Định hướng chung của NHCT tỉnh Nam Định Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ vàđịnh hướng nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong thời gian tới, trên cơ sở phân tích,
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1 Định hướng chung của NHCT tỉnh Nam Định
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ vàđịnh hướng nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong thời gian tới, trên cơ
sở phân tích, đánh giá các mặt hoạt động trong những năm qua,NHCT tỉnh Nam Định đã xây dựng một số chỉ tiêu kinh doanh chínhnhư tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ quáhạn trên tổng dư nợ, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế
Để thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh trên, đồng thời thực hiện chủtrương tái cơ cấu, NHCT tỉnh Nam Định sẽ triển khai các nhiệm vụcông tác dưới đây:
* Triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công thương
Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công thương là một đề án có tính tổnghợp và chiến lược phản ánh những tồn tại, yếu kém của Ngân hàngCông thương và vạch ra những hướng đi cũng như các biện pháp tháo
gỡ trong từng giai đoạn Việc triển khai đề án sẽ tiến hành trong cácnăm tới
Việc triển khai đề án cần đạt được một số mục tiêu cụ thể sau đây:
- Đổi mới một bước cơ cấu tổ chức và mô thức quản lý theo hướngnâng cao tính chủ động, linh hoạt của các bộ phận, các khâu tiếp cậnkhách hàng; nâng cao tính phối hợp, thống nhất trong hệ thống; đảmbảo tính kỷ cương trong công tác quản trị điều hành; thiết lập và nângcao thiết chế an toàn thông qua thành lập Uỷ ban quản lý và phòngngừa rủi ro
- Đổi mới phương thức kiểm tra nội bộ, đảm bảo tính độc lập chocán bộ kiểm tra kiểm soát, tạo thành công cụ giám sát, điều hành củalãnh đạo ở các cấp
Trang 2- Xây dựng nền móng cho việc phát triển và mở rộng một số loạihình dịch vụ mới, đa dạng hoá thêm một bước hoạt động kinh doanh.
* Đẩy mạnh công tác huy động vốn để đạt mức tăng trưởng nguồn vốn hàng năm:
Để thích ứng với sự thay đổi trong môi trường hoạt động, ngânhàng cần tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn(trả lãi trước, có thưởng, khuyến mại ), bổ sung các loại kỳ hạn, ápdụng lãi suất linh hoạt để phát triển nguồn vốn, nhất là vốn đồngViệt Nam Bên cạnh đó, cần chú trọng mở rộng mạng lưới chi nhánh,các phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế và khu vực đông dân cư
* Tăng cường hoạt động tín dụng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, giữ tỷ lệ
nợ quá hạn dưới mức quy định:
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần chủ động tích cực tìm kiếm các dự
án khả thi, các khách hàng vay hoạt động tốt, có khả năng trả nợkhông phân biệt loại hình sở hữu Bên cạnh đó, cần bám sát các dự ánlớn, các chương trình kinh tế trọng điểm, các tổng công ty có vị tríquan trọng để đẩy mạnh cho vay nhằm phục vụ tốt hơn sự nghiệpphát triển nền kinh tế đất nước Để nâng cao chất lượng tín dụng, cầncải tiến phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, hoàn thiện hệ thốngphân loại các khoản vay và phân loại khách hàng
* Thực hiện tốt công tác khách hàng
Chú trọng việc củng cố và phát triển đội ngũ khách hàng, đặc biệt
là những khách hàng chiến lược bằng những giải pháp tăng cườngtiếp cận và thu hút khách hàng thống nhất từ trung ương tới cơ sở
* Phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, kể cả việc đào tạo cho cấpquản lý, gắn liền đào tạo với việc sử dụng cán bộ phù hợp
Kiến nghị với các cơ quan cấp trên có cơ chế đơn giá tiền lươngthích hợp nhằm khuyến khích người lao động phát huy tính sáng tạo
và gắn bó với ngân hàng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc
Trang 33.1.2 Định hướng công tác tín dụng trong những năm tới
Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động tín dụng là loại hình nghiệp vụđem lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngân hàng Hoạt động tín dụng
có an toàn, hiệu quả mới bảo toàn được vốn, đảm bảo cho ngân hàng
ổn định và phát triển Vì vậy, mục tiêu của chiến lược sử dụng vốn
của NHCT tỉnh Nam Định trong thời gian tới là "Tăng trưởng, an
toàn, hiệu quả"
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2007 của NHCT đã nêu rõ :-NHCTVN sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề bàn về các giải pháp nhằmtăng trưởng nguồn vốn năm 2008, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dàỉhạn trong cơ cấu nguồn vốn để cân đối với cơ cấu sử dụng vốn
-Nhiệm vụ trọng tâm về công tác tín dụng năm 2008 là tiếp tục củng
cố và nâng cao chất lượng tín dụng ,thay đổi cơ cấu tín dụng trên cơ
sở thay đổi lại cơ cấu khách hàng.Cần khai thác ,mở rộng cho vay đốitượng là khách hàng vừa và nhỏ,kinh tế tư nhân, cá thể… khu côngnghiệp ,khu chế xuất, các làng nghề truyền thống
- Cơ chế dự phòng rủi ro của NHCTVN hết sức rõ ràng,Nếu xảy rarủi ro,chi nhánh phải thực hiện trích dự phòng rủi ro đến điểm hoàvốn và cho đến khi bù đắp được rủi ro Quán triệt cơ chế trích dựphòng rủi ro chi nhánh cần phải nêu cao ý thức ,tìm kiếm giải pháp,biện pháp để củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng
- Tăng trưởng: Hàng năm, NHCT tỉnh Nam Định chỉ giữ lại một
tỷ lệ vốn hợp lý nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trong và ngoàinước, phần còn lại sẽ dành để đầu tư tín dụng cho nền kinh tế Tốc độtăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đấtnước và nhu cầu vốn của nền kinh tế, tránh tình trạng phát triển quánóng về tín dụng
- An toàn: Việc đầu tư tín dụng phải đưa vào những ngành có môi
trường đầu tư thuận lợi, có dự án khả thi và hiệu quả Khắc phục tìnhtrạng cho vay không thẩm định tốt dự án, không nghiên cứu sâu tìnhhình thị trường và đối tượng vay Phải nghiên cứu kỹ khách hàng vay
Trang 4vốn, cần xây dựng các tiêu thức đánh giá khách hàng có uy tín đểquyết định cho vay.
- Hiệu quả: Việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư cần căn cứ vào
khả năng an toàn vốn và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, khôngchạy theo lợi nhuận thuần túy
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh trụ cột, với thế mạnh vềvốn, NHCT tỉnh Nam Định sẽ giành lượng vốn lớn để cung cấp tíndụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn kinh tế của Nhànước, các dự án có tầm cỡ quốc gia và trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh xuất nhập khẩu Đạt mức tăng trưởng cao về tín dụng ngắn hạnlẫn trung dài hạn Phương châm sử dụng vốn của NHCT tỉnh NamĐịnh là: Đầu tư tín dụng gắn liền với định hướng phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước Thực hiện phương châm đầu tư đúng hướng đạthiệu quả kinh tế - xã hội cao Thực hiện vừa bán buôn vừa bán lẻ, mởrộng đầu tư đi liền với nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo antoàn vốn cho ngân hàng, giải quyết về cơ bản vấn đề tài sản thế chấp,tài sản xiết nợ, nợ khó đòi để giải phóng tối đa nguồn vốn cho đầu
tư tín dụng
Hướng đầu tư tập trung vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân vàthể nhân Bên cạnh những khách hàng truyền thống, cần lưu ý tới việcđầu tư vào khối kinh tế dân doanh
Xác định những phương hướng hoạt động cơ bản của năm 2008
mà Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định cần đạt được như sau:
Đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng hoá các loại hình tiềngửi, giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng điểm huy động vốn Tích cực tiếpthị để khai thác các nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội,gắn với việc thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để huy độngtối đa nguồn vốn trong dân, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn cảViệt Nam đồng lẫn ngoại tệ, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn huyđộng từ 18%-20 % so với năm 2007
Trang 5- Tập trung nguồn vốn đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, đặc biệt lànhững ngành kinh tế mũi nhọn có tính đột phá như du lịch, dịch vụ,xuất khẩu, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bámsát từng dự án đầu tư, chủ động tư vấn và hỗ trợ vốn cho các dự án vừa
và nhỏ có tính khả thi, không phân biệt thành phần kinh tế Khai tháctriệt để tiềm năng nguồn lực và lợi thế để tăng trưởng dư nợ với tốc
độ cao và đảm bảo chất lượng, không có nợ quá hạn phát sinh, phấnđấu tăng trưởng dư nợ lành mạnh từ 15%-18% so với năm 2007
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH
Năm 2007 là năm tiếp tục triển khai thực hiện 6 chương trình côngtác trọng tâm của Tỉnh uỷ và nghị quyết HĐND tỉnh về các chỉ tiêuphát triển kinh tế Hoà nhịp với sự phát triển kinh tế chung của cảnước, phục vụ sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam Định, hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định đã diễn ratrong điều kiện có nhiều thuận lợi:
- Tỉnh tiếp tục thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nướctheo đề án đã được duyệt Nhiều doanh nghiệp sau khi sắp xếp lạihoạt động có hiệu quả Nhìn chung, các doanh nghiệp đã chú trọngđầu tư nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, nâng cao năng suất, chất lượngsản phẩm, chủ động tìm kiếm nguồn hàng sản xuất theo yêu cầu thịtrường
- Kinh tế tỉnh Nam Định trong năm 2007 phát triển toàn diện, mứctăng trưởng đồng đều ở một số ngành Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốcnội của tỉnh đạt 8,24%; vượt 0,04% so với kế hoạch đề ra, giá trị sảnxuất công nghiệp thực hiện tăng 21,5%, vượt 0,5% so với kế hoạch.Giá trị các ngành dịch vụ thực hiện tăng 8,0%, vượt 0,2% so với kếhoạch,Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn kế hoạch đề ra 80 triệuUSD ước thực hiện 104,5 triệu USD, tăng 30,6%
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, hoạt động kinh doanh củaChi nhánh NHCT tỉnh Nam Định cũng gặp không ít khó khăn do tácđộng của các yếu tố kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh Nhiều tổ
Trang 6chức tham gia huy động vốn với các hình thức và lãi suất khác nhau,
sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng lớn Tỷ trọngnguồn vốn huy động trung dài hạn còn thấp, nguyên nhân chủ yếu đầu
tư vào bất động sản, mặt khác vẫn còn tâm lý lo ngại về sự biến độnggiá cả Trên địa bàn tỉnh, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp chưa có nhiều dự án lớn, còn khó khăn trong vệc tìm kiếm thịtrường tiêu thụ, chưa tạo ra được thương hiệu mạnh cho sản phẩm, giávàng liên tục đạt mức cao nhất từ trước đến nay, ảnh hưởng khôngnhỏ đến công tác huy động vốn của Chi nhánh
Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại thì rủi
ro tín dụng luôn là người bạn đồng hành, nó làm cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng kém hiệu quả, làm ngưng trệ, thậm chí làm ngânhàng rơi vào tình trạng phá sản Vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chếrủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng đã được nhiều người quantâm, bàn luận và đưa ra những giải pháp tích cực nhằm hạn chế đếnmức thấp nhất các khoản nợ khó đòi Đối với NHCT tỉnh Nam Địnhthì công tác giải quyết rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng kinh doanh càng trở nên cấp thiết
Xuất phát từ nhận thức về tình trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánhNHCT tỉnh Nam Định, xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng
đó, trong đề tài này tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro trong hoạt động tín dụng tại NHCT tỉnh Nam Định như sau:
3.2.1 Giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững
Để hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao, trước hết NHCT tỉnhNam Định phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng thích hợpdựa trên cơ sở nghiên cứu tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong
và ngoài nước Đồng thời, hoàn thiện quy trình cho vay chặt chẽ, saocho hạn chế tối đa những sơ hở để khách hàng không thể lợi dụngnhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng
Ngân hàng phải làm tốt công tác xây dựng chiến lược tín dụng tầmngắn và tầm dài Chiến lược phải đưa ra được các định hướng hoạt
Trang 7động trong thời gian ngắn, thông thường là một năm, đây chính là cácđịnh hướng hoạt động.
Trên cơ sở các định hướng hoạt động xác định cụ thể hơn các lĩnhvực, mặt hàng, nhóm khách hàng cần tăng trưởng mở rộng, các đốitượng khách hàng cần thu hẹp cũng như các biện pháp thực hiện Bêncạnh các mục tiêu tăng trưởng phải xác định rõ mức độ rủi ro có thểchấp nhận khi mở rộng vào các thị phần mới
Một chính sách tín dụng hợp lý phải đảm bảo đạt được mức độtăng trưởng tín dụng với một cơ cấu đầu tư hợp lý để đảm bảo tíndụng tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng Trong thời gian tới, cơcấu tín dụng hợp lý sẽ phải đảm bảo các định hướng sau:
- Đa dạng hoá các nhóm khách hàng tiềm năng bằng việc tiếp tụctriển khai các chương trình cho vay, đầu tư vào tất cả các dự án và cácnhóm khách hàng làm ăn có hiệu quả, không phân biệt các thànhphần kinh tế
- Đối tượng cho vay của ngân hàng cũng cần dịch chuyển theohướng: Mở rộng cho vay các dự án đầu tư đổi mới trang thiết bị vàdây chuyền sản xuất hiện đại để đem lại lợi nhuận ổn định từ dự án,hạn chế bớt các khoản cho vay tập trung vào khâu lưu thông vì việccho vay xuất nhập khẩu hàng hoá gặp khá nhiều rủi ro từ môi trườngkinh tế - xã hội bên ngoài quốc gia rất khó dự đoán trước được
- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để tạo nên các sản phẩm khácbiệt so với các ngân hàng bạn để tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hútthêm các khách hàng mới NHCT tỉnh Nam Định sẽ có những dự thảo
về các quy trình cho vay mới như cho vay trả góp, cho vay mua nhà,cho vay sinh viên trên cơ sở những hướng dẫn của Ngân hàng Nhànước và Ngân hàng Công thương Việt Nam
3.2.2 Phân tích, đánh giá khách hàng trước khi cho vay
Hoạt động của ngân hàng là hoạt động vay mượn giữa ngân hàng
và khách hàng, do vậy quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mốiquan hệ gắn bó, không thể tách rời Khách hàng là người chịu tráchnhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, hay là người quyết định hiệu quả
Trang 8khoản tiền vay Rủi ro trong hoạt động tín dụng bao giờ cũng bắt đầubằng rủi ro từ phía khách hàng Chính vì lẽ đó, để ngăn ngừa mộtcách tối đa những rủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàngthương mại nói chung và NHCT tỉnh Nam Định nói riêng cần cónhững giải pháp đối với khách hàng Tìm hiểu và nắm bắt khách hàng
là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của ngân hàng.Nhiều ngân hàng đã quá coi nhẹ công tác xem xét, đánh giá kháchhàng trước khi cho vay nên đã dẫn đến hậu quả là cho vay ra khôngthu hồi được nợ, gây ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng, có thể dẫn đếnphá sản Muốn thấy được khả năng tài chính hiện tại, tiềm năng trongtương lai, khả năng hoàn trả món vay của khách hàng thì ngân hàngchỉ còn cách là phân tích, đánh giá khách hàng, đó chính là cơ sở banđầu để ngân hàng làm căn cứ đưa ra những quyết định kinh doanh củamình
Để phòng ngừa và hạn chế được rủi ro trong công tác tín dụng thìcông tác thẩm định khách hàng là hết sức quan trọng Trình tự cầnthực hiện khi thẩm định một khách hàng bao gồm:
- Trước hết, khi thẩm định khách hàng cần xem xét về tư cách phápnhân của đơn vị vay vốn Tư cách pháp nhân là một yếu tố quantrọng, quyết định đơn vị đó có được ký kết các hợp đồng kinh tế haykhông, nói cách khác là đơn vị đó có được tham gia vào hợp đồng tíndụng với ngân hàng hay không
- Khi phân tích, đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng cần phân tíchtình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu và kếtquả kinh doanh là hai chỉ tiêu quan trọng, ngân hàng cần phân tích haichỉ tiêu này trước khi cho vay Doanh thu của doanh nghiệp càng lớn,doanh nghiệp càng có khả năng tăng thu nhập, mở rộng sản xuất, cóđiều kiện thuận lợi để trả nợ ngân hàng Tuy nhiên, cũng cần nghiêncứu kỹ nguồn gốc việc tăng doanh thu có phải do tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không Song song với chỉ tiêudoanh thu thì chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu chấtlượng tổng hợp, đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh
Trang 9nghiệp được tính bằng chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm.Kết quả kinh doanh càng cao thể hiện quá trình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp càng có hiệu quả, khả năng sử dụng vốn vay đạtmục tiêu kinh tế đề ra, khoản tín dụng của ngân hàng càng có điềukiện hoàn trả đúng hạn Ngoài ra, khả năng thành công của khách vaycòn phụ thuộc vào sản phẩm của thị trường mà họ tham gia vào: Sảnphẩm có phù hợp với nhu cầu của thị trường không? chất lượng rasao? mẫu mã thế nào? Đặc biệt, cần đánh giá sản phẩm doanhnghiệp đang trong giai đoạn nào của chu kỳ sống của nó.
- Ngân hàng cũng cần phân tích tình hình tài chính của doanhnghiệp trên cơ sở báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểmgần nhất Ngân hàng tiến hành phân tích để từ đó đánh giá ảnh hưởngcủa nó đến mức độ rủi ro của khoản vay sau này Phân tích tài chínhgiúp ngân hàng thấy được doanh nghiệp thừa vốn hay thiếu vốn, vốncủa doanh nghiệp được sử dụng như thế nào, khả năng tiềm tàng nằm
ở đâu để từ đó có những quyết định đúng đắn đối với khoản tín dụngphát ra Tuy nhiên, trong thực tế có những khách hàng khi làm đơnxin vay lại sử dụng một số thủ thuật nên tính nhạy bén, sắc sảo củacán bộ tín dụng là vô cùng cần thiét
- Ngân hàng cần thực hiện xếp loại khách hàng theo hệ thống tínđiểm đạt chuẩn quốc tế để tăng tính khách quan, nâng cao hiệu quảcủa công tác đánh giá khách hàng Các thang điểm và các chỉ tiêu cầnđược quy định cụ thể cho từng nhóm khách hàng như khách hàngdoanh nghiệp, khách hàng cá nhân
- Xác định đúng giới hạn tín dụng của từng khách hàng trong thờihạn hiệu lực một năm trên cơ sở thực lực tài chính, khả năng điềuhành, môi trường kinh doanh, lịch sử vay trả của doanh nghiệp.Giới hạn tín dụng là mức dư nợ tối đa mà khách hàng có thể duy trìtại Ngân hàng Công thương dưới các sản phẩm cho vay, thấu chi, tàitrợ thương mại
Dựa trên tất cả các thông tin thẩm định như trên, cán bộ thuộcPhòng Kinh doanh sẽ lập thành một bộ hồ sơ tín dụng hoàn chỉnh cho
Trang 10doanh nghiệp trong thời gian một năm, đây là cơ sở để các cán bộ tíndụng tham khảo khi xem xét từng khoản xin vay của doanh nghiệp.
3.2.3 Chuẩn hoá công tác thẩm định từng dự án vay vốn
Vốn vay phải được hoàn trả theo đúng kỳ hạn nợ đã ấn định cả vốnlẫn lãi Đây là nguyên tắc nền tảng, đảm bảo cho sự an toàn trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Muốn đảm bảo an toàn vốn vay,ngân hàng phải thực hiện tốt việc thẩm định các dự án xin vay vốn,giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng, xác định
kỳ hạn nợ trên cơ sở chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, theo dõi thường duyên để có biện pháp xử lý nợ linh hoạt vàkịp thời phát triển các dấu hiệu rủi ro trong quá trình cho vay
Việc thẩm định và xét duyệt một món vay rất phức tạp, gồm nhiềucông việc: Từ khâu nhận hồ sơ, phân tích năng lực điều hành, khảnăng tài chính, kết quả kinh doanh của khách hàng đến phân tích cụthể về tính khả thi của từng phương án vay, tính pháp lý của tài sảnthế chấp, các biện pháp thu hồi nợ Do vậy, cần phải nâng cao trình
độ của cán bộ tín dụng và tổ thẩm định khách hàng
- Bộ phận quản lý khách hàng bao gồm các cán bộ tín dụng chuyênquản lý các doanh nghiệp và các khách hàng ở khu vực kinh tế khácnhau, bộ phận này sẽ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để nắmthông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, định kỳ phải cậpnhật các thông tin này vào hồ sơ tín dụng của từng khách hàng Bộphận này còn phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốnvay, tài sản thế chấp của khách hàng, phát hiện kịp thời các thuận lợi
và khó khăn của khách hàng để cùng khách hàng đưa ra biện pháptháo gỡ khó khăn Cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm báo cáohàng tuần tình hình luân chuyển vốn vay cho lãnh đạo phòng, không
kể các báo cáo đột xuất khi phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mụcđích Các cán bộ tín dụng thuộc bộ phận quản lý khách hàng sẽ tậphợp các hồ sơ xin vay, đề xuất ý kiến, hướng dẫn khách hàng cungcấp tài liệu văn bản theo đúng các quy định của chế độ thẩm định, bảo
Trang 11lãnh hiện hành Lập tờ trình nêu rõ thực trạng sản xuất kinh doanh,vốn hoạt động, phương án kinh doanh và ý kiến đề xuất cho vay.Với bộ phận quản lý khách hàng, NHCT tỉnh Nam Định cần quyđịnh rõ phạm vi, trách nhiệm để họ yên tâm công tác, có chính sách
ưu tiên về phương tiện đi lại, công tác phí cho cán bộ khi đi giám sátthẩm tra
- Bộ phận thẩm định dự án: Hoàn toàn độc lập với bộ phận quản
lý khách hàng Bộ phận này căn cứ vào các ý kiến đề xuất của bộphận quản lý để đưa ra các phương án xử trí trình Ban lãnh đạo các vụviệc có liên quan đến vốn vay Bộ phận thẩm định có trách nhiệmthẩm định lại các phương án xin vay trên cơ sở thẩm định bước đầucủa cán bộ tín dụng, có so sánh với các phương án tương tự của cáckhách hàng khác (tương tự về lĩnh vực hoạt động, về đối tượng chovay ), kết hợp với các nguồn thông tin khác để tìm ra những bất hợp
lý về giá cả, chi phí, thị trường, mức đo rủi ro của dự án Bên cạnh đó,tiến hành thẩm định tài sản thế chấp về tính pháp lý của các giấy tờ sởhữu các tài sản làm đảm bảo cho món vay Kiểm tra, định giá tài sảnđảm bảo và đề xuất mức cho vay để đảm bảo an toàn vốn
3.2.4 Thực hiện tốt đảm bảo tín dụng
Đảm bảo tín dụng là việc thiết lập những cơ sở pháp lý để có thêmmột nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất Nguồn thu nợthứ hai gồm giá trị tàm sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của người thứ
ba hay tín chấp của người thứ ba
Đảm bảo tín dụng được coi là tiêu chuẩn đề xét duyệt cho vay theonguyên tắc tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì đảmbảo tín dụng là tiêu chuẩn bổ sung những mặt còn hạn chế của côngtác phòng ngừa rủi ro
- Xác định đầy đủ các điều kiện của tài sản mang ra làm đảm bảotín dụng: Tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người bảođảm, được pháp luật cho phép chuyển nhượng và có khả năng thanh
lý khi cần Khi tài sản đó có thể tin cậy được về mặt pháp lý thìNHCT tỉnh Nam Định cần xác định lại giá trị của tài sản, tránh trường
Trang 12hợp thổi phồng quá mức giá trị của tài sản (để đáp ứng điều kiện vốnpháp định) Cán bộ tín dụng phải xác định được chính xác hiện giácủa tài sản trong thực tế, dự báo khả năng biến động giá trị của tài sảntrong kỳ hạn nợ cũng như trong tương lai.
- Xác định mối tương quan giữa mức tín dụng và tài sản đảm bảotín dụng: Sau khi đã xác định được, có thể thiết lập quan hệ vay, chovay với nhau thì điều quan trọng là xác định mức độ quan hệ sao cho
an toàn Việc đề ra một tỷ lệ chung cho tất cả các trường hợp là không
có cơ sở và không chính xác An toàn trong kinh doanh tiền tệ phảiđược duy trì thường xuyên, trong suốt quá trình vay nợ Mức độ quan
hệ vay nợ tỷ lệ thuận với khả năng biến động tăng và tỷ lệ nghịch vớikhả năng biến động giảm của giá trị tài sản đảm bảo trong tương lai
so với hiện tại Trong kỳ hạn nợ, nếu khả năng biến động dự báo củanhững yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo càng lớn thì cầnphải thận trọng trong quyết định quan hệ và mức độ quan hệ của tàisản đảm bảo Cán bộ tín dụng không chỉ đơn giản dựa vào tỷ lệ giữakhoản nợ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo mà phải chú ý hainguyên tắc sau:
+ Mức tín dụng phải nhỏ hơn giá trị thị trường của tài sản tạithời điểm cấp tín dụng Đối với những tài sản ít co giãn theo giá thì
tỷ trọng cho vay cao và ngược lại
+ Phải điều chỉnh dư nợ tín dụng theo mức giảm giá của tàisản, đặc biệt là trong cho vay trung và dài hạn Hàng năm, ngân hàngphải định lại giá trị tài sản đảm bảo để điều chỉnh tín dụng Nếu giá trịtài sản đảm bảo tín dụng giảm xuống thì ngân hàng phải thu nợ ngayphần vượt quá hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo chophần thiếu
- Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần nhận thức rằng việc thực hiện cácbiện pháp đảm bảo chỉ là thủ tục có tính răn đe nhiều hơn là biện phápđảm bảo cho khoản vay sẽ được thu hồi trong tương lai Sự thànhcông trong kinh doanh của khách hàng mới đảm bảo cho khoản vayđược hoàn trả và đây là điều mà NHCT tỉnh Nam Định mong đợi
Trang 13Thật ra, rủi ro tín dụng ẩn chứa tiềm tàng ngay trong các tài sản màngân hàng nhằm đảm bảo Khi mà ngân hàng không kiểm soát đượcmục đích sử dụng vốn và thực trạng tài chính của khách hàng vayvốn, rủi ro tín dụng sẽ rất cao mặc dù khoản vay đã được đảm bảobằng các tài sản
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng
Bất kỳ một tổ chức tín dụng nào khi cho vay đối với các doanhnghiệp đều cần phải có thông tin về doanh nghiệp đó Các thông tin
mà các tổ chức tín dụng cần quan tâm là hồ sơ pháp lý của doanhnghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh và đặc biệt quan trọng là lịch sửvay vốn của doanh nghiệp; doanh nghiệp nợ bao nhiêu lần, số lượngbao nhiêu và vay của ai; tình hình trả nợ, hiệu quả vay vốn để có thểđưa ra quyết định đúng đắn Trên thực tế, không phải doanh nghiệpnào cũng sử dụng vốn có hiệu quả và đúng mục đích các nguồn vốn
đó Đó là chưa nói tới những kẻ giả danh hoặc mạo nhận là doanhnghiệp để vay trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây tổn thấtcho ngân hàng Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, antoàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tácnày
- Sử dụng thông tin từ các đơn vị cung cấp thông tin chuyên nghiệp
là biện pháp đã và đang được áp dụng tại các ngân hàng thương mại.Hiện tại, thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại chủ yếu lấy
từ Trung tâm thông tin tín dụng, gọi tắt là CIC
- Lấy thông tin từ ngân hàng bạn Thông thường, một doanh nghiệpkhông chỉ có quan hệ với một ngân hàng mà thường có quan hệ vớinhiều bạn hàng, nhiều ngân hàng Với mỗi ngân hàng, doanh nghiệpphải cung cấp một số lượng thông tin nhất định tuỳ theo yêu cầu củangân hàng Vì vậy, để tìm hiểu sâu thêm để có cái nhìn tổng thể vềdoanh nghiệp, NHCT tỉnh Nam Định có thể thu thập thông tin từ cácngân hàng bạn như quan hệ vay trả có sòng phẳng hay không, hoàntrả nợ có đúng hạn không, uy tín của doanh nghiệp ra sao Bên cạnh
đó, thông qua các ban hàng cung cấp hoặc tiêu thụ của doanh nghiệp,