MỤC LỤC
Trong trường hợp sản phẩm thuộc diện điều tra hoặc sản phẩm tương tự sản phẩm thuộc diện điều tra không được bán trên thị trường nước xuất khẩu hoặc doanh số của mặt hàng này tại thị trường nước xuất khẩu quá thấp ( nhỏ hơn 5% tổng doanh số mặt hàng này tại thị trường Mỹ ) thì DOC sẽ coi thị trường mặt hàng này của nước xuất khẩu là không tồn tại và lựa chọn thị trường. Trong trường hợp không xác định được 2 yếu tố này bằng cơ sở trên, DOC có thể dựa vào : Số liệu thực tế về hoạt động sản xuất và bán hàng của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất thuộc diện điều tra tại thị trường nước xuất khẩu hoặc bất kỳ một phương pháp nào khác miễn là mức lợi nhuận dự tính không vượt quá mức lợi nhuận thông thường mà nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất thuộc diện điều tra vẫn hưởng.
Nghị viện Mỹ yêu cầu USITC phải đánh giá tất cả các nhân tố trên, có xét đến chu kỳ kinh doanh và điều kiện cạnh tranh đặc trưng của ngành sản xuất bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu. DOC có thể tiến hành tính toán một mức giá mục tiêu cho nhà sản xuất Mỹ dựa trên mức chi phí sản xuất thực tế cộng với một mức lợi nhuận hợp lý, trong ví dụ nàylà 10%.
(3) Qui mô của ngành sản xuất đó so với qui mô thị trường của loại sản phẩm mà ngành sản xuất đó tạo ra. (5) Các hoạt động sản xuất này thực sự là thuộc một ngành sản xuất mới hay chỉ đơn thuần là một dòng sản phẩm mới của một ngành sản xuất cũ.
Trong trường hợp như vậy, có thể coi là tồn tại thiệt hại vật chất, nguy cơ thiệt hại vật chất, hoặc sự ngăn cản thành lập đối với một ngành sản xuất của Mỹ cho dù toàn bộ ngành sản xuất đó tính trên toàn nước Mỹ không hề phải chịu thiệt hại hay bị đe dọa thiệt hại, nếu có hành vi bán phá giá vào một thị trường riêng biệt và các nhà sản xuất trong thị trường đó phải chịu thiệt hại vật chất hoặc có nguy cơ phải chịu thiệt hại vật chất do hành vi bán phá giá đó gây ra. "Nếu một nhà sản xuất sản phẩm nội địa cùng loại có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu mặt hàng thuộc diện điều tra, hoặc nếu một nhà sản xuất sản phẩm nội địa cùng loại đồng thời là nhà nhập khẩu sản phẩm thuộc diện điều tra, thì nhà sản xuất đó, trong trường hợp cụ thể, có thể không được tính là thuộc "ngành sản xuất".
(4) Nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát một bên thứ ba và có lý do chứng minh rằng mối quan hệ này có tác động tới hành vi của nhà sản xuất. Trong quá trình đánh giá lại, USITC sẽ phải dự đoán những thay đổi trong kim ngạch, ảnh hưởng của mức giá và ảnh hưởng của hàng nhập khẩu đến ngành sản xuất khi mức thuế chống bán phá giá được bãi bỏ.
Trong số 988 vụ kiện này, bên nguyên đơn tức là các nhà sản xuất Mỹ đã giành thắng lợi được 42%( 42% số vụ kiện kết thúc bằng việc DOC đưa ra một mức thuế chống bán phá giá); 38% số vụ kiện nhận được phán quyết của USITC là: không gây thiệt hại cho ngành sản xuất Mỹ; 20% còn lại là do DOC hoãn điều tra hoặc không tìm thấy hành vi bán phá giá. Và cuối cùng, thị trường Mỹ là thị trường chủ chốt, nếu không muốn nói là thị trường duy nhất, của các công ty xuất khẩu trên (Tuy nhiên, trên thực tế, không phải chỉ có các công ty có cả bốn. đặc điểm trên mới trở thành mục tiêu của các vụ kiện bán phá giá. Nhưng chí ít chúng ta cũng có thể tìm thấy một trong bốn đặc điểm trên trong các bị đơn của các vụ kiện bán phá giá).
Việc chỉ sử dụng các khoản doanh thu phát sinh từ mức giá cao hơn mức chi phí để so sánh với giá nhập khẩu vào thị trường Mỹ luôn phóng đại mức bán phá giá, do các mức giá thấp nhất thu được tại thị trường nước xuất khẩu đã bị loại ra khỏi quá trình so sánh. Ngoài ra, trong số 258 cuộc điều tra, DOC đã hoàn toàn hoặc một phần dựa vào phương pháp phân tích theo chi phí, nghĩa là DOC sử dụng các mức chi phí thu thập được để xây dựng nên giá trị thông thường( phương pháp “giá dự tính” và phương pháp “giá của nền kinh tế phi thị trường”).
Việc lạm dụng luật chống bán phá giá phần nào giảm bớt sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu đối với các sản phẩm tiêu thụ nội địa của Mỹ nhưng lại chuyển những khó khăn đó sang cho các nhà xuất khẩu bởi các nhà xuất khẩu Mỹ đang dần trở thành mục tiêu chính mà đạo luật chống bán phá giá của các chính phủ nước ngoài hướng tới. Mặc dù, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã thừa nhận luật chống bán phá giá như một công cụ pháp lý hợp lệ, nhưng vẫn cần có những sửa đổi đối với luật chống bán phá giá Mỹ để công cụ này thực hiện đúng chức năng của mình hơn và cũng là để tạo ra một hành lang pháp lý bình đẳng cho cả các nhà sản xuất Mỹ lẫn các nhà xuất khẩu nước ngoài.
Những tác động về mặt tâm lý như trên là rất bất lợi cho bên bị đơn vì chưa cần biết kết quả chính thức của vụ kiện sẽ như thế nào, mà chỉ cần biết rằng mặt hàng nhập khẩu trên có nguy cơ phải chịu thuế chống bán phá giá (vì bị kiện bán phá giá), thì các kênh phân phối vào thị trường Mỹ đã bị đóng lại đối với mặt hàng đó. Như vậy, qua việc nghiên cứu quy định và thực tiễn chống bán phá giá của Mỹ, các nhà xuất khẩu cần phải ý thức được rằng : Luật chống bán phá giá nói chung và luật chống bán phá giá của Mỹ nói riêng có những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu cần cẩn trọng khi tham gia vào thương mại quốc tế trong bối cảnh các hàng rào thương mại cổ điển đang dần được dỡ bỏ và luật chống bán phá giá nổi lên như một sự thay thế hữu hiệu.
Ngoài cỏc yếu tố, thụng số thuộc về thị trường, nhà xuất khẩu cần nắm rừ những thông tin liên quan đến luật chống bán phá giá như các quy định của luật chống bán phá giá, cách thức và trình tự tiến hành một vụ kiện bán phá giá, yêu cầu đối với các bên liên quan,… Việc nắm vững những yếu tố trên sẽ giúp nhà xuất khẩu hiểu rừ hơn về bản chất của luật chống bỏn phỏ giỏ, từ đú xõy dựng những chính sách cụ thể nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của luật chống bán phá giá đến hoạt động xuất khẩu và kinh doanh trên thị trường Mỹ. Như đã trình bày trong Chương I, trong các vụ kiện bán phá giá đối với các quốc gia có nền kinh tế được coi là phi thị trường như Việt Nam, bên nguyên đơn sẽ tìm một quốc gia khác có nền kinh tế thị trường để thay thế cho Việt Nam ( như đã đề cập, khi đệ đơn kiện, bên nguyên đơn phải chứng minh được rằng có tồn tại hành vi bán phá giá, do đó bên nguyên đơn cũng phải thu thập thông tin để xác định “giá trị thông thường”. giống như các bước mà DOC và USITC phải tiến hành). Như đó trình bày ở trên, đối với các nền kinh tế phi thị trường, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) không sử dụng các mức chi phí thực tế của nhà xuất khẩu mà chỉ sử dụng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, tức là DOC chỉ cần biết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, nhà xuất khẩu cần sử dụng bao nhiêu nguyên liệu thô, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu năng lượng,…Việc kê khai cả những yếu tố đầu vào không cần thiết có thể làm tăng mức giá trị thông thường mà DOC xác định.