Thành phần bệnh nấm hại lạc trên đồng ruộng vụ thu năm 2014 tại Ninh Bình

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu tình hình bệnh nấm hại lạc vụ thu năm 2014 tại ninh bình; biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính (Trang 43 - 49)

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi tiến hành điều tra từđầu tháng 8

năm 2014 đến cuối tháng 11 năm 2014 tại xã trồng lạc chính của huyện Yên Mô –

Ninh Bình. Chúng tôi đã xác định được thành phần một số bệnh nấm hại chính trên

lạc tại huyện Yên Mô – Ninh Bình vụ thu năm 2014. Kết quả được trình bày trong

bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Thành phần bệnh nấm hại lạc trên đồng ruộng tại huyện Yên Mô – Ninh Bình vụ thu năm 2014

TT Tên bệnh Tên khoa học Bộ Bộ phận bị hại

Mức phổ biến

1 Đốm nâu Cercospora archidicola Hori Hyphales Lá ++

2 Đốm đen Cercospora personata

(Berkeley & Curtis) Ellis & Everhart

Hyphales Lá +++

3 Gỉ sắt Puccinia arachidis Spegazzini Urediales Lá ++

4 Cháy lá Pestalotiopsis sp. Melanconiales Lá ++

5 Héo rũ gốc

mốc trắng

Sclerotium rolfsii Sacc Myceliales Thân sát

mặt đất, củ

+++

6 Héo rũ gốc

mốc đen

Aspergillus niger van Tiegh Hyphales Thân sát

mặt đất

+

Ghi chú: +: Tỷ lệ bệnh dưới 5 %

++: Tỷ lệ bệnh 5 đến 15 %

+++: Tỷ lệ bệnh trên 15 %

Kết quả điều tra cho thấy có 06 loài nấm gây hại trên lạc từ giai đoạn gieo

hạt đến thu hoạch. Các loài nấm gây hại biểu hiện các triệu chứng khác nhau với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

số các loài nấm gây hại thì nhóm nấm gây bệnh hại trên lá là phổ biến và mức phổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biến là lớn nhất, làm ảnh hưởng đến năng suất lạc. Các loài nấm gây bệnh trên lá

gây hại chủ yếu vào giai đoạn phân cành đến thu hoạch, các lá già thường bị nặng

hơn những lá non, điển hình là các bệnh nhưđốm nâu, đốm đen, cháy lá, gỉ sắt. Các loài nấm gây bệnh héo rũ lạc thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn cây con, riêng chỉ có nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng thì xuất hiện và gây hại phổ biến từ giai đoạn cây lạc trưởng thành đến thu hoạch. Về triệu chứng gây hại, chúng tôi có thể mô tả một số triệu chứng điển hình như sau:

* Bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger)

Nấm bệnh gây hại chủ yếu trong giai đoạn cây con, nấm gây hại ở mức độ nhẹ tại các điểm chúng tôi điều tra. Triệu chứng bệnh xuất hiện ngay sau khi cây lạc mọc, vào khoảng đầu tháng 8 đến cuối tháng 8 năm 2014. Biểu hiện của cây bị bệnh là cành lá bị héo xanh vàng, ở phần gốc thân cổ rễ bị thối đen đó là các sợi nấm và

cành bào tử phân sinh có màu đen trông như bột than, khi nhổ cây lên thì cây dễ bị

đứt gốc. Cắt đoạn gốc thân cây bệnh để ẩm thì 1 – 2 ngày xuất hiện lớp nấm màu đen trên phần bị bệnh.

* Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii)

Nấm bệnh xuất hiện và gây hại khi cây bắt đầu ra hoa và đến giai đoạn củ vào

chắc thì bệnh có xu hướng tăng rất nhanh và gây hại nghiêm trọng trên đồng ruộng,

nếu ta không kiểm soát tốt thì sẽảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt giống cho vụ

xuân năm 2015. Bệnh gây hại ở mức trung binhg trong vùng chúng tôi điều tra.

Cây ở giai đoạn trưởng thành bị nhiễm bệnh thường héo từ dưới héo lên trên, khi nhổ cây lên thường bịđứt tại vết bệnh, cây bệnh héo rũ, xanh hoặc hơi vàng. Cổ rễ và đoạn thân ngầm bị bệnh có vết màu nâu, thối mục, khô xác. Nhổ cây rễ bịđứt gốc, trên gốc thân cây bệnh mọc lớp nấm trắng đậm, tia lan rộng ra mặt đất, hình

thành nhiều hạch nấm hình tròn hình tròn như hạt cải màu trắng, về sau có màu nâu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Hình 3.1: Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 * Bệnh gỉ sắt (Puccinia arachidis)

Bệnh gỉ sắt bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn đâm tia. Vết bệnh hình thành ở mặt

dưới của lá, là những ổ nổi mầu vàng nâu, xung quanh có quầng vàng. Bệnh làm

cho lá biến mầu vàng. Bệnh hại nặng dần về cuối vụ. Bệnh xuất hiện ở mức độ trung bình ở các điểm chúng tôi điều tra.

Lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó vết bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh mở rộng đường kính tới 2 mm. Điểm gờ nhỏ là khối bào tử, thường ở mặt dưới lá, còn

mặt trên lá chỗ vết bệnh có màu vàng nâu, nhưng cũng có khi khối bào tử hạ xuất

hiện cả hai mặt. Bệnh thường xuất hiện trên những lá tương đối già và lá bánh tẻ.

* Bệnh cháy lá (Pestalotiopsis sp.)

Xuất hiện từ giai đoạn phân cành đến giai đoạn đam tia, tại các điểm điều tra

chúng tôi thấy bệnh ở mức độ trung bình. Trên lá các vết bệnh dạng tròn nâu đậm có

viền vàng nhạt xuất hiện, vết bệnh lan rộng và kết lại với nhau gây chết hoại, đặc biệt là

vùng bìa lá. Lá bệnh được đểẩm trong phòng thí nghiệm, sau đó soi dưới kính hiển vi

thấy ở tâm vết bệnh có nhiều quả thể nhỏ dạng cầu mầu đen, bào tử phân sinh hình thuyền có 5 vách ngăn ngang, cả 2 đầu bào tửđều có từ 1-3 tua sợi.

* Bệnh đốm nâu (Cercospora arachidicola) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bệnh đốm nâu xuất hiện từ giai đoạn phân cành và càng về giai đoạn sinh trưởng tiếp theo của cây lạc thì tỷ lệ bệnh càng cao. Bệnh hại chủ yếu trên lá, bệnh hại nặng hơn ở các lá già. Lá bị bệnh có các đốm tròn màu nâu nhạt, sau đó chuyển

sang màu nâu đỏ hoặc nâu sậm. Trên một lá có nhiều đốm bệnh làm lá mau biến

vàng và rụng. Các lá phía dưới bị bệnh trước sau lan lên các lá phía trên.

* Bệnh đốm đen (Cercospora personata)

Bệnh đốm đen xuất hiện sau bệnh đốm nâu, nhưng bệnh lại lan rộng rất nhanh, đến giai đoạn thu hoạch tỷ lệ bệnh lên đến trên 60% tại các điểm điều tra. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ, ở các lá già hơn thường bị hại nặng hơn lá non. Vết bệnh lúc đầu là chấm nhỏ màu nâu, sau lớn lên màu nâu đen, thường thấy rõ ràng ở mặt dưới lá. Đốm bệnh hình tròn, trên vết bệnh già có những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

màu vàng nhạt quanh đốm bệnh.

Trên một lá có nhiều vết bệnh, các đốm liên kết lại thành vết to. Lá vàng và rụng,

cây sinh trưởng kém. Bệnh phát sinh ở các lá bên dưới sau lan lên các lá phía trên.

Hình 3.3: Triệu chứng bệnh gỉ sắt hại lạc Puccinia arachidis

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Hình 3.5: Triệu chứng bệnh đốm nâu hại lạc Cercospora arachidicola

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu tình hình bệnh nấm hại lạc vụ thu năm 2014 tại ninh bình; biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính (Trang 43 - 49)