Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành kinh doanh du lịch dịch vụ trên toàn thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng du lịch to lớn, không chỉ bởi hệ thốn
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- -
KHU LÂM VIÊN THUỘC KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC, LÀNG VĂN HÓA – DU
LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Địa điểm: Hà Nội
Tháng 03/2020
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5
I Giới thiệu về chủ đầu tư 5
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 5
III Sự cần thiết xây dựng dự án 5
IV Các căn cứ pháp lý 7
V Mục tiêu dự án 8
V.1 Mục tiêu chung 8
V.2 Mục tiêu cụ thể 8
CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 10
I Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 10
I.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 10
I.2 Điều kiện kinh tế xã hội 18
II Quy mô sản xuất của dự án 21
II.1 Đánh giá xu hướng thị trường 21
II.2 Quy mô của dự án 25
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 27
III.1 Địa điểm xây dựng 27
III.2 Hình thức đầu tư 27
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 27
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án 27
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 28
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG ÁN PHÂN KHU 29
I Phân tích qui mô công trình 29
II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 30
CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 37
I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 37
II Các phương án xây dựng công trình 37
III Phương án tổ chức thực hiện 38
IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 39
CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 40
I Đánh giá tác động môi trường 40
Trang 4I.1 Giới thiệu chung: 40
I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 40
II Tác động trong giai đoạn xây dựng 41
III Biện pháp giảm thiểu và các tác động đến môi trường 44
IV Kết luận 46
CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 47
I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 47
II Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án 60
II.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 60
II.2 Phương án vay 61
II.3 Các thông số tài chính của dự án 61
KẾT LUẬN 64
I Kết luận 64
II Đề xuất và kiến nghị 64
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 65
1 Bảng tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án 65
2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án 65
3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án 65
4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án 65
5 Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án 65
6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án 65
7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án 65
8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án 65
9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án 65
Trang 5II Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Khu Lâm Viên thuộc Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du
lịch các dân tộc Việt Nam
Địa điểm xây dựng: Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án Tổng mức đầu tư : 89.833.079.000 đồng
(Tám mươi chín tỷ tám trăm ba mươi ba triệu không trăm bảy mươi chín nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (40%) : 35.933.232.000 đồng
+ Vốn vay (60%) : 53.899.847.000 đồng
III Sự cần thiết xây dựng dự án
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành kinh doanh du lịch dịch vụ trên toàn thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng du lịch to lớn, không chỉ bởi hệ thống cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sơn thủy hữu tình mà còn bởi vốn văn hóa tinh thần vừa đa dạng phong phú vừa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc Trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha
ta đã tạo dựng và để lại những giá trị văn hóa vô cùng quý giá, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển đất nước Tuy nhiên di sản văn hóa cũng rất dễ bị mai một
và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng Đặc biệt trong những năm gần đây
Trang 6dưới tác động của cơ chế thị trường, của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã dẫn đến sự biến đổi văn hóa của dân tộc Sự tác động mạnh mẽ đó giúp cho các tộc người tiếp thu những tinh hoa văn hóa làm phong phú thêm vốn văn hóa của mình, nhưng đồng thời cũng đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa tộc người Bởi vậy chủ trương xây dựng Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam của Nhà nước và ngành du lịch nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong sự phát triển toàn diện đất nước, làm cho các giá trị văn hóa tiếp tục tỏa sáng trong xu thế giao lưu hội nhập là thực sự cần thiết Với vị trí thuận lợi, kết nối giao thông với nhiều tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không, lại tiếp giáp với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như sân Golf Đồng Mô, Làng Việt cổ Đường Lâm, khu công nghệ cao Hòa Lạc,… Khu lâm Viên chính là một điểm du lịch thú vị và rất tiềm năng
Với những lợi thế về vị trí Làng Văn hóa du lịch các Dân tôc Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nơi bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, một trung tâm du lịch, một điểm đến hấp dẫn trong cả nước và khu vực Tuy nhiên hiện nay du lịch tại Làng Văn hóa du lịch các Dân tộc Việt Nam phát triển chưa xứng với những tiềm năng của mình, chưa khai thác một cách hiệu quả, hệ thống cơ sở
kĩ thuật, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hoạt động du lịch còn nhiều vấn đề bất cập Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là việc khai thác các hoạt động
du lịch chưa thực sự thu hút khách và còn nhiều hạn chế
Mô hình Khu Lâm Viên thuộc Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được đầu tư tại Hà Nội sẽ góp phần giải quyết được tình trạng quá tải về phòng nghỉ cho du khách vào mỗi dịp cao điểm, cung cấp nhu cầu
về cơ sở lưu trú cao cấp của các đối tượng có thu nhập cao, góp phần gia tăng giá trị cho những nhà đầu tư cá nhân
Trang 7Trên tinh thần đó, công ty chúng tôi đã phối hợp cùng công ty Cổ Phần Tư
Vấn Đầu Tư tiến hành nghiên cứu lập dự án “Khu Lâm Viên thuộc Khu các làng
dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam” tại Đồng Mô, Sơn Tây,
Hà Nội nhằm góp phần phát triển ngành du lịch tại đây cũng như góp phần phát triển kinh tế của địa phương
IV Các căn cứ pháp lý
IV.1 Căn cứ pháp lý lập dự án
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Trang 8Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018: Về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
- Phát triển du lịch Khu Lâm Viên vừa truyền thống vừa hiện đại để phát huy các giá trị văn hoá dân gian của các dân tộc góp phần đa dạng sản phẩm du lịch xung quanh hệ thống tài nguyên du lịch rừng và sông suối
V.2 Mục tiêu cụ thể
- Khu Lâm Viên thuộc Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam dự kiến thu hút hơn hàng ngàn khách du lịch, trong đó chủ yếu là khách
du lịch trong và ngoài nước mỗi năm khi dự án đi vào hoạt động ổn định
- Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của người lao động đặc biệt ở vùng sâu vùng xa của tỉnh
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương
- Góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội nói riêng
Trang 10CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
I.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
Vị tr địa lý
Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông
Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như
Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m) Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
+ Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn
Trang 11+ Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì
+ Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức
+ Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm
Hình Bản đồ Hà Nội
Thủy văn
Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yênrồi xuôi về Nam Định, thành phố có nhiều gắn kết với Thăng Long từ thời nhà
Trang 12Trần Sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa
Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng
500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự (xem ảnh) Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn
Trang 13Hình: Sông Hồng có tổng chiều dài là 1,149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông
Trang 14- Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất
Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới
- Nội thành Hà Nội ngày càng tăng nguy cơ ngập úng hơn
- Qúa trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang suy giảm mạnh chất lượng môi trường nước, không khí và đất ở Thành phố Hà Nội
- Nhiệt độ thấp có thể xuống dưới 30oC, thậm chí dưới 20oC ở ngoại thành tạo điều kiện hình thành sương muối trong một số tháng giữa mùa đông
Ðặc điểm khí hậu Hà Nội r nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình 29,2ºC Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) Cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay
Trang 15Hình : Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)
Hình : Lượng mưa trung bình các tháng (mm)
Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân
bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6
Trang 16km/km2 (kể cả kênh mương) Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội
là có nhiều hồ, đầm tự nhiên Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng
Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước chảy qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng
Tài nguyên đất
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26% Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu
Tài nguyên sinh vật
Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả
Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao, 569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật
Trang 17đất, 33 loài bò sát-ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động vật KXS Thủy sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội Trong số các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách
Đỏ Việt Nam Hà Nội hiện có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội Thành với tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ Ngoài vườn hoa, công viên,
Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố, trong đó có 25 loài được trồng tương đối phổ biến như bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng đào, lim xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân,v.v đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng gần đây, nhiều làng hoa và cây cảnh được hình Thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài được chuyển từ các tỉnh phía Nam hoặc hội nhập từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú
Hình: Làng hoa Nghi Tàm
Trang 18I.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2018 tăng 7,17%) Tăng trưởng GRDP năm nay vượt kế hoạch đề ra là tăng 7,6%, đồng thời, thể hiện r xu hướng cải thiện qua từng quý (GRDP quý I/2019 tăng 6,95% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2019 tăng 7,27%; quý III/2019 tăng 7,88%, quý IV/2019 tăng 8,23%)
Quy mô GRDP năm 2019 theo giá hiện hành ước tính đạt 971,7 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 120,1 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2018 (tăng 7,9 triệu đồng) Cơ cấu GRDP năm 2019 chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,99% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,69%; khu vực dịch vụ chiếm 64,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (Cơ cấu tương ứng năm 2018 là: 2,14%; 22,26%; 63,94% và 11,66%)
Trang 19Quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực, các quy hoạch xây dựng
và phát triển nhà ở được quan tâm đẩy nhanh tiến độ, hạ tầng đô thị được duy trì tốt Các quy hoạch xây dựng và phát triển nhà ở được quan tâm đẩy nhanh tiến độ;
hạ tầng đô thị được duy trì tốt Đến nay, tỷ lệ phủ kín quy hoạch theo diện tích đạt 86% Đang triển khai lập quy hoạch phân khu tại Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây và đô thị Hòa Lạc Tổ chức tốt phân luồng, quản lý phương tiện vận tải, đảm bảo lưu thông thông suốt Xử lý được 05/33 điểm ùn tắc, tiếp tục thí điểm tổ chức giao thông tại 02/33 điểm và giải pháp xử lý các điểm còn lại
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; công tác quản lý và phát triển các lễ hội được quan tâm toàn diện; an sinh xã hội được đảm bảo; ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh Cùng với đó, cải cách hành chính được đẩy mạnh, đồng bộ giữa cải cách thủ tục và cải cách bộ máy, thể chế; kỷ cương hành chính được củng cố; chất lượng thực thi pháp luật được nâng cao
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, vẫn còn một số tồn tại cần được quan tâm khắc phục như: Một số chỉ tiêu vẫn duy trì tăng khá nhưng đạt thấp hơn mức cùng kỳ Chỉ số giá có xu hướng tăng cao hơn cùng kỳ Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay và diễn biến ngày càng phức tạp, làm giảm 8,1% tổng đàn so với cùng kỳ năm trước
Một số chỉ tiêu vẫn duy trì tăng khá nhưng đạt thấp hơn mức cùng kỳ như: Sản xuất công nghiệp; tổng mức bán ra và bán lẻ hàng hóa; doanh thu dịch vụ; kim ngạch xuất - nhập khẩu; khách du lịch Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao hơn cùng kỳ; bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến ngày càng phức tạp làm giảm 8,1% tổng số đàn so với cùng kỳ năm trước; công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình còn chậm, ảnh hưởng tiến độ thi công đầu tư xây dựng và
Trang 20hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; công tác quản lý vận hành sử dụng nhà chung cư tái định cư còn bất cập; còn tồn tại những hành vi thiếu văn hóa diễn ra nơi công cộng…
2 Xã hội
Trong phát triển xã hội, dân số trung bình năm 2019 trên địa bàn thành phố
Hà Nội ước tính đạt 8.093,9 nghìn người, tăng 2,3% so với năm 2018, trong đó dân
số khu vực thành thị 3.982,1 nghìn người, chiếm 49,2% tổng dân số và tăng 2,0%; dân số khu vực nông thôn 4.111,8 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 2,5%
Tỷ lệ thất nghiệp chung của Hà Nội năm 2019 ước tính chiếm 1,7% tổng lực lượng lao động (năm 2018 là 2%), trong đó, khu vực thành thị chiếm 2,1% (năm
2018 là 2,6%), khu vực nông thôn chiếm 1,2% (năm 2018 là 1,1%) Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao chủ yếu là loại hình thất nghiệp tạm thời, đó là do tình trạng nhảy việc (khoảng thời gian thất nghiệp ngắn)
Năm 2019, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 192 nghìn lao động, đạt 124,6% kế hoạch năm Trong đó, có 28,3 nghìn lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội cho 31 nghìn hộ vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố với số tiền khoảng 1.188 tỷ đồng; 21 nghìn lao động được tuyển dụng qua các phiên giao dịch việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức; đưa 3.500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng
Đời sống của dân cư trên địa bàn Thành phố nhìn chung ổn định và tiếp tục
có xu hướng cải thiện Theo báo cáo của các quận, huyện và thị xã, tính đến nay, trên địa bàn Thành phố không có hộ thiếu đói Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2019 ước tính đạt 6.340 nghìn đồng/người/tháng, tăng 7,4% so với năm 2018
Trang 21II Quy mô sản xuất của dự án
II.1 Đánh giá xu hướng thị trường
+ Những số liệu gần đây đã cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của ngành du lịch Việt Nam Theo Tổng cục Du lịch, tính đến hết tháng 10/2018, lượng khách quốc tế ước đạt 12,8 triệu lượt, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái Tốc độ tăng trưởng lượt khách quốc tế hàng năm đạt 30% trong 3 năm qua và đây là “con số rất nhiều quốc gia mong muốn” Năm 2017, Việt Nam xếp thứ 6 trong số top 10 điểm đến phát triển nhanh nhất trên thế giới, thu hút 15 tỷ USD giá trị FDI vào lĩnh vực
du lịch, tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho trên 2 triệu người Trình bày tại Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam 2018, đại diện BCG nhận định: “Việt Nam đã rất thành công, ít nhất trong thập kỷ vừa qua Ngành du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển chưa được khai thác hết”
+ Nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thường tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang được gọi chung là du lịch vì sức khỏe (tinh thần và tâm trí - Wellness Tourism)
+ Công nghệ phục vụ du lịch cũng có sự thay đổiVới 71% du khách có tham khảo thông tin điểm đến trên Internet và 64% du khách đặt, mua dịch vụ trên mạng trong chuyến đi đến Việt Nam, ứng dụng công nghệ số để phát triển du lịch đã trở thành điều hiển nhiên Năm 2017, Việt Nam đón 13 triệu lượt khách quốc tế Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, 71% du khách có tham khảo thông tin điểm đến trên Internet; 64% đặt, mua dịch vụ trên mạng trong chuyến đi đến Việt Nam"
Đi sâu vào các đặc thù của xu hướng du lịch, có thể lưu ý thêm một số điểm như sau của thị trường khách quốc tế:
Trang 22Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng:
+ Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những
người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo;
+ Về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách này
+ Về nhân thân: số người độc thân đi du lịch ngày càng tăng
+ Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thương nhân
+ Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với
sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em
Thứ hai: Xu hướng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái,
thân thiện với môi trường
Đây là xu hướng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến
từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương trình, dịch
vụ thân thiện với môi trường
Thứ ba: ngày càng nhiều người sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để
nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp
Trang 23Đáp ứng xu hướng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không bán
và phục vụ rượu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả chứng minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít carbohydrate, các đồ uống
ít calo và ít cafein, tăng cường tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, bể bơi, bể sục, phòng tắm nước khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa ; các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại như các bệnh gút, tiểu đường, tim mạch v.v
Thứ tư: Xu hướng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chương trình du
Thứ năm: xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa
chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói
Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, khách sạn thường kết hợp tổ chức các chương trình chỉ cung ứng một phần dịch vụ du lịch như Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức khá thành công gói sản phẩm Free and Easy chỉ gồm
vé máy bay, dịch vụ đón tiễn sân bay và 3 đêm khách sạn Nếu có nhu cầu, khách
có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến Như vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hướng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại như các mạng mobile, mạng xã hội như Facebook, Twitter…
Trang 24Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tỉnh, biệt lập Đây là một xu hướng khiến các điểm du lịch ở các vùng xa trung tâm
đô thị ngày càng đông khách Như vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch có tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ xúc tiến thương mại Trong thời gian tới cần chú trọng hơn tới xu thế du lịch vì sức khỏe, vì xu hướng này hiện chưa được nhìn nhận một cách thích đáng trong các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, vùng và cả nước Theo đó cần đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển sản phẩm du lịch mới:
du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực
Trang 25II.2 Quy mô của dự án
5 Nhà dân gian Huế 160,7 1 161 m2
6 Nhà dân gian Nam Bộ 278 1 278 m2
7 Nhà triển lãm thực vật 850 1 850 m2
8 Nhà vườn ươm 150 2 300 m2
9 Nhà Rông Tây Nguyên 172 1 172 m2
10 Nhà nghỉ cán bộ khu lâm viên 120 1 120 m2
Trang 26TT Nội dung Diện t ch
Trang 27III Địa điểm và hình thức đầu tƣ xây dựng dự án
III.1 Địa điểm xây dựng
Dự án “Khu Lâm Viên thuộc Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam” đƣợc xây dựng tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội
III.2 Hình thức đầu tƣ
Khu du lịch dự án “Khu Lâm Viên thuộc Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam” đƣợc đầu tƣ theo hình thức xây dựng mới
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân t ch các yếu tố đầu vào của dự án
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án
Trang 28TT Nội dung Diện t ch
6.8 Khu quảng trường trung tâm và nhà thực vật 1,16 6,53%
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án
Trang 29CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG ÁN PHÂN KHU
I Phân tích qui mô công trình
Bảng tổng hợp quy mô công trình của dự án
(m2)
Số tầng
5 Nhà dân gian Huế 160,7 1 161 m2
6 Nhà dân gian Nam Bộ 278 1 278 m2
Trang 30II Phân t ch lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ
* Công trình nhà bungalow
Công trình nhà ở gắn bó công trình và không gian xanh , đảm bảo yêu cầu vật lý Kiến trúc theo qui chuẩn xây dựng, đảm bảo tính thống nhất về tầng cao, từng trục đường cũng như sự thông thoáng Nhà bungalow sẽ mang những đặc điểm nổi bật sau:
- Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Trang 31Nếu như những ngôi nhà bình thường sẽ được làm từ bê tông, cốt thép, nhà bungalow lại sử dụng hoàn toàn nguyên liệu tự nhiên để tạo sự thân thiện với môi trường Những ngôi nhà bungalow đa phần được tạo nên từ gỗ, ngoài ra
có thể dùng thêm các nguyên vật liệu khác như mây, tre, nứa
- Nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi
Bạn sẽ không thể thấy những ngôi nhà bungalow nhiều tầng, nguy nga, tráng lệ được đâu, bởi chúng được thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi đem lại sự thoải mái cho người ở Từng không gian trong ngôi nhà gỗ sẽ được tối ưu hóa để đảm bảo tận dụng tối đa Ngôi nhà thậm chí có diện tích nhỏ nhưng vẫn đầy đủ các không gian chức năng cũng như các vật dụng, thiết bị cần thiết cho cuộc sống hiện đại.
Trang 32* Nhà dân gian
Nhà dân gian ở đây đƣợc thiết kế theo các loại hình: nhà dân gian Huế và
Hộ An, Nhà Nam Bộ, Nhà Bắc Bộ, Nhà Rông Tây Nguyên
Trang 33Mỗi loại hình thiết kế sẽ có những kiến trúc phù hợp làm đa dạng hóa khu cảnh quan Khu Lâm Viên
Tạo ra nhiều sự lựa chọn và tham quan cho du khách Đây chính là mô hình nổi bật, là những „ngón tay‟ xanh - thâm nhập vào cảnh quan Dự án