Thực trạng xử lý các vụ bán phá giá vào thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Quy định và thực tiễn chống bán phá giá của mỹ và giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam.doc (Trang 48 - 54)

2. Quy định của luật pháp Hoa Kỳ về xử lý hành vi bán phá giá

1.2Thực trạng xử lý các vụ bán phá giá vào thị trường Mỹ

Một vấn đề liên quan đến việc số lượng các vụ kiện bán phá giá và mức bán phá giá phát hiện được ngày càng tăng là việc DOC xử lý các vụ kiện như thế nào.

Kể từ năm 1979, chính quyền Mỹ đã rất nỗ lực trong việc sửa đổi luật chống bán phá giá do nhận thức được tầm quan trọng ngày càng lớn của bộ luật này. Phần lớn các thay đổi liên quan đến luật chống bán phá giá (kể cả những thay đổi về mặt quản lý) đều nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc đệ đơn kiện và phát hiện hành vi bán phá giá. Có lẽ chính điều này đã khiến cho việc thi hành luật ngày càng xa rời mục tiêu mà chính bản thân bộ luật này đưa ra, đó là ngăn chặn các hành vi gian lận về giá, tạo ra một thị trường cạnh tranh bình

đẳng. Thay vào đó, bộ luật chống bán phá giá của Mỹ ngày càng mang tính chất của một công cụ bảo hộ nền công nghiệp Mỹ.

Với 5 phương pháp xác định hành vi bán phá giá, DOC có toàn quyền lựa chọn phương pháp thích hợp nhất cho từng vụ kiện và cũng có thể kết hợp cùng một lúc nhiều phương pháp nếu cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này vào thực tế đã không thể hiện được đúng tính chất của từng phương pháp như quy định trong Luật. Cụ thể, Bộ luật chống bán phá giá hiện nay dường như không có đủ khả năng để nhận biết chính xác các hành vi phân biệt về giá (áp dụng một mức giá ở Mỹ thấp hơn ở thị trường nội địa) hoặc việc bán hàng ở mức giá thấp hơn mức chi phí. Trong số 5 phương pháp mà DOC sử dụng, chỉ có phương pháp so sánh giữa giá nhập khẩu vào thị trường Mỹ với giá của thị trường nước xuất khẩu là tương đối xác định được sự khác biệt về giá.

Điều này có thể được thể hiện qua các phán quyết mà DOC đưa ra trong giai đoạn từ 1/1/1995 đến 31/12/2001, tức là từ khi các hiệp định của vòng đàm phán Uruguay có hiệu lực cho đến hết năm 2001. Trong giai đoạn này, DOC đã đưa ra 364 phán quyết, trong đó số lượng phán quyết “Có hành vi bán phá giá” là 276 với tỉ lệ bán phá giá trung bình là 58.79%. Vấn đề nổi lên trong các phán quyết này là : có rất ít phán quyết hướng được đến mục tiêu xác định hành vi phân biệt giá. Trong số 364 phán quyết, chỉ có 10 phán quyết được dựa hoàn toàn trên cơ sở so sánh giữa giá nhập khẩu vào thị trường Mỹ với giá của thị trường nước xuất khẩu. Hơn thế, 5 trong số 10 phán quyết này là : Không có hành vi bán phá giá. Điều này có nghĩa là DOC, bằng phương pháp so sánh giá nhập khẩu vào thị trường Mỹ với giá của thị trường nước xuất khẩu, chỉ phát hiện ra 5 hành vi bán phá giá trong tổng số 364 cuộc điều tra.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, DOC ngày càng thiên về sử dụng các phương pháp giúp phát hiện hành vi bán phá giá như “Dữ liệu sẵn có”, “Giá dự tính”. Cụ thể, trong số 364 phán quyết, 93 phán quyết là dựa trên các thông tin sẵn có (phương pháp 5); 121 phán quyết dựa trên phương pháp: Giá trị thông thường = Giá của nền kinh tế phi thị trường (phương pháp 4). Trong 52 phán quyết, DOC

đã sử dụng giá dự tính (phương pháp 3) do không tìm thấy thị trường so sánh tương ứng hoặc sản phẩm tương tự không được bán tại thị trường so sánh. Trong 85 phán quyết, DOC kết hợp giữa giá dự tính với giá của nước xuất khẩu hoặc giá của nước thứ ba do có đến hơn 20% các sản phẩm so sánh được bán ở mức giá thấp hơn mức chi phí.

Trong 80 phán quyết khác, DOC dựa một phần vào việc so sánh giữa giá nhập khẩu vào thị trường Mỹ với giá của thị trường nước xuất khẩu. Tuy nhiên, trong các phán quyết này, DOC thường nghiêng về hướng chỉ sử dụng giá dự tính thay cho dữ liệu thực tế hoặc loại bỏ các khoản doanh thu phát sinh từ mức giá thấp hơn mức chi phí. Trong các vụ kiện sử dụng kiểu phương pháp hỗn hợp này, DOC phát hiện ra 65 hành vi bán phá giá. Tuy nhiên, khó mà xác định được rằng trong số 65 hành vi bán phá giá trên, có bao nhiêu hành vi là biểu hiện của sự phân biệt về giá; còn có bao nhiêu hành vi chỉ là sự phóng đại của kiểu phương pháp hỗn hợp trên ? Thật dễ hiểu khi có những nghi ngờ này bởi các phương pháp hỗn hợp có xu hướng làm tăng mức bán phá giá lên cao hơn so với kết quả có được từ việc so sánh thông thường. Việc chỉ sử dụng các khoản doanh thu phát sinh từ mức giá cao hơn mức chi phí để so sánh với giá nhập khẩu vào thị trường Mỹ luôn phóng đại mức bán phá giá, do các mức giá thấp nhất thu được tại thị trường nước xuất khẩu đã bị loại ra khỏi quá trình so sánh. Chúng ta có thể nhận biết được sự phóng đại này thông qua một phán quyết sau : Cuộc điều tra được tiến hành đối với sản phẩm bán dẫn SRAM của Đài Loan,sử dụng cho máy vi tính. Công ty thuộc diện điều tra là một công ty của Mỹ Integrated Silicon Solution, Inc (ISSI) 3. ISSI bị một công ty cũng của Mỹ là Micron, Inc kiện vì nhập khẩu sản phẩm bán dẫn của Đài Loan ở mức giá thấp hơn mức hợp lý (LTFV). Trong quá trình tính toán mức bán phá giá, DOC sử dụng phương pháp 1: xác định giá trị thông thường = giá tại thị trường nước xuất khẩu (Đài Loan) và đã loại bỏ các khoản doanh thu phát sinh từ mức giá thấp hơn mức chi phí ra khỏi giá trị thông thường. Kết quả là DOC phát hiện ra

hành vi bán phá giá ở mức 7.56%. Trong khi đó, nếu không loại bỏ các khoản doanh thu nói trên, kết quả sẽ giảm chỉ còn 1/3, tức là 2.74%.

Ngoài ra, trong số 258 cuộc điều tra, DOC đã hoàn toàn hoặc một phần dựa vào phương pháp phân tích theo chi phí, nghĩa là DOC sử dụng các mức chi phí thu thập được để xây dựng nên giá trị thông thường( phương pháp “giá dự tính” và phương pháp “giá của nền kinh tế phi thị trường”). Hiển nhiên là việc sử dụng dữ liệu về chi phí để xây dựng giá trị thông thường sẽ không thể chỉ rõ hành vi phân biệt về giá do mức “giá trị thông thường” xác định được không hề có liên quan đến các dữ liệu về giá. Một vấn đề khác trong phương pháp xây dựng giá trị thông thường dựa trên các mức chi phí là : tỉ lệ lãi suất mà DOC áp dụng thường cao hơn mức bình thường. Chính điều này sẽ làm tăng khả năng phát hiện hành vi bán phá giá (Bảng 1).

Ngay cả khi DOC sử dụng các mức tỉ lệ lợi nhuận hợp lý thì phương pháp so sánh giá của từng sản phẩm cụ thể với tỉ lệ lợi nhuận trung bình của cả ngành cũng có xu hướng tạo ra mức bán phá giá cao hơn. Chúng ta có thể đưa ra một ví dụ : Giả sử DOC xác định tỉ lệ lợi nhuận hợp lý của một ngành sản xuất là 5%. Nhà sản xuất nước ngoài sản xuất 3 mẫu sản phẩm khác nhau A, B, C. Ba sản phẩm A, B, C đều cùng một dòng sản phẩm và nhà sản xuất nước ngoài thu được cùng một mức doanh số đối với 3 sản phẩm trên. Tuy nhiên, mức lợi nhuận mà nhà sản xuất nước ngoài thu được từ 3 sản phẩm là không giống nhau và lần lượt là 1%, 4%, 10%. Như vậy mức lợi nhuận trung bình mà nhà sản xuất nước ngoài thu được là 5%, tương đương với mức mà DOC đưa ra. Tuy nhiên, DOC lại xác định hành vi bán phá giá theo từng mẫu riêng biệt và coi các mức bán phá giá âm bằng 0 (phương pháp làm tròn- zeroing). Kết quả là, Mẫu A và B bị coi là bán phá giá.

Bảng 2. Số lượng các phán quyết theo từng phương pháp Giai đoạn 1980-2001 Phương pháp tính toán Phán quyết (Phán quyết “Có hành vi bán phá giá”) Tỉ lệ bán phá giá trung bình (Chỉ tính trên các phán quyết “Có hành vi bán phá giá”)

Giá thị trường nước xuất khẩu

10 (5)

4.00% (7.36%) Giá thị trường nước thứ ba 3

(0)

0% (0%) Kết hợp giữa giá thị trường

nước xuất khẩu với giá dự tính

80 (65)

14.59% (17.95%)

Kết hợp giữa giá thị trường nước thứ ba với giá dự tính

5 (5) 7.94% (7.94) Giá dự tính 52 (36) 25.07% (35.70%) Giá của nền kinh tế phi thị

trường 121 (72) 40.03% (67.05%) “Dữ liệu sẵn có” 93 (93) 95.58% (95.58%) Tổng số 364 (276) 44.68% (58.79%)

*Nguồn : Luật chống bán phá giá của Mỹ: Đối mặt với thực tế Brink Linsey - 1/2000 Chúng ta có thể thấy rằng việc luật chống bán phá giá của Mỹ không có khả năng phân biệt rõ ràng các hành vi phân biệt về giá không làm cho bộ luật này bất lực trước việc xử lý các hành vi gian lận thương mại, mà ngược lại, còn

phát hiện ra nhiều hành vi bán phá giá hơn do đã đánh đồng các hành vi gian lận với các hành vi thương mại bình thường khác.

Bảng 3. So sánh tỉ lệ lợi nhuận Công ty/Vụ kiện

(Thời gian tiến hành)

Tỉ lệ lợi nhuận do DOC đưa ra (%)

Tỉ lệ lợi nhuận của ngành công nghiệp Mỹ (%) Chen Hao Đài Loan/Dụng cụ ăn

tối của Đài Loan (31/1/1998)

25.77 5.23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phanh đĩa và rotor của Trung Quốc

(21/2/1998)

12.5 5.93

Thép tấm của Trung Quốc

(24/10/1998) 10.14 3.43

PT Multi Raya/ Dụng cụ ăn tối của

Indonesia (21/1/1998)

22.61 5.23

Đinh lợp mái của Trung Quốc

(23/9/1998) 20.5 7.2

*Nguồn : Luật chống bán phá giá Mỹ : Đối mặt với thực tế Brink Linsey- 1/2000 Như vậy, qua một số nét sơ lược về thực trạng xử lý các vụ bán phá giá của Mỹ, có thể thấy rằng luật chống bán phá giá của Mỹ chưa thực hiện được đúng chức năng mà chính quyền Mỹ thường nói tới, đó là : loại bỏ những nhân tố “bóp méo” thị trường. Kết quả là, các phương pháp xác định hành vi bán phá giá đã không thể phân biệt chính xác giữa mức giá thương mại thông thường với mức giá “bóp méo” thị trường, dẫn đến việc trừng phạt cả những hành vi thương

mại cạnh tranh thông thường, những hành vi thương mại có sự tham gia của các công ty Mỹ. Như vậy, không thể nói rằng : Luật chống bán phá giá đảm bảo một “sân chơi” công bằng cho các công ty Mỹ và các đối thủ nước ngoài. Ngược lại, luật chống bán phá giá còn chủ động tạo ra sự phân biệt giữa hàng hoá nước ngoài với hàng hoá của Mỹ bằng cách áp đặt các quy định mà các sản phẩm của Mỹ không phải chịu.

Một phần của tài liệu Quy định và thực tiễn chống bán phá giá của mỹ và giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam.doc (Trang 48 - 54)