NỘI DUNG BÁO CÁO 1. KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI VỚI THÂN CHỦ ĐƯỢC RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 1.1. Kỹ thuật phỏng vấn sâu Kỹ thuật phỏng vấn sâu được coi là kỹ thuật thu thập thông tin thông qua việc hỏi và trả lời giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin. Phỏng vấn sâu cần phải tuân thủ theo mục đích nghiên cứu, đối tượng hay nội dung nghiên cứu đã được xác định rõ. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Địa điểm phỏng vấn: Tại phòng 101B9 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đây là nơi thuận lợi cho quá trình phỏng vấn vì rất yên tĩnh, không bị quấy rầy bởi đông người. Đối tượng: Sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nội dung cuộc phỏng vấn: Nhu cầu làm thêm của sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các bước tiến hành phỏng vấn sâu: Bước 1: Giới thiệu bản thân và mục đích phỏng vấn (để đối tượng yên tâm cung cấp thông tin), khẳng định với đối tượng rằng thông tin sẽ được giữ bí mật. Bước 2: giải thích rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của những thông tin chính xác do đối tượng cung cấp, xin phép ghi âm hoặc ghi chép thông tin, hỏi các câu hỏi làm quen. Bước 3: Hỏi các câu hỏi thuộc nội dung nghiên cứu (sử dụng bảng câu hỏi mở có sẵn và hỏi những câu hỏi nảy sinh trong các tình huống để khai thác thông tin chiều sâu Bước 4: Kết thúc phỏng vấn, cảm ơn và trả lời các câu hỏi của người được phỏng vấn (nếu có). Người phỏng vấn cần tạo được không khí cởi mở, ghi chép lại được các thông tin và cần có sự kiểm chứng đối chiếu với các nguồn thông tin khác. Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật phỏng vấn sâu: +) Ưu điểm: Cho phép làm rõ các câu hỏi, thích hợp với cả đối tượng không biết chữ, tỉ lệ đáp ứng cao hơn các bộ câu hỏi tự trả lời, có thể thu thập thông tin theo chiều sâu. +) Nhược điểm: sự có mặt của người phỏng vấn có thể ảnh hưởng đến câu trả lời, ghi nhận về các sự kiện ít hoàn chỉnh hơn so với quan sát.
Trang 1NỘI DUNG BÁO CÁO
1. KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI VỚI THÂN CHỦ
ĐƯỢC RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ 1.1 Kỹ thuật phỏng vấn sâu
Kỹ thuật phỏng vấn sâu được coi là kỹ thuật thu thập thông tin thông qua việc hỏi và trả lời giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin
Phỏng vấn sâu cần phải tuân thủ theo mục đích nghiên cứu, đối tượng hay nội dung nghiên cứu đã được xác định rõ
Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn
Địa điểm phỏng vấn: Tại phòng 101-B9 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đây là nơi thuận lợi cho quá trình phỏng vấn vì rất yên tĩnh, không bị quấy rầy bởi đông người
Đối tượng: Sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nội dung cuộc phỏng vấn: Nhu cầu làm thêm của sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các bước tiến hành phỏng vấn sâu:
Bước 1: Giới thiệu bản thân và mục đích phỏng vấn (để đối tượng yên tâm cung cấp thông tin), khẳng định với đối tượng rằng thông tin sẽ được giữ bí mật
Bước 2: giải thích rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của những thông tin chính xác
do đối tượng cung cấp, xin phép ghi âm hoặc ghi chép thông tin, hỏi các câu hỏi làm quen
Bước 3: Hỏi các câu hỏi thuộc nội dung nghiên cứu (sử dụng bảng câu hỏi
mở có sẵn và hỏi những câu hỏi nảy sinh trong các tình huống để khai thác thông tin chiều sâu
Bước 4: Kết thúc phỏng vấn, cảm ơn và trả lời các câu hỏi của người được phỏng vấn (nếu có)
Trang 2Người phỏng vấn cần tạo được không khí cởi mở, ghi chép lại được các thông tin và cần có sự kiểm chứng đối chiếu với các nguồn thông tin khác
Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật phỏng vấn sâu:
+) Ưu điểm: Cho phép làm rõ các câu hỏi, thích hợp với cả đối tượng không biết chữ, tỉ lệ đáp ứng cao hơn các bộ câu hỏi tự trả lời, có thể thu thập thông tin theo chiều sâu
+) Nhược điểm: sự có mặt của người phỏng vấn có thể ảnh hưởng đến câu trả lời, ghi nhận về các sự kiện ít hoàn chỉnh hơn so với quan sát
1.2 Kỹ thuật quan sát
Kỹ thuật quan sát là cách thu thập thông tin không chỉ bằng thị giác
mà là sự vận dụng tất cả các giác quan tổng hợp của người phỏng vấn khi trực tiếp đến hiện trường và quan sát đối tượng, theo dõi diễn biến của sự việc để ghi chép lại, từ đó đưa ra kết luận về hiện tượng nghiên cứu
Kỹ thuật quan sát thường được dùng để bổ trợ cho các kỹ thuật khác
Vì vậy,kỹ thuật này tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, có nhiều nội dung không thể nghiên cứu bằng kỹ thuật quan sát
Cách quan sát: Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai,mục đích quan sát của mình; Quan sát nhiều lần; Quan sát tham dự
Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật quan sát:
+) Ưu điểm: Điểm mạnh nhất của kỹ thuật quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin
+) Nhược điểm: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại (quá khứ và tương lai không quan sát được) Tính bao trùm của quan sát bị hạn chế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát
Trang 31.3 Kỹ thuật xử lí và phân tích tài liệu
Tài liệu là những hiện vật mang lại cho con người những thông tin về vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm Tài liệu còn dung để truyền tin hoặc bảo lưu thông tin Có 2 phương pháp phân tích tài liệu chính:
Phân tích định tính: Là tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu, tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết
Phân tích định lượng: Là cách thức phân nhóm các dấu hiệu và tìm ra những mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp phải xử lý một lượng thông tin lớn
Yêu cầu đối với phương pháp phân tích tài liệu: Đòi hỏi phải phân tích có
hệ thống Phải phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ tài liệu.
Ưu điểm, nhược điểm của kĩ thuật xử lí và phân tích số liệu:
+) Ưu điểm: Sử dụng tài liệu sẵn có, ít tốn kém về công sức, thời gian kinh phí, không cần sử dụng nhiều người
+) Nhược điểm: Tài liệu ít được phân chia theo những dấu hiệu mà ta mong muốn, do đó khó tìm được nguyên nhân cũng như mối quan hệ qua lại của các dấu hiệu Số liệu thống kê chưa được phân bố theo các cấp độ xã hội khác nhau Những tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải có chuyên gia có trình độ cao
1.4 Một số kĩ thuật thu thập thông tin khác
- Tiếp cận đối tượng: sau khi chào hỏi, làm quen tạo mối quan hệ thì
giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn để tạo lòng tin đối với đối tượng
- Ghi chép: Ghi lại những gì đối tượng chia sẻ, tập trung vào những nội
dung chính, ghi chép chính xác, trung thực, tuân theo nội dung của bảng phỏng vấn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí, tổng hợp thông tin sau này
- Ghi âm: Xin phép ghi âm lại toàn bộ cuộc phỏng vấn sâu.Cần chuẩn
bị thiết bị ghi âm (điện thoại) một cách kĩ lưỡng, kiểm tra Pin, chất lượng âm thanh, cài đặt chế độ đề phòng sảy ra cuộc gọi tới ảnh hưởng tới cuộc ghi âm
Trang 4Đặt câu hỏi: Tạo thoải mái giữa đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu.
Luôn luôn đặt những câu hỏi mở (tại sao?, làm thế nào?, làm vì mục đích gì?) cho đối tượng phỏng vấn Khi nội dung cần thu thập đã đạt được mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu còn vẫn nói về điều đã đủ thông tin thì phải có kỹ thuật lái đối tượng sang câu hỏi khác, tránh làm mất lòng của đối tư.ợng, không nói quá nhiều, nói lấn át người được phỏng vấn
2. MỤC ĐÍCH CUỘC GẶP GỠ
Tìm hiểu nhu cầu làm thêm của sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà trường, Đoàn Học viện để có những biện pháp hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên
Biên bản Phỏng vấn sâu
Đề tài: Nhu cầu làm thêm của sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay
3.1 Thời gian, địa điểm tiến hành phỏng vấn
Thời gian tiến hành phỏng vấn: 14h-14h30
Ngày: 6/11/2014
Người phỏng vấn: Nguyễn Tiến Trinh
Người được phỏng vấn: Võ Ngọc Tuấn
3.2 Nội dung phỏng vấn
H: Chào em, em có thể bớt chút thời gian cho anh được không?
Đ: Vâng ạ, mà có chuyện gì thế anh?
H: À, anh tự giới thiệu, anh là Trinh, sinh viên năm ba lớp Công tác xã hội
thuộc khoa Xã hội học Hôm nay anh có bài tập thực tế, đề tài là “Nhu cầu làm thêm của sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” Chính
vì vậy, để có những thông tin khách quan và chính xác, anh xin hỏi em một số câu hỏi về vấn đề này có được không?
Trang 5Đ: Anh là con trai mà tên nữ tính quá.
Nhưng hỏi về cái gì anh, em không biết có trả lời đúng không nữa (cười), trả lời sai em ngại lắm.
H: À, chắc bố mẹ anh muốn có một đứa con gái quá đó mà (cười).
Đ: Vâng!
H: Như anh đã giới thiệu thì anh và em sẽ trao đổi một số vấn đề liên quan
đến nhu cầu làm thêm của sinh viên năm nhất trường mình hiện nay, em hiểu như thế nào thì em cứ chia sẻ với anh, không có gì khó khăn đâu em, em cứ thoải mái chia sẻ nhé
Đ: OK anh, thế thì anh cứ hỏi thoải con gà mái (cười).
H: Trước khi vào trao đổi thì anh xin phép ghi âm lại cuộc trò chuyện này,
em yên tâm là những thông tin em cung cấp sẽ chỉ dung để phục vụ cho quá trình làm bài tập và anh đảm bảo được giữ bí mật
Đ: Dạ.
Anh thấy giọng em khó nghe không ạ?(cười).
H: Anh cũng thấy hơi khó nghe nhưng không sao em ạ, em cứ từ từ chia sẻ,
anh hiểu mà
Đ: Vâng, anh.
H: Bây giờ em có thể giới thiệu đôi chút về bản thân em được không?
Đ: Dạ vâng, em xin tự giới thiệu em tên là Võ Ngọc Tuấn, hiện tại em đang
học lớp Chính trị phát triển K34 thuộc khoa Chính trị học Em đến từ quê hương
Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, một vùng quê nói chung là cách Hà Nội hàng ngàn cây số.
H: Rất là xa đúng không (cười)
Đ: Vâng, chắc ở trường mình ít người xa vào phía Nam như em anh nhỉ?
H: Ừ, ít lắm, em là của hiếm đó.
Khoảng cách xa như vậy chắc em ít về nhà nhỉ?
Trang 6Đ: Vâng, khi đã xác định học trường này là em chuẩn bị trước tâm lí rồi,
với khoảng cách như thế thì về nhà đối với em thật khó khăn, đặc biệt là chi phí đi lại rất tốn kém.
H: Thế giá tiền từ Hà Nội vào Quảng Ngãi là bao nhiêu?
Đ: Ngày thường là 400k, dịp lễ tết còn đắt hơn nữa, em đang lo tết này tiền
đâu mà về quê đây?
H: Cũng khó khăn em nhỉ, anh ở gần nên cũng đỡ
Đ: Anh ở đâu ạ?
H: Anh ở Thanh Hóa
Đ: Vâng (cười)
H: Thế hiện giờ em có đi làm thêm không?
Đ: Dạ hiện tại em đang làm thêm, em làm ở căng tin trong kí túc xá trường
mình anh ạ.
H: Lí do nào dẫn đến việc em đi làm thêm?
Đ: Có nhiều lí do anh ạ, kiếm tiền này, tích lũy kinh nghiệm,…nhưng cái
chính vẫn là tiền (cười)
H: Từ đâu mà em tìm được công việc đó?
Đ: Em có đứa bạn giới thiệu cho em đến làm việc ạ
H: Công việc hiện tại gây cho em những khó khăn gì?
Đ: Nói chung công việc của em mang tính hơi vất vả, cực nhọc, nhưng vì
cuộc sống mưu sinh, em phải thu xếp thời gian đi làm thêm để phục vụ cho cuộc sống của bản thân em
Hiện tại, bản thân em là về vấn đề học tập và chi phí sinh hoạt là do bản thân em tự lo Em đang thu xếp thời gian làm sao cho hợp lí để tập trung vào việc học, và thứ hai là tham gia các hoạt động đoàn để có thể tự tin và rèn luyện bản thân thêm.
H: Tuấn thì đang đi làm, thế Tuấn làm vào khoảng thời gian nào nhỉ?
Đ: Dạ vâng, em nói chung là làm mang tính chất vào thời gian rảnh,
khoảng vào buổi trưa còn vào buổi sáng thì tập trung cho việc học, em làm từ 10h
Trang 7đến 12h sau đó ăn cơm rồi nghỉ ngơi để chiều tới trường Ngoài ra thì vào buổi chiều tối khi tan học về em làm thêm tới tầm khoảng 8h rồi em tiếp tục vào học ôn bài.
H: Em thấy việc làm thêm ảnh hưởng đến việc học của em như thế nào? Đ: Hiện tại, công việc của em cái khoảng thời gian cũng hợp lí, em có thể
sắp xếp để hài hòa giữa việc đi làm thêm với học tập, hạn chế sự ảnh hưởng của
nó đến việc học của em.
H: Em có nhu cầu tìm một công việc làm thêm mới không?
Đ: Nói chung mỗi con người thì có sở thích khác nhau, cái nhu cầu của em
là tập trung cho việc học là chính, còn hiện tại em hài lòng với công việc của em.
H: Hiện tại thu nhập từ việc làm thêm của em là bao nhiêu? Em có thể chia
sẻ với anh không?
Đ: Tầm 1,5 triệu/tháng anh ạ
H: Hàng tháng gia đình trợ cấp cho em bao nhiêu?
Đ: Gia đình em không có trợ cấp nên bản thân em phải tự làm, tự lập thôi.
Hoàn cảnh gia đình em khó khăn lắm, bố mẹ đã cao tuổi, bố em bị tật còn
mẹ thì cũng cao tuổi rồi Em được học qua lớp 12 cũng là cảm ơn bố mẹ lắm rồi,
vì thế lên đại học em tự lo về vấn đề chi phí học tập cũng như sinh sống.
H: Anh hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh của em, thế cho anh hỏi với khoản thu
nhập 1,5tr thì em chi tiêu như thế nào để có thể trang trải cuộc sống cũng như các chi phí khác?
Đ: Em chi tiêu tiết kiệm lắm, em chi tiêu vào ăn uống, sinh hoạt, số còn dư
em dung để mua sách vở, những dụng cụ học tập.
H: Em làm được bao lâu rồi?
Đ: Hiện tại là gần một tháng rưỡi anh ạ
H: Cũng một tháng rưỡi rồi, thời gian cũng không quá dài nhưng đối với
một sinh viên năm nhất như em thì đây là khoảng thời gian đủ dài rồi đúng không? Thế gia đình em có biết việc em đi làm thêm chưa?
Trang 8Đ: Dạ, bố mẹ em biết việc em đi làm thêm, bố mẹ cũng lo lắng về việc làm
thêm ảnh hưởng đến việc học lắm, nhưng rồi bố mẹ cũng hiểu và tôn trọng ý kiến của em.
H: Trong quá trình làm thêm em có gặp phải vấn đề rắc rối gì không, ví dụ
như không nhận được lương chẳng hạn
Đ: Dạ không anh ạ, cô chủ rất tốt, luôn tạo mọi điều kiện để em được thoải
mái nhất
H: Em có đề xuất, kiến nghị gì đến Nhà trường, Đoàn trường nhằm có
những biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ em cũng như những bạn đang và sẽ đi làm thêm không?
Đ: Em có mong muốn là Nhà trường, Đoàn trường quan tâm đến đời sống
sinh viên hơn, quan tâm đến những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cần được trợ giúp để có những hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh đó, nhà trường nên có những sự liên kết với các tổ chức, trung tâm việc làm để từ đó có thể tạo cơ hội việc làm cho sinh viên nhiều hơn, việc đảm bảo hơn.
H: Rồi, anh cũng có một số câu hỏi muốn hỏi em như thế Những thông tin
em cung cấp rất ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu của anh, cảm ơn em rất nhiều vì
đã hợp tác và chia sẻ rất chân thành
4. TRƯỜNG HỢP TIẾP CẬN THÂN CHỦ ĐƯỢC XÂY DỰNG
QUA CÂU CHUYỆN (Trường hợp còn lại mô tả một cách chi tiết quá trình tiếp cận thân chủ (được viết dưới dạng như một câu chuyện nhưng lồng ghép
nhận xét của cá nhân).
Báo cáo cá nhân Sinh viên: Nguyễn Tiến Trinh
Trang 94.1 Hoàn cảnh tiếp cận thân chủ
Chiều ngày 6/11/2014, tôi có mặt ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền để tiến hành phỏng vấn thực tế cho đề tài “Nhu cầu làm thêm của sinh viên năm nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” Hôm nay thời tiết có vẻ không thuận lợi, trời mưa phùn, không khí se se lạnh, không gian đó khiến tôi có cảm giác lo lắng Có thể buổi thực tế này sẽ phải hoãn lại Nhưng rồi tôi quyết định tiếp tục công việc của mình mặc kệ thời tiết không ủng hộ
Tôi tiến thẳng vào khuôn viên của 2 dãy nhà B8 và B9, vì theo tôi được biết đây là nơi các lớp K34 (khóa mới của Học viện) đang học Không khí dường như yên tĩnh hơn khi các sinh viên đang tập trung học tập Tôi lặng lẽ vào một phòng không có lớp nào học, ngồi xem lại nội dung câu hỏi phỏng vấn và chờ đợi tiếng chuông kết thúc ngày học
Nhưng chẳng cần tiếng chuông phải kêu lên, tôi đã thấy có lớp ra về Có thể
là được thầy cô cho nghỉ sớm, tôi liền chạy ra và thuyết phục được một bạn gái nhỏ nhắn đồng ý cho tôi phỏng vấn Qua quan sát, tôi thấy em là một người rất tự tin, nhanh nhẹn và hay cười Sau khi giới thiệu về bản thân cũng như mục đích cuộc trò chuyện, em đã đồng ý trả lời phỏng vấn và hứa sẽ chia sẻ chân thành những gì em biết
Qua chia sẻ được biết tên em là Lê Thị Thảo, quê ở huyện Thường Xuân-tỉnh Thanh Hóa, hiện đang học lớp Quan hệ công chúng K34 Vì là đồng hương nên tôi và em nói chuyện với nhau rất vui vẻ và không có nét gì là xấu hổ, hay ngại ngùng cả Không khí cuộc phỏng vấn diễn ra rất vui vẻ và cởi mở
4.2 Sơ lược về thân chủ
Qua chia sẻ, được biết em tên là Lê Thị Thảo, quê ở huyện Thường Xuân-tỉnh Thanh Hóa, hiện đang theo học lớp Quan hệ công chúng K34 Em sinh năm
1996, là một người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát, hay cười, thích tham gia các hoạt động Đoàn, đội để rèn luyện sự tự tin, kinh nghiệm, kĩ năng mềm Hiện em đang tham gia Đội sinh viên tình nguyện xứ Thanh tại Học viện Gia đình
có 2 chị em, Thảo là con đầu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn Vì vậy, tranh thủ
Trang 10thời gian sau khi học trên lớp, Thảo đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ
4.3 Nội dung trao đổi với thân chủ
4.3.1 Tính chất công việc
Vì bản thân đang theo học ngành PR nên cũng rất mong muốn tìm được công việc năng động, rèn luyện được khả năng giao tiếp, cũng như kĩ năng mềm như bán hàng, cộng tác viên cho một tờ báo hay tạp chí,…
Thời gian phải phù hợp, không được ảnh hưởng đến thời gian học trên lớp cũng như thời gian tự học ở nhà Hiện tại thì em học buổi chiều nên em làm thêm vào buổi sáng, làm từ 7h-11h
Lương trả phù hợp với công sức bỏ ra, công việc nặng nhọc làm trong thời gian dài thì lương phải cao, không thể trả như công việc nhàn hạ, nhẹ nhàng, thời gian ngắn được
4.3.2 Mục đích đi làm thêm
Mục đích làm thêm của sinh viên là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến công việc làm thêm cũng như thời gian đi làm của sinh viên Mỗi người khi đi làm đều có mục đích riêng của mình, có người vì thu nhập, có người vì muốn tích lũy kinh nghiệm, có người lại muốn có nhiều mối quan hệ,…
Cái quan trọng nhất để dẫn tới việc đi làm thêm của em là kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, đỡ đần, giảm gánh nặng cho bố mẹ, số tiền kiếm được từ việc đi làm thêm sẽ được dùng để chi phí cho tiền ăn uống, sinh hoạt và mua đồ dùng học tập, giáo trình, phục vụ cho quá trình học tập
Bên cạnh đó, việc đi làm thêm cũng giúp em năng động hơn, tự tin hơn, học hỏi được các kinh nghiệm, kĩ năng ngoài xã hội để có thể vận dụng vào quá trình học cũng như là hành trang để tự tin khi em tốt nghiệp Theo em được biết thì hiện nay một tiêu chí rất quan trọng để bạn có xin được việc hay không là kinh nghiệm thực tế của bản thân, do đó em muốn tích lũy kinh nghiệm càng nhiều càng tốt để thuận lợi hơn trong vấn đề xin việc trong tương lai