Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt ở Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trí tuệ con người có sức sáng tạo vô tận và chính nó đã giúp conngười nhận thức được sự phát triển không ngừng của thế giới khách quan.Trí tuệ là tài sản vật chất nhưng mang những đặc thù riêng.Nếu như tài sảnhữu hình có thể bị bào mòn theo năm tháng, thì tài sản trí tuệ dường nhưđược tích tụ nâng lên và phát huy mạnh mẽ khi đem ra sử dụng Do đó mỗiquốc gia cần có trách nhiệm bảo hộ và phát huy tài sản trí tuệ của loàingười.Sở hữu trí tuệ là khái niệm lâu đời nhưng mới được quan tâm tại ViệtNam thời gian gần đây.Sở hữu công nghiệp là một trong hai bộ phận quantrọng của sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản vôhình gắn liền với uy tín của cơ sở sản xuất kinh doanh, thông qua việc bảo
hộ các đối tượng có chức năng nhận dạng như: nhãn hiệu hàng hóa, tênthương mại Người sản xuất, người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa củamột cơ sở sản xuất chủ yếu căn cứ vào các dấu hiệu phân biệt như kiểudáng sản phẩm, nhãn hiệu, tên gọi gắn trên hàng hóa Việc bảo hộ nhãnhiệu, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dángcông nghiệp sẽ giúp cho việc bảo vệ uy tín của sản phẩm, chống lại cáchành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh khác.Trên cơ sở bảo vệnhững quyền sở hữu này mới thúc đẩy phát triển kinh tế, khuyến khích phátminh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới vànhững cơ hội cho công dân trong nước
Kể từ khi gia nhập WTO,Việt Nam có nhiều cơ hội và điều kiệnthuận lợi trong hội nhập nền kinh tế thế giới và cũng là thách thức trongviệc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêngbằng pháp luật nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng đểcác nhà đầu tư yên tâm làm ăn lâu dài ở Việt Nam, không sợ bị xâm hại bởicác hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Mở cửa thị trường trong nước tạođiều kiện cho hàng hoá từ mọi nơi đều có thể nhanh chóng thâm nhập nước
Trang 2ta, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh vớichính mình mà còn với vô số nhà sản xuất nước ngoài Do vậy, trước khimuốn đưa hàng hoá vào bất kỳ thị trường nào, việc đầu tiên doanh nghiệpphải làm là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.Chính vì vậy vấn đềbảo vệ quyền sở hữu công nghiệp,hạn chế các hành vi vi phạm là một yêucầu cấp bách hiện nay.Và nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là phải phốihợp chặt chẽ với nhau trong việc xử phạt giải quyết các vụ việc vi phạm,và
có các biện pháp răn đe,phòng chống các hành vi vi pham các quyền sở hữunày
Đề tài “ Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt
ở Việt Nam” mà em trình bày dưới đây sẽ đi nghiên cứu ba phần chính : Phần 1 : Quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm về sở hữucông nghiệp
Phần 2 : Thực trạng vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và việc
xử phạt ở Việt Nam
Phần 3 : Một số biện pháp hạn chế vi phạm về quyền sở hữu côngnghiệp và nâng cao hiệu quả của việc xử phạt
Trang 3PHẦN 1 : QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ PHẠT VI
PHẠM VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
A Quyền sở hữu trí tuệ
1 Khái niệm
Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhấtđịnh.Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm củahoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩmkhoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợpbán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý vàgiống cây trồng.Tóm lại quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối vớimột sản phẩm trí tuệ nào đó do mình sáng tạo ra và/ hoặc sở hữu được phápluật thừa nhận và bảo vệ.Khái niệm trên đề cập đến 3 yếu tố cơ bản
1.Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là sản phẩm trí tuệ,được tạo
ra trực tiếp bởi tư duy,sáng tạo của hoạt động trí óc của con người và đượcthể hiện dưới một hình thái vật chất nhất định
2 Chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ có thể là cá nhân, tổ chức hoặc tập
thể là người đã sáng tạo ra và / hoặc sở hữu sản phẩm trí tuệ
3 Quyền của chủ thể sở hữu trí tuệ phải là quyền được pháp luật thừ
nhận, tức là bất cứ quyền nào mà tác giả , chủ sở hữu hoặc người sử dụng
có được đối vởi sản phấm trí tuệ đều phải được pháp luật thừa nhận
2 Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ là có giới hạn về thời gian, khônggian và nội dung của quyền mà quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ
Xét khía cạnh thời gian : thời điểm phát sinh quyền sở hữu trí tuệ và
thời hạn mà quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ phải được pháp luật thừa nhận
và quy định Tuỳ theo đối tượng quyền sở hữu trí tuệ ,loại hình quyền sởhữu trí tuệ ,nội dung quyền sở hữu trí tuệ mà thời điểm phát sinh và thờihạn bảo vệ quyền sở hữu đối với đối tượng của sở hữu trí tuệ là khác nhau
Trang 4Ví dụ quyền tác giả đối với một tác phẩm nghệ thuật phát sinh ngay khi tácphẩm nghệ thuật được hình thành mà không cần đăng kí quyền tác giả ,cònquyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh khi đăng kí quyền sở hữutại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan nhà nước có thẩmquyền công nhận
Xét khía cạnh không gian : quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo vệ trong
phạm vi không gian nhất định , có thể là một lãnh thổ quốc gia hoặc là mộtkhu vực ,thậm trí trên phạm vi toàn cầu ,tuỳ thuộc vào việc xác lập quyền
sở hữu trí tuệ đó Ví dụ nhãn hiệu Nike được bảo vệ trên phạm vi toàn cầu,còn giầy Thượng Đình chỉ được bảo vệ trên phạm vi toàn quốc
Nội dung quyền : quyền sở hữu trí tuệ của một chủ thể đối với một đối
tượng quyền nào đó được giới hạn theo quy định của pháp luật
3 Phân loại quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được phân thành 2 nhánh chính đó là quyền tácgiả và quyền sở hữu công nghiệp
a Quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tác giả và hoặc chủ sở hữu đối tượng làtác phẩm văn học ,nghệ thuật ,khoa học Quyền tác giả bao gồm cả quyềncủa người biểu diễn đối với hình tượng biểu diễn của mình,quyền của tổchức phát thanh,truyền hình đối với chương trình phát thanh ,truyền hình ,quyền của các nhà sản xuất đĩa ,băng hình ảnh,âm thanh đối với đĩabăng,hình ảnh ,âm thanh do mình sản xuất ra
b Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân ,pháp nhân đốivới sáng chế, giải pháp hữu ích ,kiểu dáng công nghiệp ,nhãn hiệu hànghoá, quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định
Mục B dưới đây sẽ đi tìm hiểu rõ về quyền sở hữu công nghiệp ,cácđối tượng quyền sở hữu công nghiệp
Trang 5B Quyền sở hữu công nghiệp
1 Khái niệm
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhânđối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu đối vớicác đối tượng khác do pháp luật quy định
2 Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
Dựa vào cơ sở phát sinh quyền ,đối tượng quyền sở hữu công nghiệpđược chia thành 2 loại:
(i) Các đối tượng sở hữu công nghiệp mà quyền sở hữu công nghiệpphát sinh và tồn tại khi hội đủ các điều kiện nhất định mà không cần thôngqua văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm :
- Chỉ dẫn địa lý
- Bí mật thương mại
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấuhiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địaphương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó Chất lượng, uy tín, danh tiếngcủa hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên Ví dụ "Made in Japan" (điệntử), "Vạn Phúc" (lụa tơ tằm); "Bát Tràng" (gốm, sứ)…Một dạng chỉ dẫn địa
lý đặc biệt là "Tên gọi xuất xứ hàng hoá" Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi(địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liềnvới vùng địa lý đó thì chỉ dẫn nhưư vậy đưược gọi là "Tên gọi xuất xứ hànghoá
Bí mật thương mại là bất cứ thông tin bí mật nào mang lại lợi thế cạnhtranh cho doanh nghiệp đều đáp ứng tiêu chuẩn.Bí mật thương mại có thểliên quan đến các loại thông tin khác nhau:
+ Kỹ thuật và khoa học
+ Thương mại
Trang 6+ Tài chính
+ Thông tin phủ định
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được coi là một trongnhững đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp Có quy định như vậy làbởi đối tượng sở hữu công nghiệp là một yếu tổ thể hiện lợi thế cạnh tranhtrong thương mại, nên đã có không ít các doanh nghiệp thực hiện hành vicạnh tranh không lành mạnh làm xâm hại đến các đối tượng sở hữu côngnghiệp của đối thủ để thu lợi bất chính trong kinh doanh Ngoài ra, tính độcquyền của quyền sở hữu công nghiệp có thể bị các doanh nghiệp sở hữuquyền lạm dụng để cản trở thương mại Do vậy, pháp luật phải thừa nhậncho các chủ thể kinh doanh quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như
là một nội dung của quyền sở hữu công nghiệp để đối phó với các loại hành
vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gặp phải Hành vi cạnh tranh khônglành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, bao gồm: Sử dụng các chỉ dẫnthương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh,
cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ
(ii) Các đối tượng sở hữu công nghiệp mà quyền sở hữu công nghiệpphát sinh trên cơ sở các văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm :
- Sáng chế
- Giải pháp hữu ích
- Kiểu dáng công nghiệp
- Nhãn hiệu
- Tên gọi xuất xứ hàng hoá
-Các đối tượng khác do pháp luật quy định
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thếgiới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế-
xã hội
Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuậttrên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội Nhà
Trang 7nước khuyến khích mọi hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoásản xuất
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thểhiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó,
có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm côngnghiệp hoặc thủ công nghiệp
Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá,dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau nhãn hiệu
có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằngmột hoặc nhiều mầu sắc
Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng đểchỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặthàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lýđộc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả haiyếu tố đó
Các đối tượng sở hữu công nghiệp không được Nhà nước bảo hộ: Nhànước không bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trái với lợi ích xã hội,trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật
về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ
C Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm
1 Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
Trước hết ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa vi phạm và xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp
Vi phạm được đề cập ở đây là vi phạm các quy định quản lý nhà nước
về sở hữu công nghiệp Để quản lý lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nhà nước
đề ra các biện pháp quản lý như các quy định trong việc xác lập quyền sởhữu công nghiệp, bản quyền tác giả, trong hoạt động dịch vụ và trong việcthực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.Các quy định quản lý này nhằm đảm bảo sự ổn định, thống nhất trong quản
Trang 8lý nhà nước Vì vậy, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định ởmức độ hành chính hay hình sự
Xâm phạm quyền được hiểu là xâm phạm các quyền sở hữu côngnghiệp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp Chủ thể quyền sở hữu côngnghiệp có những quyền nhất định do pháp luật quy định Cá nhân, tổ chứcnào sử dụng các quyền đó mà không được chủ thể quyền cho phép là xâmphạm quyền của họ
Ngoài ra ta cần hiểu rõ các thuật ngữ thường sử dụng trong việc xácđịnh các vi phạm và xử phạt vi phạm bao gồm :
"Đối tượng sở hữu công nghiệp" được hiểu là: sáng chế, giải pháphữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá (bao gồm cả nhãn hiệudịch vụ), tên gọi xuất xứ hàng hoá
"Chủ sở hữu công nghiệp" được hiểu là: chủ văn bằng bảo hộ, chủ sởhữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, hoặc người được chuyển giao hợppháp quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đangđược bảo hộ
"Văn bằng bảo hộ" được hiểu là: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độcquyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấychứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụngtên gọi xuất xứ hàng hoá
“Yếu tố vi phạm” được hiểu là:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá,tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ;
- Dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sởhữu công nghiệp, nghĩa vụ sở hữu công nghiệp;
- Bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩmđồng nhất với bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đangđược bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích;
Trang 9- Bộ phận sản phẩm, sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dángcông nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơbản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.
Yếu tố vi phạm đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là những thể hiện
cụ thể kết quả của các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế,giải pháphữu ích,kiểu dáng công nghiệp,nhãn hiệu thương mại,tên gọi xuất xứ hànghoá.Chính những yếu tố này là căn cứ để khẳng định hành vi xâm phạmquyền.Các yếu tố vi phạm quyền cũng thể hiện rất đa dạng phụ thuộc vàođối tượng quyền sở hữu công nghiệp.Trong thực tế,các yếu tố vi phạmquyền sở hữu công nghiệp đó được thể hiện dưới các hình thức sau:
1.1 Yếu tố vi phạm đối với sáng chế ,giải pháp hữu ích
Yếu tố vi phạm đối với sáng chế ,giải pháp hữu ích là các sản phẩmhoặc các bộ phận của sản phẩm đồng nhất với sản phẩm đang được bảo hộ
là sáng chế ,giải pháp hữu ích ,quy trình hoặc một bộ phận của một quytrình đồng nhất với quy trình đang được bảo hộ là sáng chế , giải pháp hữưích ,sản phẩm hay bộ phạn sản phẩm đang sản xuất theo quy trình đồng nhấtvới quy trình đang được bảo hộ là sáng chế,giải pháp hữu ích
Căn cứ để xác định yếu tố vi phạm là vi phạm bảo hộ sáng chế hoặcgiải pháp hữu ích đươc xác định theo từng thời điểm của yêu cầu bảo hộ làBằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.Để xácđịnh có hay không có sự đồng nhất ,cần so sánh tất cả các dấu hiệu thuộctừng điểm trong yêu cầu bảo hộ với các dấu hiệu của sản phẩm ,bộ phận sảnphẩm,quy trình,bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm
Chỉ khẳng định có sự đồng nhất khi tất cả các dấu hiệu thuộc ít nhấtmột điểm trong yêu cầu bảo hộ đều có mặt trong sản phẩm ,bộ phân của sảnphẩm;trong quy trình ,hoặc bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm cócùng bản chất ,cùng mục đích sử dụng ,cùng mối quan hệ với các dấu hiệukhác hoặc đã được biết đến trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng
Trang 101.2 Yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp
Yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp là các sản phẩm ,hoặc
bộ phận sản phẩm mà hìn dánh bên ngoài trùng toàn bộ hoặc trùng nhữngđiểm cơ bản quyết định kiểu dáng với kiểu dáng công nghiệp đang đượcbảo hộ
Căn cứ xác định yếu tố vi phạm kiểu dáng công nghiệp là Bằng độcquyền kiểu dáng công nghiệp Để xác định một sản phẩm ,bộ phận của sảnphẩm có yếu tố vi phạm hay không ,cần so sánh tất cả các đặc điểm tạodáng thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với các đặc điểm tạodáng của sản phẩm ,bộ phận sản phẩm bị nghi ngờ vi phạm
Chỉ khẳng định có yếu tố vi phạm khi trên sản phẩm ,bộ phận của sảnphẩm bị nghi ngờ vi phạm có tất cả các đặc điểm tạo dáng thuộc phạm vibảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc có một số các đặc điểm cơ bản quyếtđịnh kiểu dáng thuộc phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
1.3 Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá
Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hànghoá gồm dấu hiệu đóng vai trò nhãn hiệu hàng hoá( chữ cái,chữ số,hìnhảnh,biểu tuợng…)hoặc đóng vai trò tên gọi xuất xứ hàng hoá(địa danh),gắntrên hàng hoá,bao bì hàng hoá,phương tiện dịch vụ ,giấy tờ giaodịch,phương tiên quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác (kể cảphương tiện điện tử) trùng hoặc tương đương tới mức gây nhầm lẫn vớinhãn hiệu hàng hoá,tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ hoặc dấu hiệu đóngvai trò chỉ dẫn thương mại(thông tin dưới dạng chỉ dẫn ,lời chú,kýhiệu…)trình bày trên hàng hoá,bao bì hàng hoá,phương tiện dịch vụ ,giấy tờkinh doanh,phương tiện quảng cáo,và các phương tiện khinh doanh khác(kể
cả phương tiện điện tử)làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốccmối liên hệ hàng hoá/dịch vụ hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá ,tên gọi xuất
xứ đang được bảo hộ
Trang 11Căn cứ xác định yếu tố vi phạm là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệuhàng hoá,Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế,Quyếtđịnh công nhận nhãn hiệu nổi tiếng hoặc Quyết định đăng bạ tên gọi xuấtxứ.Để xác định dấu hiệu vi phạm cần so sánh dấu hiệu nghi ngờ với nhãnhiệu/địa danh đồng thời so sánh dịch vụ,sản phẩm mang dấu hiệu đó vớidịch vụ sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ
Chỉ khẳng định có yếu tố vi phạm khi dấu hiệu bị nghi ngờ vi phạmtrùng hoặc tương đương với nhãn hiệu /địa danh đang được bảo hộ hoặc dấuhiệu nghi ngờ có bản chất trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu địa danh đangđược bảo hộ
2 Xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm quyền sở hữư công nghiệp
2.1 Cơ sở pháp lý thực hiện xử phạt
Để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và quyền sở hữu trí tuệnói chung,bảo vệ người sản xuất và tiêu dùng,Việt Nam đã tham gia Hiệpđịnh về các khía cạnh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đén thương mại(TRIPS) và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của hiệp địnhTRIPS.Các quy định này đã được nội luật hoá trong các văn bản quy phạmpháp luật của Việt Nam như Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày02/7/2002.nghị định106/NĐ-CP…Hệ thống các văn bản quy phạm phápluật đã quy định nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt ,các hình thức
xử phạt và thẩm quyền xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước và của Hảiquan Việt Nam trong lĩnh vực xử phạt các hành vi vi phạm
Ngày 22 tháng 9 năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu côngnghiệp Nghị định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 10 năm
2006 và thay thế Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999.Nghị định gồm 5 chương và 37 Điều quy định về các hành vi vi phạm hànhchính về sở hữu công nghiệp, hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xửphạt và các biện pháp khắc phục hậu quả
Trang 12Trong phần 2 nói về thực trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và
xử phạt vi phạm ta sẽ tìm hiểu rõ hơn và cụ thể hơn nghị định này
2.2 Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan
Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm sở hữucông nghiệp xảy ra trong xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá
Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc cục Hải quan tỉnh,thành phố,Độitrưởng đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng kiểm soát trên biểnthuộc cục điều tra chống buôn lậu,chi cục trưởng Hải quan,Cục trưởng CụcHải quan tỉnh,thành phố,Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu có thẩmquyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp đối với hoạtđộng xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá theo thẩm quyền quy định chi tiết tạikhoản2,3 Điều 34 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2008 quyđịmh thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan Cụ thể là:
- Nhân viên hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạmhành chính: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng (trước đây nhân viênhải quan không có thẩm quyền xử phạt)
- Ðội trưởng: được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng (trướcđây chỉ được phạt đến 500.000 đồng)
- Chi cục trưởng: được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng(trước đây được phạt đến 10.000.000 đồng) và tịch thu tang vật, phươngtiện được sử dụng để vi phạm hành chính (không bị khống chế trị giá tangvật tịch thu như quy định trước đây)
- Cục trưởng: được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 70 triệu đồng (trướcđây chỉ có Cục trưởng Cục Ðiều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểmtra sau thông quan được phạt đến 70 triệu đồng)
Trang 13PHẦN 2 THỰC TRẠNG VI PHẠM VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP( HÀNH VI XUẤT NHẬP KHẨU ) VÀ VIỆC
XỬ PHẠT CỦA VIỆT NAM
A Thực trạng vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp
Các tổ chức ,cá nhân không phải là chủ sở hữu công nghiệp,người cóquyền sử dụng trước được chủ sở hữu công nghiệp cho phép là vi phạmquyền sở hữu công nghiệp khi họ thực hiện các hoạt động xuất khẩu,nhậpkhẩu sau:
1 Có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.Bao gồm các hành vi sau:
a) Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩmxâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;b) Áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế;
c) Khai thác công dụng (dùng trong hoạt động kinh doanh) sản phẩmxâm phạm quyền đối với sáng chế
d) Bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để bán sản phẩmxâm phạm quyền đối với sáng chế; sản phẩm xâm phạm quyền đối với kiểudáng công nghiệp;
đ) Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền quy định tại mục d và sảnphẩm có chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền;
e) Bán, cho thuê, tàng trữ để bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàngcác bản sao thiết kế bố trí xâm phạm quyền, sản phẩm, hàng hóa chứa thiết
kế bố trí xâm phạm quyền, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm, hàng hóa chứa cácđối tượng đó
2 Có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại.Bao gồm các hành vi sau
Trang 14a) Gắn (in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác)dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thươngmại được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa;
b) Bán, vận chuyển, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hànghóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại;c) Nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ có yếu tố xâm phạm đối vớinhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại;
d) Sử dụng dấu hiệu trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa có yếu
tố xâm phạm đối với tên thương mại
3 Có hành vi sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ,tên gọi xuất xứ vi phạm.Cụ thể
a) Xuất khẩu,nhập khẩu sản phẩm,bộ phận sản phẩm mang dấu hiệuhoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự dễ gây nhầm lẫn vớnhãn hàng hoá,tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho hàng hoácùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó,kể cả trường hợp dùng tên gọixuất xứ hàng hoá được chuyển sang ngôn ngữ khác hoặc kèm theo các từ :
“ loại”,”kiểu”,”phỏng theo” hay các từ tương tự như vậy
b) Xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá là đề can,nhãn sản phẩm,mẫu nhãnhiệu,bao bì sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự,hoặc gây nhầmlẫn với nhãn hiệu hàng hoá ,tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ chohàng hoá cùng loại hay tương tự với sản phẩm đó,kể cả trường hợp dùng têngọi xuất xứ hàg hoá hoặc kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ
4 Có hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý.Bao gồm các hành vi sau
a) Sản xuất, nhập khẩu, in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng cáchình thức khác lên sản phẩm, bao bì, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạochỉ dẫn địa lý
Trang 15b)Vận chuyển, tàng trữ sản phẩm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giảmạo chỉ dẫn địa lý
c) Buôn bán, quảng cáo nhằm để bán, chào bán sản phẩm, hàng hóa giảmạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý
B Xử phạt vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm ở Việt Nam
1 Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt
Cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp khi cóhành vi vi phạm theo quy định của pháp luật Về nguyên tắc công chức Hảiquan khi phát hiện thấy các hành vi xuất nhập khẩu vi phạm quyền sở hữucông nghiệp phải kịp thời đình chỉ hoạt động xuất nhập khẩu và báo cáolãnh đạo.Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng,công minh,triệt đểđúng thẩm quyền
Nghị định 106/2006/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 22/9 quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.Theo nghị địnhnày,đối với mỗi hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mộttrong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền
- Hình thức phạt cảnh cáo áp dụng đối với trường hợp:
+ Vô ý vi phạm
+ Vi phạm nhỏ, lần đầu
+ Do trình độ lạc hậu ,thiếu hiểu biết về quy định pháp luật sởhữu trí tuệ không gây thiệt hại đáng kể cho chủ sở hữu công nghiệp vàngười tiêu dùng
+ Do vi phạm của người khác gây ra mà người vi phạm khôngbiết và không có lya do hợp lý để biết,kể cả trường hợp bị lừa dối trong qútrình thoả thụân ký kết,thực hiện hợp đồng sản xuất,kinh doanh và không cóquy định buộc phải biết về vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan
+ Có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hànhchính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện
Trang 16- Hình thức phạt tiền áp dụng cho những hành vi vi phạm không thuộctrường hợp áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.Căn cứ vào tính chất, mức độ
vi phạm, người có thẩm quyền quyết định mức phạt tiền trong khung phạt
đã quy định
Đối với hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, mức tiềnphạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiềnphạt được quy định đối với hành vi đó trong trường hợp không có tình tiếtgiảm nhẹ hoặc tăng nặng Mức trung bình của khung tiền phạt được xácđịnh bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa
Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống,nhưng không được giảm dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt đã quyđịnh
Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưngkhông được tăng trên mức tối đa của khung tiền phạt đã quy định
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi viphạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sauđây:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
+ Tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý,nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinhdoanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý
+ Tịch thu văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữucông nghiệp bị sửa chữa, tẩy xóa
+ Tịch thu giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo + Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ
vi phạm
- Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, cánhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc cácbiện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Trang 17+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phươngtiện kinh doanh;
+ Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khôngnhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạochỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu
để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lývới điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủthể quyền sở hữu công nghiệp;
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe conngười, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng quá cảnh viphạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất hàng hóa vi phạm, hànghoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu,vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóagiả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ các yếu tố viphạm trên hàng hóa
+ Buộc bổ sung chỉ dẫn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp + Buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đạichúng đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp
+ Buộc thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán
- Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải ralệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, giải thích rõ cho tổ chức, cá nhân viphạm quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu côngnghiệp, các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp có liên quan vàyêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật
- Trường hợp hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức phạt cảnh cáo,thì người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà quyết định xử phạtngay tại nơi xảy ra vi phạm, hình thức phạt cảnh cáo được quyết định bằngvăn bản
Trang 18- Trường hợp hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức phạt tiền, trừtrường hợp áp dụng theo thủ tục đơn giản, thì người có thẩm quyền xử phạtphải lập biên bản vi phạm hành chính tuân theo quy định của Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính, người lập biên bản phải tạo điều kiện để cá nhân, tổchức có hành vi vi phạm trình bày ý kiến về hành vi vi phạm
- Việc quyết định xử phạt và nội dung quyết định xử phạt phải tuântheo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính Quyết định xử phạtphải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong thời hạn ba ngày kể từ ngày
ký Trong trường hợp quyết định xử phạt bao gồm các hình thức phạt bổsung dẫn tới phải tiến hành các thủ tục về xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏhiệu lực văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận liên quan thì quyết định xử phạtphải gửi tới Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ đểphối hợp theo dõi và thực hiện
- Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nhưng có tranh chấp,khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp, cơ quan thụ lý vụ việc yêu cầu các bên liên quan giải quyếttranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngàynhận được kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranhchấp, khiếu nại, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm kết luận vềhành vi vi phạm
2 Các mức phạt áp dụng
Cũng theo nghị định Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt viphạm hành chính về sở hữu công nghiệp, mức phạt tiền là từ 100 ngànđồng đến gấp 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.Đồng thời, Chính phủ yêu cầu mọi hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệpphải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay
Căn cứ theo các hành vi vi phạm nêu trong mục A đã nói ở trên mà ápdụng các mức phạt khác nhau Cụ thể :
Trang 191 Đối với hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng côngnghiệp, thiết kế bố trí
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm,hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện mộttrong các hành vi xâm phạm nhằm mục đích kinh doanh, gây thiệt hại chongười tiêu dùng và cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạmquyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu trong trường hợp sảnphẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị đến 20.000.000 đồng:
Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đãphát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi viphạm nêu trên trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị từtrên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đãphát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi viphạm trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm nêuểtên trong truờnghợp sản phẩm hàng hoá có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 60.000.000đồng
Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đãphát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi viphạm nêu trên trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị từtrên 60.000.000 đồng trở lên
Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung : Tịch thu tang vật, phươngtiện vi phạm, đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm
từ một đến ba tháng đối với các hành vi vi phạm
2 Đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý và tên thương mại
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa viphạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong cáchành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương