1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định

80 589 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 342,93 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, nền kinhtế nước ta cũng đang có những bước chuyển mình và thu được những thành tựu đángkể Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt mức tương đối cao Đóng góp một phần quan trọngvào những thành tựu đó phải kể đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam Vớinhiệm vụ chính là cung ứng vốn và các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, hệ thốngngân hàng thương mại Việt Nam đã từng bước phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ củamình và tạo đà để nền kinh tế phát triển cũng như hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang hướng theo mô hình hoạtđộng đa năng Nhưng hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động chính củacác ngân hàng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho mỗi ngân hàng nóiriêng cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung Thực tế, lợi nhuận thuđược từ hoạt động tín dụng chiếm từ 70% đến 90% tổng lợi nhuận của ngân hàng vàchính hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn trong xãhội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng trong thờigian qua đã để lại cho ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương tỉnh NamĐịnh nói riêng những tồn tại không nhỏ Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố, từ những ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc tế và khuvực cho đến những vấn đề của bản thân nền kinh tế đang gây cản trở rất lớn và chứađựng nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng không chỉ gây thiệt hại vềtài sản cho mỗi ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng đócũng như của toàn hệ thống ngân hàng Nếu những rủi ro này không được xử lý kịpthời, có thể dẫn tới hiện tượng dây chuyền mất khả năng thanh toán đó là sự sụp đổhàng loạt của các ngân hàng và doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế Chính vì vậy, một

trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống ngân hàng thương mại là bên cạnh việc

Trang 2

mở rộng tín dụng phải có các biện pháp hữu hiệu để nhận biết, phòng ngừa và hạn chế

các rủi ro trong hoạt động tín dụng, làm lành mạnh hoá các hoạt động của ngân hàng.Tháng 8/1998, Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định tiền thân từ Ngânhàng Công thương tỉnh Hà Nam Ninh ra đời và đi vào hoạt động Thực hiện nghịquyết của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tháng 2/1992 táchtỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Ninh Bình và Nam Hà; tiếp đến tháng 1/1997,tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và Hà Nam Ngân hàng Công thương tỉnhNam Định tiếp tục hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định cho tới nay Mười bảynăm đi cùng đất nước trong sự nghiệp đổi mới, vượt qua muôn vàn khó khăn, thửthách và những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường, trải qua bao thăngtrầm để đạt được những thành tựu quan trọng, Chi nhánh đã có những bước tiếnmạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, góp phần thúc

đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà phát triển Với phương châm "Phát triển an toàn

-hiệu quả" của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh NHCT tỉnh Nam

Định trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến mới mẻ trong hoạt động kinhdoanh của mình, thể hiện ở việc luôn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịchvụ có chất lượng cao nhất, giữ vững niềm tin với các bạn hàng trong và ngoàinước Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh Nam Định đã có sựtăng trưởng vượt bậc về quy mô và chất lượng tín dụng cũng có những chuyểnbiến đáng mừng Làm thế nào để mở rộng hoạt động tín dụng với chất lượng tốt,đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng thương mại với mức độ rủi ro thấp nhất cóthể chấp nhận được? Đây vẫn luôn là vấn đề được các cấp lãnh đạo và các nhàquản trị ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu.

Xuất phát từ nhận thức này, trong thời gian thực tập tại NHCT tỉnh Nam

Định tôi đã nghiên cứu đề tài "Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tạiNHCT tỉnh Nam Định", với hy vọng hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của ngân

hàng để làm tốt công tác tín dụng sau này, nhằm góp phần vào việc sử dụng vốn cóhiệu quả, mang lại lợi ích cho xã hội.

Trang 3

Đề tài tốt nghiệp của tôi được kết hợp giữa các lý luận cơ bản về tín dụng vàrủi ro tín dụng ngân hàng với thực tế tình hình hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh

Nam Định từ năm 2005 đến năm 2007.Đề tài được chia làm ba chương:

Chương 1: Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngânhàng Công thương tỉnh Nam Định

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt độngquản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định

Trang 4

CHƯƠNG 1:

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính tiền tệ trong nền kinh tế với cáchoạt động kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng, trên cơ sở đó tiến hànhcác hoạt động cho vay và cung cấp dịch vụ cho khách hàng Thực tế hoạt động chovay là nghiệp vụ đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng thương mại.

1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG NỀN KINHTẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là hoạt động kinh tế ra đời từ rất sớm dưới hình thức tín dụng nặnglãi trong điều kiện sản xuất thấp kém Cùng với sự phát triển của xã hội, tín dụngcó các bước phát triển vượt bậc Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tếhoạt động độc lập và giữa chúng có mối quan hệ với nhau thông qua trao đổi, muabán để hình thành một hệ thống kinh tế thống nhất Ở mỗi tổ chức kinh tế có lúcthừa, có lúc thiếu vốn, nhưng đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế thì tại một thờiđiểm nhất định sẽ có một nhóm tổ chức kinh tế có vốn tạm thời chưa sử dụng, mộtnhóm khác lại có nhu cầu bổ sung vốn.

Đây là hiện tượng khách quan tồn tại trong quá trình sản xuất xã hội, đồngthời đó là mâu thuẫn của quá trình tuần hoàn chu chuyển vốn Chính điều này đòihỏi tín dụng phải làm cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn.

Tín dụng và sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữusang người sử dụng và sau một thời gian nhất định sẽ thu hồi được một lượng giátrị lớn hơn ban đầu.

Như vậy, thực chất tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay vàngười đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị,vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ người cho vaychuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người chovay với lượng giá trị lớn hơn ban đầu.

Quá trình vận động của vốn được biểu hiện qua các giai đoạn như sau:- Giai đoạn 1: Vốn được chuyển từ người cho vay sang người đi vay

Trang 5

Khi cho vay, người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trịvốn tín dụng nhất định Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình tháihiện vật như hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản

- Giai đoạn 2: Sử dụng vốn trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng

Sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đóđể thoả mãn một mục đích nhất định Ở giai đoạn này, vốn vay được sử dụng trựctiếp nếu là hàng hoá hay được sử dụng để mua hàng hoá nếu là vay bằng tiền đểthoả mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của người đi vay Tuy nhiên, người đivay không được quyền sở hữu về giá trị đó mà chỉ được tạm thời sử dụng trongmột thời gian nhất định Sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vayphải hoàn trả cho người cho vay.

- Giai đoạn 3: Sự hoàn trả vốn

Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn Sau khi vốn đã hoànthành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn được người đi vayhoàn trả lại cho người cho vay kèm theo một khoản lợi tức trả cho việc sử dụngvốn Đây chính là giai đoạn quyết định buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệuquả sử dụng vốn của mình Như vậy, sự hoàn trả tín dụng là đặc trưng thuộc về bảnchất vận động của tín dụng, là điểm khác biệt giữa tín dụng với các phạm trù kinhtế khác.

Tín dụng là một phạm trù kinh tế không thể thiếu được trong nền kinh tế thịtrường, nó giúp cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là người cần vốn có thể tìm kiếm vốn tín dụng theo conđường nào cho có lợi nhất Có hai cách để bổ sung vốn tín dụng:

- Theo con đường tài chính trực tiếp: Nguồn vốn có thể vận động thẳng từ

người tích luỹ - là người cho vay cuối cùng đến người đi vay - người chi tiêu cuốicùng.

- Theo con đường tài chính gián tiếp: Nguồn vốn vận động từ người cho

vay đến người đi vay thông qua sự hoạt động có hiệu quả của các trung gian tàichính mà ngân hàng là tổ chức trung gian đóng vai trò quan trọng.

Trang 6

Thông qua các nghiệp vụ nợ và nghiệp vụ có mà ngân hàng có khả năngchuyển các nguồn vốn tích luỹ sang tiêu dùng để đem lại hiệu quả hơn Nghiệp vụnợ là nghiệp vụ tạo vốn Thông qua các hình thức huy động này ngân hàng tậptrung được những khoản tiền nhàn rỗi không sinh lời và tiến hành phân phối lại cácnguồn vốn đó qua việc thực hiện cho vay đối với nền kinh tế.

Quá trình huy động vốn diễn ra liên tục, nên ngân hàng có khả năng thoả mãnnhu cầu vay của mọi đối tượng vào bất cứ lúc nào và trong một chừng mực nhấtđịnh, vốn vay không bị hạn chế về mặt thời gian và không bị hạn chế về mặt sốlượng Ở đây, với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng đã khắc phục đượcnhược điểm của hình thức tín dụng trực tiếp là sự không phù hợp về mặt số lượngcho vay và nhu cầu cần vốn, giữa thời gian tiền tệ được nhàn rỗi với thời gian cầnvốn của người đi vay Như vậy, thông qua con đường tín dụng ngân hàng, nhu cầuvốn trong nền kinh tế được đáp ứng một cách linh hoạt, kịp thời và đầy đủ nhất.

1.1.2 Hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

Trước khi chuyển dịch sang cơ chế thị trường, toàn bộ nền kinh tế nước tahoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, hoạt động của hệ thốngngân hàng cũng chịu sự chi phối của cơ chế đó Ngân hàng hoạt động theo cơ chếmột cấp Ngân hàng Nhà nước vừa đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về lưuthông tiền tệ và tín dụng, vừa đảm nhiệm chức năng kinh doanh Trên thực tế, ngânhàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình hoàn toàn theo sự chỉ đạo bằngkế hoạch của Nhà nước Vốn hoạt động của ngân hàng phần lớn lấy từ nguồn cấpphát chứ không phải từ nguồn vốn huy động trong xã hội Việc cho vay của ngânhàng thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước với các đối tượng cho vay theo chỉđạo Chính vì vậy, việc cấp tín dụng chỉ dựa trên kế hoạch và sự chỉ đạo cấp trênmà không cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, khả năng thu hồivốn và lãi, các khoản cho vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàngkhông hề ảnh hưởng đến bản thân sự tồn tại cùng hoạt động của ngân hàng.

Trong cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng được chia thành hai cấp: Ngânhàng Nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các ngân hàng thương mại

Trang 7

thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng thương mại hoạt động kinhdoanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi, "lời ăn, lỗ chịu" Nguồn vốn trong kinhdoanh của ngân hàng thương mại giờ đây không còn do Nhà nước bao cấp mà phảitự huy động từ những nguồn nhàn rỗi trong xã hội, tiến hành các hoạt động kinhdoanh mang lại lợi nhuận bù đắp các chi phí đầu vào, trên nguyên tắc phù hợp vớicác chế độ, chính sách kinh tế - xã hội hiện hành của Nhà nước Hoạt động tíndụng là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại phần lớn lợi nhuận chongân hàng thương mại, được thực hiện trên cơ sở tính toán về khối lượng cácnguồn vốn mà ngân hàng huy động có thể sử dụng cho vay và nhu cầu về vốn tíndụng trong xã hội Các khoản tín dụng mà ngân hàng thương mại cấp ra phải đảmbảo được hiệu quả kinh tế, thu hồi được vốn và lãi đúng hạn Lãi thu được khôngnhững bù đắp phần lãi mà ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và các chi phíkhác trong việc thực hiện khoản cho vay mà còn phải tạo ra lợi nhuận cho hoạtđộng tín dụng.

Cũng như các doanh nghiệp khác trong cơ chế thị trường, hoạt động của ngânhàng thương mại phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan, trongđó có quy luật cạnh tranh Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường luôn dẫn đến kếtquả một người thắng và nhiều kẻ thất bại Và cạnh tranh là quá trình diễn ra liêntục, các doanh nghiệp luôn phải cố gắng để là người chiến thắng Ngược lại, điềuđó cũng thể hiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủiro, thất bại Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế luôn phải đương đầu với ápdụng của cạnh tranh và hoạt động của nó chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro Rủi rocó thể xảy ra trong bất cứ loại hình hoạt động nào của ngân hàng thương mại nhưrủi ro về tín dụng, rủi ro về thanh toán, rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá hối đoái Trong đó, rủi ro tín dụng là rủi ro mà hậu quả do nó gây ra có thể tác động nặng nềđến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của chính ngânhàng thương mại đó.

1.1.3 Đặc trưng của tín dụng

Trang 8

- Lòng tin: Là sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của

người đi vay đối với người cho vay.

- Tính thời hạn: Là thời gian người đi vay sử dụng tiền vay.

- Tính hoàn trả: Đây là đặc trưng cơ bản nhất và sự hoàn trả là tiêu chuẩn

phân biệt quan hệ tín dụng với các quan hệ tài chính khác Mặt khác, nếu không cósự hoàn trả thì đó là một quan hệ tín dụng không hoàn hảo.

1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng

- Thứ nhất: Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuấtđồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.

Vấn đề thiếu vốn thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, do đó việc cấpvốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện choquá trình sản xuất được liên tục.

Trong nền sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn hình thànhvốn lưu động hay vốn cố định của doanh nghiệp Vì vậy, tín dụng đã góp phầnđộng viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.

- Thứ hai: Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sảnxuất.

Hoạt động của ngân hàng là huy động vốn tạm thời chưa sử dụng thường nằmphân tán ở khắp nơi như trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, trong dâncư để thực hiện cho các doanh nghiệp vay Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu củanền sản xuất hàng hoá, nên để tài trợ cho các ngành kinh tế tất yếu phải sử dụng tíndụng ngân hàng.

- Thứ ba: Tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và luânchuyển tiền tệ.

Bất cứ một nền kinh tế nào cũng cần xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý vàchuyển dịch dần theo hướng đã hoạch định Tín dụng đã trực tiếp tham gia vào

Trang 9

quá trình luân chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ tạo điều kiện phát triển nềnkinh tế, đặc biệt những ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Nhà nước.

- Thứ tư: Tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.

Khi có sự tài trợ của ngân hàng, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hạchtoán kinh tế và các định chế tài chính khác Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, cácdoanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả lãi vànợ vay đúng hạn cũng như chấp hành các điều khoản khác đã ghi trong hợp đồngtín dụng Do vậy, khi vay vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nângcao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nângcao lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Thứ năm: Tín dụng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế vớinước ngoài.

Ngay nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thếgiới, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tếcác nước với nhau Đối với các nước đang phát triển nói chung, nước ta nói riêng,tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá, đồng thờinhờ nguồn tín dụng bên ngoài để đáp ứng vốn cho công cuộc công nghiệp hoá vàhiện đại hoá nền kinh tế.

Tín dụng ngày nay còn là một công cụ để các nước giúp đỡ cho các doanhnghiệp trong nước có đủ năng lực để xâm nhập thị trường thế giới như tài trợ choviệc mua bán chịu hàng hoá, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chophù hợp với yêu cầu về quy mô và chất lượng của thị trường thế giới.

- Thứ sáu: Tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém pháttriển và ngành kinh tế mũi nhọn.

Thông qua hệ thống ngân hàng mà cụ thể là hoạt động tín dụng, Nhà nước sẽtài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suấtthấp, thời hạn dài, mức vốn lớn Bên cạnh đó, Nhà nước còn tập trung vốn tín dụngđể tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành này phát triển sẽ tạo cơ sở vàlôi cuốn các ngành kinh tế khác phát triển theo.

Trang 10

- Thứ bảy: Tín dụng ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điềuchỉnh chiến lược kinh tế, góp phần chống lạm phát.

Tín dụng ngân hàng sẽ tạo nên các nguồn vốn từ việc huy động các nguồntiền nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua lãi suất linh hoạt và đầu tư vào các côngtrình trọng điểm mà chiến lược kinh tế đã đề ra Hình thức huy động vốn bằng tíndụng không làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên không ảnh hưởng đếnlưu thông tiền tệ và giá cả Ngược lại, nếu Nhà nước dùng biện pháp phát hành tiềnđể tạo nguồn vốn đầu tư cho các công trình kinh tế thì sẽ làm tăng khối lượng tiềntrong lưu thông, gây nên sự mất cân đối trong quan hệ hàng hoá - tiền tệ, ảnhhưởng trực tiếp đến giá cả và đời sống kinh tế xã hội.

1.2 RỦI RO VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và các loại rủi ro tín dụng trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại

Rủi ro và đặc biệt là rủi ro tín dụng là nỗi lo thường trực của các ngân hàng vàcác tổ chức tài chính Trong thời đại toàn cầu hoá, các mối quan hệ kinh tế, đầu tưthương mại thế giới ngày càng trở nên tinh vi, nhạy cảm, phức tạp và ngày cànggắn kết phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động tài chính – ngân hàng cũng bị ràng buộcchặt chẽ bởi xu thế của những quan hệ này Mỗi sự thành công hay thất bại hoặcchỉ một sự cố nghiêm trọng nào đó xảy ra đối với một hoặc một số ngân hàng- tổchức tài chính của một quốc gia thì lập tức sẽ có ảnh hưởng dây chuyền tới các tổchức ngân hàng- tài chính khác của quốc gia đó Trong hoạt động tín dụng ngânhàng thương mại xảy ra khi xuất hiện các biến cố làm cho bên đối tác (khách hàng)không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng vào thời điểmđến hạn.

Nói cách khác, rủi ro tín dụng là loại rủi ro chủ yếu phát sinh trong hoạt độngtín dụng của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng là hiện tượng khách hàng vaychậm trả hoặc không trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo cam kết Các khoản nợđến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ ngay cho ngân hàng sẽ gâyrủi ro tín dụng cho ngân hàng Trong thực tế, không hiếm trường hợp người đi vay

Trang 11

không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với chủ nợ do các nguyên nhân kháchquan hay chủ quan gây ra Đó là các trường hợp khi đến hạn hoàn trả vốn vay,người đi vay không thể thực hiện việc trả nợ đối với người cho vay, dẫn đến cáckhoản nợ quá hạn.

Các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại gồm có :

Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại còn gây nênhậu quả làm giảm khả năng thanh toán, thậm chí mất khả năng thanh toán của ngân

hàng thương mại Mặt khác, ngân hàng thương mại hoạt động theo nguyên tắc "đi

vay để cho vay", nghĩa là nguồn vốn cấp tín dụng cho khách hàng được thực hiện

trên cơ sở vốn huy động được trong xã hội, nên ngân hàng thương mại phải cótrách nhiệm cân đối hoạt động cho vay sao cho có thể đảm bảo thực hiện đượcnghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi với các chủ nợ của mình.

Các khoản nợ quá hạn, một mặt làm kéo dài thời hạn của các khoản tín dụng,mặt khác có khả năng dẫn đến việc mất vốn của ngân hàng thương mại và do đó cóthể làm cho ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng đến hạn phải trả cho người

Trang 12

gửi tiền nhưng vẫn chưa nhận được nợ từ người vay, làm giảm khả năng thanhtoán và thậm chí có thể làm mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại.Việc bị mất khả năng thanh toán tạm thời của ngân hàng thương mại sẽ làm giảmuy tín kinh doanh của ngân hàng một cách nghiệm trọng, có thể dẫn đến hiệntượng những người gửi tiền đồng loạt đòi rút tiền, đẩy ngân hàng đến bờ vực sụpđổ phá sản.

- Rủi ro mất vốn:

Rủi ro không thu được nợ tức là ngân hàng mất vốn, lợi tức và cả chi phítrong kinh doanh Điều này có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ, ngân hàng mất khảnăng thanh toán và thậm chí phá sản Mặt khác, khi các doanh nghiệp không trảđược nợ thì các ngân hàng buộc phải sử dụng các biện pháp đảm bảo để thu hồi nợvay Tuy nhiên, rủi ro cũng tiềm ẩn ngay cả trong các đảm bảo nợ vay như:

+ Rủi ro do đánh giá tài sản thế chấp và cầm cố không đúng giá trị thực,nghĩa là đánh giá giá trị của tài sản lớn hơn giá trị thực của tài sản đó.

+ Tài sản đảm bảo không đáp ứng nhu cầu của thị trường và khó chuyểnnhượng nên muốn thanh lý tài sản thế chấp hoặc cầm cố cũng rất khó Mặt khác,một số tài sản càng để càng bị mất giá và có thể bị hao mòn vô hình hay hữu hình,hơn nữa trong khi không bán được ngân hàng còn mất thêm chi phí bảo quản, làmtăng thêm chi phí của ngân hàng.

Do vậy, rủi ro tín dụng gây ra tình trạng đọng vốn hay mất vốn, mất khả năngthanh toán của ngân hàng thương mại, thậm chí có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngânhàng thương mại Sự sụp đổ của một ngân hàng thương mại trong hệ thống cácngân hàng thương mại có tác động rất mạnh, đe doạ sự tồn tại của các ngân hàngthương mại khác, nhiều khi có thể kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của nhiều ngânhàng thương mại trong cùng hệ thống Sự sụp đổ này sẽ làm rối loạn lưu thông tiềntệ trong nước, làm giảm giá đồng bản tệ, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh,gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng Sự tác động này không chỉ có ảnh hưởngmạnh mẽ trong phạm vi một quốc gia mà nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế củacác nước có liên quan, ảnh hưởng đến nền tài chính thế giới.

Trang 13

1.2 2 Thiệt hại do rủi ro gây ra

1.2.2.1 Thiệt hại đối với ngân hàng

Khi xảy ra rủi ro tín dụng, nó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng, cụ thể sẽ thiếu tiền chi trả cho khách hàng, dẫn đến rủi ro về thanhkhoản, lợi nhuận ngân hàng giảm thấp và tuỳ theo mức độ rủi ro nặng hay nhẹ màảnh hưởng nhiều hay ít, tình hình xấu nhất là mất khả năng chi trả và dẫn đến phásản.

1.2.2.2 Thiệt hại đối với khách hàng

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên cơ sở

hạch toán lỗ lãi, tức là "lời ăn, lỗ chịu" Ngân hàng cấp tín dụng cho doanh

nghiệp vì mục đích cung cấp thêm vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh, mở rộngquy mô sản xuất và lưu thông hàng hoá, tạo thêm nhiều sản phẩm mới cho xã hội,tạo công ăn việc làm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời tăng tích luỹ chonền kinh tế Do vậy, nếu rủi ro tín dụng xảy ra, doanh nghiệp không có khả năngtrả nợ ngân hàng tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả.Trong một số trường hợp, doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, nếu nghiêm trọng có thể điđến kinh doanh thua lỗ, dẫn đến giải thể, phá sản doanh nghiệp.

1.2.2.3 Thiệt hại đối với nền kinh tế

Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến toàn bộ các hoạt động của nềnkinh tế Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra làm phá sản một vài ngân hàng, khi đó cókhả năng phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác,có thể dẫn đến phá sản toàn bộhệ thống ngân hàng, do đó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàngthương mại

Có thể đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại thông qua mộtsố chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu 1: Dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có.

Dư nợ tín dụng Tổng tài sản có

Trang 14

Các ngân hàng xem xét, phân tích chỉ số này nhằm mục đích tính toán hiệuquả tín dụng của một đồng tài sản có và quy mô hoạt động kinh doanh của ngânhàng Trường hợp chỉ số Dư nợ tín dụng/ Tổng tài sản có của ngân hàng so với chỉsố 1 Tổng dư nợ/Nguồn vốn huy động có độ chênh lệch tương đối lớn (chỉ số 1 lớngấp đôi chỉ số 2) thì điều đó có nghĩa là ngân hàng đang có nguồn vốn huy độngkhá cao so với vốn tự có Trong trường hợp ngân hàng có chỉ số này so với chỉ số 1Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động không chênh lệch lắm (chỉ số 2 không nhỏ hơnnhiều chỉ số 1) thì có thể khẳng định nguồn vốn huy động của ngân hàng tương đốithấp, ngân hàng đã sử dụng nhiều nguồn vốn hỗ trợ khác như vốn chiếm dụng vàvốn tự có để kinh doanh.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay.

Nợ quá hạn Tổng dư nợ

Các ngân hàng xem chỉ tiêu này như là một chỉ tiêu cơ bản trong việc đánhgiá chất lượng của hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, song khôngphải chỉ tiêu này cao là khả năng không thu hồi được nợ lớn Theo quy định củaNgân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợlớn hơn 7% được xem là ngân hàng yếu kém; nếu chỉ số này dưới 3% thì ngânhàng đó được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, có mức độ rủi ro tíndụng thấp và được nhận nhiều điểm trong thang điểm xếp loại các ngân hàngthương mại của Ngân hàng Nhà nước.

- Chỉ tiêu 3: Nợ quá hạn khó đòi trên tổng số nợ quá hạn.

Nợ quá hạn khó đòi Tổng số nợ quá hạn

Khi phân chia nợ quá hạn theo tiêu chí khả năng thu hồi, có thể tách riêngphần nợ quá hạn khó đòi (nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản xác định làkhông có khả năng thu hồi) Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trên tổng số nợ quá hạn càngcao chứng tỏ khả năng thu hồi thấp, khả năng mất vốn cao, ảnh hưởng đến tàichính của ngân hàng, chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp Khi đánh giá chỉ

Trang 15

tiêu nợ quá hạn khó đòi, phải xem xét trên hai khía cạnh: Số tương đối và số tuyệtđối Vì khi tỷ lệ nợ quá hạn mới tăng lên (chất lượng tín dụng giảm) thì tỷ lệ nợquá hạn khó đòi giảm về mặt số tương đối Khi đó về thực chất, chất lượng tíndụng không những không tăng lên mà giảm đi.

- Chỉ tiêu 4: Mức sinh lời trên một đồng vốn tín dụng:

Lãi hoạt động tín dụng Tổng số lãi kinh doanh

Chỉ tiêu này thể hiện vai trò của hoạt động tín dụng trong tổng số các hoạtđộng sinh lời của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao thì lợi nhuận do hoạt động tíndụng mang lại lớn trong tổng số lợi nhuận ngân hàng, có nghĩa là vai trò của hoạtđộng tín dụng càng lớn Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao, chứng tỏ ngân hàng phụthuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng và những cơ hội thực hiện đa dạng hoá cáchoạt động ngân hàng để tránh rủi ro đảm bảo lợi nhuận ngân hàng bị mất đi.

1.2.4 Các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

Tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống và cơ bản nhất trong kinh doanh củangân hàng, nhưng tín dụng cũng lại là nghiệp vụ chứa nhiều rủi ro và gây ra thiệthại lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại.

Để hạn chế tới mức tối đa khả năng xảy ra rủi ro, biện pháp được coi là quantrọng nhất và mang tính thiết yếu là thực hiện việc theo dõi giám sát và quản lýchặt chẽ việc sử dụng vốn vay.Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thươngmại có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để nắm bắt được những khó khăn về tàichính của người đi vay:

- Thu nhập của người vay không ổn định, công việc thay đổi thường xuyên.- Khách hàng chậm trễ trong việc nộp các báo cáo tài chính cho ngân hàngnhư báo cáo luân chuyển vốn, báo cáo kết quả kinh doanh

- Khi cán bộ tín dụng ngân hàng có yêu cầu khảo sát thực tế, người đi vay cốtình chậm trễ trong việc dàn xếp các cuộc viếng thăm trụ sở, cơ sở sản xuất của

Trang 16

mình đối với cán bộ tín dụng, có biểu hiện thiếu thiện chí trong mối quan hệ tincậy, hợp tác đối với ngân hàng.

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như dùng tiền vay cho vay lại, sửdụng sản xuất kinh doanh sai với phương án kinh doanh trình với ngân hàng.

- Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích nhưng nhận vốn trong tìnhtrạng chậm trễ so với kế hoạch, có thể do khách hàng tìm kiếm được nguồn vốnkhác rẻ hơn; hoặc cũng có thể do hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướngphát triển không lành mạnh xuất phát từ hai nguyên nhân: Do ngành nghề kinhdoanh của doanh nghiệp đang gặp rủi ro, do khách hàng bị cơ quan báo chí thôngtin đưa tin không lành mạnh về tình hình tài chính khiến uy tín trên thị trường giảmsút, quan hệ giao dịch với các đối tác không thuận lợi

- Có sự gia tăng bất thường của lượng hàng tồn kho Nếu dự trù nguyên vậtliệu tăng, có thể do máy móc doanh nghiệp bị hỏng, không sản xuất được Nếuthành phẩm tăng, có thể do sản phẩm doanh nghiệp sản xuất không phù hợp thịhiếu người tiêu dùng, chất lượng kém, mẫu mã xấu

- Số dư trên tài khoản tiền gửi của người vay tại ngân hàng giảm sút, hiệntượng rút séc quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại.

- Khách hàng có ý xin hoãn nợ hoặc khất nợ.

- Hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn hoặc không đầy đủ nhưcam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Có sự biến động lớn về tổ chức của doanh nghiệp như làm thay đổi ban lãnhđạo doanh nghiệp, tạo không khí không yên tâm, tin tưởng đối với các đối tác kinhdoanh và những người tài trợ.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng do những yếu tố khách quannhư bão lụt, hoả hoạn hay mất trộm, tham ô.

- Gia tăng các tài sản cố định qua việc sát nhập hoặc mua lại của doanhnghiệp khác.

Các dấu hiệu trên đây là biểu hiện của những khó khăn về tài chính từ phíakhách hàng Sự xuất hiện của chúng báo hiệu khả năng họ khó hoàn trả vốn vay

Trang 17

cho ngân hàng Vì vậy, dấu hiệu này chính là cơ sở để ngân hàng tìm biện phápđiều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời trước khả năng phát sinh rủi ro tín dụng cho ngânhàng.

1.2.4.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụnga) Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Do kinh doanh thua lỗ, phá sản dẫn đến không trả nợ đúng hạn hoặc khôngcó khả năng trả nợ cho ngân hàng Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh không lường trước được những thay đổi về chủ trương, chính sáchcủa Nhà nước như thuế VAT, chính sách tỷ giá

- Sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo chủ yếu xảy ra ở khu vực kinh tếngoài quốc doanh Trên thực tế, quản lý vốn vay của các khách hàng ngoài quốcdoanh khó hơn nhiều so với các doanh nghiệp quốc doanh Việc mua bán, kinhdoanh của khu vực này, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh thường không có sổsách ghi chép, theo dõi một cách khoa học như ở các doanh nghiệp nhà nước, vìvậy việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là rất khó khăn Khách hàng sửdụng vốn vay không đúng với cam kết nhận nợ và giấy phép kinh doanh lúc đầucũng chỉ do nhận định sai nên không thu hồi được vốn kịp thời dẫn đến quá hạn,không trả được nợ Nhiều khách hàng dùng một tài sản thế chấp vay vốn nhiều nơihoặc làm tăng giá trị tài sản thế chấp để vay được tiền của ngân hàng, sau đó bántài sản thế chấp rồi bỏ trốn.

- Do khách hàng chiếm dụng vốn Đây là một hiện tượng phổ biến trong nềnkinh tế nước ta, công nợ dây dưa, không quyết toán dứt điểm, lý do người bán thìmuốn bán hàng, người mua thì muốn chiếm dụng vốn, không trả, chấp nhận trả lãivay ngân hàng hoặc do trượt tỷ giá ngoại tệ, không bù đắp được nên phải treocông nợ Nguyên nhân này làm cho nhiều khách hàng có vốn làm ăn tốt, có uy tínvới ngân hàng mà vẫn không thu hồi được nợ từ đối tác, dẫn đến tình trạng chậmtrả nợ cho ngân hàng.

b) Nguyên nhân khách quan

* Môi trường kinh tế không ổn định:

Trang 18

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang ở trong giai đoạn của quá trình đổi mới,các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điềuchỉnh, đổi mới do đó có nhiều vấn đề còn dang dở, chưa hoàn thiện Sản xuất kinhdoanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập lậu và hàng ngoại Cácdoanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án kinh doanh không theo kịpvới sự thay đổi của cơ chế và chính sách kinh tế vĩ mô.

* Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, đồng bộ:

Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa đầy đủ, đồngbộ Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp vốn vay ngân hàng, ởkhía cạnh này hay khía cạnh khác quy định chưa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu cácvăn bản hướng dẫn, hoặc có hướng dẫn chung nhưng chưa phù hợp, không kịpthời, nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, cụ thể là:

- Về cơ sở pháp lý của tài sản thế chấp:

Theo quy định của pháp luật thì cơ sở đảm bảo cho việc thế chấp tài sản làbản hợp đồng được ký kết giữa hai bên thế chấp và nhận thế chấp, cùng bản gốcgiấy tờ chứng minh cùng sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thếchấp Thực tế các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm cấp chứng thư nhậnquyền sở hữu tài sản cho các chủ sở hữu chưa được rộng khắp Do đó, thế chấp vàxử lý thế chấp tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng nhiều khó khăn phức tạp, dothiếu cơ sở pháp lý và quyền sở hữu tài sản.

1.3 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

1.3.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng là toàn bộ những sách lược mang tính định hướng chohoạt động tín dụng của ngân hàng Nó là kim chỉ nam, bảo đảm cho hoạt động tíndụng của ngân hàng đi đúng hướng Như vậy, một chính sách tín dụng được xâydựng dài hạn phải mang tính định hướng trong một khoảng thời gian nhất định,nhưng phải vừa thay đổi,vừa không ngừng hoàn thiện liên tục để đáp ứng vớinhững thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội Chính sách tín dụng của một ngânhàng thương mại nhằm ba mục tiêu chủ yếu là: Lợi nhuận cao, an toàn và lànhmạnh Đây là cơ sở để quản lý cho vay, bảo đảm hiệu quả của vốn tín dụng Chính

Trang 19

sách cho vay cần quy định cụ thể trong việc xem xét các loại khách hàng, các tiêuchuẩn cần đạt được để ngân hàng có thể cho vay.

Một chính sách tín dụng hợp lý cần được xây dựng trên những căn cứkhoa học :

- Vốn của ngân hàng: Xem xét đến quy mô và kết cấu của nguồn vốn để

xem ngân hàng có lợi thế về vốn ngắn hạn hay vốn trung hạn và mức độ khả dụnglà bao nhiêu Đây là một cơ sở để ngân hàng lựa chọn kỳ hạn đầu tư, loại hình chovay phù hợp.

- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước : Chính sách tín dụng cũng là

một bộ phận của chính sách kinh tế vĩ mô Nếu Nhà nước có xu hướng mở rộngngành kinh tế mũi nhọn thì ngân hàng nên có kế hoạch mở rộng cho vay với ngànhđó và nếu Nhà nước định thu hẹp hoạt động của ngành nào thì ngân hàng khôngnên cho vay quá nhiều các dự án đầu tư vào ngành này Việc xác định thị trườngđầu tư và ngành đầu tư cũng phải linh hoạt theo từng thời kỳ để phù hợp với nhucầu của thị trường.

- Năng lực trình độ của đội ngũ quản lý và tác nghiệp : Nếu ngân hàngcó đội ngũ am hiểu trong lĩnh vực kinh doanh nào thì nên tập trung vào mở rộngcho vay lĩnh vực đó Nếu trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng không chuyênsâu thì nên mở rộng các hoạt động bán lẻ, có thể dễ dàng kinh doanh hơn.

- Lĩnh vực lựa chọn để đầu tư : xuất phát từ kinh nghiệm của ngân hàng,

khả năng tiếp cận thị trường của ngân hàng Chẳng hạn, các ngân hàng có thếmạnh về thị trường thanh toán quốc tế có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụxuất nhập khẩu, cho vay bằng ngoại tệ Vì khi kết hợp hai hoạt động này có thể tạothuận lợi cho khách hàng và giảm chi phí cho bản thân ngân hàng.

- Căn cứ vào những phân tích dự báo về rủi ro có thể xảy ra với hoạt động sảnxuất kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Đây là các phân tích vềtình hình kỹ thuật, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, các chính sách vĩ mô ảnhhưởng đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ và các biếnđộng về lãi suất, giá ngoại tệ và chỉ số lạm phát.

Trang 20

- Chính sách lãi suất của ngân hàng cần thể hiện sự linh hoạt, năng động đểbảo đảm khả năng cạnh tranh, vừa bù đắp được chi phí, bảo đảm tạo lợi nhuận caocho ngân hàng.

Như vậy, chất lượng tín dụng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tíndụng Vì vậy, các ngân hàng thương mại muốn nâng cao chất lượng tín dụng, giảmthiểu rủi ro tín dụng thì phải có một chính sách tín dụng phù hợp định hướng.

1.3.2 Thực hiện tốt việc phân tích tín dụng

Thực hiện phân tích đánh giá khách hàng một cách đầy đủ và toàn diện nhằmđánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay Dựa vào các phân tích này trảlời câu hỏi: Khách hàng có khả năng hoàn trả các khoản vay hay không và họ cósẵn lòng hoàn trả hay không nhằm mục đích loại bỏ các yếu tố rủi ro từ phía kháchhàng mang lại.

Việc phân tích và thẩm định khách hàng được thực hiện trước, trong và saukhi cho vay:

- Thẩm định trước khi cho vay: Đây là công việc đầu tiên của cán bộ tín

dụng ngân hàng và là khâu quan trọng đầu tiên để quyết định cho vay hay không.Vì vậy, cán bộ tín dụng cần thẩm định theo đúng quy định như thẩm định cơ hộiđầu tư, thẩm định tiền khả thi và khả thi Nếu xảy ra sai sót trong bước này thì vốnvay khó có khả năng hoàn trả Công tác thẩm định cần phải trả lời câu hỏi: Họ làai? Vay để làm gì? Sản phẩm bán cho ai? Thị trường tiêu thụ như thế nào? Ngânhàng cũng cần phải xem xét quan hệ của khách hàng với các bạn hàng và quan hệvay vốn của khách hàng với các ngân hàng khác nếu có Ngân hàng cũng cần đánhgiá chất lượng các bảo đảm tín dụng mà khách hàng có thể cung cấp cho ngânhàng như một nguồn trả nợ thứ hai.

Trình tự thẩm tra:

+ Cán bộ tín dụng: Là người trực tiếp quản lý, theo dõi khách hàng, trựctiếp nhận hồ sơ vay vốn, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tiếp nhận hồ sơvay vốn.

Trang 21

+ Trưởng phòng tín dụng: Thực hiện kiểm tra việc thẩm định của cán bộ

tín dụng và có ý kiến cho vay hay không cho vay.

+ Hội đồng tín dụng: Gồm những chuyên gia về kinh tế, tài chính, ngân

hàng, kỹ thuật xây dựng làm nhiệm vụ tư vấn tham gia thẩm định dự án theo quyđịnh và có ý kiến cho vay hay không cho vay.

+ Người quyết định cho vay: Trên cơ sở kiểm tra thẩm định, người có

thẩm quyền (giám đốc) ra quyết định cho vay hay không cho vay.

Việc quyết định cho vay thực hiện theo nguyên tắc phân định trách nhiệmgiữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay, gắn trách nhiệm để nâng cao chấtlượng tín dụng.

- Thẩm tra quá trình cho vay: Quá trình này giúp cho ngân hàng nắm được

diễn biến của khoản tín dụng, phát hiện kịp thời khi có biểu hiện rủi ro xảy ra để cóbiện pháp bảo đảm hạn chế rủi ro tín dụng Đây là khâu kiểm tra sử dụng vốn vaycó đúng mục đích, đúng đối tượng không, là cơ sở để vốn vay phát huy hiệu quả.Yêu cầu của quá trình này là xác định được tiền vay của ngân hàng đang ở đâu vàkhả năng thu hồi vốn vay theo kế hoạch đã định.

- Kiểm tra sau khi cho vay và thu hồi nợ: Đây là khâu quan trọng để bảo

đảm vốn vay có hoàn trả cho ngân hàng, phải kiểm tra hiệu quả của việc sử dụngvốn vay Nếu phát hiện việc sử dụng vốn vay sai mục đích phải kịp thời thu hồi nợvay.

Định kỳ sáu tháng đến một năm phải phân tích tài chính của bên vay Đến hạntrả nợ, khách hàng không trả được nợ do nguyên nhân khách quan thì ngân hàng cóthể xem xét để gia hạn nợ theo quy định.

1.3.3 Thực hiện các hình thức bảo đảm tín dụng một cách chắc chắn, phù hợpvới yêu cầu đòi hỏi về mức độ an toàn

Việc đưa ra các yêu cầu bảo đảm tín dụng và thực hiện đầy đủ các yêu cầu đócũng giúp cho ngân hàng đạt được mục tiêu giảm thiểu rủi ro vì các bảo đảm có thểđược sử dụng như một nguồn thu nợ thứ cấp trong trường hợp người vay không cókhả năng trả nợ theo quy định Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức nào là bảo đảm

Trang 22

cũng đòi hỏi ngân hàng phải tùy thuộc vào thực trạng của đơn vị vay vốn để quyếtđịnh chấp nhận hình thức bảo đảm nào.

Vấn đề bảo đảm tín dụng ngân hàng cần lưu ý các vấn đề sau để giảm rủi rodo các khoản bảo đảm gây ra cho mình:

- Đối với cho vay có bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

+ Cần đánh giá tính sở hữu của tài sản xem tài sản đó thuộc sở hữu củangười đi vay hay không, có thuộc dạng bị tranh chấp hay không.

+ Đánh giá tính thị trường của tài sản, cụ thể ngân hàng phải biết được tàisản có được pháp luật thừa nhận trong lưu thông và có được thị trường chấp nhậnkhi đem phát mại trong tương lai hay không.

+ Đánh giá xác định chính xác giá trị tài sản bởi vì hạn mức vay sẽ phụthuộc vào giá trị của tài sản bảo đảm, trong đó phải tính đến hao mòn vô hình Đâylà một vấn đề khó đối với cán bộ tín dụng trong quá trình đánh giá tài sản.

+ Xác định được sự tồn tại bền vững của tài sản trong thời hạn bảo đảm.+ Trình tự thủ tục tiến hành phải phù hợp với quy định của luật pháp.

- Đối với cho vay có bảo lãnh:

+ Đánh giá năng lực pháp lý của người bảo lãnh để bảo đảm sự ràng buộctrách nhiệm của người bảo lãnh theo luật định.

+ Đánh giá năng lực tài chính của người bảo lãnh để xem xét khả năngthanh toán của người bảo lãnh.

+ Đánh giá ý thức sẵn sàng thanh toán của người bảo lãnh.

+ Trình tự bảo lãnh phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

1.3.4 Thực hiện tốt các quy trình tín dụng và giám sát tín dụng

Về phía nội bộ ngân hàng, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ cần phải pháthuy tác dụng để bảo đảm các khoản tín dụng phải chấp hành đúng quy trình tíndụng.

Cán bộ tín dụng phải theo dõi sát khoản vay để kiểm tra việc bảo quản vật tưhình thành từ vốn vay, các tài sản dùng làm bảo đảm cho khoản vay cũng như tiếnđộ thực hiện dự án sản xuất kinh doanh và quá trình tiêu thụ sản phẩm Mục đích

Trang 23

của việc giám sát là để sớm phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn Trên cơ sở phântích dư nợ, ngân hàng sẽ phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề,những khoản nợ có nhiều khả năng không thu hồi được là biện pháp hữu hiệu gópphần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.

1.3.5 Phân tán rủi ro

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động tín dụng không thể tránhkhỏi Tuy nhiên, mức độ rủi ro làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng như thếnào còn phụ thuộc vào khả năng ngăn ngừa và khắc phục rủi ro của mỗi ngânhàng Phân tán rủi ro trong đầu tư cũng là một biện pháp để ngân hàng hạn chế rủiro Việc phân tán rủi ro trong đầu tư được thực hiện trên một số nguyên tắc như:

- Không nên tập trung cho vay quá nhiều vào một vài lĩnh vực hoặc khu vựckinh tế, vì khi đó ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố, khuynh hướngvận động của các khu vực đó như điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, xãhội.

- Ngân hàng không nên dồn vốn đầu tư vào một vài khách hàng, cho dù kháchhàng đó kinh doanh có hiệu quả, bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trongkinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng Do vậy ngân hàngphải thực hiện tốt các quy định về bảo đảm an toàn vốn như: Dư nợ của một kháchhàng tối đa không được phép vượt 15% vốn tự có và không vượt quá tối đa 70%giá trị tài sản bảo đảm (đối với khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm).

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư: Điểm mấu chốt của lý thuyết đầu tư hiện

đại là lợi dụng lợi thế về quy mô hoạt động, các tổ chức tài chính có thể đa dạnghoá danh mục đầu tư và giảm đáng kể mức rủi ro khi sự biến động thu nhập từmỗi khoản mục đầu tư có mối liên quan với nhau Nếu nhiều khoản vay có mốitương quan ngược chiều về thu nhập, nghĩa là khi khoản đầu tư này có rủi ro thìkhoản đầu tư kia lại thành công Thực tế, các ngân hàng thường tìm kiếm nhữngkhoản cho vay hợp vốn, hợp tác liên kết và quản lý một số dự án đầu tư lớn đểnâng cao chất lượng tín dụng và san sẻ rủi ro.

Trang 24

- Một biện pháp nữa có thể phân tán rủi ro là ngân hàng yêu cầu khách hàngmua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay và các tài sản dùng làm thếchấp cho khoản vay nếu các tài sản đó pháp luật quy định.

1.3.6 Nâng cao trình độ của cán bộ tác nghiệp và cán bộ quản lý

Con người luôn đóng vai trò quyết định Với việc nâng cao trình độ của cánbộ tác nghiệp và cán bộ quản lý, các món vay sẽ thẩm định, xem xét một cáchchính xác trước khi đưa ra quyết định cho vay.

1.3.7 Sử dụng các nghiệp vụ phát sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Ngân hàng có thể thực hiện các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn(các nghiệp vụ ngoại bảng) để phòng ngừa rủi ro mang tính hệ thống do nhữngbiến động của chu kỳ kinh tế gây ra.

Trường hợp có dự đoán rằng nền kinh tế sẽ suy giảm trong thời gian tới và cónhững ảnh hưởng tiêu cực tới mức sinh lời của các khoản cho vay và danh mụcđầu tư, ngân hàng có thể ký các hợp đồng về chỉ số cổ phiếu (thực chất là ký hợpđồng bán cổ phiếu trong tương lai cho các nhà đầu tư với số cổ phiếu hiện tại) Tấtnhiên, đó là trong trường hợp dự đoán của ngân hàng là chính xác; ngược lại, ngânhàng phải gánh chịu hậu quả là vừa chịu rủi ro tín dụng, vừa phải thanh toán sốtiền chênh lệch do dự đoán sai cho nhà đầu tư.

Việc sử dụng các hợp đồng quyền chọn cho phép ngân hàng đạt được mongmuốn tạo nên lợi nhuận trong điều kiện nền kinh tế suy giảm, mặt khác hạn chế lỗtrong kinh doanh nếu nền kinh tế biến động ngược chiều với dự đoán.

Giả sử, ngân hàng dự đoán kinh tế sẽ suy giảm trong tương lai, ảnh hưởngđến chất lượng của khoản mục cho vay, ngân hàng sẽ mua của nhà đầu tư một hợpđồng quyền chọn bán và ngân hàng phải trả một mức phí nhất định Việc tham giavào một hợp đồng quyền chọn bán cho phép làm giảm nhẹ rủi ro mất vốn và cóthể tạo nên lợi nhuận trong điều kiện nền kinh tế đang suy giảm

Tóm lại, chúng ta đã xem xét đến bản chất và vai trò của hoạt động tín dụng.

Tín dụng là một hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàngnhưng cũng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, rủi ro trong hoạt độngtín dụng không chỉ gây thiệt hại đến bản thân doanh nghiệp, ngân hàng mà còn ảnh

Trang 25

hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội Xuất phát từ việc phân tích các dấu hiệunhận biết rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, ngân hàng sẽ lựa chọncác giải pháp thích hợp để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục các rủi ro tín dụng.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanhcủa các ngân hàng thương mại Để có thể đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụthể nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCT tỉnh Nam Định, chúng ta cần nghiêncứu thêm về thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT tỉnh Nam Định.

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNGCỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦANHCT TỈNH NAM ĐỊNH

2.1.1 Hoạt động huy động vốn

Xác định ý nghĩa quyết định của nguồn vốn đối với hoạt động ngân hàng làthước đo sức mạnh và cơ sở cho việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cho vay,NHCT tỉnh Nam Định đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn và có các chínhsách huy động vốn hợp lý, làm cho số vốn huy động của ngân hàng liên tục tăngtrong thời gian qua Tận dụng lợi thế của một ngân hàng thương mại quốc doanhlớn, NHCT đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu trong chiến lược kinh doanh đểhỗ trợ cho công tác huy động vốn Do truyền thống và kinh nghiệm kinh doanhtrên địa bàn, nên Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định có nhiều khách hàng là các tổchức kinh tế,cá nhân Lợi thế này cho phép NHCT có khả năng khai thác và sửdụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn tiền gửi Việt Nam đồng và ngoại tệ.

Với việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các nghiệp vụ, ngânhàng thực hiện có hiệu quả các nghiệp vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ vớikhối lượng ngày càng tăng NHCT tỉnh Nam Định đã giúp cho khách hàng quản lýan toàn và hiệu quả nguồn vốn Mặt khác, do áp dụng một loạt các chính sáchkhách hàng thực sự hấp dẫn cùng với lãi suất linh hoạt, đồng thời với việc mở rộngmạng lưới hoạt động trên địa bàn, NHCT tỉnh Nam Định đã tạo nên một nguồnvốn đủ mạnh để đầu tư cho nền kinh tế tỉnh nhà NHCT tỉnh Nam Định đã triểnkhai các hình thức huy động vốn như :

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội, cánhân trong và ngoài nước.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm Việt Nam đồng và ngoại tệ loại không kỳ hạn và cókỳ hạn.

2.1.2 Hoạt động sử dụng vốn

- Hoạt động tín dụng tăng trưởng cao, trong đó luôn quan tâm tăng tỷtrọng dư nợ lành mạnh.

Trang 27

Công tác tín dụng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinhdoanh của NHCT tỉnh Nam Định Thời gian bao cấp hoạt động tín dụng và đầu tưcủa NHCT được thực hiện theo kế hoạch Nhà nước, khách hàng vay vốn là cácdoanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, tín dụng trung dài hạn đang có nhu cầu tăngcao do một loạt khu công nghiệp mới hình thành

Bước sang thời kỳ đổi mới, NHCT tỉnh Nam Định cũng đã từng bước đổi mớicông tác tín dụng Hình thức sử dụng vốn cũng đa dạng, phong phú hơn Ngoàihình thức cho vay thông thường, NHCT tỉnh Nam Định đã sử dụng vốn để chothuê tài chính, mua trái phiếu kho bạc, góp vốn cổ phần, liên doanh, hỗ trợ vốn chongân hàng chính sách, tham gia tích cực trên thị trường liên ngân hàng Vốn tíndụng đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau vớinhững đối tượng khác nhau.

Năm 2005 năm 2006 và năm 2007là ba năm "bứt phá" của NHCT tỉnh Nam

Định, hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh Nam Định đã đáp ứng được nhu cầu củanền kinh tế tỉnh nhà trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá Tổng doanh sốcho vay năm 2007 đạt 1.417.038 triệu đồng tăng 16% so với năm 2006 và tổngdoanh số thu nợ đạt 1.344.948 triệu đồng tăng 25% so với năm 2006 Cuối năm2006, tổng dư nợ cho vay của NHCT tỉnh Nam Định đạt 745.415 triệu đồng đạtmức tăng trưởng 19.2% so với năm 2005 Tính đến 31/12/2007, tổng dư nợ tíndụng đạt 718.090 triệu đồng, đạt 96.4% so với năm 2006 Đây là mức dư nợ caotuy nhiên số tuyệt đối so với năm 2006 thì thấp hơn , song chất lượng tín dụng tốthơn năm 2006 Vì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0.026% trên tổng dư nợ, số tuyệt đối là19 triệu đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và nghiệp vụ thanh toán quốc tếkhông ngừng phát triển.Môi trường hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánhtrong năm qua có không ít khó khăn, tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động liên tục,kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng chậm, song NHCT tỉnh Nam Định đã đạt đượcnhững thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốctế.

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ từ chỗ các năm trước phải nhờ sự hỗ trợ củaNHCT Việt Nam, đến nay đã tự cân đối được lượng ngoại tệ để bán cho khách

Trang 28

hàng thanh toán hàng nhập khẩu, còn thừa hàng chục triệu USD chuyển về NHCTViệt Nam.

Kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2007 như sau:

1 Mua bán ngoại tệ:

2 Chi trả kiều hối

 Số món : 4.841, so với năm 2006 tăng 498 món.

3 Thanh toán quốc tế

a) Thanh toán hàng xuất : 30.663.127 USD

 Chuyển tiền về (TTR về) Giá trị : 22.769.875 USD Số món 413 món

b) Thanh toán hàng nhập : 29.220.961 USD

Tổng số : 223 món

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng thu nhập năm 2007 của Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định đạt 75.066triệu đồng tăng 25,4% so với năm 2006 Chi phí năm 2007 là 46.151 triệu đồng đạt89,7% so với năm 2006, nên lợi nhuận của năm 2007 là 28.914 triệu đồng.Tuyđiều kiện hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng trong mấynăm qua có những khó khăn nhất định, song NHCT tỉnh Nam Định vẫn đạt mứclợi nhuận và trích lập quỹ dự phòng rủi ro khá cao Đó là kết quả khả quan thể hiệnsự nỗ lực cố gắng và lòng quyết tâm vượt khó để vươn lên của toàn thể cán bộcông nhân viên Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định.

Trang 29

Theo báo cáo của NHCT tỉnh Nam Định, số liệu các chỉ tiêu tài chính nhưsau:

Kết quả kinh doanh của NHCT tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2007

Đơn vị: Triệu đồng

Các chỉ tiêuNăm2005

Tỷ lệ06/05

Tỷ lệ07/06

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTÍN DỤNG CỦA NHCT TỈNH NAM ĐỊNH

2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh Nam Định trong thờigian qua

Là một ngân hàng có thế mạnh về nguồn vốn, NHCT tỉnh Nam Định đã mở

rộng đầu tư cho vay với phương châm "Phát triển ổn định - an toàn -hiệu quả"

trong hoạt động kinh doanh do NHCT Việt Nam chỉ đạo Đầu tư vào tất cả cácthành phần kinh tế, bao gồm : Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, côngty cổ phần, công ty TNHH, hộ tư nhân cá thể kinh doanh có hiệu quả… Từng bướcđiều chỉnh cơ cấu dư nợ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, đồngthời tư vấn giúp đỡ những đơn vị gặp khó khăn trong sản xuất nhằm tháo gỡnhững vướng mắc về vốn cho sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Hiện tại, NHCT tỉnh Nam Định đang áp dụng linh hoạt các phương thức chovay nhằm đảm bảo thuận lợi nhất cho khách hàng khi vay vốn bao gồm cácphương thức cho vay như:

Trang 30

- Cho vay từng lần : Mỗi lần vay vốn, NHCT tỉnh Nam Định và khách hàng

làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng : NHCT tỉnh Nam Định và khách hàng

xác định thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian nhất định hoặctheo chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Cho vay theo dự án đầu tư : NHCT tỉnh Nam Định cho khách hàng vay

vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dựán đầu tư phục vụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn : NHCT tỉnh Nam Định cùng một số tổ chức tín dụng

khác thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn củakhách hàng theo sự uỷ quyền của NHCT Việt Nam.

Ngoài ra, NHCT tỉnh Nam Định còn áp dụng một số hình thức cho vaykhác như : Cho vay trả góp, thu nợ từ lương đối với cán bộ công nhân viên, cho

vay chiết khấu các chứng từ có giá.

Tổng dư nợ qua các năm có mức tăng trưởng cao Có được kết quả trên, mộtmặt là do NHCT tỉnh Nam Định thực hiện chính sách lãi suất cho vay hợp lý, có cơchế cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng; mặt khác, NHCT tỉnh NamĐịnh đã tăng cường thực hiện các giải pháp về chính sách khách hàng như tíchcực, chủ động mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hoá các hình thức cho vay,đáp ứng tốt các nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng Tình hình cho vay, thu nợ,dư nợ của NHCT tỉnh Nam Định đối với nền kinh tế được thực hiện qua các nămnhư sau:

Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm 2005 – 2007

Đơn vị: Triệu đồng

Các chỉ tiêuNăm2005

Tỷ lệ06/05

Tỷ lệ07/06

Trang 31

(Theo số liệu báo cáo tổng kết của NHCT tỉnh Nam Định năm 2005 - 2007)

Năm 2005 , 2006 và năm 2007 là ba năm không ngừng tăng trưởng và pháttriển của NHCT tỉnh Nam Định Mức tăng trưởng tín dụng của năm 2005 là 33%,năm 2006 là 19% so với năm trước Năm 2007 chất lượng công tác tín dụng đượcđảm bảo trong năm, dư nợ xấu đã từng bước được cải thiện theo chiều hướng tíchcực.Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức tăng trưởng cao của ba năm là:

- Cùng với sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, nền kinh tế Nam Địnhcũng đã có những nét khởi sắc mới Tỉnh Nam Định đã hình thành một số khucông nghiệp như : Hoà Xá, Mỹ Trung thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, vìvậy nhu cầu về vốn tăng cao.

- Cơ chế cho vay, lãi suất cho vay thông thoáng hơn, phù hợp với từng đốitượng khách hàng.

- Chi nhánh đã tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới bêncạnh những khách hàng truyền thống Chi nhánh đã mở rộng đầu tư tới nhiềukhách hàng khác thuộc tất cả các thành phần kinh tế.NHCT Nam Định khôngngừng tăng cường quản lý chặt chẽ nguồn vốn cho vay bằng việc áp dụng các biệnpháp phối hợp đảm bảo tăng trưởng tín dụng vững chắc an toàn – hiệu quả Kết cấudư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay tại NHCT tỉnh Nam Định như sau:

Cơ cấu dư nợ trong giai đoạn 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số dưTỷtrọng

Số dưTỷtrọng

Số dưTỷtrọng

Trang 32

368* Phân theo loại tiền cho

(Theo số liệu báo cáo tổng kết của NHCT tỉnh Nam Định các năm 2005 - 2007)

Qua xem xét số liệu ở trên, ta rút ra nhận xét như sau:

* Với khoản nợ khoanh 100.938 triệu đồng, bao gồm:

- 29.912 triệu đồng của Công ty Dệt Lụa Nam Định đã được khoanh nợ khichưa chuyển nợ quá hạn theo quyết định 1526 ngày 27/11/2002 của Chính phủ vàtheo quyết định số 1362 ngày 05/12/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- 54.723 triệu đồng (tương đương 3.480.000 USD) của Công ty Dệt NamĐịnh đã được khoanh nợ khi chưa chuyển nợ quá hạn theo quyết định 1013/TTgngày 28/11/1997 của Chính phủ và theo công văn số 412/CV-NHNN14 ngày12/5/1998 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đây là hai khoản nợ thuộc cho vay trung dài hạn của Chi nhánh NHCT tỉnhNam Định.

- 16.581 triệu đồng của Công ty Dệt Nam Định đã được khoanh nợ khi chưachuyển nợ quá hạn theo quyết định số 3872 ngày 15/7/1995 của Chính phủ và theoquyết định số 293 ngày 17/10/1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Qua số liệu ở trên và kết hợp với việc phân tích dư nợ như trên, ta thấy , chấtlượng tín dụng đã được cải thiện một bước rõ rệt,đến cuối năm 2007 toàn bộ số nợquá hạn phát sinh trong năm là 616 triệu đồng đã dược thu hồi hết và còn thu thêmđược các khoản tồn đọng cũ là : 19 triệu đồng Xử lý rủi ro : 20 triệu đồng Xử lýnợ khoanh là : 52.995 triệu đồng và 3.480.000USD, đến nay nợ quá hạn chỉ còn 19triệu đồng chiếm 0,026% trên tổng dư nợ Đây là kết quả đáng mừng trong cácgiải pháp đã thực hiện của NHCT tỉnh Nam Định nhằm đạt mục tiêu tăng trưởngdư nợ tín dụng an toàn và hiệu quả Dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh chủ yếu tập

Trang 33

trung vào lĩnh vực đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất nhằmnâng cao chất lượng của sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trong điều kiện đất nước ta đivào hội nhập như : Dự án mua máy móc thiết bị dệt của Công ty Dệt Nam Định, dựán xây dựng xưởng sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Công ty Cổ phần Dượcphẩm Nam Hà, dự án mua sắm trang thiết bị dây chuyền sản xuất bia của Công tyCổ phần Thực phẩm Công nghiệp Nam Hà

- Cơ cấu dư nợ phân theo VND và ngoại tệ : Tỷ trọng vốn vay bằng ngoại

tệ của NHCT tỉnh Nam Định đã có những bước tăng trưởng đáng kể trong hai năm2005 và 2006 Năm 2006 tăng gấp 2 lần năm 2005, Năm 2007 đạt 81% Sự thayđổi này được đánh giá là tích cực, phù hợp với cơ cấu huy động vốn của NHCTtỉnh Nam Định và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn

- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế : Bên cạnh việc đa dạng hoá

các phương thức cho vay, NHCT tỉnh Nam Định còn đa dạng hoá các loại hình đầutư Phân tích số liệu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại NHCT tỉnh NamĐịnh theo bảng sau:

Bảng kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2005(%)

Năm 2006(%)

Năm 2007(%)

(Theo số liệu báo cáo của Phòng Kinh doanh - NHCT tỉnh Nam Định)

Tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh tại NHCT tỉnh NamĐịnh có thay đổi theo chiều hướng giảm dần (năm 2005 chiếm 60%; năm 2006 còn57% và năm 2007 còn 42%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho

Trang 34

vay Đây cũng là tình hình chung tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Nhìnchung, các doanh nghiệp nhà nước được NHCT tỉnh Nam Định đầu tư phần lớn lànhững doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, luôn đảm bảo tín nhiệm đối với ngânhàng trong quan hệ vay trả Đối với các doanh nghiệp này, NHCT tỉnh Nam Địnháp dụng tổng hợp một loạt các chính sách như ưu đãi về lãi suất tiền vay, lãi suấttiền gửi, phí dịch vụ vì vậy NHCT tỉnh Nam Định đã thu hút được rất nhiềudoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, không những duy trì tốt đẹp quan hệ vớinhững khách hàng truyền thống mà còn phát triển thêm được nhiều khách hàngmới

Qua số liệu bảng ta thấy dư nợ cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanhcó sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm Từ chỗ chiếm 40% năm 2005 lên 43% năm2006 và năm 2007 chiếm tới 58% tổng dư nợ Đây là kết quả đáng khích lệ, thểhiện rõ sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Ban lãnh đạo NHCT tỉnh Nam Định trêncơ sở những định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn củaNHCT Việt Nam Chính điều này đã góp phần quan trọng trong việc hạn chế bớtnhững rủi ro lớn xảy ra tại NHCT tỉnh Nam Định Kết quả này làm cho lợi nhuậncủa Chi nhánh đạt được ở mức cao Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định còn chú ý tớicho vay tiêu dùng không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên cómức thu nhập trung bình, giúp họ có điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống Đếncuối năm 2007, Chi nhánh đã cho CBCNV vay có số dư nợ là :14.952 triệu đồng

Tóm lại, hoạt động tín dụng tại NHCT tỉnh Nam Định trong những năm quađã thể hiện rõ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trongChi nhánh Trên đây chúng ta mới chỉ xem xét về mặt số lượng của công tác tíndụng Để đánh giá chính xác hiệu quả của công tác này, chúng ta cần xem xét cả vềmặt chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng Tuy nhiên,cũng như tất cả các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro Hiệu quả sửdụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của ngânhàng Với nguồn vốn đã huy động được, việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả caonhất là công việc hết sức khó khăn Nếu nguồn vốn huy động lớn mà dư nợ nhỏ thìngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn, nhưng nếu tín dụng tăng quá cao thì chưa chắc đã là

Trang 35

điều tốt Dư nợ tín dụng tăng cao có thể dẫn đến tình trạng không thu hồi được hếtnợ và làm giảm đi hiệu quả sinh lời của vốn ngân hàng Dư nợ tín dụng quá cao cóthể gây ra những khoản nợ không thu hồi được khi đến hạn và có thể phải chuyểnsang nợ quá hạn, làm chậm vòng luân chuyển vốn của ngân hàng, dẫn đến giảm lợinhuận Việc tăng dư nợ tín dụng trong ba năm 2005 , 2006 và năm 2007, đặc biệtlà sự tăng trưởng của dư nợ trung dài hạn chưa tương xứng với cơ cấu nguồn vốncủa NHCT, đẩy NHCT vào tình trạng khan vốn tại từng thời điểm và tương laiphải tăng mạnh nguồn vốn trung dài hạn để hạn chế rủi ro lãi suất và rủi ro thanhkhoản.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của ngân hàng không thể tránh được việc phátsinh nợ quá hạn Nợ quá hạn hiện nay đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết củacác ngân hàng Những khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả được (cố tìnhkhông trả hoặc không có khả năng trả) đều phải chuyển sang nợ quá hạn Vớinhững khoản nợ này, ngân hàng tính lãi suất cao hơn lãi suất cho vay bình quânnhằm bù lại phần thiệt thòi cho ngân hàng khi không thu hồi được vốn.Lãi suấtđược áp dụng cho nợ quá hạn bằng 1,5 lần lãi suất cho vay thông thường Nhữngkhoản nợ này tạo ra nhiều khó khăn và có thể dẫn đến nguy cơ mất vốn của ngânhàng Ngân hàng có thể dùng nhiều biện pháp để thu hồi nợ quá hạn, song điều đócó thể làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí.

Để phân tích sâu hơn về mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHCTtỉnh Nam Định, chúng ta sẽ xem xét nợ quá hạn của ngân hàng theo một số tiêuthức như sau:

A- NỢ QUÁ HẠN THEO LOẠI HÌNH TÍN DỤNG

Tình hình nợ quá hạn theo loại hình tín dụng của Chi nhánh NHCT tỉnh NamĐịnh qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Tình hình nợ quá hạn tại NHCT tỉnh Nam Định

Số tiền

Tỷ lệ nợquá hạn

Số tiền

Tỷ lệ nợquá hạn

(%)

Trang 36

(Theo số liệu báo cáo của Phòng Kinh doanh - NHCT tỉnh Nam Định)

Sở dĩ năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ tăng so với năm 2005 là dokhoản nợ 5.332 triệu đồng của Công ty XNK tổng hợp và đầu tư Nam Định tuyphát sinh trong năm 2006 nhưng thực chất đây là khoản nợ vay thanh toán côngnợ giai đoạn I từ năm 2004 Công ty đã dùng vốn lưu động để trả khoản nợ vaythanh toán, do đó đơn vị gặp khó khăn, không trả được nợ vay ngân hàng và đơn vịđã ngừng hoạt động Đây là khoản nợ khó đòi không còn đối tượng để thu, Chinhánh đã hoàn thiện hồ sơ trình NHCT Việt Nam xét duyệt xử lý rủi ro Nếu nhưloại trừ khoản nợ này là tồn tại cũ thì tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh NHCT tỉnhNam Định năm 2006 là 0,01% Trong năm 2007, các khoản cho vay mới củaNHCT tỉnh Nam Định chỉ phát sinh nợ quá hạn với số tiền là :616 triệu đồng,nhưng đến cuối năm đã thu hồi hết, số nợ quá hạn còn lại đến 31/12/2007 là : 19triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,026% tổng dư nợ và chủ yếu nợ quá hạn cho vay CBCNVcủa những năm trước còn lại Điều này đã thể hiện rõ chất lượng tín dụng tạiNHCT tỉnh Nam Định đạt được ở mức cao, nợ quá hạn được thể hiện qua các năm.Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,07%, năm 2006 tỷ lệ này là 0,72% , đến năm 2007là 0,026% Mặt dù tổng dư nợ của năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3,7%, nhưngtỷ lệ nợ quá hạn lại giảm đi cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối Đạt được kết quảnày là nhờ những cố gắng vượt bậc của Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định trongviệc nâng cao chất lượng thẩm định các món vay, công tác xử lý nợ khó đòi và thuhồi nợ xấu trong ba năm 2005 - 2007 được thực hiện tốt.

Trong bảng số liệu ở trên, chúng ta thấy nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở lĩnhvực dư nợ dài hạn cho vay CBCNV, đây là tồn tại từ khi ngân hàng đầu tư vào lĩnhvực cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng lương của CBCNV.

B- NỢ QUÁ HẠN PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Trang 37

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nợ QH khu vực ngoài QD/Dư nợ khu

(Theo số liệu báo cáo của Phòng Kinh doanh - NHCT tỉnh Nam Định)

Qua đó ta thấy, trong những năm qua nợ quá hạn của các thành phần kinh tếđã giảm đi rõ rệt, tuy nhiên mức độ giảm của từng khu vực kinh tế có khác nhau: ởkhu vực kinh tế quốc doanh nợ quá hạn tăng 0,08% năm 2005 và giảm xuống0,01% năm 2006, năm 2007 đã không để nợ quá hạn mới phát sinh Trong khi đó,ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nợ quá hạn đã liên tục giảm từ năm 2005 đếnnay Từ năm 2005 và đến năm 2006 chỉ còn 0,01%, năm 2007 phát sinh nợ quáhạn 616 triệu đồng song NHCT Tỉnh Nam Định đã kịp thời đôn đốc thu hồi hết.Ngoài ra, Chi nhánh còn nỗ lực thu hồi các khoản nợ quá hạn cũ Chứng tỏ chấtlượng tín dụng tốt của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mà Chi nhánh NHCT tỉnhNam Định đã đầu tư Đây là một khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởngcao và Chi nhánh đã tỏ ra đúng hướng khi nâng cao tỷ trọng đầu tư vào thành phầnkinh tế này.

C- NỢ QUÁ HẠN PHÂN THEO THỜI GIAN

Nợ quá hạn theo thời gian

Trang 38

Nhìn vào số liệu trên đây, ta thấy nợ quá hạn tại NHCT tỉnh Nam Định chủyếu là các khoản nợ trên 12 tháng.

Tổng số nợ quá hạn 19 triệu của các món vay tiêu dùng có nguồn thu nợ từlương cho vay CBCNV do khách hàng gặp phải các yếu tố bất khả kháng trongcuộc sống như bệnh tật, tai nạn khách hàng mất hoàn toàn khả năng thanh toánhay bỏ trốn khỏi nơi công tác

Qua đó, ta thấy nợ quá hạn tại NHCT tỉnh Nam Định chủ yếu là các khoản nợphát sinh từ trước năm 2006.

Trong năm 2007, Chi nhánh NHCT tỉnh Nam Định phấn đấu làm tốt công tácthu hồi và xử lý nợ tồn đọng.

Đến 31/12/2007, chi nhánh đã thực hiện việc trích lập đủ số dự phòng rủi rođể xử lý hết số nợ tồn đọng của các năm trước để lại, Chi nhánh đã hoàn thiện hồsơ và trình NHCT Việt Nam xét duyệt để xử lý rủi ro.

D- PHÂN TÍCH NỢ KHÓ ĐÒI THEO NGUYÊN NHÂN

Nhóm dư nợ khó đòi đều là những khoản nợ quá hạn đã lâu khách hàng khóhoặc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng Đây là mối đe doạ trực tiếp đếnviệc giảm vốn tự có của ngân hàng, vì nguồn bù đắp duy nhất cho các khoản nợnày trong trường hợp khách hàng không trả được nợ là lấy từ vốn tự có của ngânhàng, mà cụ thể từ quỹ dự phòng bù đắp rủi ro Nợ khó đòi của ngân hàng bao gồmcác khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý và các khoản nợ quá hạn trên 12 tháng khó cókhả năng thu hồi Ta hãy xem xét việc phân tích nợ khó đòi của Chi nhánh NHCTtỉnh Nam Định trong hai năm 2005 - 2006.

Phân tích nợ khó đòi theo nguyên nhân

Đơn vị: Triệu đồng

khó đòi

Nguyênnhânchủ quan

Nguyên nhân khách quanSXKD

thua lỗ

Giải thể,ngừng SX

Thiên taiđịch hoạ

Trang 39

Sở dĩ trong năm 2006 khoản nợ khó đòi tăng lên 5.403 triệu đồng là do khoảnnợ 5.332 triệu đồng của Công ty XNK tổng hợp và đầu tư Nam Định mà chúng tađã phân tích ở trên Trong các nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi, chủ yếu là nguyênnhân khách quan đến từ phía khách hàng, khách hàng làm ăn thua lỗ phải giải thể,ngừng hoạt động, dẫn tới ngừng sản xuất Đây là những nguyên nhân do cơ chếchính sách mang lại.

E- MỘT VÀI PHÂN TÍCH KHÁC VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Vòng quay vốn

(Theo số liệu báo cáo của Phòng Kinh doanh - NHCT tỉnh Nam Định)

NHCT tỉnh Nam Định còn có một số khoản nợ tồn đọng, do vậy có ảnhhưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Các khoản nợ này chủyếu do lịch sử để lại, phần lớn phát sinh từ năm 2005 trở về trước Dù đã đa dạnghoá đối tượng khách hàng nhưng tỷ trọng cho vay nhóm khách hàng lớn vẫn còncao, dễ dẫn đến rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

* Về trình độ cán bộ tín dụng

Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tố con người trong công việckinh doanh, NHCT tỉnh Nam Định đã luôn quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cánbộ tín dụng, ngay từ khâu đầu tiên trong việc tuyển lựa cán bộ tín dụng cũng đặt rayêu cầu trình độ, có kinh nghiệm và hiểu biết về các ngành kinh tế khác Tuynhiên, điều bất cập xảy ra là trình độ bằng cấp thì nhiều, song việc áp dụng vào

Trang 40

thực tế công việc lại đòi hỏi phải năng động, nhanh nhạy Nền kinh tế thị trườngđòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực quản lý, trình độ, kiến thức khoa học vàthực tiễn cuộc sống để quyết đoán một món vay cho phù hợp, đúng cơ chế, tínhtoán được hiệu quả cho cả ngân hàng và khách hàng và có thể lường trước đượcnhững bất trắc có thể xảy ra.

* Việc chấp hành quy trình tín dụng

Qua công tác kiểm tra tín dụng, các chi nhánh đã rất chú ý tới thủ tục hồ sơvay nhưng vẫn còn nhiều trường hợp hồ sơ cho vay, thế chấp, cầm cố tài sản chưađủ các chứng từ pháp lý Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa đượccoi trọng đúng mức, đặc biệt là khâu kiểm soát trong và sau khi cho vay còn thiếuchặt chẽ Điều này dẫn đến các đơn vị sử dụng vốn sai mục đích, dùng vốn vay đầutư trung dài hạn hoặc bán hàng thu được tiền không trả nợ ngay cho ngân hàng màquay vòng hoặc mua bán hàng hoá lòng vòng dẫn đến không trả được nợ đúnghạn hoặc để mất vốn.

Nguyên nhân về khách quan là do các văn bản hướng dẫn về hồ sơ pháplý, các công việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của NHCT tỉnh NamĐịnh đã có nhưng chưa thống nhất Về chủ quan, cán bộ tín dụng còn cảm tình, cảnể, còn quá tin vào tài sản thế chấp nên coi nhẹ việc kiểm tra giám sát đơn vị trảnợ.

* Hệ thống thông tin hạn chế cả về lượng và chất

Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa thực sựphát huy hiệu quả, chưa có một quy chế đủ hiệu lực đưa các ngân hàng thươngmại, tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng vào guồng máy để có sự hợp tác và tươngtrợ lẫn nhau trong việc đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

NHCT tỉnh Nam Định có một phòng thông tin tín dụng, chuyên trách về việccung cấp các thông tin tín dụng cho cán bộ Tuy nhiên, các thông tin mà phòng cóđược đều do phòng tập hợp trong nội bộ ngân hàng, lấy của CIC hoặc các ngânhàng bạn, thông qua Internet, báo đài

Ngày đăng: 03/12/2012, 09:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh Nam Định trong thời gian qua - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng của NHCT tỉnh Nam Định trong thời gian qua (Trang 29)
Bảng kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định
Bảng k ết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế (Trang 33)
A- NỢ QUÁ HẠN THEO LOẠI HÌNH TÍN DỤNG - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định
A- NỢ QUÁ HẠN THEO LOẠI HÌNH TÍN DỤNG (Trang 35)
Trong bảng số liệu ở trên, chúng ta thấy nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực dư nợ dài hạn cho vay CBCNV, đây là tồn tại từ khi ngân hàng đầu tư vào lĩnh  vực cho vay tiêu dùng bảo đảm  bằng lương của CBCNV. - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định
rong bảng số liệu ở trên, chúng ta thấy nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực dư nợ dài hạn cho vay CBCNV, đây là tồn tại từ khi ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng lương của CBCNV (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w