Quá trình xem xét lại

Một phần của tài liệu Quy định và thực tiễn chống bán phá giá của mỹ và giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam.doc (Trang 37 - 41)

2. Quy định của luật pháp Hoa Kỳ về xử lý hành vi bán phá giá

2.2.4 Quá trình xem xét lại

Theo qui định của luật chống bán phá giá. Trong vòng 5 năm kể từ ngày áp dụng thuế chống bán phá giá. DOC và USITC phải tiến hành xem xét lại để cân nhắc việc bãi bỏ thuế chống bán phá giá. Trên thực tế, một năm sau khi đưa ra

phán quyết chính thức, DOC sẽ tiến hành xem xét lại với mục đích cân nhắc và đưa ra mức thuế chống bán phá giá chính thức và sẽ hủy bỏ việc áp dụng thuế chống bán phá giá trừ khi kết quả của quá trình xem xét lại cho thấy rằng hành vi bán phá giá vẫn có khả năng tiếp diễn và đe dọa gây thiệt hại cho một ngành sản xuất của Mỹ.

Trong quá trình đánh giá lại, USITC sẽ phải dự đoán những thay đổi trong kim ngạch, ảnh hưởng của mức giá và ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến ngành sản xuất khi mức thuế chống bán phá giá được bãi bỏ. Cụ thể, USITC sẽ phải xem xét:

(1) Phán quyết ban đầu.

(2) Tiến triển của "ngành sản xuất" Mỹ kể từ khi mức thuế chống bán phá giá được áp dụng.

(3) Khả năng bị đe dọa thiệt hại vật chất khi mức thuế chống bán phá giá được bãi bỏ.

Khi đánh giá khả năng thay đổi về kim ngạch nhập khẩu trong trường hợp thuế chống bán phá giá được bãi bỏ, USITC sẽ phải xem xét các yếu tố:

(1) Khả năng tăng năng suất hoặc sử dụng năng lực sản xuất nhàn rỗi của nước xuất khẩu

(2) Lượng hàng tồn kho của mặt hàng thuộc diện điều tra

(3) Các rào cản đối với việc nhập khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra vào các nước khác ngoài Mỹ

(4) Khả năng chuyển đổi sản phẩm trong trường hợp nước xuất khẩu ngừng sản xuất mặt hàng trên

Khi đánh giá khả năng ảnh hưởng của mức giá của hàng nhập khẩu trong trường hợp bãi bỏ thuế chống bán phá giá, USITC sẽ phải cân nhắc:

(1) Khả năng bán rẻ hàng nhập khẩu thuộc diện điều tra so với sản phẩm nội địa đồng loại.

(2) Khả năng ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến sự sụt giảm giá của sản phẩm nội địa đồng loại.

Khi đánh giá khả năng ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến "ngành sản xuất" của Mỹ trong trường hợp bãi bỏ thuế chống bán phá giá, USITC sẽ phải cân nhắc các yếu tố kinh tế tác động đến ngành sản xuất của Mỹ như:

(1) Khả năng sụt giảm sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, …

(2) Khả năng xuất hiện các ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền, lượng hàng dự trữ, nhân công, lương, khả năng huy động vốn,…

Luật chống bán phá giá qui định: USITC phải xét đến tất cả các yếu tố này trong mối quan hệ với chu kỳ sản xuất và đặc điểm cạnh tranh của ngành.

Trên đây là một vài nét về các qui định xử lý hành vi bán phá giá của Mỹ. Để xem xét xem thực tế áp dụng các qui định này như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu trong Chương II.

CHƯƠNG II

THỰC TIỄN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ

1. Tổng quan thực trạng bán phá giá vào thị trường Mỹ

Trong vòng 50 năm qua , Hoa Kỳ đã liên kết các quốc gia trên thế giới lại với nhau thông qua các hiệp định tự do hoá thương mại với mục đích giảm bớt các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Đồng thời với việc nghiêm cấm các hình thức phân biệt đối xử trong thương mại, các hiệp định này cũng thừa nhận luật chống bán phá giá như một công cụ cho phép ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại gây tổn hại cho nền kinh tế của một quốc gia.

Do kết quả của việc giảm dần các hàng rào thương mại, thuế chống bán phá giá đã nhanh chóng trở thành một công cụ đắc lực được các nhà sản xuất Mỹ tận dụng để giảm bớt áp lực từ hàng hoá nhập khẩu. Các vụ kiện bán phá giá đã tăng lên rất nhanh và xuất hiện ở tất cả các mặt hàng từ các sản phẩm nông nghiệp như hoa, hải sản, mật ong tới các sản phẩm vật liệu như thép, và thậm chí là cả các sản phẩm công nghệ cao như máy tính và chip bán dẫn.

Sức mạnh của luật chống bán phá giá nằm ở chỗ : Chính quyền Mỹ có thể áp dụng một mức thuế lên đến trên 400%. Trong nhiều trường hợp, mức thuế có thể đủ cao để đẩy các công ty nước ngoài ra khỏi thị trường Mỹ. Ngoài ra, mức thuế chống bán phá giá còn có thể kéo dài tới 20 năm, tạo thành một hàng rào “bền vững” đối với một sản phẩm được nhập khẩu từ một nước nhất định.

Xét một cách công bằng thì luật chống bán phá giá chỉ có được sức mạnh kể từ khi Luật Thương mại 1979 ra đời. Luật Thương mại 1979 đã tạo ra một số thay đổi trong Luật chống bán phá giá 1921, hay còn gọi là Chương VII Luật Thuế quan 1930. Những thay đổi này có hiệu lực từ ngày 1/1/1980. Một trong số những thay đổi đó là sự chuyển đổi thẩm quyền từ Cục Ngân khố Mỹ sang Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ( USITC). Như vậy, sức mạnh hiện nay của Luật chống bán phá giá chỉ có được

từ ngày 1/1/1980. Đây là lý do để chúng ta xem xét và tổng kết các vụ kiện bán phá giá trong giai đoạn 1980-2001.

Một phần của tài liệu Quy định và thực tiễn chống bán phá giá của mỹ và giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam.doc (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w