Bao gói – dò kim loại (GMP 11)

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm tôm sú pto đông iqf và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cổ phần thủy sản sạch việt nam (Trang 38)

1. Đặt vấn đề

4.2.11 Bao gói – dò kim loại (GMP 11)

a. Mục đích

Sản phẩm được bao gói cách ẩm để hạn chế sự oxy hóa thăng hoa nước đá, hao hụt khối lượng sản phẩm và giúp sản phẩm có hình dạng mỹ quan.

Dò kim loại để loại trừ mảnh kim loại có kích thước không thể chấp nhận được ra khỏi thành phẩm.

Loại trừ mối nguy cho sức khoẻ người tiêu dùng.

b. Thao tác

Kiểm tra độ nhạy của máy dò kim loại.

Sử dụng mẫu chuẩn Fe Ф = 1,2mm. SuS Ф = 2.0 mm, Non-ferrous Ф=2.0 mm, tần suất kiểm tra khoảng 30 phút.

Thử máy bằng mẫu chuẩn

Bước 1: Đặt mẫu chuẩn trực tiếp lên băng tải theo phương pháp sau Lần 1: Đặt mẫu thử bên phải băng tải.

Lần 2: Đặt mẫu thử chính giữa băng tải. Lần 3 : Đặt mẫu thử bên trái băng tải.

Sau khi thử khử trùng mẫu chuẩn và băng tải bằng cồn 70o. Bước 2: Đặt mẫu chuẩn lên băng tải sau đó cho qua máy như sau Lần 1: Đặt mẫu chuẩn mặt trên sản phẩm tại vị trí chính giữa sản phẩm. Lần 2: Đặt mẫu chuẩn mặt dưới sản phẩm tại vị trí chính giữa sản phẩm.

Sau khi thử mẫu khử trùng băng tải và mẫu chuẩn bằng cồn 70o. Bước 3: ghi chép biểu mẫu

Máy phát hiện mẫu: băng tải dừng, đèn sáng- ghi chữ “Yes” vào ô mẫu thử.

Máy không phát hiện mẫu: băng tải chạy, đèn báo bình thường- ghi chữ “No” vào ô mẫu thử.

Khi máy không phát hiện mẫu thử phải truy xuất nguyên liệu và khắc phục sự cố. Tiến hành cô lập lô hàng từ lần kiểm tra máy an toàn sau cùng đến khi phát hiện máy không an toàn. Sau khi phát hiện sự cố tình trạng máy bình thường tiến hành rà kim loại lô hàng cô lập.

c. Yêu cầu

Yêu cầu trước khi bao gói:

Bao gói theo quy định cho từng quy cách sản phẩm hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Các ký hiệu trên bao bì ( trên hợp, trên PE, trên thùng carton) phải rõ ràng, không được tẩy xóa, lố lem và thể hiện được tính chất sản phẩm bên trong.

Trên thùng phải có đầy đủ các thông tin: Loại sản phẩm, qui cách, size, hạng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã truy xuất (mã đại lý và vùng thu hoạch).

Tuyệt đối không được lẫn lôn các sản phẩm khác về qui cách, chủng loại, cở, hạng trong cùng một thùng carton.

Mực sử dụng ghi ký hiệu phải là loại mực không tan trong nước. Ngoài thùng dùng viết gạch lên ô in sẵn chủng loại tôm, cở, hạng, qui cách (chẳng hạng HOSO, HLSO, P&D, PDTO, PUD), trọng lượng tịnh (10,8kg, 12kg, 24lbs, 40lbs).

Ngày sản xuất: Theo dạng ngày, tháng, năm hoặc số ngày trong năm. Ngày hết hạn sử dụng: sản phẩm IQF 18 tháng kể từ ngày sản xuất.

d. Thủ tục cần tuân thủ

Mỗi sản phẩm phải qua 2 máy dò kim loại hình chữ “L”.

Do đó khi sản phẩm qua máy dò thứ nhất bắt buộc phải đảo chiều và đảo mặt sản phẩm trước khi qua máy dò thứ hai.

Khi phát hiện sản phẩm nghi ngờ nhiễm kim loại phải cô lập ngay trong thùng có nhãn “sản phẩm nghi ngờ nhiễm kim loại”, phải ghi đầy đủ thông tin truy xuất vào biểu mẫu giám sát hàng nhiễm tạp chất.

Khi máy phát hiện sản phẩm nhiễm kim loại, trước hết phải kiểm tra lại máy với mẫu thử và kiểm tra mẫu thử với sản phẩm. Nếu máy dò lim loại hoạt động bình thường thì tiến hành kiểm tra sản phẩm nghi ngờ nhiễm kim loại.

Khi QC phát hiện sản phẩm nhiễm kim loại thì tiến hành cho rã đông kiểm tra ngay.

Công nhân thực hiện, vận hành máy dò kim loại. Người kiểm tra thao tác: cán bộ điều hành.

Người kiểm tra và ghi chép biểu mẫu: QC hoặc nhân viên phụ trách quá trình dò.

Nhận xét: QC và công nhân thực hiện tốt qui định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động có thể do lượng tôm quá nhiều nên đôi khi máy dò kim loại cũng gặp sự cố không chính xác.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm tôm sú pto đông iqf và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cổ phần thủy sản sạch việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)