Quy định và thực tiễn chống bán phá giá của mỹ và giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓIĐẦU……….……….……… 1
CHƯƠNG I QUYĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ1 Kháiniệmvềbán phá giá…….
2.2.1 Quá trình khởi kiện…… ……….………… ………6
2.2.2 Quá trình điều tra… ……….……… 10
2.2.3 Các khái niệm pháp lý chính ……….……….…… ………… 20
2.2.4 Quá trình xem xét lại………… ………….……….… 34
CHƯƠNG II THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ1 Tổng quan thực trạng bán phá giá vào thị trường Mỹ……… 36
1.1 Thống kê các vụ bán phá giá trong giai đoạn 1980-2001……… 37
Trang 31.2 Thực trạng xử lý các vụ bán phá giá vào thị trường Mỹ……….…….….… 43
2 Những nhận xét về việc áp dụng luật chống bán phá giá của Mỹ…… 492.1 Phản ứng của các quốc gia đối với luật chống bán phá giá của Mỹ… … 492.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của luật chống bán phá giá của Mỹ
đến bản thân nền kinh tế Mỹ………… ………….……… 52
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu thực tiễn chống
2 Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề bán phágiá……….……….……… 582.1 Nhóm giải pháp nhằm tránh bị liên quan đến các vụ kiện bán phá giá… 582.2 Nhóm giải pháp cần tiến hành khi bị kiện bán phá giá…….……… 612.3 Nhóm giải pháp khác……….……… 76
KẾT LUẬN……….……….……….…… …… 79
BẢNG CHỮ VIẾTTẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Luật chống bán phá giá là một trong những bộ luật non trẻ nhất của hệthống luật thương mại quốc gia cũng như thế giới bởi cho đến đầu thế kỷ XX,khái niệm chống bán phá giá hầu như vẫn chưa hình thành.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hoá thương mại ngày càng phát triển, khimà các hàng rào thương mại cổ điển dần được tháo bỏ, thì khái niệm bán phágiá và chống bán phá giá ngày càng phổ biến và luật chống bán phá giá, do vậy,ngày càng được chú trọng Điều này đã được minh chứng qua số lượng ngàycàng tăng các quốc gia có luật chống bán phá giá cũng như các vụ kiện bán phágiá diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Do vậy một điều hiển nhiên là trong hoạt động thương mại quốc tế trongtương lai, việc các doanh nghiệp phải đối mặt với luật chống bán phá giá là mộtđiều tất yếu.
Mỹ, với tư cách là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và cũng là bạn hàngkhó chơi nhất, là một trong những quốc gia tiên phong trong việc sử dụng luậtchống bán phá giá để điều chỉnh mối quan hệ thương mại với các quốc giakhác Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có dịp đối mặt với luật chống bánphá giá Mỹ Sự đơn giản về mặt bản chất nhưng phức tạp về các quy định cũngnhư cách thức xử lý đòi hỏi các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp ViệtNam, phải có được một vốn hiểu biết nhất định về bộ luật này nhằm, ít nhất,
Trang 5tránh những lúng túng và sai sót không cần thiết trong trường hợp bị kiện bánphá giá, và cao hơn, giành phần thắng về mình
Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài này để thực hiện bài khoá luận tốtnghiệp với mong muốn đưa ra được một cái nhìn riêng về bộ luật chống bánphá giá của Mỹ Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan,bản khoá luận này mới chỉ đưa ra được một số nét cơ bản của bộ luật chống bánphá giá Mỹ cũng như việc thực thi bộ luật này trong thực tế nhằm giúp chongười đọc có một cái nhìn khái quát nhất về bộ luật này.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và sự hỗ trợ về mặt tài liệu của giáoviên hướng dẫn, thầy Nguyễn Phúc Khanh, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Phó hiệutrưởng trường Đại học Ngoại thương Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của thầy,em đã có thể hoàn thành tốt bản khoá luận tốt nghiệp này.
Hà nội, ngày 30/12/2003Sinh viên
Trần Ngọc Trung
Trang 6Theo định nghĩa trên, một hành vi sẽ được coi là bán phá giá nếu thỏa mãn2 tiêu chí:
- Hàng hóa đó được bán tại mức giá thấp hơn giá trị thông thường.
- Việc bán hàng hóa tại mức giá đó gây thiệt hại tới ngành sản xuất củaMỹ.
1.2 Các đạo luật của Mỹ liên quan đến bán phá giá
Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên đưa luật chống bán phá giá vàohệ thống luật pháp quốc gia.
Điều luật đầu tiên điều chỉnh hành vi bán phá giá là khoản 800 - 801 thuộcBộ Luật Doanh Thu ban hành năm 1916, thường được gọi là Luật chống bánphá giá 1916.
Trang 7Theo luật này, nhà nhập khẩu có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự vàhình sự nếu nhập khẩu hoặc bán hàng hóa ngoại nhập vào thị trường Mỹ tại mứcgiá thấp hơn đáng kể so với mức giá của cũng sản phẩm đó bán tại một thịtrường khác tương đương Đạo luật này được ban hành do nỗi lo sợ rằng cácCông ty châu Âu, đặc biệt là các Công ty Đức, trong nỗ lực giành lại vị thế trênthị trường Mỹ sau thế chiến thứ I, sẽ đe dọa đến sự phát triển của ngành sản xuấtMỹ.
Tuy nhiên, do tính phức tạp trong việc yêu cầu nguyên đơn đưa ra cácbằng chứng, nên luật này chỉ được áp dụng một cách hạn chế và đã nhanh chóngđược bổ sung bởi một điều luật khác: Luật chống bán phá giá ban hành năm1921, sau này được đưa vào phần VII Luật thuế quan 1930 (Tariff Act of 1930).Luật chống bán phá giá 1921 là căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong việc xử lýcác hành vi bán phá giá Bộ luật này cũng là nền tảng của Điều khoản VI củaGATT, sau này là Bộ luật chống bán phá giá của GATT ( ban hành năm 1967 ) Sau việc ban hành luật chống bán phá giá 1921, phải mãi cho tới năm 1974và 1979, Mỹ mới tiếp tục ban hành các điều luật điều chỉnh hành vi bán phá giá.Đó là Luật Thương mại 1974 (Trade Act of 1974) và luật Thương mại 1979(Trade Act of 1979) Hai điều luật này được ban hành nhằm chấn chỉnh lại côngtác kiểm soát, điều tra và xử lý các hành vi bán phá giá gây tổn hại cho nền côngnghiệp Mỹ Chi tiết về vấn đề này sẽ được thảo luận kỹ ở phần sau.
Như vậy về cơ bản có 4 điều luật chính điều chỉnh hành vi bán phá giá:- Luật chống bán phá giá 1916
- Luật chống bán phá giá 1921- Luật Thương mại 1974- Luật Thương mại 1979
Bốn bộ luật này được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau và đều được BộThương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ (USITC) dẫn chiếutrong quá trình xử lý các vụ kiện bán phá giá.
Trang 82 Qui định của luật pháp Hoa Kỳ về xử lý hành vi bán phá giá
2.1 Cơ quan thẩm quyền điều tra hành vi bán phá giá
Cùng với sự hình thành của các điều luật liên quan, phạm vi thẩm quyềnxét xử hành vi bán phá giá cũng thay đổi theo.
Khi ban hành luật chống bán phá giá 1916, các vụ kiện bán phá giá đượccoi là các vụ án dân sự và thậm chí là hình sự, do vậy cơ quan chịu trách nhiệmlà tòa án Mỹ Thẩm quyền của tòa án chỉ giới hạn trong phạm vi xét xử, còn việctìm kiếm chứng cứ để có thể thắng được vụ kiện hoàn toàn là bổn phận của bênnguyên đơn.
Việc ra đời Luật chống bán phá giá 1921 đồng nghĩa với việc chuyển đổithẩm quyền từ Tòa án sang Cục ngân khố Mỹ (US Treasury) Trách nhiệm cũngđược nâng cao: thẩm quyền của Cục Ngân khố không chỉ giới hạn trong việcđưa ra phán quyết mà còn tiến hành các bước điều tra và xác định mức độ thiệthại mà mỗi hành vi bán phá giá gây ra Tuy nhiên, trên thực tế, các công tác liênquan đến hành vi bán phá giá đều không được Cục Ngân khố tiến hành côngkhai và thường không có thời hạn để hoàn tất một cuộc điều tra Chính bởi lý donày mà tính bảo hộ của Luật chống bán phá giá đã không được phát huy, tạo nênsự phản ứng trong giới công nghiệp Mỹ, đặc biệt là trong ngành thép Sự phảnứng này đã dẫn đến kết quả ra đời của Luật Thương mại 1974 (Trade Act of1979) và Luật Thương mại 1979 (Trade Act of 1979) Một cách chính xác thìtrong 2 bộ luật mới này, chính quyền Mỹ đã đưa ra các đạo luật qui định về hànhvi bán phá giá, cụ thể là Đạo luật Jackson - Vanik.
Theo luật mới này, hành vi bán hàng ở mức giá thấp hơn chi phí sản xuấtcũng được coi là bán phá giá Về mặt thuật ngữ, bán phá giá và bán dưới mứcchi phí đều được gọi là bán dưới mức hợp lý (Less than fair value - LTFV) Luậtmới cũng đưa ra định nghĩa về chi phí sản xuất:
Trang 9Chi phí sản xuất = chi phí trung bình + 10% chi phí quản lý + 8% lợi nhuận.Đồng thời, thẩm quyền cũng được chuyển giao từ Cục Ngân khố Mỹ sangBộ Thương mại Hoa Kỳ ( DOC - Cơ quan bảo hộ công nghiệp nội địa) và Uỷban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) Hai cơ quan này sẽ chịu trách nhiệmtừng phần, cụ thể:
- Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chịu trách nhiệm xác định mức giá bándưới mức hợp lý – mức LTFV Việc xác định mức giá có thể được tiến hành khálinh động DOC có thể lựa chọn các mức tỷ giá hối đoái khác nhau khi chuyểnđổi giá xuất khẩu sang đồng tiền của nước xuất khẩu DOC có thể bỏ qua mứcdoanh số thấp hơn chi phí sản xuất thu được ở thị trường nước xuất khẩu Khimức doanh số này quá thấp, DOC có thể sử dụng mức giá ở một thị trường thứba DOC cũng có thể không xét đến lượng doanh số ở mức giá cao hơn mứcLTFV thu được trên thị trường Mỹ Một điều quan trọng là thị trường Mỹ có thểphân ra thành các thị trường khu vực Việc xác định lượng doanh số ở mức giáLTFV chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp tính toán mà DOC áp dụng.
- Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) chịu trách nhiệm xác địnhmức độ thiệt hại Tương tự như DOC, USITC cũng có thể linh động trong việcxác định xem liệu hành vi bán phá giá gây ra những thiệt hại vật chất hay chỉmới đe dọa đến ngành sản xuất Mỹ USITC có thể xem xét nhiều chỉ tiêu khácnhau như doanh số, lợi nhuận, việc làm,…
2.2 Trình tự tiến hành xử lý bán phá giá
Như đã trình bày ở trên, quá trình điều tra và đưa ra phán quyết cuối cùngđược gói gọn trong thời hạn tối đa là 280 ngày Tuy nhiên, trên thực tế, các phánquyết cuối cùng thường được đưa ra sớm hơn thời hạn này rất nhiều Về cơ bản,có 3 bước để kết thúc một vụ kiện bán phá giá:
- Khởi kiện.- Điều tra- Xem xét lại.
Trang 102.2.1 Quá trình khởi kiện
A Tổng quan.
Bên nguyên đơn có thể đệ đơn kiện bán phá giá lên Bộ Thương mại HoaKỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (USITC) với nội dung: Một ngànhsản xuất của Mỹ đang phải chịu thiệt hại vật chất hoặc có nguy cơ phải chịu thiệthại vật chất, hoặc việc thành lập một ngành sản xuất ở Mỹ bị trì hoãn do việcnhập khẩu một hay nhiều loại hàng hóa tại mức giá thấp hơn mức hợp lý (mứcLTFV) hoặc do việc Chính phủ của một hay nhiều quốc gia trợ giá cho hàng hóamà Mỹ nhập khẩu.
B Chuẩn bị khởi kiện
Thông thường, DOC và USITC thường xem xét lại đơn kiện trước khiđược đệ trình chính thức nhằm giúp nguyên đơn tránh được những sai sót có thểngăn cản quá trình điều tra.
Về mặt hình thức, đơn kiện phải có phần mở đầu và kết luận và được trìnhbày theo dạng sau:
Mục 1: Thông tin chung
Mục 2: Mô tả hàng hóa nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩuMục 3: Thông tin về trợ giá và thông tin về giá
Mục 4: Thông tin về tình trạng nguy kịchMục 5: Thông tin về mức độ thiệt hại
Mục 1: Thông tin chung
Phần này cung cấp thông tin về nguyên đơn và ngành nội địa sản xuất sảnphẩm tương tự hoặc gần giống với sản phẩm nhập khẩu Theo qui định, đơn kiệnphải nhân danh cả một ngành sản xuất Để thỏa mãn điều kiện này thì:
i Số lượng nhà sản xuất và công nhân ủng hộ đơn kiện phải đại diện chotối thiểu 25% tổng sản lượng của ngành đó.
Trang 11ii Số lượng nhà sản xuất và công nhân ủng hộ đơn kiện phải chiếm trên50% sản lượng mà 25% nói trên tạo ra(1).
Nếu đơn kiện không có được sự ủng hộ của các nhà sản xuất và công nhânchiếm trên 50% tổng sản lượng của ngành, thì DOC phải trưng cầu ý kiến của cảngành hoặc dựa vào các thông tin khác để xác định xem liệu đơn kiện đó có đạtđược mức ủng hộ như luật định không.
Mục 2: Mô tả hàng hóa nhập khẩu, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
Trong phần này, bên nguyên đơn cần đưa ra những định nghĩa chính xácvà rõ ràng về hàng nhập khẩu bao gồm đặc tính kỹ thuật, nguyên liệu sản xuấtkèm theo catalog sản phẩm Nhìn chung, định nghĩa này phải đủ rộng để baoquát được toàn bộ vấn đề nhưng cũng phải đủ hẹp để tránh tốn thời gian điều tra.Ngoài ra, bên nguyên đơn phải đưa ra thông tin về nước xuất xứ của hàngnhập khẩu, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, giá trị và kim ngạch xuất khẩu sang thịtrường Mỹ trong 3 năm gần nhất.
Mục 3: Thông tin về trợ giá và thông tin về giá LTFV
Trong phần này, bên nguyên đơn phải đưa ra các thông tin, bằng chứng vềsự can thiệp của Chính phủ nước xuất khẩu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ,cũng như mức giá dưới mức hợp lý - LTFV của hàng hóa nhập khẩu Các thôngtin này sẽ chỉ do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) xem xét.
Mục 4: Thông tin về "Tình trạng nguy kịch"
"Tình trạng nguy kịch" là điều khoản cho phép áp dụng thuế chống bánphá giá trước thời hạn hiệu lực trong trường hợp đặc biệt Bên nguyên đơn cóthể yêu cầu áp dụng điều khoản vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày DOC đưara phán quyết cuối cùng 20 ngày.
Đương nhiên, để điều khoản này được áp dụng, thì bên nguyên đơn phảinhận được phán quyết xử thắng của DOC và USITC Việc thi hành điều khoản
(1) Ví dụ, 1 tổng công ty, gồm nhiều công ty thành viên chiếm 25% tổng sản lượng củangành, đệ đơn kiện bán phá giá Để đơn kiện được chấp nhận, số công ty thành viên ủnghộ đơn kiện phải chiếm trên 50% sản lượng của tổng công ty.
Trang 12này sẽ dẫn đến việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhậpkhẩu được bán trong khoảng thời gian 90 ngày trước khi mức thuế chống bánphá giá được áp dụng Điều khoản này được áp dụng nhằm 2 mục đích:
(1) Ngăn cản việc nhà nhập khẩu trốn thuế chống bán phá giá bằng cáchnhập khẩu một khối lượng lớn ngay sau khi có đơn kiện.
(2) Giảm bớt ảnh hưởng của lượng hàng nhập khẩu trốn thuế nếu như sựviệc đã xảy ra.
DOC phải đưa ra quyết định liên quan đến việc áp dụng điều khoản “tìnhtrạng nguy kịch”, và nếu quyết định của DOC là có tồn tại tình trạng đó, đồngthời USITC cũng xác nhận việc có thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nộiđịa, thì USITC phải đưa ra một phán quyết bổ sung để xác định xem liệu có xảyra tình trạng trốn thuế hay không Để đưa ra phán quyết này, USITC phải cânnhắc các yếu tố:
(1) Thời gian và khối lượng hàng nhập khẩu.(2) Sự tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu.
(3) Bất kỳ một yếu tố khác cho thấy đang có hành vi trốn thuế chống bánphá giá.
Mục 5: Thông tin về mức độ thiệt hại
Trong phần này, bên nguyên đơn phải cung cấp các dữ liệu chứng minhviệc mặt hàng nhập khẩu gây thiệt hại hoặc đe đọa thiệt hại cho ngành sản xuấtnội địa Nhìn chung, các số liệu này phải tổng kết được tình hình của 3 năm gầnnhất bao gồm:
(1) Kim ngạch và giá trị hàng nhập khẩu được bán ở mức giá LTFV.
(2) Giá bán tại Mỹ của hàng nhập khẩu và giá của sản phẩm tương tự đượcsản xuất tại Mỹ.
(3) Năng suất, doanh số trong nước, doanh số xuất khẩu của sản phẩmtương tự được sản xuất tại Mỹ.1
1Những thông tin này sẽ được sử dụng để đánh giá quy mô của ngành sản xuất mặt hàngtương tự của Mỹ, từ đó đánh giá mức độ thiệt hại mà mặt hàng bán phá giá gây ra.
Trang 13(4) Số lao động của Mỹ trong ngành sản xuất sản phẩm tương tự trên.(5) Số liệu về thu nhập và lỗ (doanh số ròng, chi phí sản xuất, lợi nhuận
hoặc lỗ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý)
2.2.2 Quá trình điều tra
Quá trình điều tra vụ kiện chống bán phá giá có thể được chia làm 5 bước,kết thúc mỗi bước là phán quyết của DOC hoặc USITC.
Bước 1: Bắt đầu điều tra.
Bước 2: Giai đoạn điều tra sơ bộ của Uỷ ban TMQT USITCBước 3: Giai đoạn điều tra sơ bộ của Bộ TM HoaKỳ DOCBước 4: Giai đoạn điều tra chính thức của Bộ TM Hoa Kỳ DOCBước 5: Giai đoạn điều tra chính thức của Uỷ ban TMQT Hoa Kỳ USITC
Ngoại trừ bước 3, trong các bước còn lại nếu có phán quyết xử thua bênnguyên đơn thì vụ kiện sẽ bị dừng lại.
Thời hạn hoàn thành cho 5 bước trên như sau:Bước 1: 20 ngày sau khi nhận được đơn kiệnBước 2: 45 ngày sau khi nhận được đơn kiệnBước 3: 115 ngày sau khi hoàn thành bước 2Bước 4: 75 ngày sau khi hoàn thành bước 3.Bước 5: 120 ngày sau khi hoàn thành bước 3.
A Bước 1: Bắt đầu điều tra
Bên nguyên đơn phải đồng thời đệ đơn kiện lên DOC và USITC Trongvòng 20 ngày sau khi nhận đơn kiện, Bộ TM Hoa Kỳ (DOC) sẽ xác định tínhcần thiết áp dụng thuế chống bán phá giá như đơn kiện yêu cầu Nếu phán quyết
Trang 14của DOC là cần thiết, thì quá trình điều tra sẽ được tiến hành, nếu ngược lạiDOC sẽ bác đơn kiện và quá trình tố tụng chấm dứt.
B Bước 2: Giai đoạn điều tra sơ bộ của Uỷ ban Thương mại Quốc tếHoa Kỳ - USITC
Trong vòng 45 ngày sau khi nhận được đơn kiện, USITC sẽ dựa trênnhững thông tin sẵn có để xác định xem liệu có dấu hiệu nào cho thấy mộtngành sản xuất Mỹ đang phải chịu thiệt hại hoặc có nguy cơ phải chịu thiệt hạivật chất, hoặc việc thành lập một ngành sản xuất bị ngăn cản do việc nhập khẩuloại hàng hóa nằm trong diện điều tra Trong giai đoạn điều tra sơ bộ này,USITC phải tiến hành 6 bước:
- Thành lập và lên kế hoạch điều tra sơ bộ.- Bảng câu hỏi.
- Họp báo và tổng kết
- Báo cáo của ban điều tra và bản ghi nhớ- Tổng kết và biểu quyết
- Phán quyết và quan điểm của USITC
* Thành lập và lên kế hoạch điều tra sơ bộ
Sau khi nhận được đơn kiện, USITC sẽ thành lập một ban điều tra gồm 6thành viên: 1 điều tra viên, 1 chuyên gia kinh tế, 1 kế toán viên/kiểm toán viên,1 chuyên gia phân tích sản xuất, một luật sư, và 1 giám sát viên Ban điều tra sẽlên kế hoạch điều tra và soạn thảo 1 thông báo cho công luận Mục đích của bảnthông báo này là cung cấp cho công chúng những thông tin liên quan đến nộidung điều tra và lịch trình điều tra.
Bên nguyên đơn cũng có thể tham gia vào ban điều tra.
* Bảng câu hỏi
Sau khi xem xét kỹ lưỡng đơn kiện và các thông tin sẵn có khác, ban điềutra soạn thảo bảng câu hỏi để gửi cho các nhà sản xuất Mỹ, các nhà nhập khẩuMỹ và các nhà sản xuất nước ngoài nhằm lấy các thông tin cần thiết để đưa ra
Trang 15phán quyết Bảng câu hỏi sẽ được gửi đi trong vòng 2 đến 4 ngày làm việc saukhi nhận được đơn kiện Việc trả lời bảng câu hỏi là bắt buộc đối với các nhàsản xuất và nhà nhập khẩu Mỹ Nhà sản xuất nước ngoài không nhất thiết phảitrả lời bảng câu hỏi, tuy nhiên, việc không trả lời có thể dẫn đến những kết luậnkhông có lợi từ phía USITC.
Trong quá trình soạn thảo, bảng câu hỏi, USITC phải giải quyết một vấnđề mấu chốt, đó là xác định chính xác sản phẩm cần điều tra Trước khi đưa raphán quyết, USITC phải đánh giá mức độ thiệt hại mà một ngành sản xuất sảnphẩm tương tự của Mỹ phải hứng chịu Luật chống bán phá giá định nghĩa "mộtngành sản xuất" là "bao gồm tất cả các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặcbao gồm các nhà sản xuất tạo ra một phần sản lượng chủ chốt của sản phẩmtrên…" Cũng theo luật thì "sản phẩm tương tự" là sản phẩm giống hệt, hoặctrong trường hợp không có sản phẩm giống hệt, là sản phẩm có nhiều đặc tínhtương đồng với sản phẩm được so sánh nhất…" Việc xác định sản phẩm tươngtự được thực hiện dựa trên việc xem xét đơn kiện, thảo luận với các cá nhântrong ngành sản xuất sản phẩm đó, và các phân tích mà USITC có được Sau khiđã lựa chọn được sản phẩm tương tự cần điều tra, USITC sẽ soạn thảo bảng câuhỏi theo một mẫu đã được điều chỉnh cho phù hợp với vấn đề điều tra và gửi chocác nhà sản xuất Mỹ, nhà nhập khẩu Mỹ và nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuấtnước ngoài (nước xuất khẩu thuộc diện điều tra).
Bảng câu hỏi cho nhà sản xuất Mỹ có 4 phần: Phần 1 đưa ra các câu hỏi vềbộ máy và hoạt động của Công ty; có ủng hộ đơn kiện này không? Tại sao?Phần 2 yêu cầu cung cấp các thông tin, dữ liệu trong vòng 3 năm gần nhất vềnăng suất, sản lượng, lượng hàng dự trữ, lượng hàng bán, lượng hàng nhập khẩu,lượng tiêu thụ nội bộ, số lao động, giờ làm việc, mức lương Phần 3 liên quanđến các dữ liệu về tài chính trong 3 năm gần nhất bao gồm dữ liệu về tình hìnhlỗ lãi của sản phẩm được điều tra; dữ liệu về vốn, chi phí nghiên cứu và pháttriển, và giá trị tài sản của doanh nghiệp; ngoài ra còn có các câu hỏi về mức độảnh hưởng của hàng nhập khẩu đối với tình hình vốn và đầu tư Phần 4 yêu cầu
Trang 16nhà sản xuất cung cấp các thông tin liên quan đến mức giá và yêu cầu nhà sảnxuất khẳng định việc sụt giảm doanh thu là do ảnh hưởng của loại hàng nhậpkhẩu đang được điều tra.
Bảng câu hỏi cho nhà nhập khẩu Mỹ gồm 3 phần Phần 1 tương tự nhưbảng câu hỏi cho nhà sản xuất Phần 2 yêu cầu các dữ liệu trong vòng 3 năm gầnnhất về việc nhập khẩu mặt hàng được điều tra; kim ngạch và giá trị hàng bán,tiêu thụ nội bộ, chuyển nhượng hàng nhập khẩu nói trên; và lượng hàng nhậpkhẩu dự trữ trong kho Phần 3 yêu cầu cung cấp mức giá bán hàng nhập khẩu vàcác thông tin liên quan đến mức giá
Bảng câu hỏi cho nhà sản xuất nước ngoài cũng gồm 3 phần Hai phần đầubao gồm các câu hỏi tổng quát về hoạt động của nhà sản xuất tại nước đangđược điều tra (nước xuất khẩu) và tại Mỹ Phần 3 yêu cầu các thông tin trong 3năm gần nhất về năng suất, sản lượng, lượng hàng bán trong nước, lượng xuấtkhẩu sang Mỹ và các thị trường khác và lượng dự trữ mặt hàng trên.
* Họp báo và tổng kết
Sau khoảng 3 tuần điều tra sơ bộ, USITC sẽ tổ chức một cuộc họp báo.Điều hành buổi họp báo là giám đốc điều tra của USITC; ban điều tra cùng thamdự Các bên ủng hộ hay phản đối vụ kiện đều có một tiếng đồng hồ để đưa racác luận điểm và bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình Các bên diễnthuyết phải đảm bảo tính chính xác của các thông tin đưa ra Các quan chứcđứng đầu và ban điều tra có thể đặt câu hỏi cho các nhân chứng, nhưng việc chấtvấn giữa hai bên ủng hộ và phản đối là không được phép Sau khi hai bên kếtthúc bài thuyết trình, mỗi bên cũng có 10 phút để bác bỏ luận điểm của bên cònlại và đưa ra kết luận Toàn bộ nội dung buổi họp báo được lập thành biên bản.
USITC khuyến khích các bên nộp bản tổng kết sau họp báo Trong bảntổng kết này, các bên có thể đưa ra các thông tin và luận điểm thích hợp với vấnđề điều tra Bảng tổng kết được giới hạn về độ dài là 50 trang và phải được trìnhlên USITC trong vòng 3 ngày làm việc sau buổi họp báo.
Trang 17* Báo cáo của ban điều tra và bản ghi nhớ
Báo cáo của ban điều tra là một văn bản khách quan do điều tra viên,chuyên gia phân tích sản xuất, kế toán viên / kiểm toán viên, và chuyên gia kinhtế soạn thảo dưới sự chỉ đạo của giám sát viên Bản báo cáo bao gồm 1 bàithuyết trình và phân tích về tất cả các số liệu thống kê và các thông tin khác thuthập được từ bảng câu hỏi, tài liệu, nghiên cứu thực địa… Bản báo cáo khôngđưa ra bất kỳ đề xuất nào liên quan đến phán quyết của USITC.
Sau khi giám sát viên xem xét kỹ, bản báo cáo sẽ được chuyển tới USITCsau khoảng 5 tuần điều tra sơ bộ Vào ngày làm việc tiếp theo, hội đồng cố vấnsẽ chuyển cho USITC bản ghi nhớ do thành viên luật sư của ban điều tra soạnthảo Bản ghi nhớ nêu ra các vấn đề pháp lý liên quan đến cuộc điều tra, tóm tắtluận điểm của hai bên ủng hộ và phản đối, đồng thời cũng đưa ra đề xuất về mặtpháp lý.
* Tổng kết và biểu quyết
Khoảng 4 ngày làm việc sau khi nhận được bản báo cáo của ban điều tra,USITC sẽ tổ chức một buổi họp nhằm tổng kết giai đoạn điều tra và biểu quyết.Trong buổi họp, đại diện của USITC có thể chất vấn ban điều tra về các vấn đềliên quan đến cuộc điều tra trước khi thông qua bản báo cáo Tiếp sau đó, từngđại diện của USITC sẽ tuyên bố quan điểm của cá nhân và biểu quyết việc cóhay không thiệt hại vật chất đối với một ngành sản xuất Mỹ do hành vi bán phágiá gây ra ý kiến biểu quyết sẽ quyết định đến phán quyết của USITC Chỉ cầnsố biểu quyết ủng hộ chiếm một nửa, thì phán quyết của USITC sẽ là: Có.
* Phán quyết và quan điểm của USITC
Theo qui định pháp luật, USITC phải đệ trình phán quyết của giai đoạnđiều tra sơ bộ lên Ban thư ký của DOC trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đơnkiện Tiếp sau đó, USITC có 5 ngày để trình bày quan điểm bằng văn bản lênDOC Trong cùng thời gian này, ban điều tra cũng phải đệ trình lên DOC bảnbáo cáo đã được phát hành rộng rãi (bản báo cáo được phát hành rộng rãi là bản
Trang 18báo cáo trong đó không đề cập đến bất kỳ một công ty cụ thể nào và không chứađựng các thông tin bí mật).
C Bước 3: Giai đoạn điều tra sơ bộ của DOC
Trong trường hợp phán quyết mà USITC đưa ra là có thiệt hại vật chất thìDOC phải tiến hành giai đoạn điều tra sơ bộ Thời hạn cho giai đoạn này là 160ngày kể từ ngày nhận đơn kiện DOC sẽ dựa trên các thông tin sẵn có để kếtluận xem liệu có cơ sở cho việc nghi ngờ hàng hóa nhập khẩu được bán ở mứcgiá LTFV hay không Cụ thể, DOC sẽ phải dựa vào các thông tin, số liệu do Banđiều tra thu thập hoặc do chính DOC thu thập để xác định các khái niệm : Giá trịthông thường, Giá xuất khẩu, Mức bán phá giá và tỉ lệ bán phá giá (ý nghĩa củacác khái niệm này sẽ được giải thích cụ thể ở phần 2.2.3).
Nếu kết luận sơ bộ của DOC là có hành vi bán phá giá thì DOC sẽ ra lệnhđình chỉ việc thanh toán cho tất cả các giao dịch liên quan đến hàng nhập khẩuthuộc diện điều tra, được thực hiện trong khoảng thời gian 90 ngày trước khi banhành lệnh này Tiếp sau đó, các nhà nhập khẩu phải ký quĩ một khoản tiền tươngđương với tỉ lệ bán phá giá (1) Nếu kết luận của DOC là: không có cơ sở chonhững nghi ngờ trên, thì DOC vẫn tiến hành giai đoạn điều tra chính thức,nhưng nhà nhập khẩu sẽ không phải ký quỹ số tiền nói trên.
D Bước 4: Giai đoạn điều tra chính thức của DOC
Trong vòng 235 ngày sau ngày nhận đơn kiện, DOC phải đưa ra phánquyết chính thức liệu hàng nhập khẩu thuộc diện điều tra có được bán hoặc cókhả năng được bán ở mức giá dưới mức hợp lý (mức LTFV) hay không.
E Bước 5: Giai đoạn điều tra chính thức của USITC
Trong vòng 280 ngày kể từ ngày nhận đơn kiện, USITC phải đưa ra phánquyết chính thức về việc liệu hành vi nhập khẩu loại hàng hóa thuộc diện điều
(1) "Mức bán phá giá" là lượng chênh lệch giữa giá trị thông thường của loại hàng đó với giá xuất khẩu vào thị trường Mỹ cũng của loại hàng đó".
"Tỉ lệ bán phá giá " ="Mức bán phá giá"X 100%Giá xuất khẩu
Trang 19tra có gây tổn hại vật chất hoặc đe dọa tổn hại vật chất hoặc ngăn cản việc thànhlập một ngành sản xuất của Mỹ hay không.
Giai đoạn điều tra chính thức này được chia làm 8 bước:- Lập lịch trình điều tra.
- Lập bảng câu hỏi- Báo cáo trước hội thảo- Hội thảo và tổng kết.
- Báo cáo chính thức của ban điều tra và bản ghi nhớ.- Kết thúc hồ sơ điều tra và ý kiến của các bên.
Các bên liên quan, nếu muốn tham gia vào quá trình điều tra chính thức,thì cần đệ đơn xin tham gia lên ban thư ký của USITC.
* Lập bảng câu hỏi
Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ của giai đoạn điều tra sơ bộ và đặc biệt làquan điểm của USITC về vấn đề điều tra, ban điều tra sẽ lập bảng câu hỏi nhằmkhai thác từ các nhà sản xuất Mỹ và ngoại quốc, nhà nhập khẩu Mỹ và nhà buônMỹ các thông tin mà USITC cần Bản thảo của bảng câu hỏi sẽ được gửi cho cácbên liên quan để lấy ý kiến Tiếp đó, ban điều tra tập hợp các ý kiến và trìnhbảng câu hỏi lên USITC để được thông qua Bảng câu hỏi sau khi được thôngqua sẽ được gửi cho tất cả các nhà sản xuất Mỹ, nhà nhập khẩu Mỹ và nhà sản
Trang 20xuất nước ngoài có tham gia vào việc trả lời bảng câu hỏi của giai đoạn điều trasơ bộ Bảng câu hỏi cũng có thể được gửi cho các Công ty khác mà ban điều tracho rằng có liên quan đến việc nhập khẩu hoặc sản xuất mặt hàng thuộc diệnđiều tra Về cơ bản, cấu trúc bảng câu hỏi này là tương đồng với bảng câu hỏi sửdụng trong giai đoạn điều tra sơ bộ, tuy nhiên có thể có một vài thay đổi về nộidung câu hỏi và sự rút ngắn về mặt thời gian của các số liệu cần thu thập.
Bảng câu hỏi cho nhà buôn Mỹ ít nhất gồm 4 phần: Phần 1 tương tự nhưbảng câu hỏi cho nhà sản xuất và nhà nhập khẩu Phần 2 yêu cầu số liệu về hạnngạch và giá trị loại hàng thuộc diện điều tra mà Công ty mua, phân loại theonước sản xuất (hàng sản xuất tại Mỹ, hàng sản xuất tại nước thuộc diện điều tra,và hàng sản xuất tại nước không thuộc diện điều tra) Phần 3 đưa ra các câu hỏivề đặc điểm của thị trường của loại hàng hóa trên và phương thức mua bán.Phần 4 đưa ra các câu hỏi về tình hình cạnh tranh giữa hàng sản xuất tại Mỹ vớihàng sản xuất tại nước thuộc diện điều tra và hàng sản xuất tại nước khôngthuộc diện điều tra Ngoài ra còn có các câu hỏi yêu cầu đưa ra sự so sánh vềgiá, chất lượng… giữa các mặt hàng có xuất xứ từ 3 nguồn gốc nói trên.
Bảng câu hỏi sẽ được gửi đi trong vòng 1 tuần sau khi nhận được thôngbáo của DOC về kết luận điều tra sơ bộ.
* Báo cáo tiền hội thảo
Bản báo cáo này được trình lên USITC 9 ngày trước khi tổ chức hội thảo,bao gồm các thông tin mới nhất và số liệu thống kê, phân tích của các bên liênquan, cũng như các cơ sở để USITC và các bên thảo luận trong buổi hội thảo.
* Hội thảo và tổng kết
USITC sẽ tổ chức một buổi hội thảo ngay sau khi DOC đưa ra phán quyếtchính thức Chủ tịch của USITC sẽ chủ trì buổi hội thảo Buổi hội thảo là dịp đểcác bên liên quan bày tỏ quan điểm của mình và cũng là cơ hội để các thànhviên USITC chất vấn các bên và khai thác thông tin phục vụ cho việc đưa phán
Trang 21quyết chính thức Đơn đăng ký tham gia hội thảo phải được gửi lên Ban thư kýcủa USITC chậm nhất là 3 ngày trước khi buổi hội thảo diễn ra.
Trong buổi hội thảo, các bên ủng hộ và phản đối đơn kiện sẽ có 5 phút chomỗi bên để tóm tắt luận điểm của mình Tiếp theo đó, mỗi bên sẽ có một tiếngđồng hồ để nêu ra bằng chứng bảo vệ luận điểm của mình Sau khi nghe trìnhbày của các bên là quá trình chất vấn của USITC, của ban điều tra và của bênđối lập
Kết thúc buổi hội thảo là phần tóm tắt vụ kiện dài 5 phút do cả hai bên, bênnguyên đơn và bị đơn, trình bày.
USITC khuyến khích các bên liên quan đệ trình bằng chứng lên USITCtrước khi diễn ra buổi hội thảo Các bằng chứng này cần ngắn gọn và tập trungvào vấn đề chính của cuộc điều tra Ngoài ra, USITC cũng khuyến khích các bênđệ trình bản tổng kết sau buổi hội thảo Bản tổng kết có thể đưa ra thông tinđược khám phá trong thời gian sau khi tổ chức hội thảo Thời hạn nộp bản tổngkết là 5 ngày sau buổi hội thảo.
* Báo cáo chính thức của ban điều tra và bản ghi nhớ
Sau buổi hội thảo, ban điều tra sẽ cập nhật các thông tin thu thập được từbuổi hội thảo, bản tổng kết,… vào bản báo cáo tiền hội thảo Mục tiêu của bảnbáo cáo chính thức là bổ sung và đính chính các thông tin được đưa ra trong bảnbáo cáo tiền hội thảo Bản báo cáo chính thức sẽ được đệ trình lên USITCkhoảng 2 tuần sau khi kết thúc hội thảo Bản báo cáo chính thức, cùng với cáctài liệu do ban điều tra soạn thảo, biên bản nội dung buổi hội thảo, bản tổng kếtcủa các bên liên quan và các thông tin khác sẽ là căn cứ để USITC đưa ra phánquyết cuối cùng.
* Kết thúc hồ sơ điều tra và ý kiến của các bên
USITC sẽ kết thúc hồ sơ điều tra 5 ngày sau khi nhận được bản báo cáochính thức của ban điều tra Đến thời điểm này, các bên liên quan sẽ được phép
Trang 22xem xét tất cả các thông tin trước đây chưa công bố 2 ngày sau khi kết thúc hồsơ điều tra, các bên có liên quan sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về tính chính xác,mức độ tin cậy, hoặc giá trị của các thông tin này.
* Tổng kết và biểu quyết
USITC sẽ tổ chức một buổi tổng kết và biểu quyết công khai, 3 ngày saukhi nhận được ý kiến bình luận nêu trên của các bên có liên quan và 6 ngàytrước khi kết thúc thời hạn điều tra Trước khi biểu quyết, USITC sẽ một lần nữaxem xét lại toàn bộ hồ sơ và có thể yêu cầu ban điều tra tóm tắt lại quá trình điềutra.
* Phán quyết và quan điểm của USITC
Theo qui định, USITC phải đệ trình phán quyết chính thức lên ban thư kýcủa DOC trong vòng 120 ngày sau khi nhận được thông báo về kết luận sơ bộcủa DOC hoặc 45 ngày sau khi nhận được thông báo về kết luận chính thức củaDOC Trong cùng thời gian này, USITC phải trình bày quan điểm bằng văn bảnvề lý do đưa ra phán quyết đó Các văn bản này cùng được chuyển cho các bênliên quan.
Sau khi xem xét phán quyết chính thức và bản giải trình của USITC, DOCsẽ đưa ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩuthuộc diện điều tra và đưa ra một mức thuế tương đương với tỉ lệ bán phá giá.
Lưu ý : Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý rằng, mức thuế mà DOC đưa ra
vào thời điểm này không phải là mức thuế thực sự mà hàng hoá nhập khẩu phảichịu Ta có thể xem xét một ví dụ: DOC phát hiện thấy hàng nhập khẩu đượcbán với tỉ lệ bán phá giá là 5% Sau khi USITC đưa ra phán quyết chính thức làcó thiệt hại vật chất, DOC sẽ ra quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giávới hàng hoá đó là 5% Từ thời điểm này, mặt hàng trên, khi nhập khẩu vào Mỹ,sẽ phải chịu thêm một mức thuế 5% Nhà nhập khẩu sẽ phải đặt cọc một số tiềntương đương với mức 5% trên cho Cục Hải quan của Mỹ khi làm thủ tục nhậpkhẩu Tình trạng này sẽ được duy trì trong vòng một năm Sau một năm, trong
Trang 23quá trình xem xét lại, DOC mới đưa ra một mức thuế chống bán phá giá thực sự.Mức thuế chống bán phá giá thực sự này có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn tỉ lệbán phá giá mà DOC tìm thấy Nếu cao hơn, nhà nhập khẩu sẽ phải nộp thêm sốtiền còn thiếu Nếu thấp hơn, nhà nhập khẩu sẽ được hoàn trả lại phần thừa.Đồng thời trong quá trình xem xét lại, DOC và USITC sẽ quyết định việc có tiếptục duy trì thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng đó hay không.
Có hai mốc hiệu lực của thuế chống bán phá giá, tuỳ thuộc vào phán quyếtchính thức của DOC về “tình trạng nguy kịch” Nếu phán quyết chính thức củaDOC là có tồn tại "tình trạng nguy kịch”, và USITC cũng đưa ra phán quyếtchính thức rằng: 1 ngành sản xuất của Mỹ đang phải chịu thiệt hại vật chất, thìUSITC sẽ phải điều tra thêm để xác định xem liệu có tình trạng "trốn thuế" haykhông (như trình bày trong mục 4 - phần B - 2.2.1) Kết quả của cuộc điều trathêm này sẽ quyết định ngày hiệu lực của phán quyết: Nếu kết quả điều tra là cóhành vi "trốn thuế", thì mức thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng từ ngàyban hành lệnh đình chỉ thanh toán (C-2.2.2); trong trường hợp ngược lại, thì thờihạn hiệu lực bắt đầu từ ngày công bố chính thức quyết định của USITC.
Như vậy, việc DOC và USITC đưa ra các phán quyết chính thức chưa hẳnđã kết thúc quá trình điều tra một hành vi bán phá giá Như đã nói ở phần đầu,quá trình điều tra chỉ kết thúc sau khi đã hoàn thành quá trình xem xét lại Tuynhiên, để hiểu rõ hơn về bản chất của việc điều tra cũng như cơ sở để hình thànhkết quả của mỗi phán quyết, chúng ta sẽ nghiên cứu các khái niệm pháp lý chínhtrước Quá trình xem xét lại sẽ được đề cập sau.
2.2.3 Các khái niệm pháp lý chính
Các khái niệm pháp lý này chính là cái khung tạo ra kết quả điều tra củaBộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ(USITC).
A Giá trị thông thường ( Normal value )
Trang 24Giá trị thông thường, nói một cách đơn giản, là giá của sản phẩm thuộcdiện điều tra được bán tại một thị trường khác ngoài Mỹ.
Giá trị thông thường là một khái niệm quan trọng, có tính quyết định đếnphương pháp tính mức bán phá giá cũng như kết quả hay mức thuế chống bánphá giá sẽ được áp dụng.
Việc tiến hành xác định “giá trị thông thường” do DOC tiến hành và có 5phương pháp để xác định khái niệm này :
(1) Giá thị trường nước xuất khẩu(2) Giá thị trường nước thứ ba(3) Giá dự tính
(4) Giá của nền kinh tế phi thị trường(5) Giá xây dựng theo các dữ liệu sẵn có
(1) Giá trị thông thường = Giá thị trường nước xuất khẩu
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất Giá trị thông thườngđược tính trên cơ sở giá bán của sản phẩm xuất khẩu tại thị trường nước xuấtkhẩu Nói cách khác, một sản phẩm sẽ bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩucủa sản phẩm đó vào thị trường Mỹ thấp hơn giá bán lẻ ( giá bán cho người tiêudùng) cũng của sản phẩm đó hoặc sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuấtkhẩu Trên cơ sở giá CIF, DOC sẽ trừ đi các khoản phí như cước vận chuyển,phí giao dịch, hoa hồng, và các chi phí bán hàng có liên quan khác Mục đíchcủa DOC là muốn so sánh trên cơ sở giá xuất xưởng.
(2) Giá trị thông thường = Giá thị trường của nước thứ ba
Trong trường hợp sản phẩm thuộc diện điều tra hoặc sản phẩm tương tựsản phẩm thuộc diện điều tra không được bán trên thị trường nước xuất khẩuhoặc doanh số của mặt hàng này tại thị trường nước xuất khẩu quá thấp ( nhỏhơn 5% tổng doanh số mặt hàng này tại thị trường Mỹ ) thì DOC sẽ coi thịtrường mặt hàng này của nước xuất khẩu là không tồn tại và lựa chọn thị trường
Trang 25một nước thứ ba nơi cũng nhập khẩu mặt hàng tương tự của nước xuất khẩutrên DOC sẽ lấy giá xuất khẩu vào thị trường nước thứ ba của mặt hàng thuộcdiện điều tra làm giá trị thông thường.
(3) Giá trị thông thường = Giá dự tính
Giá dự tính là mức giá do DOC xây dựng nên dựa trên 3 yếu tố: Chi phísản xuất ; Mức chi phí chung ; Mức lợi nhuận hợp lý Việc tính toán mức chiphí chung và mức lợi nhuận hợp lý sẽ được dựa trên các dữ liệu liên quan đếnhoạt động sản xuất và bán hàng do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất thuộc diệnđiều tra cung cấp Trong trường hợp không xác định được 2 yếu tố này bằng cơsở trên, DOC có thể dựa vào : Số liệu thực tế về hoạt động sản xuất và bán hàngcủa nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất thuộc diện điều tra tại thị trường nước xuấtkhẩu hoặc bất kỳ một phương pháp nào khác miễn là mức lợi nhuận dự tínhkhông vượt quá mức lợi nhuận thông thường mà nhà xuất khẩu hoặc nhà sảnxuất thuộc diện điều tra vẫn hưởng.
DOC sẽ áp dụng mức giá dự tính trong trường hợp không có thị trườngnước thứ ba tương tự.
Trường hợp đặc biệt : Loại trừ các khoản doanh thu phát sinh từmức giá thấp hơn mức chi phí.
Trong quá trình kinh doanh, thường có một số giao dịch có mức giá bánthấp hơn mức chi phí sản xuất Các giao dịch như vậy sẽ được coi là “giao dịchtrong điều kiện thương mại bất thường” và sẽ bị loại khỏi giá trị thông thường.Trong thực tế, các giao dịch dưới mức chi phí sẽ bị loại nếu giá bán trung bìnhcủa các giao dịch này thấp hơn chi phí sản xuất trung bình và kim ngạch củacác giao dịch này chiếm trên 20% tổng kim ngạch Việc loại bỏ các giao dịchtrên sẽ làm tăng giá trị thông thường và càng làm cho việc phát hiện ra hành vibán phá giá khả dĩ hơn Chúng ta hãy xem xét một ví dụ Trong ví dụ này, giảsử mức chi phí sản xuất là 50 :
Trang 26Thời điểmKimngạch
Giá trị thông thườngGiá xuất khẩu vàothị trường Mỹ
Giá trị thông thường trung bình là (100 +150 + 200)/3 = 150 Mức giá xuất khẩu trung bình là (50 + 100 + 150 + 200)/4 = 125
Do đó mức bán phá giá là (150 – 125) = 25 và tỉ lệ bán phá giá là 25/125 =20% Nếu như giao dịch trong tháng 1 không bị loại khỏi gía trị thông thườngthì giá trị thông thường trung bình là 122.5 và như vậy đã không có hành vi bánphá giá.
(4) Giá trị thông thường = Giá của một nền kinh tế phi thị trường
Đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường nhưLiên bang Sô Viết cũ, Trung Quốc, , DOC sẽ từ chối việc lấy giá ở thị trườngnước xuất khẩu làm giá trị thông thường với quan điểm rằng giá và chi phí củacác thị trường nói trên là do chính phủ kiểm soát và do đó không phản ánh đúnggiá trị thị trường DOC sẽ thu thập các thông tin về các yếu tố đầu vào mà nhàsản xuất tại nước xuất khẩu cần để tạo ra sản phẩm thuộc diện điều tra Sau đó,
Trang 27DOC sẽ tính toán giá trị của các yếu tố đầu vào này trên cơ sở giá của các yếutố đó tại một “nước đại diện” Nước đại diện là quốc gia có nền kinh tế thịtrường và được đánh giá là có mức độ phát triển tương đương với nước thuộcdiện điều tra.
(5) Giá trị thông thường = Giá xây dựng theo các dữ liệu sẵn có
Phương pháp cuối cùng mà DOC sử dụng là xác định giá trị thông thườngdựa vào các thông tin sẵn có chứ không phải là các dữ liệu mà nhà sản xuấthoặc nhà nhập khẩu cung cấp Phương pháp này được sử dụng khi nhà sản xuấtnước ngoài không cung cấp đủ các thông tin về giá và chi phí như DOC yêucầu, hoặc những thông tin được cung cấp tỏ ra không chính xác và đầy đủ.Trong trường hợp đó, DOC sẽ dựa vào các dữ liệu sẵn có trong hồ sơ các vụkiện bán phá giá khác
B Mức bán phá giá ( Dumping Amount ) và Tỉ lệ bán phá giá ( Dumping Margins )
Theo quy định của luật chống bán phá giá, sau khi đã xác định được giátrị thông thường bằng một trong năm phương pháp trên, DOC sẽ tiến hành tínhtoán mức bán phá giá
Mức bán phá giá là chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩusang thị trường Mỹ của mặt hàng thuộc diện điều tra.
Tỉ lệ bán phá giá là tỉ lệ phần trăm của mức bán phá giá so với giá xuấtkhẩu
Việc xác định mức bán phá giá là một bước quan trọng để xác định xemliệu có hay không hành vi bán phá giá và nếu có thì hành vi đó xảy ra ở mức độnào Cụ thể, nếu giá xuất khẩu nhỏ hơn giá trị thông thường thì đã có hành vibán phá giá và tỉ lệ bán phá giá càng lớn thì mức độ nghiêm trọng của hành vibán phá giá càng cao.
Trang 28Theo quy định, việc so sánh này sẽ được thực hiện ở cùng một khâu trongkênh phân phối, thông thường là ở khâu xuất xưởng, và các thông số được sửdụng trong quá trình so sánh thường có mốc thời gian không chênh lệch nhaulắm Việc so sánh hai giá trị này ở khâu xuất xưởng đồng nghĩa với việc phảiloại trừ tất cả các chi phí phát sinh sau thời điểm hàng hoá được xuất xưởng rakhỏi mức giá được sử dụng để so sánh Ví dụ như, nếu giá xuất khẩu là giá CIF,tức là nhà xuất khẩu phải trả cước vận chuyển nội địa, cước tàu biển và bảohiểm, thì các mức cước này sẽ bị loại trừ để có được giá xuất xưởng
Về cơ bản, có hai phương pháp so sánh : So sánh theo giá trị trung bình( Weighted average to weighted average basis ) và So sánhtheo từng giao dịch ( Transaction to Transaction basis ) Hãyxem xét ví dụ sau :
Thời điểm Giá trị thông thường Giá xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Nếu sử dụng phương pháp so sánh theo từng giao dịch thì các giao dịchtrong nước và giao dịch xuất khẩu diễn ra vào cùng một mốc thời gian ( thườnglà trong cùng một tháng ) sẽ được so sánh với nhau.
Trường hợp ngoại lệ
Trang 29DOC có thể so sánh giá trị trung bình của giá trị thông thường với giáxuất khẩu của từng giao dịch, nếu DOC phát hiện có sự chênh lệch lớn về mứcgiá, bán cho các người mua khác nhau, bán cho các khu vực khác nhau, và bánvào các thời điểm khác nhau Nếu sử dụng phương pháp này, kết quả sẽ rấtkhác biệt.
Giá trị thông thường(tính trên cơ sở giá trị
trung bình)
Giá xuất khẩu(từng giao dịch)
Mức bánphá giá
Phương pháp làm tròn : Từ ví dụ trên, ta có một lượng bán phá giá
dương là 100 ( 75 và 25 của hai giao dịch đầu ) và một lượng bán phá giá âmcũng là 100 ( -25 và -75 của hai giao dịch cuối ) Sở dĩ có mức bán phá giá âmlà do giá xuất khẩu thực tế cao hơn giá trị thông thường Sẽ không có hành vibán phá giá nếu lượng bán phá giá âm được bù cho lượng bán phá giá dương.Tuy nhiên, DOC không chấp nhận sự bù đắp như trên và thay vào đó, gán giátrị 0 vào các giao dịch có mức bán phá giá âm Đây tạm gọi là phương pháp làmtròn ( Zeroing ) Kết quả của phương pháp này là: Ta sẽ có một mức bán phágiá là 100 và tỉ lệ bán phá giá là 100/500 = 20%.
Việc áp dụng phương pháp làm tròn được giải thích rằng : Chỉ cần có mộtgiao dịch có hành vi bán phá giá thì tức là mặt hàng nhập khẩu từ quốc gia đóbị bán phá giá Phương pháp này, do đó, đã hỗ trợ việc phát hiện ra hành vi bánphá giá.
Trang 30Ví dụ minh họa cách xác định mức bán phá giá
Ví dụ 1 Giá trị thông thường được xác định theo phương
pháp 1, giá thị trường nước xuất khẩu.
Nhà sản xuất X Thị trường trongnước
Nhà sản xuất X Xuất khẩu
Thuế : 5 Những khác biệt trong quá trìnhxuất khẩu : 5
Cước vận chuyển nội địa : 1 Cước vận chuyển nội địa : 1Cước đường biển/Bảo hiểm : 6Lãi tiền vay : 5 Lãi tiền vay : 2
Ví dụ 2.
Trang 31Nhà sảnxuất X Thịtrường trongnước
Nhà sản xuất X Xuất khẩu
Lãi tiền vay : 6 Lãi tiền vay : 1
C Thiệt hại vật chất
Theo qui định tại khoản 771(7) của luật chống bán phá giá 1921, để xácđịnh mức độ thiệt hại vật chất, USITC phải xem xét:
Trang 32(1) Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra.
(2) ảnh hưởng của việc nhập khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra đến tìnhhình giá cả của sản phẩm tương tự được sản xuất tại Mỹ.
(3) ảnh hưởng của việc nhập khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra đến hoạtđộng sản xuất của các Công ty, cá nhân Mỹ sản xuất mặt hàng tương tự.
USITC phải xác định xem mức tăng trong kim ngạch nhập khẩu mặt hàngđiều tra có tăng đáng kể hay không Khi đánh giá ảnh hưởng của hàng nhậpkhẩu đến tình hình giá cả, USITC phải cân nhắc liệu có tồn tại:
(1) Việc bán rẻ hàng nhập khẩu so với mặt hàng tương tự được sản xuất tạiMỹ.
(2) Việc bán hàng nhập khẩu làm giảm hoặc kìm hãm việc tăng giá của sảnphẩm tương tự được sản xuất tại Mỹ.
Trong quá trình đánh giá ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến hoạt độngsản xuất của các Công ty, cá nhân Mỹ sản xuất mặt hàng tương tự, USITC sẽphải đánh giá tất cả các nhân tố kinh tế tương ứng như:
(1) Sự suy giảm trong sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất,…
(2) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức giá trên thị trường Mỹ.
(3) Các ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền, hàng tồn kho, nhân công, lương,tốc độ tăng trưởng, khả năng huy động vốn và đầu tư.
(4) Các ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình phát triển và sản xuất của ngànhsản xuất Mỹ.
(5) Mức bán phá giá (là mức chênh lệch giữa giá trị thông thường của mặthàng thuộc diện điều tra với giá xuất khẩu vào thị trường Mỹ của mặt hàng đó).
Nghị viện Mỹ yêu cầu USITC phải đánh giá tất cả các nhân tố trên, có xétđến chu kỳ kinh doanh và điều kiện cạnh tranh đặc trưng của ngành sản xuất bịảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu.
Một cách đơn giản, việc xác định mức thiệt hại vật chất được tiến hànhnhư sau:
Trang 33Nhàsản xuất Mỹ
Nhà xuất khẩunước ngoài Y
Nhà xuất khẩunước ngoài Z
Mức thiệt hạivật chất
Trong ví dụ này, giả sử mức chi phí của nhà sản xuất Mỹ là 110 Do phảiđối mặt với hàng nhập khẩu giá rẻ, nhà sản xuất Mỹ buộc phải bán ở mức giáthấp hơn mức chi phí DOC có thể tiến hành tính toán một mức giá mục tiêu chonhà sản xuất Mỹ dựa trên mức chi phí sản xuất thực tế cộng với một mức lợinhuận hợp lý, trong ví dụ nàylà 10% Do vậy, ta có mức giá mục tiêu trong ví dụnày là 110+(110x10%)=121 Và ta có mức thiệt hại vật chất tương ứng là51.25% và 10%.
D Đe dọa thiệt hại vật chất
Theo luật chống bán phá giá, khi xác định xem liệu một ngành sản xuấtcủa Mỹ có bị đe dọa thiệt hại vật chất hay không, USITC cần cân nhắc:
(1) Tính xác thực của các thông tin về hình thức trợ giá được áp dụng(hình thức trợ giá đó có phải là một trong các hình thức trợ giá được quiđịnh trong khoản 3 hoặc khoản 6.1 của Hiệp ước trợ giá của WTO haykhông).
(2) Việc tăng lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ có phải do có sự tăng năngsuất của nước xuất khẩu hay không.
(3) Việc tăng thị phần của hàng nhập khẩu có phải do lượng nhập khẩutăng hay không.
(4) Mức giá của hàng nhập khẩu có làm giảm mức giá của sản phẩm nộiđịa cùng loại và làm tăng nhu cầu nhập khẩu hay không.
Trang 34(6) Khả năng chuyển đổi sản phẩm trong trường hợp nước xuất khẩu thuộcdiện điều tra ngừng sản xuất sản phẩm đó.
(7) ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất sản phẩm nội địa cùngloại.
(8) Các xu hướng bất lợi khác biểu thị khả năng có thiệt hại vật chất donhập khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra.
USITC sẽ phải cân nhắc toàn bộ các nhân tố trên trong một mối quan hệthống nhất, từ đó mới đưa ra kết luận và phán quyết chính thức.
E Kìm hãm sản xuất
Nguyên đơn có thể khẳng định việc thành lập một ngành sản xuất của Mỹbị kìm hãm do việc nhập khẩu hoặc bán mặt hàng nhập khẩu thuộc diện điều tra.Luật chống bán phá giá không đưa ra định nghĩa về “kìm hãm sản xuất”, tuynhiên, trong quá trình xử kiện, USITC đã bắt đầu cân nhắc vấn đề này thông quacác yếu tố sau:
(1) Ngành sản xuất đó bắt đầu hoạt động từ khi nào.(2) Việc sản xuất là liên tục hay ngắt quãng.
(3) Qui mô của ngành sản xuất đó so với qui mô thị trường của loại sảnphẩm mà ngành sản xuất đó tạo ra.
(4) Ngành sản xuất đó đã đạt được mức hòa vốn hợp lý chưa.
(5) Các hoạt động sản xuất này thực sự là thuộc một ngành sản xuất mớihay chỉ đơn thuần là một dòng sản phẩm mới của một ngành sản xuất cũ.
F Sản phẩm nội địa đồng loại và ngành sản xuất Mỹ
Trước khi xác định thiệt hại vật chất hoặc nguy cơ thiệt hại vật chất củamột ngành sản xuất Mỹ, hoặc sự kìm hãm việc thành lập một ngành sản xuấtMỹ, USITC phải xác định rõ thế nào là "sản phẩm nội địa đồng loại" và "ngànhsản xuất" Theo khoản 771(34) của luật chống bán phá giá 1921, "ngành sảnxuất" là "tập hợp bao gồm tất cả các nhà sản xuất của một sản phẩm nội địađồng loại, hoặc tập hợp các nhà sản xuất chiếm phần lớn sản lượng của sản
Trang 35phẩm đó" Còn "sản phẩm nội địa đồng loại" là "sản phẩm giống hệt với sảnphẩm nhập khẩu thuộc diện điều tra, hoặc trong trường hợp không có sản phẩmgiống hệt, là sản phẩm có nhiều đặc tính và giá trị sử dụng tương đồng với sảnphẩm nhập khẩu nhất".
Việc xác định phạm vi của 2 khái niệm này trong từng vụ kiện sẽ do DOCtiến hành Tuy nhiên, USITC có thể thay đổi phạm vi của khái niệm "sản phẩmnội địa đồng loại" bằng cách đưa thêm một số sản phẩm nội địa vào danh sáchcác sản phẩm nội địa đồng loại Khi xác định sản phẩm nội địa đồng loại,USITC thường cân nhắc các yếu tố sau:
(1) Đặc điểm bên ngoài và giá trị sử dụng.(2) Khả năng thay thế cho sản phẩm khác.(3) Kênh phân phối.
(4) Thiết bị sản xuất, qui trình sản xuất và nhân công.(5) Cảm nhận của khách hàng và nhà sản xuất.
(6) Giá cả.
Một vấn đề cũng cần phải được nhắc đến: đó là liệu các sản phẩm ở cáccông đoạn sản xuất khác nhau có được coi là sản phẩm đồng loại không Khiphân tích vấn đề này, USITC thường phải tiến hành phân tích bán thành phẩmdựa theo các nhân tố sau:
(1) Sản phẩm thuộc khâu trước được sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm ởkhâu tiếp theo hay được sử dụng độc lập.
(2) Có tồn tại thị trường riêng biệt cho sản phẩm thuộc khâu trước và sảnphẩm thuộc khâu tiếp theo không.
(3) Sự khác biệt về đặc tính và chức năng của sản phẩm thuộc 2 khâu kểtrên
(4) Sự khác biệt về chi phí hoặc giá trị giữa 2 sản phẩm trên.
(5) Qui trình chuyển đổi sản phẩm khâu trước thành sản phẩm khâu tiếptheo.
Trang 36Sau khi xác định được sản phẩm nội địa đồng loại của một cuộc điều tra,USITC sẽ xác định "ngành sản xuất" USITC phải cân nhắc liệu một nhà sảnxuất cụ thể có được xếp vào khái niệm "ngành sản xuất" của một vụ kiện cụ thểhay không Để đưa ra quyết định này, USITC phải xem xét các yếu tố:
(1) Nguồn gốc và qui mô vốn.(2) Trình độ công nghệ
(3) Giá trị đóng góp vào sản phẩm(4) Mức nhân công
(5) Bất kì một chi phí hay hoạt động trực tiếp đóng góp vào quá trình sảnxuất sản phẩm nội địa đồng loại.
Một đặc điểm khi phân loại để xác định "ngành sản xuất" đó là USITC cóthể coi "ngành sản xuất" là:
(1) Bao gồm các nhà sản xuất sản phẩm đồng loại thuộc một khu vực địalý nhất định Cách phân loại này được gọi là “Ngành sản xuất theo khu vực”.
(2) Bao gồm các nhà sản xuất sản phẩm đồng loại trên toàn nước Mỹ,ngoại trừ "các bên liên quan"
* Ngành sản xuất theo khu vực
Luật chống bán phá giá 1921 qui định:
"Trong trường hợp cụ thể, đối với một mặt hàng cụ thể, nước Mỹ có thểđược chia thành 2 hay nhiều thị trường riêng biệt, và các nhà sản xuất trong mỗithị trường đó sẽ được coi là thuộc 1 ngành sản xuất riêng biệt nếu:
(1) Các nhà sản xuất trong thị trường đó bán tất cả hoặc phần lớn sản phẩmcủa mình tại thị trường đó.
(2) Nhu cầu của thị trường đó không được đáp ứng, dù ở bất cứ mức độnào, bởi nhà sản xuất không thuộc thị trường đó.
Trong trường hợp như vậy, có thể coi là tồn tại thiệt hại vật chất, nguy cơthiệt hại vật chất, hoặc sự ngăn cản thành lập đối với một ngành sản xuất củaMỹ cho dù toàn bộ ngành sản xuất đó tính trên toàn nước Mỹ không hề phải
Trang 37chịu thiệt hại hay bị đe dọa thiệt hại, nếu có hành vi bán phá giá vào một thịtrường riêng biệt và các nhà sản xuất trong thị trường đó phải chịu thiệt hại vậtchất hoặc có nguy cơ phải chịu thiệt hại vật chất do hành vi bán phá giá đó gâyra Thuật ngữ "ngành sản xuất theo khu vực" là để chỉ các nhà sản xuất nội địathuộc một khu vực nhất định, những nhà sản xuất này sẽ được coi là thuộc mộtngành sản xuất riêng biệt…”
Trong trường hợp USITC phát hiện có thiệt hại vật chất, nguy cơ thiệt hạivật chất đối với một ngành sản xuất khu vực do hành vi bán phá giá hàng nhậpkhẩu gây ra, thì DOC sẽ chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nhàxuất khẩu bán hàng vào thị trường đó.
* Các bên liên quan
Luật chống bán phá giá quy định:
"Nếu một nhà sản xuất sản phẩm nội địa cùng loại có quan hệ với nhà xuấtkhẩu hoặc nhà nhập khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra, hoặc nếu một nhà sảnxuất sản phẩm nội địa cùng loại đồng thời là nhà nhập khẩu sản phẩm thuộc diệnđiều tra, thì nhà sản xuất đó, trong trường hợp cụ thể, có thể không được tính làthuộc "ngành sản xuất".
Nhà sản xuất sẽ bị coi là có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩunếu:
(1) Nhà sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát nhà nhập khẩu.
(2) Nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát nhàsản xuất.
(3) Một bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát nhà xuất khẩu, nhànhập khẩu và nhà sản xuất.
(4) Nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp kiểmsoát một bên thứ ba và có lý do chứng minh rằng mối quan hệ này có tác độngtới hành vi của nhà sản xuất.
G Hàng nhập khẩu không gây ảnh hưởng
Trang 38Theo luật chống bán phá giá, hàng nhập khẩu không gây ảnh hưởng làhàng nhập khẩu từ quốc gia có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đó vào Mỹ nhỏhơn 3% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó của Mỹ Căn cứ để xác địnhkim ngạch của mặt hàng trên là số liệu trong vòng 12 tháng gần nhất Khi đượccoi là hàng nhập khẩu không gây ảnh hưởng, thì các vụ kiện bán phá giá đối vớimặt hàng đó sẽ bị bác bỏ.
2.2.4 Quá trình xem xét lại
Theo qui định của luật chống bán phá giá Trong vòng 5 năm kể từ ngày ápdụng thuế chống bán phá giá DOC và USITC phải tiến hành xem xét lại để cânnhắc việc bãi bỏ thuế chống bán phá giá Trên thực tế, một năm sau khi đưa raphán quyết chính thức, DOC sẽ tiến hành xem xét lại với mục đích cân nhắc vàđưa ra mức thuế chống bán phá giá chính thức và sẽ hủy bỏ việc áp dụng thuếchống bán phá giá trừ khi kết quả của quá trình xem xét lại cho thấy rằng hànhvi bán phá giá vẫn có khả năng tiếp diễn và đe dọa gây thiệt hại cho một ngànhsản xuất của Mỹ.
Trong quá trình đánh giá lại, USITC sẽ phải dự đoán những thay đổi trongkim ngạch, ảnh hưởng của mức giá và ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đếnngành sản xuất khi mức thuế chống bán phá giá được bãi bỏ Cụ thể, USITC sẽphải xem xét:
(1) Phán quyết ban đầu.
(2) Tiến triển của "ngành sản xuất" Mỹ kể từ khi mức thuế chống bán phágiá được áp dụng.
(3) Khả năng bị đe dọa thiệt hại vật chất khi mức thuế chống bán phá giáđược bãi bỏ.
Khi đánh giá khả năng thay đổi về kim ngạch nhập khẩu trong trường hợpthuế chống bán phá giá được bãi bỏ, USITC sẽ phải xem xét các yếu tố:
(1) Khả năng tăng năng suất hoặc sử dụng năng lực sản xuất nhàn rỗi củanước xuất khẩu
Trang 39(2) Lượng hàng tồn kho của mặt hàng thuộc diện điều tra
(3) Các rào cản đối với việc nhập khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra vàocác nước khác ngoài Mỹ
(4) Khả năng chuyển đổi sản phẩm trong trường hợp nước xuất khẩungừng sản xuất mặt hàng trên
Khi đánh giá khả năng ảnh hưởng của mức giá của hàng nhập khẩu trongtrường hợp bãi bỏ thuế chống bán phá giá, USITC sẽ phải cân nhắc:
(1) Khả năng bán rẻ hàng nhập khẩu thuộc diện điều tra so với sản phẩmnội địa đồng loại.
(2) Khả năng ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến sự sụt giảm giá của sảnphẩm nội địa đồng loại.
Khi đánh giá khả năng ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến "ngành sảnxuất" của Mỹ trong trường hợp bãi bỏ thuế chống bán phá giá, USITC sẽ phảicân nhắc các yếu tố kinh tế tác động đến ngành sản xuất của Mỹ như:
(1) Khả năng sụt giảm sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất,…
(2) Khả năng xuất hiện các ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền, lượng hàngdự trữ, nhân công, lương, khả năng huy động vốn,…
Luật chống bán phá giá qui định: USITC phải xét đến tất cả các yếu tố nàytrong mối quan hệ với chu kỳ sản xuất và đặc điểm cạnh tranh của ngành.
Trên đây là một vài nét về các qui định xử lý hành vi bán phá giá của Mỹ.Để xem xét xem thực tế áp dụng các qui định này như thế nào, chúng ta sẽnghiên cứu trong Chương II.
Trang 40CHƯƠNG II
THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ
1 Tổng quan thực trạng bán phá giá vào thị trường Mỹ
Trong vòng 50 năm qua , Hoa Kỳ đã liên kết các quốc gia trên thế giới lạivới nhau thông qua các hiệp định tự do hoá thương mại với mục đích giảm bớtcác hàng rào thuế quan và phi thuế quan Đồng thời với việc nghiêm cấm cáchình thức phân biệt đối xử trong thương mại, các hiệp định này cũng thừa nhậnluật chống bán phá giá như một công cụ cho phép ngăn chặn các hành vi gianlận thương mại gây tổn hại cho nền kinh tế của một quốc gia
Do kết quả của việc giảm dần các hàng rào thương mại, thuế chống bán phágiá đã nhanh chóng trở thành một công cụ đắc lực được các nhà sản xuất Mỹ tậndụng để giảm bớt áp lực từ hàng hoá nhập khẩu Các vụ kiện bán phá giá đã tănglên rất nhanh và xuất hiện ở tất cả các mặt hàng từ các sản phẩm nông nghiệpnhư hoa, hải sản, mật ong tới các sản phẩm vật liệu như thép, và thậm chí là cảcác sản phẩm công nghệ cao như máy tính và chip bán dẫn
Sức mạnh của luật chống bán phá giá nằm ở chỗ : Chính quyền Mỹ có thểáp dụng một mức thuế lên đến trên 400% Trong nhiều trường hợp, mức thuế cóthể đủ cao để đẩy các công ty nước ngoài ra khỏi thị trường Mỹ Ngoài ra, mứcthuế chống bán phá giá còn có thể kéo dài tới 20 năm, tạo thành một hàng rào“bền vững” đối với một sản phẩm được nhập khẩu từ một nước nhất định.
Xét một cách công bằng thì luật chống bán phá giá chỉ có được sức mạnhkể từ khi Luật Thương mại 1979 ra đời Luật Thương mại 1979 đã tạo ra một sốthay đổi trong Luật chống bán phá giá 1921, hay còn gọi là Chương VII LuậtThuế quan 1930 Những thay đổi này có hiệu lực từ ngày 1/1/1980 Một trongsố những thay đổi đó là sự chuyển đổi thẩm quyền từ Cục Ngân khố Mỹ sangBộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ( USITC) Như vậy, sức mạnh hiện nay của Luật chống bán phá giá chỉ có được