1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính tại tỉnh Hòa Bình

113 308 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là lãnh thổ quốc gia, là cơ sở sản xuất nông nghiệp, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là đối tượng lao động, đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, là nhân tố quan trọng hợp thành môi trường sống. Đất đai không chỉ quan trọng đối với ngành sản xuất lương thực nuôi sống con người mà còn quan trọng đối với các ngành khác như: giao thông, xây dựng, lâmnghiệp…. Trước áp lực về tăng dân số, cùng nhịp độ phát triển nền kinh tế thị trường luôn luôn vận động, phát triển theo hướng nông thôn hóa đô thị như hiện nay, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm dẫn đến nhu cầu về sử dụng đất ngày càng trở nên cấp thiết. Do đó đất đai luôn bị động theo thời gian về nhiều mặt như: Diện tích, mục đích sử dụng đất, chủ sử dụng… để giúp cơ quan nhà nước quản lý đất đai được chặt chẽ theo dõi cập nhật thường xuyên thì việc tổ chức thực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai hằng ngày là điều rất cần thiết. Trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, Hòa Bình với mức độ biến động đất đai có thay đổi lớn do thực hiện các dự án, các công trình mà Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, kể cả các công trình Nhà nước và Nhân dân cùng làm chiếm tỷ lệ lớn tại địa phương. Cùng với sự phát triển xã hội là sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn về nhu cầu sử dụng đất dẫn đến tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra hết sức phức tạp và khó kiểm soát. Tuy nhiên, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai chưa được thực hiện kịp thời, đầy đủ và thường xuyên theo quy định; điều này không chỉ ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai mà còn là nguy cơ gây ra tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật sau này. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa thật sự tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; sự tham gia của các cấp, các ngành tại địa phương chưa được chặt chẽ, thiếu tích cực; việc đầu tư kinh phí chỉnh lý biến động đất đai vẫn còn hạn chế. Vì vậy công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Để quản lý quỹ đất đai có hiệu quả, nắm được mức độ sử dụng đất đai của địa phương đòi hỏi việc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất thông qua việc đăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên hồ sơ địa chính. Việc cập nhật những thay đổi yêu cầu phải thường xuyên, liên tục và kịp thời đảm bảo thông tin hồ sơ địa chính lưu trữ được chính xác và thống nhất giữa các cấp quản lý. Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại địa phương nói chung cũng như muốn tìm hiểu rõ hơn về công việc cụ thể của mình tại Văn phòng đang ký đất đai tỉnh Hoà Bình nói riêng, em lựa chọn thực hiện đề tài “ Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính tại tỉnh Hòa Bình ”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-NGUYỄN THỊ LAN TRANG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

TẠI TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội - 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-NGUYỄN THỊ LAN TRANG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

TẠI TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý địa chính

Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS HOÀNG VĂN CƯỜNG

Hà Nội - 2019

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Trang

Trang 4

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, và đồng nghiệp Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến cô giáo

PGS.TS Hoàng Văn Cường đã trực tiếp hướng dẫn về kiến thức cũng như phương

pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện Luận văn.

Mặc dù bản thân cũng rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, Chính vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè.

Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm, chia sẻ

và động viên tôi hoàn thành bản luận văn này.

c giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Trang

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 5

1.1 Biến động đất đai 5

1.1.1 Khái niệm biến động đất đai 5

1.1.2 Khái niệm hồ sơ địa chính 6

1.2 Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 8

1.2.1 Khái niệm cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 8

1.2.2 Sự cần thiết phải cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 9

1.3 Nội dung cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 11

1.3.1 Thẩm quyền cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 11

1.3.2 Nguyên tắc chỉnh lý cập nhật, biến động đất đai 13

1.3.3 Trình tự đăng ký biến động và quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 13

1.4 Tiêu chí đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 27

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 29

1.5.1 Các yếu tố khách quan 29

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH 34

2.2 Đánh giá tình hình biến động đất đai tỉnh Hoà Bình 41

2.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai năm 2018 41

2.2.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai tỉnh Hoà Bình 44

Trang 6

2.4 Quy trình chỉnh lý biến động đất đai 53

2.4.1 Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận 53

2.4.2 Quy trình cập nhật, chỉnh lý các loại sổ trong hệ thống hồ sơ địa chính 57 2.5 Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai tỉnh Hoà Bình nằm 2015-2018 61

2.6 Một số trường hợp cụ thể đã cập nhật, chỉnh lý biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hoà Bình 67

2.7 Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động tỉnh Hoà Bình 70

2.7.1 Kết quả đạt được 70

2.7.2 Tồn tại, nguyên nhân 71

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH 74

3.1 Phương hướng cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 74

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai 75

3.2.1 Giải pháp quản lý 75

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tiến tới xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, từng bước đưa công nghệ vào hỗ trợ con người 76

3.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai 77

3.2.4 Giải pháp về đội ngũ cán bộ 78

3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

GCN Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai

TN-MT Tài nguyên Môi trường

Trang 8

BẢNG BIỂU:

Bảng 3.3 Ví dụ trường hợp đã cấp đổi GCN 26

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2018 41

Bảng 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2018 (đơn vị: ha) 42

Bảng 2.3: Biến động đất đai theo mục đích sử dụng năm 2015 và 2018 46

Bảng 2.4: Tình hình đăng ký biến động đến 10/2018 48

Bảng 2.5: Các bước trong quy trình thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận 54

Bảng 3.1 Tình hình biến động do thực hiện các quyền của người SDĐ 61

Biểu đồ 3.2 Chuyển nhượng quyền sử dụng đất giai đoạn 2015-2018 62

Biểu đồ 3.3 Chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2015-2018 63

Biểu đồ 3.4 Thế chấp quyền sử dụng đất giai đoạn 2015-2018 64

Biểu đồ 3.5 Tách hợp thửa đất giai đoạn 2015-2018 65

Biểu đồ 3.6 Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ giai đoạn 2015-2018 66

HÌNH: Hình 3.1 : Chỉnh lý tách thửa 20

Hình 3.2 : Chỉnh lý hợp thửa 21

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-NGUYỄN THỊ LAN TRANG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tính cấp thiết của đề tài

Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai là một trong những nộidung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Để quản lý quỹđất đai có hiệu quả, nắm được mức độ sử dụng đất đai của địa phương đòi hỏiviệc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng sử dụngđất thông qua việc đăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên hồ sơ địachính Việc cập nhật những thay đổi yêu cầu phải thường xuyên, liên tục vàkịp thời đảm bảo thông tin hồ sơ địa chính lưu trữ được chính xác và thốngnhất giữa các cấp quản lý

Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại địa phương nói chung cũng như muốn tìmhiểu rõ hơn về công việc cụ thể của mình tại Văn phòng đang ký đất đai tỉnh

Hoà Bình nói riêng, em lựa chọn thực hiện đề tài “ Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính tại tỉnh Hòa Bình ”.

Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính đối với từngtrường hợp cụ thể như: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn,…

Chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ địa chính , sổ theo dõi biến động đất đai,

sổ mục kê, sổ cấp giấy CNQDĐ

Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp sử dụng đất trên địa bàn,

hồ sơ địa chính, các văn bản pháp luật và các tài liệu liên quan đến việc cậpnhật, chỉnh lí biến động đất đai giai đoạn từ 2015-2018

Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2018

Biến động sử dụng đất đai tỉnh Hòa Bình giai đoạn năm 2015-2018

Phạm vi nghiên cứu

Cập nhật chỉnh lí biến động hồ sơ địa chính tỉnh Hòa Bình là cơ sở đểđánh giá hiện trạng sử dụng đất, đảm bảo cho việc cập nhật dữ liệu đất đaitrên địa bàn được chính xác

Trang 11

Thời gian từ năm 2015-2018 vì sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực từ1/2014 và sự thành lập Văn phòng đăng ký đất đai 8/2015 trên cơ sở hợp nhấtVăn phòng ĐKQSDĐ ở các huyện thì công tác cập nhật, chỉnh lý biến động

có sự thay đổi lớn, yêu cầu các cấp phải đồng bộ và thống nhất

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP

NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI

Biến động đất đai

Khái niệm biến động đất đai: Biến động đất đai là quá trình sử dụng

của người sử dụng đất làm thay đổi hình thể, kích thước, diện tích, mục đích

sử dụng đất so với hiện trạng ban đầu Nguyên nhân dẫn đến biến động đấtđai là do nền kinh tế phát triển về mọi mặt dẫn đến nhu cầu về nhà ở ngàycàng cao hơn, chẳng hạn như từ đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nôngnghiệp được sử dụng vào mục đích xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ngàycàng nhiều; đồng thời nhu cầu về đất ở ngày càng tăng cao Từ đó vấn đề theodõi cập nhật và chỉnh lý các trường hợp biến động đất đai là hết sức cần thiết,

để Nhà nước quản lý về đất đai được chặt chẽ hơn

Khái niệm hồ sơ địa chính: Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện

thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụngcác thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước vềđất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan

Hồ sơ địa chính gồm 2 loại: Hồ sơ địa chính dạng số: được lập trên

máy tính chứa đựng toàn bộ về nội dung như: bản đồ địa chính, sổ mục kê đấtđai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai ; Hồ sơ địa chính dạng giấy

Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

Khái niệm cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

Cập nhật biến động đất đai là thay đổi hoặc bổ sung thêm thông tin vềkhông gian và thuộc tính của thửa đất Sau khi hoàn thành việc cập nhật biếnđộng đất đai sẽ tiến hành chỉnh lý biến động đất đai theo quy định của phápluật về đất đai

Trang 12

Chỉnh lý biến động là chỉnh lý những thay đổi về thông tin không gian

và thuộc tính của thửa đất sau khi được xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính ban đầu Chỉnh lý biến động đất đai chỉđược thực hiện khi có quyết định cho phép biến động Do đó trên thực địathay đổi nhưng do người sử dụng đất không đăng ký thì chưa chỉnh lý biếnđộng

Người sử dụng đất thực hiện các quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảolãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất)

Sự cần thiết phải cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

Nội dung cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

Thẩm quyền cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai: Cập nhật, chỉnh lý

biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh; Cập nhật, chỉnh lý biến động thuộcthẩm quyền cấp xã, phường

Nguyên tắc chỉnh lý cập nhật, biến động đất đai

Trình tự đăng ký biến động và quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai: Trình tự đăng kí biến động; Quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơđịa chính; Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên hệ thống sổ bộ vàbản đồ địa chính; Cập nhật, chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính

Tiêu chí đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai: Các yếu tố khách quan; Các yếu tố chủ quan.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH

Khái quát điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình

Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; Khí hậu; Tài nguyên đất; Tài nguyên

nước; Tài nguyên rừng; Tài nguyên khoáng sản; Tài nguyên du lịch

Trang 14

Tình hình kinh tế- xã hội: Cùng với thành tựu đạt được về kinh tế, cáclĩnh vực về văn hóa – xã hội cũng thu được những thành tựu quan trọng.Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu về giáo dục đào tạo của Tỉnh, chất lượnggiáo dục toàn diện ngày càng được nâng lên Tỷ lệ học sinh giỏi, nhất là họcsinh là con em các dân tộc thiểu số; giáo viên giỏi, học sinh trúng tuyển vàocác trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề ngày càng tăng Thànhphố Hòa Bình cũng đã đẩy mạnh qua trình phát triển y tế cộng đồng, chămsóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tốt hơn Chất lượng cuộc sống của nhândân ngày càng được nâng cao 15/15 phường, xã đều có trạm y tế cơ sở vàphòng tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng Hệ thống bệnh viện đượcđầu tư đồng bộ và từng bước hiện đại, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầukhám bệnh của nhân dân Hoạt động văn hóa thể dục thể thao tiếp tục đượcduy trì và có bước phát triển, thành phố Hòa Bình là trung tâm tổ chức cáchoạt động văn hóa của Tỉnh và vùng Tây Bắc Cùng với sự đầu tư của nhànước, hiện nay thành phố đã hoàn thành quy hoạch hạ tầng văn hóa xã hội.Trên địa bàn thành phố hiện đã xây dựng và hoàn chỉnh các sân chơi thể thao

và các điểm vui chơi cho thiếu nhi, các môn thể thao dân tộc ngày càng đượcphát triển

Đánh giá tình hình biến động đất đai tỉnh Hoà Bình

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai năm 2018

Diện tích đất của tỉnh Hoà Bình 459,062 ha gần như đã được đưa vào sửdụng Trong đó phần đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất379,390 ha chủ yếu là đất rừng và đất trồng lúa Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ13,8% chủ yếu là đất ở nông thôn và đất phát triển hạ tầng, Còn lại, đất chưa sửdụng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 17,895 ha chiếm 3,7% tổng diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất nông nghiệp còn lớn cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫncòn phổ biến ở tỉnh Hoà Bình nhưng đất phát triển hạ tầng lại có xu hướngtăng lên Trong tương lai đất nông nghiệp sẽ dần chuyển mục đích sang đất ở

Trang 15

và đất chuyên dùng phục vụ thị hiếu của người dân, vì dân cư ở trong khuvực

Đánh giá tình hình quản lý đất đai tỉnh Hoà Bình

Tình hình tranh chấp địa giới hành chính

Công tác khảo sát, đo đạc thành lập bản đồ địa chính mới

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Công tác giải quyết tranh chấp đất đai

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất

Thực trạng công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai tỉnh Hoà Bình

Bộ máy chỉnh lý biến động

* Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh

* Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp huyện

* Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp xã, phường

Quy trình chỉnh lý biến động đất đai

Với quy trình trên từ khâu tiếp nhận đến khâu trả kết quả thì bước nào cũngquan trọng, nếu một trong các bước có vấn đề hoặc sai sót thì ảnh hưởng trực tiếpđến các bước kế tiếp Trong các khâu trên thì các bộ thụ lý điều chỉnh biến động làdễ gây ách tắc nhất Vì số lượng chỉnh lý biến động thì quá nhiều và làm cùng lúcquá nhiều việc dẫn đến chỉnh lý lẫn lộn giữa các thửa đất với nhau do đó các khâucòn lại phải kiểm tra và trả lại cho cán bộ thụ lý làm mất thời gian Vì vậy chinhánh VPĐKĐĐ và VPĐKĐĐ cấp tỉnh cần phải chia nhỏ công việc thêm cho cán

bộ thụ lý để không còn bị ách tắc do chỉnh lý biến động sai

Kết thúc quy trình trên là chỉnh lý biến động đất đai trên hệ thống hồ sơđịa chính và bản đồ địa chính, cán bộ địa chính sẽ tiến hình chỉnh lý trên cácloại sổ và bản đồ địa chính

Quy trình cập nhật, chỉnh lý các loại sổ trong hệ thống hồ sơ địa chính

Kết quả công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai tỉnh Hoà Bình

Trang 16

nằm 2015-2018

Tình hình đăng ký biến động trong thời gian qua không nhiều và khôngđồng đều giữa các dạng hồ sơ, tổng cộng có tất cả là 17719 hồ sơ đăng kýbiến động, trong số hồ sơ đăng kí biến động thì biến động nhiều nhất là:chuyển nhượng và thấp nhất là chuyển mục đích sử dụng đất

Tình hình đăng kí chuyển nhượng có sự tăng qua các năm tương đối gần bằng nhau, tổng số hồ sơ đủ điều kiện là 17719 hồ sơ bao gồm : hồ sơ đủ điều kiện chiếm 84,38% còn hồ sơ không hợp lệ chiếm 1,84% nguyên nhân do giấy tờ không hợp lệ và người sử dụng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính Số hồ sơ đã chỉnh lý là 13500/17719 hồ sơ, còn lại là chưa đúng theo quy định của Thông tư 24/2014-TTBTNMT quy định về hồ sơ địa chính Số lượng hồ sơ được đưa vàocập nhật, chỉnh lý biến động chiếm 76,1% (nhỏ hơn 95%) nên chưa đạt chỉtiêu theo công thức tính chất lượng hồ sơ đã đề ra

Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất có sự tăng giảm qua các nămtương đối gần bằng nhau, tổng số hồ sơ đủ điều kiện là 1623 hồ sơ còn hồ sơkhông đủ điều kiện là 0,77% Số hồ sơ đã chỉnh lý 956 hồ sơ Số lượng hồ sơđược đưa vào cập nhật, chỉnh lý biến động chiếm 58,9% (nhỏ hơn 95%) nênchưa đạt chỉ tiêu theo công thức tính chất lượng hồ sơ đã đề ra

*Thế chấp bằng quyền sử dụng đất

Lượng hồ sơ thế chấp qua các năm có xu hướng tăng lên dần, tổng số

hồ sơ đủ điều kiện là 9991 hồ sơ còn hồ sơ không đủ điều kiện chiếm 0.88% ,

số lượng hồ sơ được cập nhật, chỉnh lý biến động 9755 hồ sơ Số lượng hồ sơđược đưa vào cập nhật, chỉnh lý biến động chiếm 97,6% nên chưa đạt chỉ tiêutheo công thức tính chất lượng hồ sơ đã đề ra

*Tách hợp thửa

Lượng hồ sơ thế chấp qua các năm có xu hướng tăng lên dần, tổng số

hồ sơ đủ điều kiện là 2804 hồ sơ , số hồ sơ được đưa vào cập nhật, chỉnh lýbiến động đất đai là 2700 hồ sơ Số lượng hồ sơ được đưa vào cập nhật, chỉnh

Trang 17

lý biến động chiếm 96,3% nên đạt chỉ tiêu theo công thức tính chất lượng hồ

sơ đã đề ra

*Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ :

Tình hình cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ qua các năm tăng giảm khá rõrệt, tổng số hồ sơ đủ điều kiện là 4405 hồ sơ, số hồ sơ được cập nhật, chỉnh lýbiến động là 3500 hồ sơ Cao nhất là:năm2018 với 1400 hồ sơ chiếm cao hơnnăm 2015 là 400 hồ sơ Nguyên nhân là do nhu cầu người dân muốn mình có

sổ mới, nên muốn cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ tăng cao hơn, nên số lượngnhiều hơn Số lượng hồ sơ được đưa vào cập nhật, chỉnh lý biến động chiếm79,5% (nhỏ hơn 95%) nên chưa đạt chỉ tiêu theo công thức tính chất lượng hồ

sơ đã đề ra Tình hình đăng ký biến động trong giai đoạn 2015-2018 diễn rakhá nhiều và không đồng đều giữa các dạng hồ sơ đăng ký biến động

Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động tỉnh Hoà Bình: Kết quả

đạt được; Tồn tại, nguyên nhân

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH HOÀ BÌNH

Phương hướng cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

Việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai của tỉnh Hoà Bình cần đượcthực hiện thường xuyên, cập nhật liên tục, đồng bộ giữa các cấp

Trình độ cán bộ đồng đều, nắm vững pháp luật về đất đai, ưu tiên đàotạo và phát triển nguồn nhân lực để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, cóđạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ vào quản lý, đăng

ký đất đai và cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai là hết sức cần thiết

Chỉnh lý biến động đất đai đảm bảo chính xác vì nó ảnh hưởng trực tiếp

Trang 18

đến quy hoạch sử dụng đất và mức độ sử dụng đất đai trên toàn tỉnh

Hệ thống sổ địa chính được sử dụng dạng điện tử 100% để tiện theo dõi

và giám sát

Tích cực trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, vậnhành, khai thác, cung cấp thông tin đất đai minh bạch, kịp thời, chính xác.Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng đa mục tiêu, cung cấp, chia sẻthông tin cho các đối tượng, các ngành và lĩnh vực nhằm phục vụ mục đíchchính là phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời hoàn thiện các chính sách liênquan đến giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai

Thực hiện các hoạt động thu dịch vụ cho Văn phòng đăng ký đất đaitheo cơ chế giá, các nguồn tài chính xã hội hóa để tăng cường cơ sở hạ tầng

kỹ thuật công nghệ, từng bước hoàn thiện hệ thống hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ pháplý

Đa dạng hóa mô hình tổ chức thực hiện để thích hợp với điều kiện thực

tế của các địa phương về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, hiện trạng tư liệu, tuy nhiên vẫn cần phải bảo đảm tính thống nhất về cơ sở dữ liệu theo tiêuchuẩn chung theo phương châm một mục tiêu nhiều cách thực hiện

Giải pháp hoàn thiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai:

Giải pháp quản lý; Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tiến tới xây dựng và vậnhành cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, từng bước đưa công nghệ vào hỗ trợ conngười; Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai; Giải pháp

về đội ngũ cán bộ; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm;Giải pháp khác

Trang 19

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua kết quả chỉnh lý biến động trên, công tác chỉnh lý biến động đất đai đãdần đi vào nề nếp, người sử dụng đất đã ý thức được việc đăng ký biến động là rấtquan trọng Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi giảm dần đi khoảng cách giữanhà nước và người dân, giúp cho việc sử dụng đất một cách hợp lý và hiệu quả

Quy trình đăng ký biến động được thực hiện theo chế độ một cửa quyđinh thời gian trình tự thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng thamgia đăng ký và cơ quan nhà nước dễ dàng quả lý

Hiện nay VPĐKĐĐ tỉnh Hoà Bình đang tích cực đào tạo, bồi dưỡngtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả làmviệc, nâng cao kỹ năng giải quyết các hồ sơ nhanh chóng, tạo niềm tin chongười dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tại cơ quan

Với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Hoà Bình hiện nay thì nhu cầu sửdụng đất cho sự phát triển kinh tế xã hội là rất lớn Do đó tình hình cập nhậtchỉnh lý biến động sẽ rất sôi động trong những năm về sau, hồ sơ chuyểnnhượng, chuyển mục đich, thế chấp, tách thửa hợp thửa ngày càng đa dạng vàphức tạp Vì vậy cần phải nâng cao quá trình cập nhật chỉnh lý những biếnđộng và xem đây là một hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập cho người sửdụng đất và cho nhà nước

KIẾN NGHỊ

Trang 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-NGUYỄN THỊ LAN TRANG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

TẠI TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý địa chính

Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS HOÀNG VĂN CƯỜNG

Hà Nội - 2019

Trang 21

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sảnxuất đặc biệt không gì thay thế được, là lãnh thổ quốc gia, là cơ sở sản xuấtnông nghiệp, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là đối tượng lao động, đồng thờicũng là môi trường sản xuất ra lương thực, là nhân tố quan trọng hợp thànhmôi trường sống Đất đai không chỉ quan trọng đối với ngành sản xuất lươngthực nuôi sống con người mà còn quan trọng đối với các ngành khác như:giao thông, xây dựng, lâm nghiệp…

Trước áp lực về tăng dân số, cùng nhịp độ phát triển nền kinh tế thịtrường luôn luôn vận động, phát triển theo hướng nông thôn hóa đô thị như hiệnnay, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm dẫn đến nhu cầu về sử dụng đất ngàycàng trở nên cấp thiết Do đó đất đai luôn bị động theo thời gian về nhiều mặtnhư: Diện tích, mục đích sử dụng đất, chủ sử dụng… để giúp cơ quan nhà nướcquản lý đất đai được chặt chẽ theo dõi cập nhật thường xuyên thì việc tổ chứcthực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động đất đai hằng ngày là điều rất cầnthiết

Trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, Hòa Bình vớimức độ biến động đất đai có thay đổi lớn do thực hiện các dự án, các côngtrình mà Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triểnkinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, kể cả các công trìnhNhà nước và Nhân dân cùng làm chiếm tỷ lệ lớn tại địa phương Cùng với

sự phát triển xã hội là sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn về nhu cầu sửdụng đất dẫn đến tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra hết sứcphức tạp và khó kiểm soát

Tuy nhiên, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cơ

sở dữ liệu đất đai chưa được thực hiện kịp thời, đầy đủ và thường xuyên theo

Trang 22

quy định; điều này không chỉ ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đấtđai mà còn là nguy cơ gây ra tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật sau này.Nguyên nhân chủ yếu là do chưa thật sự tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thờicác khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác cập nhật, chỉnh

lý biến động hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; sự tham gia của các cấp,các ngành tại địa phương chưa được chặt chẽ, thiếu tích cực; việc đầu tư kinhphí chỉnh lý biến động đất đai vẫn còn hạn chế

Vì vậy công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai là một trong nhữngnội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Để quản lýquỹ đất đai có hiệu quả, nắm được mức độ sử dụng đất đai của địa phươngđòi hỏi việc nắm bắt, cập nhật thông tin đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng

sử dụng đất thông qua việc đăng ký, chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai trên

hồ sơ địa chính Việc cập nhật những thay đổi yêu cầu phải thường xuyên,liên tục và kịp thời đảm bảo thông tin hồ sơ địa chính lưu trữ được chính xác

Nghiên cứu cơ sở pháp lý về công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ

sơ địa chính thông qua đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai

Phân tích tình hình cập nhật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính giai

Trang 23

đoạn 2015-2018.

Phân tích thuận lợi và khó khăn trong công tác cập nhật, chỉnh lý để từ

đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác cập nhật chỉnh lý biếnđộng hồ sơ địa chính

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính đối với từngtrường hợp cụ thể như: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn,…

Chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ địa chính , sổ theo dõi biến động đất đai,

sổ mục kê, sổ cấp giấy CNQDĐ

Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp sử dụng đất trên địa bàn,

hồ sơ địa chính, các văn bản pháp luật và các tài liệu liên quan đến việc cậpnhật, chỉnh lí biến động đất đai giai đoạn từ 2015-2018

Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2018

Biến động sử dụng đất đai tỉnh Hòa Bình giai đoạn năm 2015-2018

*Phạm vi nghiên cứu

Cập nhật chỉnh lí biến động hồ sơ địa chính tỉnh Hòa Bình là cơ sở đểđánh giá hiện trạng sử dụng đất, đảm bảo cho việc cập nhật dữ liệu đất đaitrên địa bàn được chính xác

Thời gian từ năm 2015-2018 vì sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực từ1/2014 và sự thành lập Văn phòng đăng ký đất đai 8/2015 trên cơ sở hợp nhấtVăn phòng ĐKQSDĐ ở các huyện thì công tác cập nhật, chỉnh lý biến động

có sự thay đổi lớn, yêu cầu các cấp phải đồng bộ và thống nhất

4 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá tình hình quản lí đất đai và hiện trạng sử dụng đất năm 2018Đánh giá công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai thông qua cáctiêu chí cụ thể tại đơn vị đang công tác

Đánh giá tình hình biến động đất đai qua các giai đoạn

Trang 24

Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trong công tác quản lí đất đai Chỉnh lí biến động đất đai trong hệ thống hồ sơ địa chính

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chỉnh lí biến động đất đai

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra thu thập số liệu: số liệu hiện trạng sử dụng đất, sốliệu biến động đất đai và những tài liệu, số liệu có liên quan đến công tácchỉnh lí biến động đất đai

Phương pháp so sánh: từ các số liệu thu thập được từ đó so sánh tìnhhình biến động đất đai qua từng năm, từng đối tượng, tình hình biến động cácquyền sử dụng đất của người sử dụng giai đoạn 2015-2018

Phương pháp phân tích: phân tích số liệu từng giai đoạn và từng đốitượng nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích hệ thống số liệu theo từnggiai đoạn, theo từng đối tượng nghiên cứu Sau đó tổng hợp số liệu nhằm rút

ra những tồn tại và hạn chế

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập số liệu có liên quan đếncông tác lập hồ sơ địa chính ban đầu Thu thập tài liệu, số liệu động đất đaihợp pháp cả về loại hình sử dụng và đối tượng sử dụng

Phương pháp kế thừa: tất cả các số liệu, tài liệu, bản đồ sau khi thu thậpđược ta tiến hành phân loại đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu, số liệu, bản

đồ để từ đó xác định tài liệu nào có thể kế thừa hoàn toàn, tài liệu nào cầnphải chỉnh lý, bổ sung và tài liệu nào không có khả năng sử dụng

Phương pháp trực tiếp, gián tiếp phỏng vấn đồng nghiệp để đưa ra nhậnđịnh, đánh giá quy trình làm việc tại đơn vị công tác

Trang 25

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẬP NHẬT,

CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI

1.1 Biến động đất đai

1.1.1 Khái niệm biến động đất đai

Biến động đất đai là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thayđổi hình thể, kích thước, diện tích, mục đích sử dụng đất so với hiện trạng banđầu Nguyên nhân dẫn đến biến động đất đai là do nền kinh tế phát triển vềmọi mặt dẫn đến nhu cầu về nhà ở ngày càng cao hơn, chẳng hạn như từ đấtnông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đíchxây dựng các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều; đồng thời nhu cầu về đất ởngày càng tăng cao Từ đó vấn đề theo dõi cập nhật và chỉnh lý các trườnghợp biến động đất đai là hết sức cần thiết, để Nhà nước quản lý về đất đaiđược chặt chẽ hơn

Mục đích của đăng ký biến động đất đai và chỉnh lý hồ sơ địa chính lànhằm đảm bảo cho hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng thực trang sử dụng đấtngoài thực địa Giúp Nhà nước nắm chắc được quỹ đất và những thay đổitrong quá trình sử dụng đất để tiến hành các loại thuế phù hợp đồng thời bảo

vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất

Các loại biến động đất đai gồm:

Biến động hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai

và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép

Biến động chưa hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến độngđất đai nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Tuy nhiên, hồ sơ địa chính chỉ được chỉnh lý cho những trường hợpbiến động hợp pháp

Các hình thức biến động đất đai:

Trong quá trình sử dụng đất, do nhu cầu đời sống nhân dân và yêu cầu

Trang 26

phát triển kinh tế - xã hội, phát sinh rất nhiều hình thức thay đổi liên quan đếnquyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký biến động Căn cứ tính chất, mức

độ thay đổi có thể phân làm các loại sau:

Biến động do chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa

kế, tặng cho quyền sử dụng đất gọi là biến động về quyền sử dụng đất

Biến động do chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất Biến động do thay đổi hình thể thửa đất

Biến động do chia tách quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thay đổi tênchủ sử dụng

Biến động do thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất

Biến động do thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất Chuyển đổi hình thức từ thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất cóthu tiền sử dụng đất

Và những thay đổi khác như: mất giấy chứng nhận, giấy chứng nhận bị

hư hỏng hoặc không còn chứng nhận được nữa

1.1.2 Khái niệm hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiệntrạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắnliền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thôngtin của các tổ chức, cá nhân có liên quan

Hồ sơ địa chính gồm 2 loại:

Hồ sơ địa chính dạng số: được lập trên máy tính chứa đựng toàn bộ vềnội dung như: bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõibiến động đất đai

Hồ sơ địa chính dạng giấy

Nội dung hồ sơ địa chính (HSĐC)

a Hồ sơ địa chính : Theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định

về hồ sơ địa chính thì hồ sơ địa chính bao gồm:

Bản đồ địa chính

Trang 27

Sổ địa chính

Sổ mục kê đất đai

Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài

sản khác gắn liền với đất

* Bản đồ địa chính: Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức việc

đăng ký quyền sử dụng đất và hoàn thành sau khi được sở Tài Nguyên và MôiTrường xác nhận Bản đồ địa chính thê hiện chính xác vị trí, ranh giới, diệntích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất Bản đồ địa chính là tàiliệu có tính pháp lý cao, phục vụ cho quản lý đất đai một cách chặt chẽ đếntừng thửa đất của từng chủ sử dụng; phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai, giảiquyết tranh chấp đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

* Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố gồm tự nhiên

có liên quan đến việc sử dụng đất bao gồm các thông tin:

a) Vị trí, hình dạng, kích thước, toạ độ đỉnh thửa, số thứ tự, diện tích,mục đích sử dụng của các thửa đất;

b) Vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thủy văn gồm sông, ngòi,kênh, rạch, suối; hệ thống thủy lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống; hệthống đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đấtchưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;

c) Vị trí, tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp,mốc giới và chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành langbảo vệ an toàn công trình;

d) Điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh

Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của Sổmục kê đất đai, Sổ địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai quy định tạiĐiều 47 của Luật Đất đai bao gồm các thông tin:

a) Thửa đất gồm mã thửa, diện tích, tình trạng đo đạc lập bản đồ địa chính; b) Các đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất (không

Trang 28

có ranh giới khép kín trên bản đồ) gồm tên gọi, mã của đối tượng, diên tíchcủa hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông và cáckhu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín;

c) Người sử dụng đất hoặc người quản lý đất gồm tên, địa chỉ, thông tin

về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, văn bản về việc thành lập tổ chức;

d) Tình trạng sử dụng của thửa đất gồm hình thức sử dụng, thời hạn sửdụng, nguồn gốc sử dụng, những hạn chế về quyền sử dụng đất, số hiệu Giấychứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mục đích sử dụng, giá đất, tài sản gắnliền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai;

đ) Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm nhữngthay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về tình trạng sử dụng đất

Sổ mục kê đất đai: được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính; là sổ thể hiện thông tin về thửa đất, vềđối tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và cácthông tin liên quan đến quá trình sử dụng đất

Sổ địa chính: là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi

về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất của người đó

Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất: là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữutài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người cóquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền vớiđất

1.2 Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

1.2.1 Khái niệm cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

Cập nhật biến động đất đai là thay đổi hoặc bổ sung thêm thông tin vềkhông gian và thuộc tính của thửa đất Sau khi hoàn thành việc cập nhật biến

Trang 29

động đất đai sẽ tiến hành chỉnh lý biến động đất đai theo quy định của phápluật về đất đai.

Chỉnh lý biến động là chỉnh lý những thay đổi về thông tin không gian

và thuộc tính của thửa đất sau khi được xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính ban đầu Chỉnh lý biến động đất đai chỉđược thực hiện khi có quyết định cho phép biến động Do đó trên thực địathay đổi nhưng do người sử dụng đất không đăng ký thì chưa chỉnh lý biếnđộng

Người sử dụng đất thực hiện các quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảolãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất)

Chỉnh lý biến động đất đai được thực hiện một số trường hợp cụ thểnhư:

Nhà nước thu hồi đất,

Người sử dụng đất được phép đổi tên

Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất

Chuyển mục đích sử dụng đất

Thay đổi thời hạn sử dụng đất

Chuyển đổi từ hình thức sử dụng đất

Có thay đổi những hạn chế quyền của người sử dụng đất

1.2.2 Sự cần thiết phải cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai vô cùng quan trọng vì:Thông qua công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai mà trực tiếp là

hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho các nhà quản lý trong quá trình banhành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai và tổ chứcthi hành các văn bản đó

Việc cập nhật, chỉnh lý biến động chính xác, thường xuyên sẽ giúp cácnhà quản lý nắm được tình hình biến động đất đai và xu hướng biến động đất

Trang 30

đai từ cấp vi mô cho đến cấp vĩ mô Trên cơ sở thống kê và phân tích xuhướng biến động đất đai kết hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội củatừng cấp nhà quản lý sẽ hoạch định và đưa ra được các chính sách mới phùhợp với điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại từng cấp.

Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ việc cập nhật,chỉnh lý biến động đất đai sẽ đạt hiệu quả Nếu như bản đồ địa chính đượccập nhật thường xuyên thì nhà quản lý chỉ cần khái quát hóa là thu được nộidung chính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất với độ tin cậy rất cao Hơn thếnữa với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì công việc này trở nên dễ dànghơn rất nhiều, thậm chí chúng ta có thể lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từngnăm chứ không phải là 5 năm một lần như quy định hiện hành

Quy hoạch sử dụng đất là một trong ba công cụ quan trọng để quản lý

sử dụng đất ở cả cấp vi mô và vĩ mô Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch không khảthi hiện nay đang là vấn đề nhức nhối Nguyên nhân cho thực trạng này thì cónhiều nhưng một trong số những nguyên nhân chính là do hệ thống hồ sơ địachính không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quy hoạch, đặc biệt là đối vớiquy hoạch sử dụng đất chi tiết Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đòi hỏi chi tiếtđến từng thửa đất, nghĩa là nhà quy hoạch phải nắm được các đối tượng quyhoạch (đường giao thông, sân vận động, nhà văn hóa v.v.) trong phương ánquy hoạch sẽ cắt vào những thửa nào, diện tích là bao nhiêu và đó là loại đấtgì? v.v Để trả lời được những câu hỏi này thì phương án quy hoạch sử dụngđất chi tiết phải được xây dựng trên nền là bản đồ Địa chính chính quy Bêncạnh đó những thông tin liên quan như: chủ sử dụng đất, nghĩa vụ tài chínhv.v liên quan đến những thửa đất phải thu hồi cũng sẽ được cung cấp từ hồ sơđịa chính Bởi vậy để xây dựng được một phương án quy hoạch sử dụng đấtchi tiết thì hồ sơ địa chính đóng vai trò rất quan trọng Sau khi thành lập đượcphương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết thì hồ sơ địa chính cũng là công cụchính giúp giám sát việc thực hiện phương án quy hoạch

Trang 31

Trong những năm gần đây do các quan hệ về đất đai ngày càng trở nênphức tạp bởi vậy yêu cầu quản lý các nội dung như: đăng ký đất đai, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mụcđích sử dụng ngày càng trở nên khó khăn Đặc biệt là vấn đề thu hồi đất đai, giảiphóng mặt bằng để phục vụ cho các dự án liên quan đến đất đai Nguyên nhânchính của vấn đề này là do giá đất bồi thường không sát với giá thị trường Đểgiải quyết vấn đề này thì công tác cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính cần hướngtới quản lý cả vấn đề giá đất Một vấn đề khác cũng đang rất nan giải ở các khuvực ven đô, nơi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ đó là tình trạngchuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch: người dân tự ý chuyển đấtnông nghiệp, ao hồ thành đất thổ cư, nhiều trường hợp khi phát hiện thì đã xử líxong Dẫn đến tình trạng này là do cơ quan quản lý đất đai địa phương không cóđược hệ thống hồ sơ địa chính phản ánh đúng thực trạng để kịp thời quản lý.

Các cơ quan quản lý đất đai không chỉ có các công tác quản lý Nhà nước

về đất đai mang tính chất định kì như: quy hoạch sử dụng đất, thống kê kiểm kêđất đai, mà còn có những công việc mang tính thường xuyên như: giải quyếttranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai Thực tế có nhiều trường hợptranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình cá nhân dẫn đến tình trạng kiện tụng kéodài và khiếu kiện vượt cấp do phương án giải quyết của chính quyền không cócăn cứ pháp lý rõ ràng và thống nhất Đây là nguyên nhân làm cho người thamgia tranh tụng không đồng ý với phương án giải quyết Để giải quyết dứt điểmtranh chấp liên quan đến đất đai ở cấp cơ sở thì hệ thống hồ sơ địa chính phảiđược hoàn thiện đầy đủ và là cơ sở pháp lý vững chắc cho những quyết định giảiquyết tranh chấp

Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính còn giúp tạo lập kênh thông tin giữaNhà nước và nhân dân Nhân dân có điều kiện tham gia vào quá trình giám sátcác hoạt động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước và hoạt động sử dụng đấtcủa các chủ sử dụng đất: Điều này sẽ giúp hạn chế các việc làm sai trái củangười quản lý và của người sử dụng

Trang 32

1.3 Nội dung cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

1.3.1 Thẩm quyền cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

1.3.1.1 Cập nhật, chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh

Trường hợp biến động mà đối tượng sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôngiáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở), tổchức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì đăng ký biến động tại VPĐK ĐĐthuộc sở TN-MT Sau thẩm tra nếu hồ sơ hợp lệ, VPĐK ĐĐ thuộc sở TN-MTsẽ thực hiện giải quyết biến động (chỉnh lý GCN hoặc cấp GCN) theo nhu cầucủa đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh chỉnh lý

Sau đó căn cứ vào hồ sơ lưu, VPĐKĐĐ thuộc sở TN-MT sẽ tiến hành gửithông báo về việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo(sơ đồ thửa đất, bản sao GCN, quyết định chuyển mục đích ) đến chi nhánhVPĐKĐĐ và UBND xã, phường, thị trấn để cập nhật chỉnh lý cho đồng bộ

1.3.1.2 Cập nhật, chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp huyện

Trường hợp biến động mà đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình cánhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền vớiquyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư thì đăng ký biến động tại chi nhánhVPĐKĐĐ tại huyện Sau thẩm tra nếu hồ sơ hợp lệ, VPĐK ĐĐ sẽ thực hiệngiải quyết biến động (chỉnh lý GCN hoặc cấp GCN) theo nhu cầu của đốitượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh chỉnh lý

Sau đó căn cứ vào hồ sơ lưu, chi nhánh VPĐK ĐĐ sẽ tiến hành gửithông báo về việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèmtheo (sơ đồ thửa đất, bản sao GCN, quyết định chuyển mục đích ) đếnVPĐKĐĐ thuộc sở TN-MT và UBND xã, phường, thị trấn để cập nhật chỉnh

lý cho đồng bộ

1.3.1.3 Cập nhật, chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp xã, phường

Trang 33

Căn cứ vào thông báo cập nhật chỉnh lý biến động và các giấy tờ khác kèmtheo (sơ đồ thửa đất, bản sao GCN, quyết định chuyển mục đích ) do VPĐKĐĐthuộc sở TN-MT và chi nhánh VPĐKĐĐ cấp tỉnh gởi đến Cán bộ địa chính xã,phường, thị trấn sẽ tiến hành cập nhật chỉnh lý vào sổ theo dõi biến động, sổ địachính, sổ mục kê đất đai, còn đối với các trường hợp biến động có thay đổi diệntích thửa đất (tách, hợp thửa, thửa đất sạt lở tự nhiên ) ngoài việc chỉnh lý trên

sổ bộ địa chính còn phải chỉnh lý thêm vào bản đồ địa chính

1.3.2 Nguyên tắc chỉnh lý cập nhật, biến động đất đai

Thủ tục đăng ký biến động chỉ được thực hiện đối với người sử dụngđất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.Những trường hợp đã biến động kể từ sau khi được cấp giấy chứng nhận thìphải làm thủ tục để đăng ký biến động

Chỉnh lý biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính được tổ chức thực hiệntheo các chế độ sau:

Tổ chức đăng ký biến động, chỉnh lý biến động thường xuyên

Định kỳ 05 năm một lần, các địa phương phải thực hiện tổng kiểm tratình hình biến động đất đai

Các cơ quan đăng ký biến động có trách nhiệm cung cấp dịch vụ,hướng dẩn người sử dụng đất kê khai, nộp hồ sơ đầy đủ và đúng nơi quy định

1.3.3 Trình tự đăng ký biến động và quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai

1.3.3.1 Trình tự đăng kí biến động

B ước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả” c UBND cấp TP, huyện Thời gian tiếp nhận và trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút; chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định)

Hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận và ghi biên nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trong thời gian không quá 01 ngày

Trang 34

Hồ sơ chưa hợp lệ hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân nộp bổ sung.Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: trong giờ hành chính từ thứ hai đếnsáng thứ bảy hàng tuần.

Bước 2: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/TP tiếp nhận

hồ sơ, kiểm tra số lượng, chất lượng Trường hợp chất lượng hồ sơ có từ mộtloại giấy tờ chưa đáp ứng yêu cầu về tính pháp lý thì chậm nhất 02 ngày làmviệc (kể từ ngày nhận hồ sơ), chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thông báobằng văn bản trả lại hồ sơ ( ghi rõ lý do và nội dung cần bổ sung); Thẩm định

hồ sơ theo quy định:

Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu thì hoàn tất thủ tục trình UBNDhuyện, thành phố ký giấy chứng nhận đối với đăng ký lần đầu hoặc với nhữngtrường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện/TP và trình lên Sở TN-

MT với các trường hợp thuộc thẩm quyền của VPĐKĐĐ cấp tỉnh

Nếu kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bảncho hộ gia đình, cá nhân chỉnh sửa bổ sung theo quy định; Chuyển hồ sơ vàgiấy chứng nhận sau khi UBND huyện, thành phố đã ký cho bộ phận “Tiếpnhận và trả kết quả”

Bước 3: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyệnhướng dẫn cá nhân đến nhận kết quả: trả lại biên nhận hồ sơ, nộp lệ phí Yêucầu người sử dụng đất nộp lại biên nhận hồ sơ, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ(nếu trong quá trình làm thủ tục phải bổ sung) để lưu trữ các loại giấy tờ nàyvào hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã thực hiện hoàn thành

Trả kết quả: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất (trường hợp nhận hộ phải có giấy ủy quyền vàCMND của người được ủy quyền) Người sử dụng đất nộp hồ sơ và nhận kếtquả trực tiếp tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của Ủy ban nhân dânhuyện, thành phố

Trang 36

Trình tự thực hiện được thể hiện thông qua sơ đồ:

Bước 1: Căn cứ vào từng loại hồ sơ biến động sẽ lục lại hồ sơ lưu trong

đó có sổ theo dõi biến động có liên quan đến cá nhân/tổ chức biến động

Bước 2: Tiến hành chỉnh sửa GCNQSDĐ, Sổ địa chính, sổ mục kê đốivới từng loại biến động sẽ chỉnh lý theo từng nội dung được ghi tại Điều 19Thông tư 24/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính Nhà nước thu hồiGCNQSDĐ trong các trường hợp sau:

Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biếnđộng đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đốitượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện đượccấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặcnguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trườnghợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sửdụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của phápluật đất đai

Trang 37

Nếu cấp GCNQSDĐ mới hoặc những nội dung có thay đổi trên Giấychứng nhận để cập nhật nội dung thay đổi vào cơ sở dữ liệu địa chính; hoặccăn cứ vào bản lưu Giấy chứng nhận mới cấp để thể hiện số phát hành, số vào

Sổ cấp Giấy chứng nhận trong cơ sở dữ liệu địa chính trường hợp thửa đất bịsạt lở tự nhiên thì căn cứ vào Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địachính thửa đất (hoặc khu vực thửa đất) để cập nhật, chỉnh lý dữ liệu bản đồđịa chính

1.3.3.3 Cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên hệ thống sổ bộ và bản đồ địa chính

Khi nhận được hồ sơ đăng ký biến động của người sử dụng đất, quathẩm tra nếu hợp lệnh thì VPĐKĐĐ sẻ tiến hành chỉnh lý trên GCNQSDĐ vàtrả kết quả chỉnh lý cho người sử dụng đất dưới dạng GCNQSDĐ mới (đốivới trường hợp thu hồi GCNQSDĐ), hoặc GCNQSDĐ đã có chỉnh lý (đối vớitrường hợp chuyển mục đích sử đụng đất, ghi sai sót thông tin trênGCNQSDĐ, thế chấp ) đồng thời lưu lại hồ sơ

Căn cứ vào hồ sơ lưu, VPĐKĐĐ vào sổ theo dõi biến động và chỉnh lýtrên bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất sau đo gửi thông báo đến VPĐKĐĐ và UBND cấp xã chỉnh lý cho đồng

bộ (riêng cấp xã chỉ chỉnh lý trên bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê,

sổ theo dõi biến động)

1.3.3.4 Cập nhật, chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính

a Sổ theo dõi biến động đất đai

Cách chỉnh lý biến động trên sổ theo dõi biến động đất đai được quyđịnh tại Mẫu số 03 Thông tư 24/TT-BTNMT hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý

hồ sơ địa chính

Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai được chia ra làm 9 nội dungchính với những trường hợp cụ thể như sau:

Trang 38

Nội dung chỉnh lý Trường hợp cụ thể

Nhà nước giao đất, cho

Xoá đăng ký cho thuê, cho

thuê lại quyền sử dụng đất

không thuộc khu công

nghiệp; xoá đăng ký thế

đất đối với cả thửa đất

hoặc đối với một phần

thửa đất

Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đấtTrường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đấtTrường hợp để thừa kế quyền sử dụng đấtTrường hợp tặng cho quyền sử dụng đấtTrường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thànhpháp nhân mới

Trường hợp chuyển quyền theo bản án, quyết định của toà án;quyết định của cơ quan thi hành án

Trường hợp chuyển quyền theo thỏa thuận xử lý nợ tronghợp đồng thế chấp, bảo lãnh

Trường hợp chuyển quyền từ quyền sử dụng chung theo thoảthuận phù hợp với pháp luật hoặc theo quy định của pháp luậtđối với trường hợp tách hộ gia đình, thoả thuận của hộ giađình, thoả thuận của nhóm người sử dụng chung thửa đấtTrường hợp chuyển quyền do chia tách, sáp nhập tổ chức theoquyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bảnkhác phù hợp với pháp luật đối với tổ chức kinh tế

Trường hợp chuyển quyền theo kết quả hòa giải thành đối vớitranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Trang 39

công nhậnTrường hợp chuyển quyền theo quyết định hành chính giảiquyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp cóthẩm quyền

Trường hợp chuyển quyền theo văn bản công nhận kết quảđấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật

Có thay đổi về hình dạng,

kích thước, diện tích thửa

đất

Tách thửaHợp thửaThửa đất sạt lở tự nhiênTrưng dụng đất

Nhà nước thu hồi đất Thu hồi đất cả thửa đất Thu hồi đất một phần thửa đất

Người sử dụng đất đổi

tên

Người sử dụng đất được đổi tên mới

Cấp lại, cấp đổi giấy

Chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ hình thức được Nhà nướccho thuê đất sang giao đất có thu tiền

b

Chỉnh lý trên bản đồ

Đối với các trường hợp diện tích thay đổi: diện tích thửa đất thay đổi sovới diện tích ban đầu, do lấn chiếm đất đai hay do sạt lở đất thì ta tiến hành

chỉnh lý bằng cách dùng mực đỏ gạch ngang diện tích cũ, đồng thời cập nhật

diện tích mới vào bản đồ vào kế bên diện tích cũ

Tách thửa: căn cứ vào chiều dài các cạnh của thửa sau thay đổi, sẽ quyđổi kích thước các cạnh theo một tỷ lệ có cùng tỷ lệ của tờ bản đồ địa chính

Tiến hành vẽ một đường màu đỏ tách thửa đất thành hai thửa đất mới

Nếu hai thửa đất mới được cấp hai GCNQSDĐ mới: hai thửa đất mớisẽ được đánh là hai số thửa tiếp theo số thửa cuối cùng của tờ bản đồ

Trường hợp một thửa vẫn thuộc GCNQSDĐ cũ và một thửa được cấp mới thì

Trang 40

một thửa sẽ được giữ nguyên số hiệu thửa cũ (thửa nằm trên GCNQSDĐ cũ),

và một thửa sẽ được đánh số hiệu thửa mới tiếp theo số thửa cuối cùng của tờbản đồ (thửa được cấp GCNQSDĐ mới)

Ví dụ 1: Thửa đất 17, tờ bản đồ số 31; đất trồng cây hàng năm khác(HNK), diện tích là 250m2; tách ra thành 2 thửa mới: 20; 21

Hình 3.1 : Chỉnh lý tách thửa

Hợp thửa: Sử dụng ký hiệu dấu mũi tên hai chiều ( ) để thể hiện chotrường hợp hợp các thửa lại với nhau Ký hiệu này được vẽ bằng mực đỏ vàvẽ vuông góc với các cạnh chung của các thửa cần hợp Số hiệu của thửa mớihợp thành là số thửa tiếp theo số thửa cuối cùng của tờ bản đồ

Ví dụ 2: Thửa đất 20, tờ bản đồ số 31; diện tích 100m2, đất trồng cây hàngnăm khác và thửa đất số 21, tờ bản đồ số 31; diện tích 150m2 đất trồng cây hằngnăm khác hợp thành thửa 17 có diện tích là 250m2 đất trồng cây hàng năm khác

150HNK

Ngày đăng: 17/06/2020, 04:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w