1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp đối với giáo viên chủ nhiệm nhằm luyện kỹ năng viết đúng cho học sinh lớp 2 qua phân môn chính tả

21 74 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 459,83 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NHẰM LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 2 Q

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NHẰM LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 2

QUA PHÂN MÔN CHÍNH TẢ

Quảng Bình, tháng 5 năm 2020

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM NHẰM LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 2

QUA PHÂN MÔN CHÍNH TẢ

Trang 3

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ Năm đầu tiên cắp sách đến trường, trẻ

vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập MônTiếng Việt góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở trường Tiểu họctheo đặc trưng của bộ môn mình Giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ, năng lực sửdụng Tiếng Việt để suy nghĩ, giao tiếp, học tập Thông qua Tiếng Việt, rèn luyện chocác em có năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục tư tưởng, tình cảm lànhmạnh trong sáng Yêu cầu chú trọng xây dựng các thói quen nề nếp cho học sinh, phảitác động nhiều tới cảm xúc và tình cảm để phát triển ý thức và lý trí cho các em Cuốibậc Tiểu học yêu cầu tối thiểu là phải đọc thông viết thạo mặt chữ, sử dụng ngôn ngữtrong nói và viết, thuộc lòng thơ văn, hiểu truyện Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viếtđược sử dụng khá cơ bản thành thạo Như chúng ta đã biết phân môn Chính tả giúphọc sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt Vì vậy phân mônChính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt phổ thôngnhất là trường Tiểu học

Mục đích của phân môn Chính tả lớp 2 là giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viếtChính tả và kỹ năng nghe ở các mức độ rèn luyện Chính tả đoạn bài: Nhìn – viết (tậpchép) hoặc nghe – viết một đoạn có độ dài trên dưới 50 tiếng Chính tả âm vần nhằmluyện viết các từ có âm vần viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữQuốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương Kết hợp luyện tập chính

tả với việc rèn luyện cách phát âm, cũng cố nghĩa từ, trao dồi ngữ pháp tiếng Việt gópphần phát triển một số thao tác tư duy (nhận xét, so sánh, liên tưởng ) Qua đó bồidưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong học tập cũng như trongcông việc như cẩn thận, sạch sẽ, chính xác, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thầntrách nhiệm Phân môn Chính tả có tính chất nổi bật là tính thực hành, bởi thế nên cóthể hình thành các kỹ năng, kỹ xảo Chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành,luyện tập Do đó trong phân môn này các quy tắc Chính tả, các đơn vị kiến thức mang

Trang 4

tính chất lý thuyết không được bố trí trong một tiết dạy riêng mà được dạy lồng trong

hệ thống bài tập Chính tả

Trong quá trình giảng dạy tại trường tiểu học số 2 An Thủy và được phân côngtrực tiếp chủ nhiệm lớp 2, tôi thấy rằng kỹ năng viết đúng Chính tả đối với học sinh ởlứa tuổi 7 đến 8 tuổi còn gặp rất nhiều khó khăn Các em mới từ lớp 1 lên nên tốc độviết chưa nhanh Các em còn viết sai Chính tả, chưa biết cách trình bày một bài viếtsao cho khoa học, hợp lý Được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2A, lớp họckhá đông, học sinh phân bố trên địa bàn khá rộng, phụ huynh chủ yếu làm nghề nôngnên suốt ngày bận với công việc đồng áng, chỉ có một số phụ huynh quan tâm chămsóc đến việc học hành của con em mình, phần đông số còn lại không mấy ai chú ý đếnviệc học hành của con cái, phần lớn phó mặc cho giáo viên trên lớp Kỹ năng viếtđúng Chính tả của học sinh còn yếu so với yêu cầu trước mắt

Thế nên để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả đòi hỏi người giáo viênphải tổ chức, hướng dẫn các em biết cách trình bày một đoạn văn, bài văn hay một nộidung tóm tắt một bài Tập đọc mà các em đã học Để giúp các em học tốt môn Chính

tả cũng như các môn học khác, làm giảm bớt học sinh học yếu môn Chính tả tronglớp, giúp học sinh có độ tiến đều, trình độ ngang bằng nhau tôi nghĩ rằng nên luyệnviết thế nào đây cho học sinh lớp 2 Là một giáo viên Tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp

2, tôi rất băn khoăn những vấn đề tồn tại trên Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “

Một số biện pháp đối với giáo viên chủ nhiệm nhằm luyện kỹ năng viết đúng cho

học sinh lớp 2 qua phân môn Chính tả”

1.2 Điểm mới của đề tài:

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc luyện kĩ năng viết đúng cho học sinhlớp 2 qua phân môn Chính tả Sáng kiến đưa ra những giải pháp nhằm giúp học sinhluyện kĩ năng viết đúng mà lâu nay giáo viên chưa chú trọng Đồng thời bồi dưỡngcho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong học tập cũng như trong công

Trang 5

việc như cẩn thận, sạch sẽ, chính xác, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần tráchnhiệm.

- Tìm hiểu thực trạng viết đúng của học sinh lớp 2 trường tôi đang công tác quaphân môn Chính tả

- Luyện kỹ năng viết đúng cho học sinh lớp 2 trường tôi đang công tác quaphân môn Chính tả

- Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy

và học phân môn Chính tả của học sinh khối 2 trường tôi đang công tác

Nếu tất cả các lớp 2 trong tỉnh Quảng Bình có hoàn cảnh và thực trạng giống họcsinh lớp 2 trường tôi đang công tác thì áp dụng những kinh nghiệm mà đề tài này nêulên sẽ giúp cho chất lượng dạy và học môn Chính tả ở lớp 2 sẽ nâng lên rõ rệt Đóchính là điểm mới của đề tài

1.3 Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho các học sinh lớp 2 ở các trường Tiểu học

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của công tác chủ nhiệm trong việc luyện kỹ năng viết đúng cho học sinh lớp 2 qua phân môn Chính tả

2.1 Thực trạng của công tác chủ nhiệm trong việc luyện kỹ năng viết đúng cho học sinh lớp 2 qua phân môn Chính tả

2.1.1 Thuận lợi:

*Đối với GV:

- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cấp Đảng uỷ đã tạođiều kiện tốt cho công tác giáo dục của trường học Chi bộ và BGH nhà trường luônchỉ đạo sát sao tới công tác dạy và học

- Cơ sở vật chất nhà trường có đủ phòng học 2buổi/ ngày

- Khối 2 có 2 giáo viên đều là những người nhiệt tình trong công việc, tham giađầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn do phòng đề ra, chữ viết đẹp,có kinh nghiệmtrong luyện viết chữ cho học sinh

Trang 6

Ở lớp 1, Quy trình đọc và phân tích tiếng rất kĩ, hướng dẫn tập viết cụ thể, chitiết, tỉ mỉ giúp học sinh viết đúng độ cao chữ , viết đúng luật chính tả

* Đối với HS

- Sách vở học sinh được cấp đầy đủ Phòng học có đủ bàn ghế theo quy định độ tuổi,đảm bảo ánh sáng cho các em ngồi học

- HS có độ tuổi đồng đều nhau, tập trung ở gần trường thuận tiện cho việc đi học

- Hình thức: Học mà chơi , chơi mà học từ đó các em cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơnkhi tham gia học tập

* Đối với PH:

- Nhiều phụ huynh thấy được tầm qua trọng việc học của các em nói chung và luyện

viết chữ đẹp và đúng chính tả nói riêng nên đã đầu tư cho con em đầy đủ các đồ dùnggiúp các em học phân môn chính tả tốt hơn

- Phụ huynh luôn phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để có các biện pháp giúp các

em học phân môn chính tả có hiệu quả hơn

2.1.2 Khó khăn:

*Đối với GV:

Đa số giáo viên còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trongluyện kỹ năng viết đúng cho học sinh.Bên cạnh đó sự học hỏi trau dồi tay nghề cònhạn chế

Một số ít giáo viên chưa chú trọng khai thác tối đa phương pháp có ý thức;trang bị những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng, ngữ nghĩa học có liên quan đếnChính tả cũng như các phương pháp khác nhau như diễn giải, tìm tòi, so sánh, luyệntập theo yêu cầu bằng câu hỏi, bằng lời giải thích và chữa bài tập làm mẫu trên lớpcho học sinh có hiệu quả trong tiết Chính tả

Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong luyện kỹ năng viết đúng cho học sinh,

do vậy chất lượng chữ viết chưa được đồng đều trong lớp

Mỗi tiết học thực hiện tối đa 40 phút song phải quan tâm đến nhiều đối tượngtrong lớp Do đó, thời gian để kèm cặp, dạy theo đối tượng còn hạn chế

Trang 7

* Đối với HS:

Qua thực tế giảng dạy, theo dõi tình hình học tập của học sinh yếu về kỹ năngviết Chính tả, em nhận thấy đa số học sinh thường mắc các lỗi và yếu về các mặt kiếnthức như sau:

• Học sinh lẫn lộn âm đầu:

* ch/tr: con trăn → con chăn

trông thấy → chông thấy

bức tranh → bức chanh

• Học sinh không nắm vững quy tắc Chính tả:

Ví dụ: băn khoăn → băn khuăn

cổ kính → cổ cính

gồ ghề → gồ gề

• Học sinh lẫn lộn âm chính trong bộ phận vần:

* iê/yê: con thuyền → con thiền

thường xuyên → thường xiên

* u/uô: khuôn mặt → khun mặt

• Học sinh phát âm lệch chuẩn ( theo phương ngữ miền Trung ):

Ví dụ: Trường Sơn → Trườn Sơn

lan man → lang man

• Học sinh lẫn lộn dấu thanh:

* Dấu hỏi – ngã: mải miết → mãi miết

nghỉ hè → nghĩ hè

Trang 8

* Dấu huyền – sắc: buổi chiều → buổi chiếu.

làm việc → lám việc

* Đối với PH:

Điều kiện kinh tế của phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn Đa số gia đình thu nhậpcòn thấp, chủ yếu dựa vào làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ , làm thuê, làm mướn Phụhuynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít có thời gian quan tâm đến con em

Cha mẹ các em mới chỉ quan tâm con cái tiến bộ như thế nào, chữ viết xấu hayđẹp, hầu như ít quan tâm đến việc con mình viết đã đúng chính tả chưa, lỗi conthường hay mắc khi viết bài là gì, do nhận thức chưa đúng về tầm qua trọng của chữviết , cũng như quy tắc viết đúng chính tả trong trình bày văn bản Do vậy tạo chocon em mình ngại khó, thiếu tích cực trong rèn luyện chữ viết, cũng như kĩ năng viếtđúng chính tả

2.1.3 Thực trạng của học sinh:

Qua khảo sát tình hình đầu năm học 2019 – 2020 ở lớp tôi phụ trách, kết quả đạt được như sau:

2.2 Các giải pháp nhằm luyện kỹ năng viết đúng cho học sinh lớp 2 qua phân

môn Chính tả.

2.2.1 Giải pháp 1 Luyện phát âm

Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải phát âm chuẩn, cần luyện phát

âm cho học sinh để phân biệt các thanh điệu, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữquốc ngữ là chữ ghi âm “phát âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy”

Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu,Tập làm văn… mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiếthọc; trọng tâm trong phân môn chính tả, tôi thường luyện viết sau đó luyện phát âm

Trang 9

những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn lộn (tiếng mang vần khó, tiếng có âm, vần dễviết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen).

Đối với những học sinh còn yếu về mặt phát âm, tôi thường nhắc nhở các em chú

ý nghe đọc để viết cho đúng Vì vậy, giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độvừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng được

2.2.2 Giải pháp 2: Luyện tập về phân tích, so sánh

Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từcũng rất quan trọng trong giờ học chính tả

Trong các giờ Chính tả tập chép hay nghe - viết, tôi thường xuyên hướng dẫn học sinhphân tích về cấu tạo tiếng rồi so sánh những tiếng dễ lẫn lộn, luyện viết bảng contrước khi viết vào vở

Ví dụ: Khi viết tiếng “muống”, học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, em yêucầu học sinh phân tích cấu tạo 2 tiếng này đồng thời giải nghĩa từ:

- Muống = M + uông + thanh sắc (rau muống)

- Muốn = M + uôn + thanh sắc (ước muốn)

So sánh thấy được sự khác nhau đó để học sinh ghi nhớ, khi viết các em sẽkhông bị viết sai

Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưathống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng

2.2.3 Giải pháp 3: Giải nghĩa từ.

Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tậplàm văn… và cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả, khi mà học sinh khôngthể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng

Trang 10

Có nhiều cách để giải nghĩa từ: Có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu họcsinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu

tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh,…

Ví dụ: Phân biệt mắt và mắc

+ Giải nghĩa từ mắt: Cho học sinh quan sát hình ảnh đôi mắt (cơ quan để nhìn)

+ Giải nghĩa từ mắc: Có thể cho học sinh đặt câu với từ mắc (mắc lỗi)

Ví dụ: * ch/tr Chân : bộ phận nâng đỡ cơ thể người hoặc vật.

Trân: ngó trân trân hoặc trân trọng

* s/x Sen: hoa sen, vòi sen.

Xen: xen lẫn, xen kẽ

Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giảinghĩa từ

2.2.4 Giải pháp 4: Giúp học sinh ghi nhớ về mẹo luật khi viết Chính tả

Hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy tắc Chính tả bằng hệ thống bài tập giúpcác em nắm quy tắc khi viết âm : g/gh; ng/ngh; c/k

 Giúp học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả sau:

Ví dụ: * Các âm đầu: k, gh, ngh đúng trước các nguyên âm i, e, ê, iê, …

* Các âm đầu: c, g, gh đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, Bài tập điền vào chỗ chấm:

- “c” hay “k” : …éo co, cổ …ính, …iên nhẫn, tổ …iến

- “g” hay “gh” : …ồ ghề, e thuyền, …i nhớ, chán …ét

- “ng” hay “ngh”: ngốc …ếch, ngạo …ễ, …iêng …ã

 Hoặc để phân biệt âm đầu ch/tr: Em cho học sinh quan sát một số hình ảnh chỉ tên

đồ vật, tên con vật bắt đầu bằng âm ch

Ví dụ: - chổi, chảo, chén, chiếu, chum,…

- chó, chuồn chuồn, châu chấu, chim sẻ, chim sâu, …

Trang 11

 Hoặc đối với phụ âm đầu s/x: Em cho học sinh thi tìm tên chỉ cây cối hoặc tên convật đều bắt đầu bằng âm “s”

Ví dụ: - sả, sầu đâu, sầu riêng, sắn, sứ, si,…

- sò, sóc, sứa, sáo, sói, sư tử, sên,…

 Để phân biệt dấu thanh hỏi, ngã: Em sử dụng một số bài tập trắc nghiệm hoặc điền

từ vào chỗ trống để luyện cho học sinh

Ví dụ: * Khoanh tròn vào những chữ cái trước những từ viết đúng:

- ( giả, giã ) : … vờ (đò), … gạo

Hoặc để nâng cao hơn về kỹ năng viết Chính tả cho học sinh em đưa thêm dạngbài tập khó hơn bằng các câu đố, câu tục ngữ hay các bài thơ để giúp các em phát hiệnđược âm, vần hoặc thanh cần điền đúng vào yêu cầu của bài tập

Ví dụ: * Em chọn ch/tr để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Trang 12

Có hồ nước lặng sôi tăm cá

Có bươi cam thơm, mát bóng dừa.

Có rào râm bụt đo hoa quê

Như cổng nhà xưa Bác trở về

Có bốn mùa rau tươi tốt lá

Như nhưng ngày cháo bẹ măng tre

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gô thường mộc mạc, chăng mùi sơn

Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn

2.2.5 Giải pháp 5:Giúp học sinh viết đúng chính tả khi chữa bài:

Sau khi học sinh viết xong bài chính tả, tôi thường cho học sinh tự chữa lỗi củamình qua bài mẫu trên bảng cụ thể và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ.Vị trí chỗ ngồithường 2 em trong một bàn (em khá kèm em yếu) nên tôi thường hướng dẫn sửa lỗichính tả theo nhóm đôi Mỗi nhóm do một em khá, giỏi phụ trách dưới sự gợi ý củagiáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn bạn trong nhóm phát hiện ra lỗi chính tả trong cácbài viết của bạn, cùng bàn bạc thống nhất cách chữa lỗi đó.Qua cách chữa lỗi nhómđôi, tôi thấy có hiệu quả hơn so với cách chữa lỗi truyền thống ( học sinh đổi vở lẫnnhau, sau đó chữa lỗi vở bạn Biện pháp này chỉ hiệu quả đối với học sinh khá giỏi,còn học sinh yếu chưa phát hiện lỗi sai mặc dù nhìn bài mẫu của giáo viên để chữalỗi.)

Đối với những học sinh mắc nhiều lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa phương hoặcthói quen, giáo viên cần chữa bài cho các em đó, chỉ ra từng lỗi sai và cho các em viếtlại các từ đã sửa trong vở luyện chữ (vở luyện chữ đem theo từng buổi học) vì buổi

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w