kiện chậu vại
Để thử nghiệm ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi đến nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen ở lạc và một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc trong điều kiện chậu vại, chúng tôi tiến hành thí nghiệm gồm 4 công thức, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 50 cây. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi đến nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen ở lạc L27 và một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc
trong điều kiện chậu vại CT Tỷ lệ cây mọc
(%)
Tỷ lệ bệnh (%)
Chiều cao cây giai đoạn 7 lá (cm) CT1 86,67 8,67 6,10 CT2 77,33 6,67 6,58 CT3 72,67 4,67 6,79 CT4 50,67 4,00 6,91 CV% 2,1 16,7 2,4 SE 0,88 0,58 0,91 LSD (5%) 3,05 2,00 0,32 CT1: Đối chứng (không xử lý)
CT2: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi (10 phút) ở nồng độ 2% trước khi gieo. CT3: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi (10 phút) ở nồng độ 5% trước khi gieo. CT4: Ngâm hạt với dịch chiết tỏi (10 phút) ở nồng độ 10% trước khi gieo.
Qua bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen càng giảm khi mà nồng độ dịch chiết tỏi càng tăng. Cụ thể, tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen đạt cao nhất ở công thức 1 (không xử lý) là 8,67%, đạt tỷ lệ thấp nhất là ở công thức 4 ngâm hạt với dịch chiết tỏi ở nồng độ 10% trong 10 phút trước khi gieo là 4,00%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 Càng tăng nồng độ dịch chiết tỏi thì tỷ lệ cây mọc càng giảm. Tỷ lệ cây mọc đạt cao nhất (86,67%) là ở công thức đối chứng không ngâm hạt với dịch chiết, tỷ lệ cây mọc đạt thấp nhất (50,67%) là ở công thức 4 ngâm hạt với dịch chiết tỏi trong 10 phút ở nồng độ 10%.
Ngược lại với tỷ lệ cây mọc và tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen, chiều cao cây ở giai đoạn 7 lá lại tỷ lệ thuận với nống độ dịch chiết tỏi. Khi nồng độ dịch chiết tỏi càng cao thì chiều cao cây giai đoạn 7 lá càng tăng. Chiều cao cây giai đoạn 7 lá đạt cao nhất (6,91cm) là ở công thức 4 ngâm hạt với dịch chiết tỏi trong 10 phút ở nồng
độ 10%, đạt thấp nhất (6,10 cm) ở công thức đối chứng không ngâm hạt với dịch
chiết tỏi. Từđây ta có thể rút ra kết luận là ngâm hạt trong dịch chiết tỏi ở nồng độ 5% cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ bệnh héo rũ gốc mốc đen giảm chỉ còn 4,67%, tỷ lệ
cây mọc là 72,67% và chiều cao cây giai đoạn 7 lá là 6,79 cm.
Qua hai thí nghiệm ngâm hạt trong dịch chiết sả và dịch chiết tỏi trong điều kiện chậu vại ta thấy cả hai dịch chiết đều có ảnh hưởng đến nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc đen trên cây lạc. Vậy tùy từng điều kiện cụ thể mà ta sử dụng nguyên liệu tỏi hay sả cho phù hợp.