Trong đó để rèn kĩ năng viết chohọc sinh, giúp các em viết đúng quy trình, viết đúng các nét chữ, viết đẹp thì khôngphân môn nào khác có thể thay thế được phân môn Tập viết.. Qua điều tr
Trang 1I.PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, hiện nay chất lượng chữ viết của học sinh luôn là vấn
đề được mọi người quan tâm và lo lắng đặc biệt là học sinh tiểu học và hơn thế nữa
là các em học sinh lớp 1 Các em như một trang giấy trắng và cần được tô lênnhững sắc màu sống động của cuộc sống, của kiến thức và bồi dưỡng về kĩ năngsống, các kĩ năng cần thiết trong học tập mà không thể thiếu được đó là kĩ năng viếtchữ đẹp, viết chuẩn các con chữ đầu tiên của cuộc đời, góp phần giúp các em cómột hành trang vững vàng chinh phục kiến thức trong tương lai Trên thực tế, nhiềuhọc sinh có chữ viết rất xấu, càng học lên các lớp cao, chữ viết của các em càngxấu Để góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh thì phân môn Tập viếtnói riêng và môn tiếng Việt nói chung giữ vai trò vô cùng quan trọng Bản thânmôn tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là
cơ sở giúp học sinh học tập tốt các môn học khác Trong đó để rèn kĩ năng viết chohọc sinh, giúp các em viết đúng quy trình, viết đúng các nét chữ, viết đẹp thì khôngphân môn nào khác có thể thay thế được phân môn Tập viết Chính vì vậy, để rènđược cho học sinh viết chữ đúng và đẹp đòi hỏi người giáo viên không chỉ giỏi vềphương pháp giảng dạy, nắm vững nội dung kiến thức chuyên môn mà còn phải cóphương pháp dạy rèn chữ viết đúng, chuẩn mực đẹp cho học sinh
Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh đặc biệt làhọc sinh lớp 1, tôi đã mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1A của trường TH Nguyễn Bá Ngọc ”.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Thông qua đề tài nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn:
+ Lưu lại những kinh nghiệm quý báu của bản thân qua quá trình hơn sáu năm gópcông sức nhỏ bé của mình trong sự nghiệp trồng người và đứng trong hang ngũ củangành, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân cho hiện tại và saunày với vai trò là một nhà giáo
+ Nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu , tìm tòi phươngpháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như nhiệm vụ của mình
+ Mong muốn sẽ được học hỏi thêm kinh nghiệm rèn chữ viết đẹp cho học sinh củacác bạn đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm nhỏ bé của mình tới các bạn Từ đóhoàn thiện và phát huy tích cực hơn những mặt mạnh, khắc phục những yếu điểmcủa bản thân
Trang 2+ Rèn luyện thêm tinh thần năng động, sáng tạo, tìm tòi, học hỏi Giữ và tiếp lửahơn nữa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự hoàn thiện mình hơn để theo kịp
sự tiến bộ của thời đại mới, sự đổi mới của ngành giáo dục
- Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu lí luận , tìm ra những cơ sở lí luận, vai trò vịtrí, nhiệm vụ và phương pháp dạy học, hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liênquan đến đề tài Ngoài ra còn khảo sát quá trình dạy học tập viết ở trường Thamkhảo 1 số phương pháp của các bạn đồng nghiệp , của các nhà nghiên cứu trên cơ
sở tìm ra những cái hay, cái đúng và những gì còn hạn chế , từ đó biết cải tiến , ápdụng vào trường lớp của mình và đề xuất những biện pháp tích cực, khắc phục hạnchế của việc dạy chữ viết - rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, giải quyết những khókhăn trong giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm của mình Rèn chữ chohọc sinh làm cho học sinh có tính cẩn thận , óc thẩm mỹ, kiên trì và chịu khó Qua
đó , giáo dục các em ý thức tự trọng và tôn trọng người khác
3 Đối tượng nghiên cứu :
- Các biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1A của trường TH Nguyễn Bá Ngọc
- Học sinh lớp 1A của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc năm học 2018 – 2019
- Tổng số học sinh lớp 1A là 35 em, trong đó nữ 20 em, dân tộc 15 em, nữ dân tộc
7 em
4 Giới hạn của đề tài:
- Đề tài nghiên cứu của tôi hướng đến lối chữ viết, nguyên nhân dẫn đến chữ viếtchưa đẹp, nghiên cứu tìm ra những biện pháp thực hiện trong việc rèn chữ cho họcsinh lớp 1 nhằm khắc phục tình trạng chữ viết chưa đúng và chưa đẹp
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Để việc nghiên cứu đạt kết quả tốt, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu ,trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
1 Phương pháp thu thập thông tin: Dùng để thu thập các thông tin của từng họcsinh
2 Phương pháp trò chuyện: Dùng để trao đổi với các đồng nghiệp có kinh nghiệm;trò chuyện với học sinh; lấy ý kiến của phụ huynh…
3 Phương pháp giao nhiệm vụ: Dùng để giao nhiệm vụ học tập cho học sinh
4 Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra
ưu điểm, tồn tại chế và biện pháp khắc phục
5 Phương pháp quan sát: Dùng để quan sát hoạt động học tập trên lớp của
học sinh
Trang 3II.PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận.
- Căn cứ Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết
trong trường Tiểu học
Trẻ em được quyền đến trường! Đó là điều ai cũng phải công nhận Được đến
trường học đọc, học viết, tiếp thu những kiến thức mới là điều cần thiết, là điều
hạnh phúc lớn lao đối với các em; và không có niềm vui, niềm hạnh phúc nào hơn
của các bậc cha mẹ khi thấy con mình tròn môi đánh vần và gắng sức đọc cho
đúng, viết cho đẹp các nét chữ đầu tiên Và đó cũng là niềm tự hào của các thầy cô
giáo khi thấy các học sinh của mình ngày càng có nhiều tiến bộ trong học tập
Nếu như học vần tập đọc giúp các em “đọc thông” thì tập viết sẽ giúp các em
“viết thạo ” Tuy nhiên, để các em viết thạo thì chúng ta cần cung cấp và rèn luyện
cho các em vốn ngôn ngữ cơ bản, để từ đó các em mới có thể đọc tốt và viết được
bài ở tất cả các môn học Viết bài tốt có thể giúp các em ghi lại rõ ràng những điều
cô giáo giảng và những điều mà các em nghĩ .”Chữ viết cũng là một biểu hiện của
nết người Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em
tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình ” (trích lời cố Thủ tướng: Phạm Văn
Đồng)
Như vậy rèn cho học sinh viết chữ đúng, đẹp chính là rèn cho các em tinh thần
kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ Người xưa thường nói : “ Nét chữ nết người ’’
Qua câu nói trên hàm ý hai vấn đề: Thứ nhất là nét chữ thể hiện tính cách của con
người; Thứ hai là thông qua rèn chữ viết mà giáo dục nhân cách con người
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Năm học 2018 – 2019, tôi chủ nhiệm lớp 1A sĩ số là 35 học sinh Sau khi
nhận lớp, ổn định nề nếp học tập, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh trong
lớp Qua điều tra, khảo sát, tôi thu được kết quả như sau:
Năm học Sĩ số học sinh Viết đẹp Viết chưa đẹp Nhóm chữ viết chưa đẹp
Nhóm khuyết trên 8 em
Các lỗi khác 8em
Với kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy, đa số các em học sinh đã qua mẫu
giáo, tuy nhiên số học sinh viết được các nét cơ bản chưa nhiều, các em chưa quen
với việc cầm bút, cầm phấn còn nhiều
Với chất lượng như vậy, chắc chắn các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá
trình học tập môn tiếng Việt, đặc biệt là viết bài
3 Nội dung và hình thức của giải pháp.
Trang 4a Mục tiêu của giải pháp.
Việc rèn chữ viết cho học sinh sẽ chủ yếu hướng đến các giờ thực hànhluyện viết các bài học âm, học vần, chính tả và tiết tập viết Bên cạnh các phươngpháp tích cực sử dụng trong các giờ tập viết như phương pháp trực quan, đàmthoại, gợi mở, luyện tập … thì khi cho học sinh luyện viết, giáo viên cần có nhữngbiện pháp cụ thể để hướng dẫn từng đối tượng học sinh luyện tập
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Đối với giáo viên:
* Nắm vững vị trí tính chất và nhiệm vụ của việc dạy tập viết :
Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng nhất, đặc biệt là ởbậc tiểu học, góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu đó là kĩ năngviết Chất lượng viết chữ của học sinh có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập cácmôn khác Nếu chữ viết đúng mẫu, rõ ràng tốc độ nhanh thì sẽ ghi chép bài tốt, nhờvậy kết quả học tập sẽ cao hơn
Dạy tập viết là truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết,hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng ngày càng đẹp hơn, nhanh hơn, góp phầnhình thành cho các em tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mĩ, khoa họctrong học tập ở lớp cũng như ở nhà
* Phân hóa đối tượng học sinh :
Ngay từ đầu năm tôi đã chú ý đến từng học sinh, nắm bắt thói quen, trình độ của từng học sinh để có biện pháp hướng dẫn rèn chữ phù hợp Tôi chia lớp thành hai nhóm như sau :
Nhóm học sinh đã nhận biết và viết được một số chữ cái đơn giản Đặc điểmcủa nhóm này là các em tiếp thu kĩ thuật viết nhanh hơn nhưng cũng có một vàithói quen xấu khó sửa như ngồi viết sai tư thế, viết sai cỡ chữ, viết chưa đẹp
Nhóm các em chưa nhận biết được chữ cái Đối với nhóm này tôi gặp nhiềukhó khăn hơn vì phải hướng dẫn tỉ mỉ từ dấu do các trình độ tiếp thu của các emkhông đều
*Xây dựng các biện pháp “giữ vở sạch – viết chữ
Đối với bản thân giáo viên :
- Tự rèn chữ viết đúng mẫu và đẹp Đạt 4 chuẩn: Độ cao, độ rộng các con chữ.Điểm bắt đầu, điểm kết thúc các con chữ
- Ghi chép trên sổ sách sạch đẹp
- Viết bảng đẹp đúng mẫu chữ, trình bày đẹp, khoa học
Trang 5- Lời phê khi chấm bài bằng chữ phải đẹp và nghiêm túc.
- Giữ gìn sổ sách và giáo án sạch đẹp
Đối với việc xây dựng phong trào :
- Coi trọng giờ tập viết của học sinh
- Chú ý tư thế ngối viết của học sinh
- Tích cực bồi dưỡng và tham gia vào phong trào thi viết chữ đẹp trong giáo viên và học sinh ở các cấp (trường-huyện …)
Khoảng cách chữ viết :
- Đối với bài luyện viết phần âm vần (loại chữ cỡ nhỡ)
+ Viết âm, vần: mỗi chữ cách nhau một con chữ o
+ Viết từ: mỗi chữ cách nhau một con chữ o, từ này cách từ kia 2 con chữ o.+ Viết câu ứng dụng: mỗi chữ cách nhau một con chữ o, có dấu chấm kết
Cách trình bày một bài viết trong vở :
Riêng về phân môn Chính tả tôi hướng dẫn học sinh của mình trình bày như sau:+ Bài chính tả thứ nhất trong tuần cần ghi “ Tuần ’’ sát lề vở Nếu bài chính
tả thứ hai trong tuần thì không cần ghi tuần Lùi vào 2 ô từ lề vở ghi thứ ngày, tháng, năm Lùi vào 4 ô ghi tên môn Chính tả Tên bài chính tả tùy vào độ dài ngắn mà ghi sao cho cân đối
+ Kẻ ô lời phê rộng hết chiều ngang quyển vở và cao 3 ô
+ Kẻ ô sửa lỗi rộng 3 ô và chiều cao bằng với chiều cao của bài viết
+ Hết bài kẻ ngang dòng phía dưới của dòng cuối cùng mình vừa viết
+ Nếu bài viết là thơ có 4 chữ thì kẻ ô lỗi rộng 3 ô, lùi vào 2 ô rồi viết bìnhthường + Nếu bài viết là thơ có 5 đến 7 chữ thì kẻ ô lỗi rộng 2 ô, lùi vào 1 ô rồiviết bình thường
+ Nếu thơ lục bát thì câu 6 lùi vào 3 ô, câu 8 lùi vào 2 ô như sau
Trang 6+ Bài viết là một đoạn văn thì bắt đầu viết lùi vào 1 ô, hết dòng xuống dòng kếtiếp viết sát vào lề đỏ Khi kết thúc 1 đoạn văn, xuống dòng viết đoạn khác thìlại lùi vào 1 ô và viết tiếp.
- Sau khi viết xong bài thì kẻ ngang từ lề đỏ đến hết trang giấy
- Không dùng bút xóa trong vở, muốn bỏ 1 chữ thì phải dùng thước kẻ gạchngang dưới chân chữ đó bằng bút chì
- Không được bỏ phí giấy, không xé tập trong bất kì trường hợp nào
Quy đinh về bảo quản trang trí , sử dụng dồ dùng học tập :
- Vở: Sử dụng vở 4 hoặc 5 ô li, có dòng kẻ, có hàng - cột rõ ràng Vở phải
được bao bìa dán nhãn ghi tên đầy đủ Học sinh phải lưu giữ tất cả các vở đã sửdụng trong hết năm học
- Bút : Chỉ được sử dụng bút chì, bút mực hoặc bút kim để viết bài, bút chì dùng
để kẻ các đường thẳng trong vở
- Quy định “giữ vở sạch –viết chữ đẹp” được phổ biến ngay từ đầu năm học giúp học sinh định hướng được phương pháp học tập của mình, từ đó các em có ýthức rèn chữ đẹp –giữ vở sạch ngay từ đầu
** Đối với học sinh:
* Hướng dẫn học sinh nắm được những yêu cầu cơ bản :
Tư thế ngồi viết :
Tư thế ngồi viết đúng là khi ngồi viết học sinh phải ngồi ngay ngắn lưngthẳng một cách tự nhiên ,không cố sức gồng người, ngực không tựa vào cạnh bàn,đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25cm - 30cm, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ cho vởkhông bị xê dịch, hai chân song song thoải mái
Trang 7Tư thế ngồi đúng
Minh họa: Lê Thị Minh Hằng
Cách cầm bút :
Tư thế ngồi sai
Phan Hoàng Long
Khi viết học sinh điều khiển bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngóngiữa ) của bàn tay phải Khi viết dùng 3 ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải,cán bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại thoảimái Nhớ không nên cầm bút bằng tay trái
Về cách để vở :
Trang 8Minh họa: Lê Thị Minh Hằng Hoàng Tố Trinh
Vở viết đặt thẳng trước mặt hoặc có thể để hơi chéo một chút nếu học sinh cảmthấy khó khăn khi viết nêu đặt vở thẳng Nói chung học sinh cần đặt vở như thế nào để các em thấy thoải mái nhất khi viết mà vẫn đảm bảo cột sống không bị ảnh hưởng Khi viết tay phải cầm bút di chuyển từ trái sang phải rất thuận lợi và dễ dàng
* Hướng dẫn học sinh nhận biết các nét cơ bản :
Để giúp học sinh viết đúng các nét chữ, đúng dộ cao, tập viết chữ, trước tiêncho học sinh đọc thuộc tên gọi 13 nét cơ bản của chữ viết So với chữ viết cũ thì độcao tên gọi của các nét cơ bản chữ viết mới có sự thay đổi, kể cả cách viết
TT NÉT CƠ BẢN MẪU CHỮ CŨ NÉT CƠ BẢN MẪU CHỮ MỚI
Trang 99 Nét cong trái Nét cong hở trái
Việc thực hiện viết các nét cơ bản được thực hiện nhiều lần ở bảng con ,sau
đó viết vào vở viết trên lớp vở tập viết mẫu
* Xác định dòng kẻ:
- Trước khi bắt đầu dạy viết chữ tôi hướng dẫn các em xác định vị trí của các
đường kẻ trong vở tập viết cũng như trong vở tập viết mẫu
- Tập viết mẫu hiện nay cứ 4 hoặc 5 ô li là có một dòng kẻ đậm gọi là “đườngchuẩn” để xác định điểm dặt bút, rồi từ đó tùy theo độ cao, độ dài của chữ mà đếm
ô li lên trên hoặc xuống dưới dòng kẻ đậm
ĐƯỜNG CHUẨN (Vở tập viết mẫu )
Trang 10ĐƯỜNG CHUẨN (vở viết hs)
g
- Cách viết vần an:
Từ điểm dặt bút tren đường chuẩn gần 2 ô li viết con chữ a liền nét với con chữ
n, điểm dừng bút trên đường chuẩn 1 ô li (độ cao con chữ học sinh đã biết khôngnên nhắc lại )
anViệc các em xác định được vị trí các dòng kẻ sẽ giúp các em định hướngđược khoảng cách chữ viết giữa hàng trên và hàng dưới, khoảng cách con chữ với
Trang 11con chữ, khoảng cách chữ với chữ, … Từ đó bài viết của các em nhìn cân đối hơn,đẹp mắt hơn Đây là một trong những yêu cầu quan trọng giúp các em nâng caochất lượng chữ viết của mình.
* Rèn luyện kĩ năng viết :
Trước khi cho học sinh viết bài, tôi viết mẫu cho học sinh xem và phân tíchcấu tạo từng nét của con chữ (giai đoạn đọc âm ), sau đó tôi cho học sinh viết vàobảng con, rồi viết bài vào vở tập viết (thời gian viết cả bảng con và vở khoảng 20phút ) Tôi chú ý nhắc nhở học sinh sửa những nét cơ bản mà các em thường viếtsai Ví dụ như những chữ có nét khuyết độ cao 5 ô li thì các em thường viết 4 ô li
Trong quá trình hướng dẫn học sinh viết chữ chuyển tiếp qua viết nối liên kết chữ có từ 2 con chữ trở lên, tôi nhắc học sinh chú ý khoảng cách nối nét giữa các con chữ (viết vần tiếng ), khoảng cách giữa chữ với chữ (viết từ ) sao cho vừa
đủ, không quá hẹp cũng không quá rộng Cũng có trường hợp khi hướng dẫn các
em viết chữ có nhiều con chữ liên kết nhưng không có điểm nối nét do đó khi viết phải tạo thêm nét phụ.
Có điểm nối nét Phải tạo thêm nét phụNgoài việc hướng dẫn học sinh viết liên kết các con chữ, tôi còn hướng dẫn họcsinh viết dấu phụ và đặt dấu thanh đúng quy định Đối với việc đặt dấu phụ trênđầu của con chữ thì điểm cao nhất của dấu phụ không cao quá 1/3 đơn vị điểm thấpnhất của dấu phụ không chạm vào đầu của con chữ:
Tuy nhiên, có loại dấu không đặt trên đầu con chữ mà đặt hơi nghiêng phíatrên bên phải của thân con chữ, độ cao cũng không quá 1/3 đơn vị chữ (VD:ư,ơ…)bên cạnh đó, việc đánh dấu thanh đúng quy định sẽ giúp các em hiểu rõnghĩa của chữ Dó đó, khi hướng dẫn học sinh viết chữ có dấu tôi hướng dẫn họcsinh đặt dấu thanh trên hoặc dưới âm chính, dấu thanh không chạm vào con chữ
Từ việc hướng dẫn học sinh viết các con chữ có liên kết nhiều con chữ và caohơn là dạy học sinh viết từ, câu ứng dụng Ngoài việc làm cho học sinh hiểu được ýnghĩa của từ, câu bằng cách giải thích ngắn gọn, liền mạch tôi nhắc nhở học sinh chú ýcách nối nét liên kết giữa các con chữ, giữa các con chữ và dấu phụ và đặt dấu thanhđúng quy địnhbắt đầu từ điểm đặt bút, điểm nối nét và dừng bút Bên cạnh đó khoảngcách chữ viết giữa các nét nối, giữa các chữ với chữ, giữa từ với từ, hay giữa các chữtrong một câu dài cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá chất lượngchữ viết của học sinh Một bài viết đẹp là bài viết có chữ viết
Trang 12đẹp, đúng độ cao, khoảng cách chữ viết, trình bày sạch sẽ và viết đúng chính tả.Khoảng cách giữa chữ với chữ là một con chữ o, giữa từ với từ là 2 con chữ o; Cònkhoảng cách giữa các nét nối thì các học sinh sẽ tự điều chỉnh sao cho hợp lí cấnđối.
* Rèn viết kết hợp rèn đọc, luyện nói :
Để học sinh viết tốt thì bên cạnh việc rèn chữ viết, tôi còn chú ý đến việc rèn
kĩ năng đọc bài và luyện nói của học sinh Nếu học sinh không đánh vần được chữ,đọc nói không thành từ, câu thì khó có thể viết được đúng chính tả từ ngữ, câu …
Từ việc viết sai chính tả dẫn đến các em bôi xóa làm cho bài viết mất thẩm mĩ
Ở phần học âm vần tôi rèn cho các em cách phát âm đúng và nhận diện được
âm vần Học sinh phát âm chuẩn, đánh vần đúng, nhận diện được âm vần một cáchchắc chắn thì khi viết các em không viết lộn xộn, viết sai chính tả
Để thuận lợi trong quá trình rèn viết cho học sinh kết hợp rèn đọc, luyện nói tôi phân loai học sinh theo từng nhóm như sau :
Nhóm do ảnh hưởng ngôn ngữ địa phương :
Lỗi sai thường gặp ở nhóm này là đọc lẫn lộn giữa âm này và âm khác
VD: đọc “n” thành “l” và ngược lại, đọc a thành o; r thành g; oan thành on; oan
thành oang, …
Đối với nhóm này, khi cho các em đọc bài luyện nói tôi chú ý cho các em cáchphát âm, bên cạnh dó liên hệ phụ huynh đề nghị trong môi trường giao tiếp hàngngày cần chú ý phát âm đúng để các em có giọng đọc, giọng nói chuẩn
Nhóm phát âm không chuẩn do bớt dấu:
Lỗi sai thường gặp ở nhóm này là các em đọc bài chậm khi nói câu chữkhông rõ ràng phát âm không đúng nên dẫn đến viết sai, các em khi đọc viết
thường có dấu thì bỏ dấu, không có dấu thì thêm dấu vào VD: Cho đọc thành chó, điền đọc thành điên.
Đối với nhóm này khi viết tôi nhắc nhở các em nhớ cách viết bằøng cách đánhvần từng chữ hoặc bằng hình ảnh cụ thể VD khi viết từ “ Che chở ”tôi nhắc họcsinh viết từng tiếng âm ch với âm e, chở âm ch âm ơ thêm dấu hỏi
Học sinh có bài đọc tốt, nhớ được cách đánh vần đúng thì mới viết được tốt
Dó đó đối với học sinh hay đọc lẫn lộn giữa âm này với âm kia, vần này với vầnkia thì giờ luyện đọc tôi cho học sinh đọc đi đọc lại vần từ ngữ đó nhiếu lần rồiluyện viết vào bảng con và nhắc nhở các em về nhà tiếp tục luyện đọc, viết chođúng Trong giao tiếp hàng ngày tại lớp, tôi luôn chú ý nhắc nhở học sinh phát âmchuẩn, lời nói phải rõ ràng, to để mọi người nghe được
Từ việc phân hóa đối tượng học sinh theo nhóm, tùy theo trình độ học sinhtôi đã từng bước khắc phục cho các em những lỗi sai thường gặp, từng bước nângcao chất lượng bài viết, chữ viết cho học sinh
* Khen thưởng động viên :
Trang 13Mỗi tháng tôi tổ chức cho học sinh thi đua “Vở sạch chữ đẹp” bằng hình thức kiểm tra đánh giá vở viết của các em theo thang điểm cụ thể như sau :
Căn cứ vào biểu điểm tôi chấm điểm và xếp loại “Giữ vở sạch viết chữ
đẹp”theo 3 mức độ A – B – C vào viết của học sinh
- Loại A: từ 8-10 điểm
- Loại B : từ 5-7 điểm
- Loại C: dưới điểm 5
Sau khi đánh giá tôi chọn ra 6 em có kết quả cao nhất để tuyên dương trước lớp và động viên những học sinh học tập gương tốt của 6 bạn sau:
** Biện pháp duy trì kết quả rèn chữ :
Sau mỗi tiết học và bài học, giáo viên cần theo dõi, quan sát từng học sinh của lớp mình về chữ viết và cách trình bày
Khi kiểm tra bài, chữa bài cho học sinh giáo viên cần sửa lỗi, chỉ ra cho học sinh đó thấy được lỗi sai của mình cần khắc phục, sửa chữa như thế nào …
Chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút của từng học sinh cũng như phân bố theocặp, tổ, nhóm để các em học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau
Giáo viên cần thận trọng khi viết chữ và trình bày trên bảng lớp để học sinh học tập và noi theo
Đối với học sinh chậm tiến bộ, cần giúp đỡ, uốn nắn từng bước để các em dần tiến bộ
Trang 14c Mối quan hệ giữa giải pháp – biện pháp:
Giữa giải pháp và biện pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn hỗ trợcho nhau cùng hướng tới một mục đích là rèn viết cho học sinh Không có giảipháp, biện pháp nào là vạn năng Từ việc rèn kỹ năng viết cơ bản cho học sinh đếnviệc rèn viết đúng mẫu rồi rèn tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho học sinh đềulien quan chặt chẽ với nhau Rèn kỹ năng cho học sinh là phải biết giữ vở sạch,trình bày vở và trình bày bài đẹp, nắn nót phải luôn được thực hiện một cách thốngnhất, đồng bộ và nhịp nhàng Từ đó giúp cho công tác rèn viết cho học sinh ngàycàng được phát triển và đạt kết quả tốt hơn Trong quá trình vận dụng, bản thân tôi
tự nhủ phải hết sức khéo léo lựa chọn các biện pháp, giải pháp làm sao để đem đếnkết quả cao nhất
d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Với những biện pháp nêu trên, trong học kì I, năm học 2018 – 2019, chất lượngchữ viết lớp tôi đạt được kết quả đáng khích lệ, tỉ lệ loại C giảm so với đầu nămhọc, các em không ngừng rèn luyện và duy trì chữ viết của mình
Từ những nỗ lực của bản thân tôi và sự cố gắng của các em học sinh, chất lượng chữ viết của lớp tôi có chuyển biến tích cực
Qua đánh giá quá trình học tập của học sinh, lớp tôi đạt kết quả cụ thể nhưsau:
Trang 16Bài viết của em: Hoàng Tố Trinh - Xếp loại A
Trang 17Học sinh lớp 1A trường TH Nguyễn Bá Ngọc
Trang 18Bài viết của em: Lê Thị Minh Hằng - Xếp loại A
Trang 19Học sinh lớp 1A trường TH Nguyễn Bá Ngọc
Trang 20Bài viết của em: H’ Dang Niê - Xếp loại A
Học sinh lớp 1A trường TH Nguyễn Bá Ngọc
Trang 21Bài viết của em: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Xếp loại A
Học sinh lớp 1A trường TH Nguyễn Bá Ngọc