lượngphần dư
2 Mô tả số liệu và lựa chọn mô hình
Với đề tài nghiên cứu này, nhóm đã thu thập số liệu chéo từ 84 quốc gia ngẫu nhiên trên toàn thế giới vào năm 2014 từ World Bank
Sử dụng phương pháp hồi quy OLS kết hợp với dữ liệu trên để ước lượng mô hình
Trang 14PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1 Mô tả thống kê và mô tả tương quan các biến
Sử dụng lệnh su để mô tả dữ liệu Lệnh su cho biết số lượng quan sát, giá trị trung bình (mean), độ kệch chuẩn (std.dev) và giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min) của các biến:
GDPg 84 3.444854 2.571469 -2.51262 10.25749Kgrowth 84 5.98969 16.2865 -30.0641 113.3005FDIrate 84 4.347415 5.726547 -4.50843 34.41077PopuGrowth 84 1.08821 1.187474 -1.08764 6.016439Inflat 84 4.005725 5.716322 -3.29286 40.28297Interest 84 7.283958 6.359051 0.417035 33.56433
Nguồn: Tính toán và tổng hợp với sự hỗ trợ của phần mềm STATA
1.1 Từ kết quả bảng trên ta có bảng tổng hợp như sau
Bảng 4.1: Mô tả dữ liệu các biến trong mô hình
Tên biến Tên gọi Giá trị trungbình Sai sốchuẩn Giá trị nhỏnhất Giá trị lớnnhất
GDPg
Tốc độtăngtrưởngGDP
Nhận xét:
Dữ liệu bảng 4.1 cho biết rằng có 84 quan sát
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giao động trong khoảng từ -2.51262 đến 10.25749 (đơn vị: %)
Trang 15Tăng trưởng tư bản dao động trong khoảng từ -30.0641 đến 113.2005 (đơn vị: %)
Chỉ số FDI dao động trong khoảng từ -4.50843 đến 34.41077 (đơn vị: %)
Lạm phát dao động trong khoảng từ -3.29286 đến 40.28297 (đơn vị: %)
Lãi suất dao động trong khoảng từ 0.417035 đến 33.56433 (đơn vị: %)
Tốc độ tăng trưởng dân số dao động trong khoảng từ -1.08764 đến 6.016439 (đơn vị: %)
1.2 Hệ số tương quan giữa các biến được mô tả ở Bảng 4.2
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
GDPg Kgrowth FDIrate PopuGrowth Inflat Interest
Kết quả từ bảng 4.2 cho thấy rằng mức độ tương quan giữa các biến là khá thấp tất
cả đều nhỏ hơn 0.8 => không có khả năng xảy ra hiện tượng đã cộng tuyến
Bên cạnh đó biến GDPg tương quan cùng chiều với biến Kgrowth, FDIrate,
PopuGrowth, Inflat và ngược chiều với biến Interest Khi phân tích tương quan ta có thể đưa ra cái nhìn tổng quát giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, tuy nhiên không có nghĩa rằng khi phân tích tương quan cũng đồng nghĩa với việc giả định kỳ vọng dấu
Do đó khi Kgrowth, FDIrate, PopuGrowth, Inflat tăng thì GDPg cũng sẽ tăng Interest tăng thì GDPg sẽ giảm
2 Kết quả ước lượng (xem phần phụ lục)
Kết quả ước lượng mô hình
Số quan sát: 84
P-value = 0.0001
Hệ số xác định của mô hình: R2 =0.2876
Root MSE = 2.239
Trang 16gGDP = 2.364752 + 0.0477039*Kgrowth + 0.0717047*FDIrate +
0.7764037*PopuGrowth – 0.0097631*Inflat – 0.0443634*Interest + e i (1)
(se) (0.4667974) (0.0155225) (0.0434185)
(0.2215836) (0.0437797) (0.0409164)
3 Kiểm định và lựa chọn mô hình
Kiểm định các khuyết tật : Phụ lục trang 19
Bỏ sót biến Không bỏ sót biến Không bỏ sót biến
Phương sai sai số thay đổi Không vi phạm Không vi phạm
Đã cộng tuyến Không vi phạm Không vi phạm
Phân phối chuẩn của nhiễu Không vi phạm Không vi phạm
Giả thuyết nghiên cứu Có ý nghĩa Có ý nghĩa
Kết luận Ba biến không có ý nghĩa
nên ta không sử dụng mô hình 1
Sử dụng mô hình 2
Từ kết quả kiểm định ta có mô hình:
gGDP=¿2.359667 + 0.0537778*Kgrowth + 0.7012197*PopuGrowth (2)
Trang 174 Giải thích và nhận định về kết quả ước lượng
Từ kết quả ước lượng có thể thấy hệ số hồi quy của biến lãi suất, tỷ lệ
FDIinflow/GDP và tỷ lệ lạm phát đều không có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế Giải thích cho việc này, nhóm nghiên cứu cho rằng do mô hình OLS chưa phải là mô hình phùhợp nhất để nghiên cứu cho mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với những biến
số giải thích này Do đó dẫn đến kết quả ước lượng bị sai lệch
Ngoài ra ta có thể thấy hệ số tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế mang dấu dương đúng như trong nghiên cứu của Akram et al (2011) về sự ảnh hưởng tích cực của lạm phát trong việc ổn định nền kinh tế Điều này có thể giải thích bởi vì trong thời gian này 2014, các quốc gia trên thế giới đang có đang sự tăng trưởng ổn định
Do đó lạm phát cung ở mức ổn định của nền kinh tế nên giữ được tác động tích cực của nó
Hệ số tương quan giữa mức lãi suất với tốc độ tăng trưởng kinh tế là âm và tỷ lệ vốn FDI ròng vào trong nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế là dương đều phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm đi trước của Lo et al (2013), Babatunde (2011), Nsiah et al (2016) về FDI cũng như (Agalega & Antwi, 2013; Akiri & Adofu, 2007; Balassa 1989; Ghatak, 1997; Imoisi, Chika, & Moses, 2012; Koka, Bozdo, & Çuçi; 2013; Mashamba, Magweva, & Gumbo, 2014; Obamuyi, 2009; Ristanović, 2010; Saymey & Orabi, 2013; Waty, 2014) về lãi suất
Hệ số tương quan của tỷ lệ gia tăng tổng tài sản cố định quốc gia (Kgrowth), tăng trưởng dân số (PopuGrowth) mang dấu dương với tăng trưởng kinh tế, phù hợp với kỳ vọng Hệ số hồi quy của biến PopuGrowth là 0.7012 và biến Kgrowth là 0.05
Như vậy khi tỷ lệ gia tăng dân số tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 0.7012% là do vào giai đoạn này nền kinh thế thế giới đang tăng trưởng ổn định khi tỷ lệ