1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi học phần nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học nhu cầu làm thêm của sinh viên đại học nội vụ Hà Nội

35 397 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhu Cầu Làm Thêm Của Sinh Viên Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Hiền - Giảng viên Phụ Trách Bộ Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Trường học Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại bài tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 58,42 KB

Nội dung

“Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm bài thi kết thúc học phần của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học, để tìm hiểu thực trạng, biểu hiện cũng như những yếu tố tác động đến nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao giải quyết khó khăn trong việc làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứuĐề tài nghiên cứu về nhu cầu việc làm thêm của sinh viên đại học nội vụ Hà Nội2.2 Phạm vi nghiên cứu+ về không gian : Trong phạm vi trường Đại học Nội vụ Hà Nội+ về thời gian : Băt đầu từ tháng 12 năm 20183. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội.+ Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội.+ Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện khắc phục những khó khăn vướng mắc về nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội.4. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệuDựa trên nguồn tài liệu thu thập được từ các bài luận văn, luận án, sách, báo, tạp chí hay các công trình nghiên cứu có liên quan, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước đó, nhóm sẽ tiếp thu, kế thừa những thông tin có liên quan đến văn hóa ứng xử của sinh viên. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.Tiến hành phát và thu phiếu hỏi đối với 164 sinh viên bất kì của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Phương pháp phỏng vấnTiến hành phỏng vấn một số giảng viên, sinh viên và cán bộ, nhân viên trong trường để hiểu rõ hơn về nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội Phương pháp quan sátChú ý quan sát để thấy được thái độ, cách ứng xử của sinh viên đối với mọi người trong Trường, từ đó đánh giá thực trạng nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội. Phương pháp phân tích, tổng hợpDựa vào tài liệu, số liệu thu thập và điều tra được, nhóm sẽ tiến hành phân tích, thống kê, đánh giá thực trạng nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội.5. Tình hình nghiên cứuTừ trước đến nay nhu cầu làm thêm của sinh viên thuộc các trường đại học , cao đẳng luôn là vấn đề được nhiều thầy cô giáo và sinh viên quan tâm. Vì vậy, vấn đề này đã được nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên quan tâm nghiên cứu và đạt được những thành tựu nhất định như:+ Nguyễn Xuân Long (2009) , như cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội : thực trạng và giải pháp, Tạp chí tâm lý học, số 9 (126)+ Vũ Mừng (09122016) sinh viên và việc làm thêm những điều ít người biết tới , tạp chí người làm báo+ Bảo Lam (03082018) Sinh viên đại học đi làm thêm nhiều hơn đi học, vì sao? , báo dân trí + Đào Đức Dũng (22014) với cuốn sách “Bí mật của những đại gia sinh viên” đây là cuốn cẩm nang khởi nghiệp rất thực tế không chỉ dành cho các bạn sinh viên đam mê làm giàu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó còn là những chia sẻ bổ ích cho các bạn trẻ năng động đang nỗ lực xây dựng sự nghiệp, hiện thực hóa những ước mơ của mình”.Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu tương tự cũng đạt được những thành tựu nhất định. Các công trình đều chỉ ra được các yếu tố xoay quanh vấn đề nhu cầu làm thêm của sinh viên, đưa ra được hệ thống lý luận về nhu cầu và ý nghĩa của vấn đề làm thêm nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội. Vì vậy, trong công trình nghiên cứu này, em hi vọng sẽ đóng góp được những nội dung có giá trị thực tiễn trong việc đánh giá nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội.6. Ý nghĩa của đề tài6.1. Ý nghĩa về mặt lý luậnThứ nhất, hệ thống hóa, bổ sung và làm sâu sắc cơ sở lý luận về nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội. Thứ hai, trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội. Thứ ba, xác định tính cần thiết và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao giải quyết nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễnThứ nhất, đề tài có giá trị tham khảo cho công tác giảng dạy, các công trình nghiên cứu có liên quan sau này.Thứ hai, đề tài có giá trị tham chiếu trong việc cải thiện, nâng cao giải quyết nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội.7. Cấu trúc của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm, đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu làm thêm của sinh viên. Chương 2: Thực trạng nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.Chương 3: Giải pháp cải thiện, nâng cao nhu cầu làm thêm cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Trang 1

Đề tài: “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.

LỜI CẢM ƠN

Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế

Đó là đi làm thêm Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà

đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường Để tìm hiểu về vấn đề này em đã gặpkhông ít khó khăn về nguồn tư liệu tham khảo, điều kiện nghiên cứu không thuận lợi Tuy nhiên em đã nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành bài tập của học

phần Phương pháp nghiên cứu khoa học - đề tài “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.

Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu, em đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc tiến hành khảo sát, tìm hiểu, tổng hợp tài liệu cũng như kiến thức Ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ không hề nhỏ của các cơ quan trong trường Đại học Nội

vụ Hà Nội Đặc biệt là sự chỉ dẫn nhiệt tình của TS Lê Thị Hiền - Giảng viên phụ trách bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời cảm ơn các thầy, các

cô, một số nhân viên trong trường, tập thể lớp QTLN17C và một số sinh viên trongtrường đã tham gia giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt nhất đề tài nghiên cứu của mình

Đề tài “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công

sức của chính bản thân em và cũng là công sức của rất nhiều người Do đề tài còn khá mới mẻ và thời gian có hạn nên kiến thức em tổng hợp lại chắc chắn còn nhiềuthiếu sót Kính mong thầy (cô) thông cảm và góp ý cho đề tài nghiên cứu của em hoàn thiện hơn

Em xin được trân trọng cảm ơn !

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin được cam đoan: Đề tài “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” được tiến hành công khai, trung thực, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực

của chính bản thân em, hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Sau hơn 20 năm đổi mới,Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu đã thực sự chuyển mình và đang bước vào một kỉ nguyên mới “hội nhập và phát triển” hướng tới mục tiêu Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa đất nước

Để có lực lượng sản xuất tiên tiến, phát triển ở trình độ cao thì phải có sự đồng thuận, liên hệ chặt chẽ giữa Nhà Trường-Nhà Nước- Nhà Tuyển Dụng (doanh nghiệp) và phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn lao động có chất lượng cao trong ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho việc hoàn thành sự nghiệp Công Nghiệp Hóa- Hiện Đại Hóa của đất nước Mà nguồn lao động có chất lượng bắt nguồn từ những sinh viên tốt nghiệp tại các trường Đại Học.Cao Đẳng, Trung Cấp và trườngnghề chuyên nghiệp Chính vì thế mà các sinh viên cần phải được trang bị tốt những kíên thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng theo nhu cầu của xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp Hiện nay, bên cạnh những chuyên môn nghiệp vụ và trình độ tin học, ngoại ngữ các Doanh Nghiệp còn đòi hỏi ở các nhân viên của mình các các kĩ năng không kém phần quan trọng như khả năng tiếp thu tốt, khả năng học và tự học, khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc, sự năng động, sáng tạo, nhạybén, khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập, thông minh, hoạt bát, tự tin,giao tiếp tốt và những kĩ năng sống khác Những kỹ năng này không thể chỉ rèn luyện trong nhà trường mà phải rèn luyện, tích lũy liên tục trong đời sống xã hội, ởbên ngoài giảng đường Vì thế mà rất nhiều sinh viên, đặc biệt là các sinh viên ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng đã tìm cho mình những công việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ để tăng thu nhập mà còn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, mở rộng mối quan hệ xã hội, rèn luyện những kỹ năng sống và khả năng giao tiếp

Sinh viên theo học tại các trường Đại Học mà chủ yếu các trường đó tập trung trên địa bàn các thành phố lớn, do đó nhu cầu sinh hoạt cho cuộc sống của mỗi cá nhân ngày một cao (chi phí tiền thuê nhà trọ, chi phí ăn uống, đi lại ) Trong khi đó, đại

bộ phận sinh viên là con em của các gia đình ở nông thôn vùng sâu vùng xa, đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên viêc chu cấp cho con em còn hạn

Trang 4

chế Do đó, buộc sinh viên phải đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải thêm chi phí sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình mà áp lực công việc làm thêm cũng không hề nhỏ nên sinh viên sẽ không có nhiều thời gian

để học tập, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập Lúc này, thì đi làm thêm đã có

sự đánh đổi giữa kinh nghiệm và kĩ năng với kinh nghiệm và kiến thức Mặt khác, trong quá trình làm thêm sinh viên còn bị những tác động xấu từ xã hội

Vì những lý do nêu trên, em quyết định chọn đề tài “Nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm bài thi kết thúc học phần của học phần

Phương pháp nghiên cứu khoa học, để tìm hiểu thực trạng, biểu hiện cũng như những yếu tố tác động đến nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ

Hà Nội trong bối cảnh hiện nay Đồng thời, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao giải quyết khó khăn trong việc làm thêm của sinh viên trườngĐại học Nội vụ Hà Nội

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về nhu cầu việc làm thêm của sinh viên đại học nội vụ Hà Nội

2.2 Phạm vi nghiên cứu

+ về không gian : Trong phạm vi trường Đại học Nội vụ Hà Nội

+ về thời gian : Băt đầu từ tháng 12 năm 2018

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội

+ Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội

vụ Hà Nội

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện khắc phục những khó khăn vướng mắc

về nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứusau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 5

Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được từ các bài luận văn, luận án, sách, báo, tạp chí hay các công trình nghiên cứu có liên quan, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu và

hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước đó, nhóm sẽ tiếp thu, kế thừa những thông tin có liên quan đến văn hóa ứng xử của sinh viên

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Tiến hành phát và thu phiếu hỏi đối với 164 sinh viên bất kì của trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

Dựa vào tài liệu, số liệu thu thập và điều tra được, nhóm sẽ tiến hành phân tích, thống kê, đánh giá thực trạng nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội

5 Tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay nhu cầu làm thêm của sinh viên thuộc các trường đại học , cao đẳng luôn là vấn đề được nhiều thầy cô giáo và sinh viên quan tâm Vì vậy, vấn đề này đã được nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên quan tâm nghiên cứu và đạt được những thành tựu nhất định như:

+ Nguyễn Xuân Long (2009) , như cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội : thực trạng và giải pháp, Tạp chí tâm lý học, số 9 (126)

+ Vũ Mừng (09/12/2016) sinh viên và việc làm thêm những điều ít người biết tới , tạp chí người làm báo

+ Bảo Lam (03/08/2018) Sinh viên đại học đi làm thêm nhiều hơn đi học, vì sao? , báo dân trí

Trang 6

+ Đào Đức Dũng (2/2014) với cuốn sách “Bí mật của những đại gia sinh viên” đây

là cuốn cẩm nang khởi nghiệp rất thực tế không chỉ dành cho các bạn sinh viên đam mê làm giàu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Đó còn là những chia

sẻ bổ ích cho các bạn trẻ năng động đang nỗ lực xây dựng sự nghiệp, hiện thực hóanhững ước mơ của mình”

Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều các công trình nghiêncứu tương tự cũng đạt được những thành tựu nhất định Các công trình đều chỉ ra được các yếu tố xoay quanh vấn đề nhu cầu làm thêm của sinh viên, đưa ra được

hệ thống lý luận về nhu cầu và ý nghĩa của vấn đề làm thêm nói chung Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về nhu cầulàm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội Vì vậy, trong công trình nghiên cứu này, em hi vọng sẽ đóng góp được những nội dung có giá trị thực tiễn trong việc đánh giá nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội

6 Ý nghĩa của đề tài

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu làm thêm của sinh viên

Trang 7

Chương 2: Thực trạng nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp cải thiện, nâng cao nhu cầu làm thêm cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN.

1.1 Một số khái niệm

1.1.1.Khái niệm “việc làm”

Việc làm (tiếng Anh: job) hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thựchiện để đổi lấy việc thanh toán hoặc tiền công, thường là nghề nghiệp của một người Một người thường bắt đầu một công việc bằng cách trở thành một nhân viên, người tình nguyện, hoặc bắt đầu việc buôn bán Thời hạn cho một công việc

có thể nằm trong khoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc

cả đời (trong trường hợp của các thẩm phán) Nếu một người được đào tạo cho mộtloại công việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp Tập hợp hàng loạt các công việc của một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ Một công việc phải

có điểm đầu và điểm kết thúc, phải có mục tiêu, kết quả, có nguồn lực

1.1.2 Khái niệm “làm thêm”

Làm thêm: Là một định nghĩa mô tả một công việc không chính thức, không

thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định

1.1.3 Khái niệm “làm thêm của sinh viên”

Theo ông Đinh Văn Hường, chủ nhiệm Khoa Báo chí ở một trường tại Hà Nội:

“Việc làm thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống…” (1)

Anh Quách Minh Cường, quản lý nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng: “Việc làm thêm theo quan điểm của tôi chỉ đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ động tham gia các hoạt động xã hội ở các tổ chức trong và ngoài trường để tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân” (2)

Và theo bạn Linh Hương, cộng tác viên Ban Tuyên huấn – Văn phòng Đoàn tại một trường Đại học ở Hà Nội: “…với riêng tôi, được làm cộng tác viên Ban tuyên huấn, được viết các bài báo cho Bản tin cũng là một cách làm thêm, vừa có dịp nâng cao các kỹ năng viết lách, vừa biết cách tổ chức và hoạt động của một tờ báo, lại có một khoản tiền nho nhỏ để tiêu pha” (3)

Trang 9

Trên đây là một vài quan niệm về việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay, từ đó,

có thể rút ra quan niệm chung về việc làm thêm như sau: “Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập… với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống…”

Có thể hiểu việc làm thêm đối với sinh viên là sự tham gia vào các quan hệ lao động của sinh viên ngay khi vẫn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng

(1) “Việc làm cho SV và quan hệ từ ba phía”, Báo Sinh viên Việt Nam, số 11, năm

2005 (2) http://www.vnexpress.net, “Diễn đàn sinh viên – việc làm”, 10/03/2005, 12:04 AM (3) “Sinh viên làm thêm”, Báo Tuổi trẻ, số 03, năm 2004

1.2 Biểu hiện của nhu cầu làm thêm của sinh viên trong nhà trường

1.2.1 Nguyên nhân dẫn đến nhu cầu làm thêm của sinh viên

Làm thêm gần như đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh viên

Có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như : tiếp thị, bán hàng, gia sư, Bình thường không phải tự nhiên sinh viên muốn đi làm thêm, lí do họ đi làm thêm

là vô kể nhưng hầu hết lí do chính là để cải thiện tình hình tài chính, đỡ đần một phần nào cho gia đình Ngoài ra không phải chỉ để kiếm tiền ăn học mà làm thêm còn là cơ hội rèn luyện mình giữa thực tế Từ chỗ được bao cấp toàn bộ, sinh viên thời nay buộc phải chạy đưa để tự nuôi sống mình nếu không muốn làm kẻ tụt hậu

Đã qua cái thời sinh viên đi học chỉ phải làm mỗi nhiệm vụ là học bài mà coi việc nuôi mình ăn học là trách nhiệm đương nhiên của nhà nước và gia đình Thời bao cấp đã qua, xã hội thay đổi, kéo theo nó là hàng loạt những thay đổi quan niệm, nhận thức về cuộc sống, cách học và cách kiếm việc làm Hàng ngày sinh viên phảiđối mặt với vô số vấn đề nan giải đó là giá cả sinh hoạt hàng ngày đang leo thang, nỗi lo tăng học phí, và vô vàn các khoản phát sinh không mang tên khác Đã có 1

số lượng không ít các sinh viên năm nhất mới bước vào trường đã phải hối hả lao

ra ngoài kiếm việc để nuôi lấy “cái sự học”, và vì thế tiềm ẩn trong sinh viên nhất

là đối với sinh viên ở tỉnh khác lên học ở các thành phố lớn 1 nỗi lo đó là: nỗi lo tăng giá

Trang 10

Trong số hàng trăm ngàn tân sinh viên nhập học mỗi năm, có hàng trăm sinh viên trúng tuyển nhưng không có tiền theo học, hoặc đăng ký nhập học rồi lại xin rút hồ

sơ vì không kham nổi học phí theo quy định, hoặc giả định là gia đình có xoay sở được học phí nhưng cuộc sống sinh viên dài đằng đẵng, các sinh viên không thể trông đợi mãi vào sự trợ giúp của gia đình được Thế là bắt đầu cuộc trường chinh

đi tìm việc làm, đó là giải pháp tất yếu để lấy ngắn nuôi dài

Nhưng sinh viên đi làm thêm không chỉ để kiếm tiền ăn học mà đây còn là cơ hội

cọ sát với cuộc sống, xã hội Sẽ là hơi ngoa nếu cho rằng cái “ định lý ngược” mà sinh viên vẫn truyền tụng “việc làm trước, học hành sau” đã trở thành 1 hiện tượngcực kỳ cấp thiết ở tất cả các trường đại học và cao đẳng Nhưng rõ ràng nhu cầu làm thêm của sinh viên không chỉ còn là làn sóng ngầm lẻ tẻ, tự phát mà trở thành

xu hướng tất yếu của giới trẻ năng động Ngày nay không còn mối quan hệ “xin việc – cho làm” như trước, mà thay vào đó là sự lựa chọn sòng phẳng giữa người lao động và nhà tuyển dụng Nhưng muốn bình đẳng trong quan hệ ấy mỗi sinh viên phải tự khẳng định mình bằng cách dấn thân vào cuộc sống, chịu va đập ngay

từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để có vốn sống, kinh nghiệm thực tế, để nhanh chóng bắt kịp guồng quay đầy sức ép của công việc ngay khi tốt nghiệp Không phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng lớn đều đòi hỏi các ứng viên phải có nhiều kinh nghiệm Lý do rất đơn giản là: những ai mạnh bạo ham xê dịch, sẵn sàng lăn lội ở những vùng đất mới lạ sẽ là những người thích ứng với công việc nhanh nhất,phản ứng tốt nhất khi có nhiều thay đổi, tất nhiên không thể loại trừ yếu tố trình độ

cơ bản Mà những kinh nhiệm đó sinh viên chỉ có thể thu thập được khi va chạm với cuộc sống những lúc lặn ngụp tìm việc partime Vì thế mà sinh viên không thể không đi làm thêm ngay cả những sinh viên xuất thân từ những gia đình khá giả, điều này xuất phát từ quyền lợi của mỗi sinh viên sau này, gia đình không thể theo

họ suốt cuộc đời, họ phải tự đứng trên đôi chân của chính bản thân mình

1.2.2 Thái độ của sinh viên đối với công việc làm thêm

Dường như đối với Sinh viên không có bất cứ công việc nào là đáng nề hà miễn là lương thiện Thế là xuất hiện các công việc làm bán thời gian hay làm ca cho Sinh viên lựa chọn Chính điều kiện thuận lợi này đã cổ vũ cho Sinh viên làm thêm nhiều hơn Mục đích cuối cùng của các Sinh viên là khi ra trường có một việc làm tốt Từ chỗ được bao cấp toàn bộ Sinh viên thời nay buộc phải chạy đua để tự nuôi

tự khẳng định mình Họ phải khắc phục và vựợt qua khó khăn mới có thể cầm trên tay tấm bằng cử nhân, nhưng điều kiện để có một việc làm tốt không chỉ đơn giản là tấm bằng Đại học đó chỉ là điều kiện cần, quan trọng là Sinh viên phải qui tụ được những đặc điểm mà công việc yêu cầu, đó chính là sự hiểu biết trong

Trang 11

công việc kinh nghiệm khi xử lý công việc và chỉ có qua làm thêm Sinh viên mới hội tụ được đầy đủ các yếu tố các điều kiện cần và đủ để nộp đơn xin việc Không phải ngẫu nhiên ma trên các yêu cầu tuyển dụng thường có những dòng :

“phải có từ hai năm kinh nghiệm trở lên ” Đây là một thế mạnh mà những sinh viên không năng động hoặc không đi là thêm không có

Với đại bộ phận sinh viên, lượng kiến thức lý thuyết là rất lớn, để có thể biến những kiến thức đó thực sự thành của bản thân thì đòi hỏi người học phải có một quá trình rèn luyện, nghiên cứu sâu cũng như linh hoạt trong việc áp dụng vào thực

tế Làm được điều đó không phải một sớm một chiều, nhưng sẽ là tốt hơn khi chúng ta có thể áp dụng kiến thức được học khi tham gia các hoạt động phong trào,hay đi làm thêm ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường chứ không chỉ bó hẹp ở

sự tự học của bản thân Bên cạnh yếu tố kinh nghiệm, cũng có nhiều bạn chọn muốn sử dụng thời gian có ích do nhận thức đi làm cũng là một cách tiết kiệm thời gian, sử dụng quỹ thời gian hợp lý hơn

1.3 Vai trò của việc làm thêm đối với sinh viên.

 Làm thêm giúp trang trải các chi phí

Đây là một trong những lý do hàng đầu thôi thúc sinh viên đi làm thêm hiện nay Hầu hết sinh viên đều muốn tăng thêm thu nhập hàng tháng cho bản thân mà

không phải xin tiền gia đình để có thể chi tiêu vào những mục đích cá nhân, những điều mà bản thân yêu thích

Không phải ai cũng được học bổng để học đại học, vì vậy làm thêm giúp sinh viên

đỡ eo hẹp hơn trong các chi phí của mình, đỡ đần được bố mẹ và lại có thể dành dụm chút ít cho các dịp sinh nhật, du lịch, hay đi chơi với bạn bè

Chính vì vậy, lựa chọn đi làm thêm với động lực kiếm tiền đã thôi thúc các bạn trẻ

từ đó tăng thêm khả năng tự lập và có sự nhìn nhận đúng đắn về trách nhiệm của bản thân với gia đình Điều này là một trong những lí do chính khiến nhiều bạn tải những mẫu cv cho sinh viên đi làm thêm và nộp đơn tìm việc, ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học

 Làm thêm giúp tích luỹ kinh nghiệm quý báu

Khi đi làm thêm, sinh viên sẽ có cơ hội luyện được khả năng xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc vì vừa phải đảm bảo việc học vừa cân đối thời gian cho việc đi làm Nhiều trường hợp vì không biết cách cân đối thời gian mà bị rơi vào tình trạng uể

Trang 12

oải, mệt mỏi vào những ngày đầu mới đi làm thêm nhưng lâu dần, chính điều này

sẽ giúp các họ tự hình thành kỹ năng làm nhiều công việc cùng một lúc

Có một công việc trong ngành mà sinh viên đang theo học sẽ giúp tích luỹ những kinh nghiệm thực tế quý báu để trở nên cạnh tranh hơn sau khi tốt nghiệp Một số chương trình học đòi hỏi sinh viên tham gia một thời gian thực tập bắt buộc Và sinh viên được trả lương thực tập sinh cho thời gian này Các khoá thực tập đôi khi

sẽ dẫn đến các cơ hội lâu dài hơn nếu sinh viên tỏ ra đáp ứng được yêu cầu của nhàtuyển dụng

Thậm chí có những công việc không thuộc lĩnh vực mà sinh viên đang theo học cũng có thể có ích cho công việc của họ sau này, giúp họ cạnh tranh với các ứng viên khác vì có những kinh nghiệm mà người học trong ngành của sinh viên không

có được Ví dụ, thời gian thực tập ở một trường mẫu giáo có thể giúp có được côngviệc tại phòng marketing cho công ty đồ chơi, vì những kinh nghiệm với trẻ em đã

có Thầy cô giáo cũng có thể giúp sinh viên thông tin về những công việc trong ngành học hoặc gần trường của họ

 Làm thêm giúp học kỹ năng quản lý thời gian

Khi quyết định đi làm thêm, lịch trình của sinh viên sẽ bận rộn hơn rất nhiều, quỹ thời gian cũng vì thế mà trở nên eo hẹp hơn Trong khi còn việc học, những hoạt động ngoại khóa và những dự định của bản thân Bắt đầu đi làm là một môi trường hoàn toàn khác với môi trường lớp học Sinh viên sẽ được giao thực hiện một loạt các dự án cũng như tham dự các cuộc họp Học cách sắp xếp thời gian sao cho cân đối giữa việc học tập và đi làm sẽ giúp thích nghi nhanh chóng hơn Điều này cũnggiúp học cách tăng cường mối quan hệ với đồng nghiệp trong công việc Có sự khác nhau giữa mối quan hệ giữa các đồng nghiệp và giữa các bạn cùng lớp

Những kỹ năng có được trong thời gian đi làm sẽ giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp Học cách quản lý thời gian sẽ giúp làm mọi việc hiệu quả Một số sinh viên thấy rằng họ học tốt hơn khi có công việc làm thêm, vì

họ cần lên kế hoạch trước cho mỗi tuần, khi đó họ phải tuân thủ thời gian biểu mà mình tự đặt ra và dành thời gian cho việc học tập

 Đi làm giúp bạn cải thiện điểm số

Nhiều sinh viên cảm thấy ngạc nhiên khi điểm số của họ tăng lên khi họ đi làm thêm Đó là kết quả của việc biết cách tổ chức và sắp xếp thời gian Điều này bắt buộc họ phải tập trung hơn trong học tập Vì vậy, việc học lại trở nên hiệu quả hơn

 Công việc làm thêm có thể giúp có các trợ cấp nhân viên

Trang 13

Một số công ty bắt đầu cung cấp khoản trợ cấp cho nhân viên nếu họ làm việc hơn

25 giờ/tuần Điều này có nghĩa sinh viên có thể đủ điều kiện để có bảo hiểm y tế vàtrợ cấp học phí trong thời gian học Họ cũng có thể được cấp ngày phép hoặc ngày nghỉ ốm như một nhân viên làm việc toàn thời gian

Tiểu kết chương 1:

Bằng việc tham khảo và tổng hợp một số vấn đề lý luận về nhu cầu làm thêm của sinh viên, bài nghiên cứu đã bước đầu khái quát và trình bày được các vấn đề có liên quan như: tìm hiểu một số khái niệm về việc làm thêm của sinh viên, thái độ của sinh viên với công việc làm thêm, vai trò của việc lafmt hêm đối với sinh viên,

từ đó cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện nhất về nhu cầu làm thêm của sinh viên Từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội và đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao nhu cầu làm thêm cho sinh viên của Nhà trường

Chương 2:

THỰC TRẠNG NHU CẦU LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.

2.1 Khái quát trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những nơi đào tạo cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước Qua 45 năm hình thành và phát triển, trải qua bao nhiêu lần đổi tên, thay đổi chức năng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và tiếp tục phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạotrước đây và mở thêm một số môn đào tạo mới

Lịch sử hình thành Đại học Nội vụ Hà Nội:

- Tiền thân trường Đại học Nội Vụ chính là Trường Trung học Văn thư - Lưu trữ Được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, với nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước

Trang 14

- Năm 1977 là năm mở ra giai đoạn mới của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ - giai đoạn vừa đào tạo cán bộ trung học Văn thư Lưu trữ ở miền Bắc (từ

Quảng Bình trở ra) vừa đào tạo cán bộ ở Phân hiệu miền Nam

- Ngày 30/4/1992, trường Phân hiệu phía Nam được nâng cấp thành Trường Trung học Văn thư - Lưu trữ II Cho đến ngày 11/5/1994, theo Quyết định số 50/TCCB – VP của Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được chuyển về Hà Nội để giảm bớt những khó khăn cho Nhà trường

- Ngày 25/4/1996, Trường Trung học Văn thư - Lưu trữ chính thức được đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I theo Quyết định số 72/TCCB – TC Và đến ngày 01/10/2003 trường được đổi tên thêm một lần nữa thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ Trung ương I

- Trước nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, Quyết định số 3225/QĐ BGD&ĐT-TCCB được ban hành ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I tiến hành thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I

Ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I được đổi tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số 2275/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ vào ngày 12/6/2008

- Trải qua thời gian thông qua các gấy tờ, thủ tục thì vào ngày 14/11/2011 Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Trong 47 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đào tạotrên 50.000 người, bồi dưỡng trên 40.000 người, trong đó đào tạo, bồi dưỡng trên

200 người cho nước bạn Lào và Campuchia Trường đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và nhà nước như: Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1983, Huân chương Lao động hạng Ba năm 1996, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2001, Huân

chương Lao động hạng Nhất năm 2006 , Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2011,Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm

2007, Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào năm

2017, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an,

Trang 15

Bộ Nội vụ, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

2.2 Thực trạng nhu cầu làm thêm của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

2.2.1 Một số công việc làm thêm của sinh viên

Nhiều sinh viên của trường rất muốn đi làm thêm để có thêm trải nghiệm và thu nhập Nhưng làm thêm như thế nào và chọn những công việc gì cho phù hợp cũng

là điều khiến các sinh viên cân nhắc vô cùng cẩn thận

Bảng 2.1 Một số công việc làm thêm của sinh viên

phiếu

Tỉ lệ (%)

Phục vụ quán cà phê, nhà hàng,

là đủ Điểm lợi của loại việc này đó là có thể tranh thủ làm bài, hoặc làm thêm một

số việc vặt khác khi vắng khách Hầu hết, các chủ cửa hàng đều có thể linh động cho sinh viên làm việc theo ca để có thể phù hợp với lịch học của họ Bạn có thể lựa chọn bán quần áo, bán mỹ phẩm, bán hàng trong siêu thị, v…v…Mức thu nhập

mà công việc làm thêm bán hàng mang lại cho bạn đều khá cao khi bạn vừa có

Trang 16

lương cơ bản vừa được hưởng thêm Trong khoảng thời gian bán hàng % doanh thu Nhiều bạn trẻ đã có thể kiếm khoảng 3 – 4 triệu đồng/tháng với công việc bán hàng.

Nếu lựa chọn trực tại các rạp chiếu phim bạn còn có thể được xem phim miễn phí nữa Đó là công việc được đa số sinh viên lựa chọn vì nó khá phổ biến luôn sẵn việc không gò bó cùng với mức thu nhập khá hấp dẫn từ 18.000 – 30.000 đồng/giờ.Đặc biệt là bán hàng qua livestream có thể đem về thu nhập 130.000 đồng/giờ

 Làm gia sư

Dạy thêm hoặc gia sư tại nhà là một trong những công việc đầu tiên nhiều bạn lựa chọn khi quyết định làm thêm Việc dạy thêm có thể tìm kiếm dễ dàng hơn bao giờhết: làm gia sư tại nhà, đi làm trợ giảng cho các trung tâm tiếng Anh hoặc tự mở các lớp học thêm của chính mình để thu hút “học trò”

Với những bạn có năng khiếu ngôn ngữ hơn có thể chọn làm trợ giảng cho một trung tâm tiếng Anh, tiền lương được tính tầm 38.000 - 45.000 đồng/giờ Đặc biệt hơn, với những bạn có sức ảnh hưởng hơn trên mạng xã hội, các sinh viên có thể tạo lớp dạy thêm online để thu hút nhiều học viên cho mình

Đơn cử cho trường hợp này là Đàm Thanh Tùng (22 tuổi,sinh viên năm 4 của trường ) hiện là người sáng lập của nhiều tổ chức phi lợi nhuận tại Hà Nội cho hay

từ khi còn là sinh viên Tùng thường dạy các khóa học địa lý online trên mạng để cho các em có nhu cầu ôn thi đại học theo học

Tô Quang Huy ( 21 tuổi sinh viên năm 2 , sinh viên lớp 1705QTNC021 khoan quản trị nhân lực Trường ĐH Nội vụ Hà Nội) chia sẻ “ Với thu nhập từ việc làm phục vụ cho một nhà hàng gần trường, mình đã có thể mua xe máy tự chủ trong việc đi lại mà không cần sự hỗ trợ từ gia đình”

Trang 17

 Giúp việc theo giờ

Giúp việc theo giờ cũng là việc làm thêm của nhiều bạn sinh viên trẻ Nhiều các hộgia đình bận rộn không có thời gian dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, trông trẻ,…đều chọn cách thuê giúp việc sinh viên để giải quyết vấn đề này Tùy theo từng chủ nhà mà các bạn có thể làm trong khoảng thời gian từ 2 – 4 giờ một ngày

Nếu chăm chỉ, họ có thể kiếm khoảng 1 – 2 triệu đồng/tháng Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng có thể sẽ được nhận các khoản tiền phụ cấp thưởng thêm từ các gia đình khi bạn làm tốt Giúp việc theo giờ tuy mất nhiều thời gian nhưng đó là một công việc ổn định của khá nhiều các bạn sinh viên hiện nay Bởi hình thức học theo tín chỉ đã khiến các bạn dư khá nhiều buổi để có thể tạo cho các bạn cơ hội tìm việc vừa để kiếm thêm thu nhập vừa để trải nghiệm cuộc sống

 Bán hàng online

Đây là công việc hot nhất hiện nay bởi không cần nhiều vốn, không cần thuê mặt bằng, có thể bán tại nhà mà vẫn có thể thỏa sức kinh doanh những mặt hàng bạn thích như trang sức, quần áo, mỹ phẩm…

Việc làm thêm sinh viên này chỉ phù hợp với những bạn yêu thích kinh doanh, chịukhó học hỏi, chấp nhận thất bại vì đây là công việc nhiều rủi ro

Lời khuyên là trước tiên khi chưa có kinh nghiệm hoặc chưa đủ vốn, bạn hãy làm cộng tác viên cho các shop để học hỏi và kiếm hoa hồng Khi bắt đầu kinh doanh phải chú ý quản lý vốn thật tốt Nếu thành công hàng tháng bạn có thể thu về lợi nhuận từ 1.000.000 tới 10.000.000đ

 Shipper

Ngày đăng: 13/09/2021, 14:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đỗ Thu Hà (2010), Nghiên cứu việc sử dụng qũy thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội, Viện khoa học giáo dục VN, http://vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-25-237_nghien-cuu-viec-su-dung-quy-thoi-gian-ngoai-gio-len-lop-cua-sinh-vien-o.html, đọc ngày 25/02/2015 Link
5. Nguyễn Văn Huyên (2003), Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa hiện nay, http://www.vanhoahoc.vn, http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-ung-xu-voi-moi-truong-xa-hoi/1653-nguyen-van-huyen-loi-song-nguoi-viet-nam-duoi-tac-dong-cua-toan-cau-hoa.html, đọc ngày 26/02/2015 Link
6. Hoàng Thị Ngọc Mai (2013), Báo dân trí, Vận dụng lý thuyết Tháp nhu cầu trong việc giáo dục trẻ, http://dantri.com.vn, http://dantri.com.vn/khuyen-hoc/van-dung-ly-thuyet-thap-nhu-cau-trong-viec-giao-duc-tre-730439.htm, đọc ngày 26/02/2015 Link
7. Merriam-Webster (2015), Student, http://www.merriam-webster.com, http://www.merriam-webster.com/dictionary/student, đọc ngày 25/02/2015 Link
1. Nguyễn Phạm Tuyết Anh (2013), Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên ĐH Cần Thơ Khác
2. Quỳnh Anh (2008), Thái độ học tập của sinh viên Khoa tâm lý học, ĐH Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội Khác
8. Phạm Ngọc Long Mi (2013), Thực trạng làm thêm của sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một và một số giải pháp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w