1: Đối chứng; 2: Bón chế phẩm vào đất trước khi gieo hạt; 3: Bón chế phẩm vào gốc cây chỉ sau 15 ngày trồng; 4: Bón chế phẩm vào gốc cây sau 15 ngày và
3.4.4. Thử nghiệm dịch chiết từ tỏi trong việc ức chế một sốn ấm bệnh hại hạt giống lạc
dịch chiết sảở nồng độ 5% CT3 là tốt nhất, vì nó cho tỷ lệ mầm bình thường cũng tương đối cao (65,33%), mặt khác nó lại ức chế được nấm gây hại hạt giống lạc, ngâm hạt với dịch chiết sả ở nồng độ 5% thì tỷ lệ mầm bệnh giảm xuống chỉ còn
6,67% (so với đối chứng 16,00%).
3.4.4. Thử nghiệm dịch chiết từ tỏi trong việc ức chế một số nấm bệnh hại hạt giống lạc giống lạc
Chúng tôi tiến hành ngâm hạt giống lạc trong dịch chiết tỏi ở các nồng độ khác nhau trong thời gian là 10 phút. Thí nghiệm gồm 4 công thức, nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại là 50 hạt lạc giống L27. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.16.
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của dịch chiết từ tỏi trong việc ức chế một số nấm bệnh hại hạt giống lạc L27 CT Tỷ lệ mầm bình thường (%) Tỷ lệ mầm dị dạng (%) Tỷ lệ mầm bệnh (%) CT1 83,33 2,67 12,67 CT2 77,33 4,00 8,67 CT3 73,33 5,33 6,00 CT4 60,67 11,33 2,00 CV% 2,7 30,8 27,6 SE 1,15 1,04 1,17 LSD (5%0 3,99 3,58 4,05 CT1: đối chứng (không xử lý)
CT2: Ngâm hạt trong dịch chiết tỏi 2% trong khoảng thời gian 10 phút. CT3: Ngâm hạt trong dịch chiết tỏi 5% trong khoảng thời gian 10 phút CT4: Ngâm hạt trong dịch chiết tỏi 10% trong khoảng thời gian 10 phút.
Kết quả thí nghiệm cho thấy dịch chiết tỏi đã có ảnh hưởng đến các yếu tố nảy mầm của hạt giống lạc. Cụ thể, ở CT1 (công thức đối chứng) không xử lý dịch chiết tỏi thì tỷ lệ này mầm bình thường của hạt giống lạc đạt tỷ lệ rất cao lên đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65
83,33%, còn ở các công thức CT2, CT3, CT4 (có xử lý dịch chiết tỏi ở các nồng độ
khác nhau) thì tỷ lệ nảy mầm bình thường của các công thức giảm đi đáng kể nhưở
CT2 tỷ lệ nảy mầm bình thường giảm xuống chỉ còn 77,33%, còn ở CT3 là 73,33%
và CT4 là 60,67%. Tỷ lệ mầm dị dạng cũng tỷ lệ thuận với nồng độ dịch chiết sả, khi ta ngâm hạt với dịch chiết sả ở nồng độ càng cao thì tỷ lệ mầm dị dạng càng cao, tỷ lệ mầm dị dạng cao nhất ở công thức CT4 (ngâm hạt với dịch chiết sả ở
nồng độ 10%) là 11,33%, thấp nhất ở công thức CT1 (đối chứng) là 2,67%.
Mặc dù tỷ lệ nảy mầm ở CT1 là đạt tỷ lệ cao nhưng tỷ lệ mầm bị nhiễm nấm
gây hại cũng là cao nhất so với các công thức khác. Tỷ lệ mầm bị nhiễm nấm gây
hại hạt giống lạc ở CT1 lên đến 12,67%. Ở các công thức CT2, CT3, CT4 có xử lý
dịch chiết tỏi cho hạt giống thì nấm gây hại bị ức chế rõ rệt. Cụ thể, ở CT2 tỷ lệ
mầm bị nhiễm nấm gây hại là 8,67%, CT3 là 6,00% và ở CT4 tỷ lệ mầm bị nhiễm
nấm gây hại giảm xuống chỉ còn 2,00%.
Từ kết quả thí nghiệm trên chúng tôi rút ra kết luận: khi ta xử lý dịch chiết tỏi ở nồng độ càng cao thì khả năng ức chế nấm gây hại hạt giống lạc càng lớn, tuy nhiên khi ta xử lý dịch chiết tỏi ở nồng độ càng cao thì tỷ lệ mầm bình thường ta thu được lại càng giảm. Vậy nên ở mỗi điều kiện nhất định tùy theo mục đích ta muốn thu được tỷ lệ mầm bình thường cao được chú trọng hay là tỷ lệ mầm bị nhiễm nấm
gây hại được chú trọng mà ta dùng dịch chiết tỏi ở nồng độ thích hợp. Còn trong
thực tiễn sản xuất ta nên chọn nồng độ mà vừa cho tỷ lệ mầm bình thường cao và hạn chế tối đa được nấm gây hại phát triển, ởđây chúng tôi khuyến cáo bà con nên dùng dịch chiết tỏi ở nồng độ 5% (CT3) cho tỷ lệ mầm bình thường là 73,33% và tỷ lệ mầm bị nhiễm nấm gây hại là 5,33%.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Vân và cs (2006) [18] cho thấy
phương pháp xử lý hạt bằng dịch chiết thực vật (hành, tỏi) đều có hiệu quả cao phòng trừ các loài nấm bệnh trên hạt so với đối chứng (không xử lý). Khi tăng nồng độ dịch chiết (tỏi, hành) từ 5% lên 15% có tác dụng tốt hơn giảm nguồn nấm bệnh trên hạt giống đậu tương (so với công thức đối chứng không xử lý). Ở nồng độ dịch
chiết (tỏi, hành) 10 – 15% có tác dụng ức chế cao sự phát triển của các loài nấm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Qua kết quả này cũng một lần nữa góp phần khẳng định phương pháp xử lý hạt bằng dịch chiết thực vật (tỏi) có hiệu quả cao phòng trừ các loài nấm bệnh trên hạt so với đối chứng (không xử lý).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67