Hải quan trong việc nâng cao năng lực phòng chống các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt ở Việt Nam.DOC (Trang 34 - 38)

C. Đánh giá tình hình vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam

B.Hải quan trong việc nâng cao năng lực phòng chống các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp

phạm sở hữu công nghiệp

Là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hải quan được xem là một trong những cơ quan thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp(SHCN)quan trọng nhất. Do có khả năng phát hiện, ngăn chặn được hàng hóa vi phạm quyền SHCN từ đầu nguồn trước khi thâm nhập vào các kênh thương mại, lực lượng hải quan luôn là một trong những cơ quan có khả năng bảo hộ quyền SHCN quan trọng, mang lại hiệu quả cao. Thời gian qua, lực lượng thực thi của Hải quan Việt Nam đã kiểm soát, phát hiện và xử lý thành công một số vụ vi phạm quyền SHCN tại cửa khẩu biên giới với giá trị lớn, tổng số tiền xử phạt lên tới hàng tỷ đồng, hàng hóa vi phạm đã bị xử lý tiêu hủy theo đúng quy định. Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận và xử lý nhiều đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát có liên quan đến SHCN đối với hàng hóa của các nhãn hiệu nổi tiếng như Nokia, Chanel, Nike, Seiko, HP, Epson, Smirnoff, Gucci, Casio, Ensure, Oral-B, New Eracap… Công tác thực thi bảo hộ quyền SHCN của cơ quan hải quan bước đầu đã được cộng đồng doanh nghiệp và xã hội quan tâm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động xâm phạm quyền SHCN tại cửa khẩu ngày càng phức tạp, đa dạng và tinh vi cả về phương thức và thủ đoạn,

mẻ, việc xác định giá trị của lô hàng vi phạm chưa phù hợp giữa Luật hình sự và Luật SHTT để từ đó làm cơ sở cho việc xem xét, quyết định hay áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hay xử theo luật hình sự.Cơ quan hải quan chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác khai thác, thu thập, phân tích thông tin và áp dụng quản lý rủi ro vào đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái có liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu.Một trở ngại không nhỏ đối với công tác thực thi là doanh nghiệp vẫn chưa thật sự quan tâm phối hợp với cơ quan hải quan trong việc bảo vệ quyền SHTT. Cụ thể là hoạt động trao đổi, phối hợp giữa cơ quan hải quan với các chủ sở hữu quyền SHTT, chủ nhãn hiệu hàng hóa trong việc cung cấp thông tin liên quan đến hàng hóa, người xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm; hỗ trợ về mặt kinh phí, thiết bị trong việc phát hiện, xử lý hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, hàng giả; động viên kịp thời cá nhân phát hiện bắt giữ hàng hóa xâm phạm còn hạn chế. Một số chủ sở hữu quyền, đại diện pháp lý về SHTT của chủ sở hữu quyền chưa hiểu rõ hoạt động của cơ quan hải quan.

Những điều bất cập trên dẫn đến hoạt động thực thi bảo hộ quyền SHCN của lực lượng hải quan thời gian qua đã phát sinh nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác.

Do đó để công tác bảo hộ quyền SHCN của lực lượng hải quan thực sự hiệu quả, quan trọng nhất là sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các doanh nghiệp, chủ sở hữu quyền.Các doanh nghiệp, các chủ sở hữu quyền SHCN cần chủ động hơn nữa không chỉ trong việc cung cấp thông tin về bản thân doanh nghiệp, hàng hóa của mình mà còn chủ động trong việc phát hiện những hành vi vi phạm quyền SHCN của các cá nhân, tổ chức để cơ quan hải quan và các cơ quan thực thi kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm.Mặt khác cũng cần tăng cường đào tạo,bồi dưỡng ,nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ hải quan ; trang bị thêm các trang thiết bị mới ,hiện đại phục vụ đắc lực cho công tác điều tra.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng sở hữu công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của mỗi đất nước.Từ khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được đưa vào hầu hết các thoả thuận đa phương cũng như song phương về tự do hoá thương mại cũng như hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Điển hình và khởi nguồn là việc đưa sở hữu công nghiệp trở thành một vấn đề chính của Tổ chức thương mại thế giới WTO.Với vai trò quan trọng đó,bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quyền này trở thành vấn đề cấp bách hiện nay.Đề tài mà em trình bày về vi phạm sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm ở Việt Nam ở trên chỉ là một mảng nhỏ trong các vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp.Qua việc nghiên cứu đề tài ta hiểu rõ hơn về các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp,cũng như việc xử phạt vi phạm ở nước ta.Từ đó ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ các quyền sở hữu này,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nghị định 106/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

- Luật sở hữu trí tuệ - Luật Hải quan

- Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính - Giáo trình kinh tế hải quan 1

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt ở Việt Nam.DOC (Trang 34 - 38)