Thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc tại Ninh Bình năm

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu tình hình bệnh nấm hại lạc vụ thu năm 2014 tại ninh bình; biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính (Trang 53 - 61)

Sản xuất lạc ngày càng được mở rộng, ngoài việc đáp ứng nhu cầu thực

phẩm hàng ngày cho người dân mà còn cung cấp cho công nghiệp chế biến. Bên

cạnh đó, việc vận chuyển trao đổi giống giữa vùng này sang vùng khác, quốc gia

này với quốc gia khác ngày càng tăng. Vì vậy, tình hình dịch hại cũng gia tăng với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 lạc. Do đó công tác kiểm tra, giám định nấm hại hạt giống lạc là rất cần thiết trước khi đưa vào gieo trồng, nhằm tránh được sự lan truyền của dịch hại từ vụ này qua vụ khác vào trong qúa trình sản xuất, đồng thời tìm ra được biện pháp bảo quản, phòng trừ hợp lý, hạn chếđược việc phá hoại của các loài nấm. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra, xác định thành phần bệnh nấm hại hạt lạc bằng phương pháp đặt ẩm. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, hiệu quả kinh tế cao.

Qua quá trình kiểm tra và giám định bệnh nấm hại hạt giống lạc, chúng tôi đã

xác định được 06 loài nấm gây hại chính trên các mẫu hạt giống lạc được thu thập

tại Ninh Bình năm 2014. Kết quả thu được được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Thành phần bệnh nấm hại trên hạt giống lạc L27 thu thập ở Ninh Bình vụ Xuân năm 2014

TT Tên nấm Bộ Mức độ nhiễm

(%)

1 Aspergillus niger Van Tiegh Hyphales +++

2 Aspergillus flavus Link Hyphales +++

3 Penicillium spp. Hyphales ++

4 Sclerotium rolfsii Sacc Myceliales +++

5 Fusarium spp. Tuberculariales +

6 Rhizoctonia solani Kũhn Myceliales +

Ghi chú: +: Tỷ lệ hạt nhiễm nấm dưới 5 %

++: Tỷ lệ hạt nhiễm nấm 5 đến 15 % +++: Tỷ lệ hạt nhiễm nấm trên 15 %

Kết quả giám định cho thấy có 06 loài nấm gây hại chính trên hạt giống lạc với mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài nấm gây hại khác nhau.

Do nấm gây bệnh xâm nhập vào củ lạc ngay từ khi lạc còn ở trên đồng

ruộng, trong quá trình phơi khô và bảo quản. Vì thế, sự xâm nhập của nấm vào hạt

phụ thuộc vào từng nguồn bệnh trong đất, công thức luân canh, khí hậu thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản lạc giống. Triệu chứng và mức độ gây hại trên hạt lạc của một số loài nấm hại chính như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

* Nm Aspergillus spp.

Nấm gây hại chủ yếu trên hạt ở giai đoạn bảo quản gây hiện tượng thối hạt.

Trong quá trình bảo quản, điều kiện bảo quản không tốt bệnh dễ phát sinh và lan

sang các hạt khác làm giảm chất lượng hạt, đặc biệt nấm có khả năng sinh độc tố

Aflatoxin có thể gây bệnh cho rất nhiều loài gia súc, gia cầm và con người vì chúng

làm tổn thương các tế bào gan và các mô tế bào khác trong cơ thể con người. Điều

nguy hiểm nhất là các chất Aflatoxin có thể kích thích sự phát triển của các dạng tế

bào ác tính dẫn đến khả năng gây ung thưở người, trong đó Aflaroxin B được coi là

chất gây ung thư gan nguy hiểm nhất.

Đây là loài nấm bán hoại sinh, phát triển rất nhanh và có thể phát hiện một

cách dễ dàng bằng phương pháp đặt ẩm. Tuy nhiên, nếu bảo quản hạt giống tốt, đảm bảo độ ẩm hạt dưới 13% và nhiệt độ dưới 200C thì tỷ lệ hạt nhiễm nấm

Aspergillus spp. giảm đáng kể.

Nấm Aspergillus spp. thường bảo tồn dưới dạng sợi nấm hoặc bào tử phân sinh tồn tại trên vỏ hạt hoặc trong phôi hạt ngoài ra chúng còn tồn tại rất phổ biến trong đất, rác thực vật hoặc tàn dư cây trồng và dễ dàng lan truyền gây bệnh hại cho cây vụ sau.

Qua kiểm tra các mẫu lạc thu thập từ Ninh Bình, chúng tôi thấy 100% số mẫu bị nhiễm loại nấm này với tỷ lệ cao. Hạt bị nhiễm nấm Aspergillus flavus bị

bao phủ bởi lớp nấm mầu vàng đến nâu vàng xen lẫn là các đốm trắng đó là những

thể bình còn non, bào tử dạng hình cầu đến gần cầu thường gồ ghề có màu xanh

nhạt. Cành bào tử phân sinh mọc thành cụm, đỉnh cành phình to. Cuống cấp 1 có sự

hiện diện nhỏ, cuống cấp 2 nhỏ hình ống tiêm. Nấm có khả năng sinh độc tố trên hạt

như: Aflatoxin B1 và B2, axit Aspergillic, axit - nitripropionic...

* Nm Aspergillus niger

Kết quả giám định cho thấy tản nấm của A. niger phát triển mạnh có thể bao

phủ toàn bộ hạt, màu nâu sẫm đến đen. Thân cành bào tử phân sinh dài, mượt không

màu đến màu nâu nhạt. Đầu cành hình cầu, vách dày, sinh sản toàn bộ bề mặt.

Cuống cấp 1 dài, có hình ống tiêm, màu nâu nhạt. Bào tử phân sinh hình cầu đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

phân sinh tập trung thành cụm đường kính 700 – 800 µm. Cành bào tử phân sinh có

kích thước 1,5 – 20 µm, bào tử phân sinh có đường kính 4 – 5 µm. một số chủng nấm

có thể hình thành hạch nấm. Nấm sinh ra độc tố: Malformin C, Naphthoquinnone...

* Nm Aspergillus flavus

Nấm Aspergillus flavus có sợi nấm không màu, đa bào, phân nhánh. Cành

bào tử phân sinh dài 300 – 700 µm. Bào tử phân sinh màu xanh vàng mọc thành

chuỗi trên đỉnh cành bào tử phân sinh. Kích thước 7 – 9 x 3,5 – 5 µm. Các chuỗi

cành bào tử phân sinh tập trung thành cụm dài 600 µm, đường kính 100 µm.

Khi độẩm trong đất thấp, nấm có khả năng tăng sự cạnh tranh với các vi sinh vật đất khác và tấn công củ lạc. Điều kiện độ ẩm không khí 70% và độ ẩm của hạt từ 7 – 9 % sẽức chế sự phát triển của nấm. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 17 – 420C, nhiệt độđể sinh độc tố là 25 – 350C.

* Nm Fusarium spp.

Qua giám định cho thấy trên hạt tản nấm có màu trắng. Nấm tạo hai loại bào

tử phân sinh. Bào tử phân sinh lớn hình lưỡi liềm, trong 3 - 5 ngăn. Bào tử phân

sinh nhỏ hình trứng hoặc thận đơn hoặc 2 tế bào hình thành dưới dạng bọc giả trên

cành bào tử phân sinh không phân nhánh mọc trực tiếp tử sợi nấm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Hình 3.8: Hạt nhiễm nấm Aspergillus flavus 3.2.2. Mc độ nhim nm hi ht ging trên các ging lc

Qua thu thập, nghiên cứu và giám định, chúng tôi đã xác định được các loài

nấm bệnh hại hạt giống lạc ở các giống khác nhau là khác nhau. Tùy thuộc vào

giống hay vào loại nấm gây hại mà nấm gây hại ở các mức độ khác nhau. Kết quả

điều tra, nghiên cứu ở 2 giống lạc L14 và L27 thu được kết quảở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Mức độ nhiễm nấm bệnh gây hại các giống lạc thu thập tại Ninh Bình vụ xuân năm 2014

TT Tên nấm Bộ Mức độ nhiễm L14 L27 (%)

1 Aspergillus niger Van Tiegh Hyphales 18,5 16,5

2 Aspergillus flavus Link Hyphales 23,5 18,5

3 Penicillium spp. Hyphales 10,5 8,5

4 Sclerotium rolfsii Sacc Myceliales 19,5 13,5

5 Fusarium spp. Tuberculariales 6,5 3,5

6 Rhizoctonia solani Kũhn Myceliales 4,0 2,5

* Nm Aspergillus spp.

Từ kết quả bảng 3.8. cho thấy sự nhiễm nấm A. niger ở các giống khác nhau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 ở giống lạc L27 dao động từ 1,5 – 5%. Có thể lý giải vấn đề này vì giống lạc L27 là

một giống lạc mới được Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ nghiên cứu và

chọn ra theo phương pháp chọn lọc phả hệ từ tổ hợp lai giữa L18 x L16. Giống có khả năng chống đổ tốt, giống chịu thâm canh, nhiễm trung bình với bệnh đốm lá (gỉ

sắt, đốm đen, đốm nâu), kháng bệnh héo xanh vi khuẩn khá hơn so với giống L14.

Hình 3.9: Cành và BTPS của nấm Aspergillus flavus

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Cụ thể, ở giống lạc L14 bị nhiễm nấm A. niger (18,5%) nặng hơn giống lạc L27 (nhiễm 16,5%). Giống lạc L14 nhiễm nấm A. flavus nặng hơn giống lạc L27 là 2%.

Có thể phát hiện ra sự có mặt gây hại của tập đoàn nấm Aspergillus spp. khi đặt ẩm bằng phương pháp giấy thấm dựa vào các đặc điểm sau:

+ Hạt bị nhiễm nấm Aspergillus niger gây hại trên hạt tạo ra lớp nấm mầu

đen hoặc nâu đen bao phủ một phần hoặc toàn bộ hạt. Cành bào tử phân sinh không

màu, cuống dài. Đỉnh cành hình cầu chứa các bào tử phân sinh hình cầu, màu nâu

đen, hơi sần sùi.

+ Hạt nhiễm nấm Aspergillus flavus bị bao phủ bởi lớp nấm màu vàng xanh,

khi còn non nấm có màu trắng. Cành bào tử phân sinh mọc thành cụm, đỉnh cành

phình to, bào tử phân sinh hình cầu, đơn bào, màu vàng xanh mọc thành chuỗi.

+ Hạt nhiễm nấm Aspergillus paraciticus tạo lớp nấm màu vàng nâu khi gây

hại trên hạt. Cành bào tử phân sinh dài, trên đầu đính quả cành hình cầu, hơi thon,

gợn gai.

* Nm Penicillium spp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Nấm Penicillium spp. xuật hiện và gây hại ở mức độ trung bình trên các mẫu hạt giống thu thập tại Ninh Bình. Cụ thể, nấm Penicillium spp. xuất hiện và gây hại ở giống lạc L14 với tỷ lệ 10,5% và ở giống lạc L27 với tỷ lệ 8,5%.

Trên hạt, tản nấm của Penicillium spp. có màu xanh lá cây đến nâu xám.

Cành bào tử phân sinh phân nhánh 2-4 lần theo nhiều kiểu khác nhau tuỳ thuộc vào

từng loại. Đỉnh cành hình cầu, nhẵn hoặc gợn gai.

* Nấm Sclerotium rolfsii

Hình 3.12: Hạt nhiễm nấm Sclerotium rolfsii

Ở cả hai giống lạc L14 và giống lạc L27 trong quá trình kiểm nghiệm hạt giống thì xuất hiện và gây hại ở các mẫu với tỷ lệ nhiễm nấm S. rolfsiiở mức nhiễm từ trung bình đến mức nhiễm nặng. Ở giống lạc L14 nhiễm nấm S. rolfsii với tỷ lệ 19,5%, còn ở giống lạc L27 nhiễm nấm S. rolfsii với tỷ lệ 13,5%.

Tản nấm Sclerotium rolfsii màu trắng mịn mượt mọc toả xoè ra xung quanh, đầu sợi có dạng đâm tia. Sợi nấm kết lại như bện, mọc lan toả rất nhanh, bao phủ toàn bộ hạt nhiễm và lan sang các hạt khác.

* Nấm Fusarium spp. và Rhizoctonia solani.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 nấm Rhizoctonia solani. Đều xuất hiện với tỷ lệ ở mức nhiễm nhẹ đến trung bình ở cả hai giống lạc L14 và giống lạc L27. Cụ thể, giống lạc L14 nhiễm nấm Fusarium

spp. với tỷ lệ 6,5% và nhiễm nấm Rhizoctonia solani với tỷ lệ 4,0%. Còn giống lạc L27 thì nhiễm ở mức độ nhẹ hơn, nhiễm nấm Fusarium spp. ở tỷ lệ 3,5% và nhiễm nấm Rhizoctonia solani với tỷ lệ 2,5%.

Hình 3.13: Hạt nhiễm nấm Fusarium spp. 3.3. Kết quả thí nghiệm trong nhà lưới

3.3.1. Th nghim nh hưởng ca dch chiết t s đến nm gây bnh héo rũ gc mc đen lc L27 và mt s ch tiêu sinh trưởng, phát trin ca lc trong điu

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu tình hình bệnh nấm hại lạc vụ thu năm 2014 tại ninh bình; biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)