CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN - Alfred Chandler thuộc Đại học Harvard cho rằng: Chiến lược phát triển baohàm v
Trang 1CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
- Alfred Chandler (thuộc Đại học Harvard) cho rằng: Chiến lược phát triển baohàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, một ngành, mộtlĩnh vực nhất định đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động vàphân bố các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó trong khoảng thờigian nhất định Đây là một khái niệm được dùng phổ biến nhất hiện nay
- Theo ông James B Quin (thuộc Đại học Dartmouth) : Chiến lược là mộtdạng thức hoạc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và cáctrình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau Chiến lược là nghệthuật phối hợp các hành động và điều khiển chúng nhằm đạt được mục tiêu dàihạn
- Theo quan niểm của Alain Thretart thì chiến lược được xem như một nghệthuật mà người ta dùng để chống lại cạnh tranh giành thắng lợi, một nghệ thuật tạolập các lợi thế cạnh tranh
Trang 2- A.C.Martinet quan niệm rằng : Chiến lược là nhằm phác hoạ những quỹ đạotiến triển đủ vững chắc và lâu dài, chung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt nhữnghành động chính xác để đạt tới mục tiêu.
- D.Bizzell và nhóm tác giả cho rằng: Chiến lược như là kế hoạch tổng quátdẫn dắt và hướng một tổ chức, một doanh nghiệp, một ngành, một lĩnh vực đi đếnmục tiêu mong muốn Nó là cơ sở cho việc định ra các chính sách và các thủ pháptác nghiệp
- M.Porter cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranhvững chắc để phòng thủ
- Trong giáo trình nổi tiếng của Willam.J.Glueck (Búiness Policy andStratergic Management- New York: Mc Graw- Hill, 1980) thì chiến lược được coinhư một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết
kế để đảm bảo rằng các mục tiêu căn bản của một tổ chức được thực hiện
- Giao trình Quản trịdoanh nghiệp thương mại do PGS.TS NGUYỄN THỪALỘC chủ biên: “Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu củadoanh nghiệp cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp điều kiện
để thực hiện các mục tiêu đề ra”
Tuy có nhều quan điểm khác nhau về chiến lược, nhưng các nhà nghiên cứu đềuthống nhất với nhau ở những đặc điểm và nội dung của chiến lược nói chung Đó
là định hướng hoạt động cho một ngành, một lĩnh vực nào đó trong thời kỳ dài hạn,với hệ thống các chương trình mục tiêu và hệ thống các giải pháp chiến lược,nhằm huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đã đề ra
Từ những tư tương trên, chung ta có thể rút ra được quan điểm về chiến lược nhưsau:
Chiến lược phát triển của một ngành, một lĩnh vực nhất định được hiểu là kết quảcủa một quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, nhằmhoạch định hướng đi, nhằm phát triển của ngành của lĩnh vực trong một khoảng
Trang 3thời gian khá dài, với mục tiêu, giải pháp chiến lược và các phương án cần đạt tớicũng như các điều kiện cần thiết để có thể tổ chức thực hiện được các phương ánhiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay cũng như tương lai.
Giữa chiến lược phát triển với kế hoạch và chính sách phát triển có sự khác nhaucần phân biệt:
Môt là: Chién lược được phát triển biểu hiện tầm nhìn dài hạn về quan điểm, mục
tiêu, định hướng và giải pháp Chiến lược định hướng cho kế hoạch
Hai là: Đứng về mặt thời gian, chiến lược phát triển phải đi trước một bước so với
kế hoạch, chiến lược là cơ sở cho kế hoạch dài hạn và ngắn hạn Kế hoạch đượcxây dựng và tổ chức thực hiện trên cơ sở các mục tiêu của chiến lược
Ba là: So với chính sách thì chiến lược phát triển có phạm vi rộng hơn, chính sách
là một công cụ để thực hiện chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu của chiến lược pháttriển
Chiến lược phát triển có những đặc trưng sau đây cần phải tính đến trong quá trìnhxây dựng:
- Chiến lược phát triển không phải là một bản thuyết trình chung chung, mà nóđược thể hiện bằng những quan điểm mục tiêu phát triển cụ thể và giải pháp mangtính chiến lược
- Chiến lược phát triển phải bảo đảm các nguyên tắc: định hướng, lựa chọn, khoahọc và thực tiễn
- Chiến lược phát triển không vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để đạt được mụctiêu mà chỉ ra hướng phát triển của ngành, của đơn vị với những giải pháp chiếnlược cho một khoảng thời gian dài hoặc tương đối dài (thường là 10 năm trở lên)
1.1.2 Hệ thống chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
Là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triểnthương mại mang đầy đủ những đặc tính chung của một chiến lược như: tính định
Trang 4hướng, tính lựa chọn, tính khoa học và tính thực tiễn Song hoạt động trong lĩnhvực lưu thông hàng hoá, chiến lược phát triển thương mại trước hết là chiến lượccấp ngành, định hướng cho sự phát triển của thương mại.
Thương mại hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thịtrường, đó là quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nhằm mục đíchthu được lợi nhuận, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá Thương mại rađời do sự phân công lao động xã hội và gắn liền với quá trình tái sản xuất xã hội.Ngành thương mại là ngành độc lập có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Thương mại có những chức năng nhiệm vụ như sau: Tổ chức quá trìnhlưu thông hàng hoá dịch vụ trong nước với nước ngoài, tiếp tục quá trình sản xuấttrong khâu lưu thông, thực hiện giá trị của hàng hoá - dịch vụ, đồng thời đáp ứngtốt mọi nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống Do đó chiến lược phát triểnthương mại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá -dịch vụ của một quốc gia trong một khoảng thời gian tương đối dài Để có hướng
đi và bước đi thích hợp cho sự phát triển của thương mại, thì bất kể trong phạm vitoàn nền kinh tế quốc dân hay phạm vi một doanh nghiệp, chiến lược phát triểnthương mại cũng phải thể hiện được các mục tiêu của mình Bên cạnh hệ thốngmục tiêu phải có, thì điều quan trọng hơn của chiến lược chính là các giải pháp,biện pháp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển.Qua những phân tích trên cho thấy rõ bản chất của chiến lược phát triển thươngmại:
Chiến lược phát triển thương mại là định hướng cho sự phát triển của thương mại trong một thời kỳ dài hoặc tương đối dài với các quan điẻm, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại với nhịp độ ngày càng cao.
Theo quy mô và phạm vi hoạt động thương mại khác nhau, hình thành các loạichiến lược phát triển thương mại khác nhau trong nền kinh tế quốc dân như:
Trang 5- Chiến lược phát triển thương mại chung cả nước.
Chiến lược này do Bộ Thương Mại xây dựng và do Chính phủ phê duyệt, thể hiệnnhững quan điểm phát triển chung của các ngành thương mại, những mục tiêu tổngquát và các giải pháp chiến lược ở các cấp vĩ mô Chiến lược phát triển chung ởtầm quốc gia bao gồm chiến lược phát triển thương mại nội địa và chiến lược pháttriển xuất nhập khẩu
- Chiến lược phát triển thương mại vùng lãnh thổ.
Đây là bộ phận rất quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế vùng lãnh thổ do
Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ Thương mại và các địa phương thuộc vùng lãnh thổ phốihợp nghiên cứu xây dựng Chiến lược này dựa vào định hướng chung về phát triểnkinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ và chiến lược phát triển thương mại của cả nướctrên cơ sở khai thác những lợi thế của vùng để xây dựng
- chiến lược phát triển thương mại của tỉnh, thành phố.
Chiến lược phát triển của Tỉnh, Thành phố là do Sở Thương mại của Tỉnh,Thành phố đó nghiên cứu, xây dựng và được chủ tịch Tỉnh phê duyệt Chiến lượcnày là bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thành phố
- Chiến lược phát triển thương mại của doanh nghiệp.
Chiến lược này do chính doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện Nó xácđịnh rõ mục đích, hướng đi của doanh nghiệp, mặt khác nó cũng bao gồm các giảipháp cơ bản để đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3 Vai trò và những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.3.1 Vai trò của chiến lược phát triển thương mại.
A: Vai trò của thương mại trong nền kinh tế quốc dân:
Thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập:
- Tạo điều kiện cơ bản cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy hoạt động sản xuất củavùng lãnh thổ
Trang 6Hoạt động thương mại cung cấp dịch vụ và các yếu tố đầu vào của sản xuất, đảmbảo cho các quá trình sản xuất và tái sản xuất có thể diễn ra thường xuyên, liên tục.Như việc cung cấp vật tư, phân bón, giống cho sản xuất nông – lâm nghiệp hoặcnguyên liệu, phương tiện và thiết bị công nghệ - kỹ thuật cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh của vùng lãnh thổ.
Đảm bảo đầu ra của sản xuất kinh doanh như bảo quản cất giữ, vận chuyển và tiêuthụ sản phẩm, hàng hoá của vùng Đồng thời phục vụ cho các hoạt động giao lưu,trao đổi hàng hoá nói chung
Sự tác động tổng hợp và đồng bộ của hoạt động thương mại trong việc cung cấpdịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất không chỉ đảm bảo hoạt động sản xuất kinhdoanh trong vùng diễn ra một cách thuận lợi và không bị ách tắc mà còn dẫn tới sựtăng cường và mở rộng của hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô, năng suất
và hiệu quả cao hơn
Trong điều kiện công nghiệp hoá và cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại thì vaitrò của thương mại trong vùng lãnh thổ cũng trở nên quan trọng hợn Chúng vừa làtiền đề vừa là cầu nối cho việc triển khai các thành tựu khoa học - kỹ thuật và côngnghệ hiện đại Điều đó không những làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế của vùng mà còn dẫn tới những thay đổi trong cơ cấu, tính chất vàtrình độ phát triển của nền sản xuất xã hội ở vùng lãnh thổ
- Tác động mạnh mẽ và tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyểndich cơ cấu kinh tế - xã hội
Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản cần thiết cho sản xuất và thúc đẩysản xuất phát triển thì thương mại cũng đồng thời tác động mạnh mẽ đến quá trìnhlàm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế - xã hội của vùng
Trước hết việc mở rộng hoạt động thương mại, không chỉ tạo điều kiện cho việcthâm canh mở rộng diện tích và tăng năng suất sản lượng cây trồng mà còn dẫn tớiquá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về cơ cấu sử
Trang 7dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao động và sựphân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp của vùng.
Ở phần lớn các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc trong dai đoạn đầu quá độnông, công nghiệp Trong điều kiện có sự tác động của thị trường nói chung cácloại cây trồng và vật nuôi có giá trị cao hơn đã thay thế cho các loại có giá trị thấphơn Đây cũng là thực tế đang diễn ra trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước CHDCNDLào hiện nay
Hai là thương mại tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành, các lĩnh vựcsản xuất khác (ngoài nông nghiệp) như công nghiệp, tiêu thụ công nghiệp, khaithác, chế biến, vận tải Hoạt động thương mại tạo điều kiện cho thị trường đầu vào
và đầu ra của các lĩnh vực hoạt động trên được bảo đảm tốt hơn Thông qua hoạtđộng xuất nhập khẩu cho phép nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ đổi mới công nghệ kỹthuật, mở rộng qui mô và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Do vậy nguồnvốn, vật tư, lao động đầu tư vào lĩnh vực phi công nghiệp cũng như thu nhập từ cáchoạt động này ngày càng gia tăng Mặt khác trong quá trình hoạt động kết cấu hạtầng cơ sở kinh doanh cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm bảo chohoạt động thương mại được thông suất Tất cả những tác động đó dẫn tới sự thayđổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế của vùng Trong đó sự dịch chuyển theo xu hướngcông nghiệp hoá thể hiện khá rõ nét và phổ biến
- Tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường vùng, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển
Trong khi cung cấp các yếu tố đầu vào và tổ chức tốt đầu ra cho sản xuất trong
vùng thì thương mại cũng đồng thời làm quan hệ giao lưu, trao đổi trong vùngđược mở rộng
Sự phát triển của hệ thống chợ, trung tâm thương mại và mạng lưới thươngnghiệp làm cho khả năng trao đổi thực tế của hàng hoá tăng lên Một mặt sản phẩm
từ các cơ sở sản xuất của vùng có thể nhanh chóng đưa ra thị trường Mặt khác các
Trang 8loại vật tư, nguyên liệu, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng ở các vùng khác nhau cóđiều kiện thuận lợi hơn sẽ vươn tới làm thay đổi tập quán và nhu cầu tiêu dùng củadân cư trong vùng.
Tóm lại vai trò thương mại trong hệ thống kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nóiriêng và của cả nước nói chung là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sựtăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội Vai trò của chúngcũng thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn trong điều kiện công nghiệp hoá, chuyển nềnkinh tế sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hoá và kinh tế thị trường
B Vai trò của chiến lược phát triển thương mại:
- Giúp cho tỉnh, thành phố thấy được mục tiêu hướng đi của lĩnh vực thương mạitrên địa bàn trong khoảng thời gian dài Thông qua chiến lược phát triển thươngmại các cấp, các ngành, cũng như các doanh nghiệp thương mại nắm vững đượcmình cần phải làm gì để thành công và khi nào thì đạt được mục tiêu đã định Nhưvậy chiến lược phát triển thương mại được ví như con đường, những ngọn hải đăngdẫn dắt các chủ thể quản lý và các nhà kinh doanh thương mại không bị lạc hướngtrong hoạt động của mình trong một phạm vi tương đối rộng với một khoảng thờigian tương đối dài
- Chiến lược thương mại sẽ loại trừ được ở mức độ nào đó những bất trắc, nhữngthay đổi lớn, những mạo hiểm cao trong lĩnh vực thương mại
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, môi trường thương mại luôn luôn biếnđổi một cách nhanh chóng do tác động của nhiều yếu tố như: Kinh tế, chính trị, vănhoá, xã hội, phong tục tập quán cho đến điều kiện tự nhiên… Điều đó dẫn đến hai
xu hướng khác nhau, một là có thể tạo ra những cơ hội quý báu cho các doanhnghiệp phát triển nhanh chóng và có hiệu quả, mặt khác cũng có thể tạo ra nguy cơphá sản cho các doanh nghiệp hoặc thiệt hại to lớn cho quá trình phát triển thươngmại Chiến lược thương mại một khi mang tính khoa học và thực tiễn cao sẽ giúpcho chúng ta tận dụng được tối đa khi cơ hội xuất hiện và giảm bớt đến mức tối
Trang 9thiểu những tổn thất rủi ro cho sự phát triển của thương mại Thực tế nhiều côngtrình nghiên cứu cho thấy ở đâu xây dựng được chiến lực đúng đắn thì ở đó thườngđạt được kết quả tốt hơn nhiều so với khi không có chiến lược Nhờ có chiến lược
mà vấn đề cơ cấu lại sản xuất, đầu tư và phân bố nguồn lực ít bị rủi ro hơn và nguy
cơ phá sản cũng được giảm bớt Do chuẩn bị tốt các điều kiện từ trước, nên mộtkhi cơ hội xuất hiện thì khả năng cạnh tranh sẽ tốt hơn so với khi chưa có chuẩn bị.Đồng thời khi xây dựng và thực hiện chiến lược, người ta có thể chủ động tạo racác điều kiện để thời cơ xuất hiện và sử dụng chúng để đạt được mục tiêu
- Giúp cho các nhà quản lý thương mại chủ động thích nghi được với môi trườngkinh doanh
Trong kinh tế thị trường, môi trường trong và ngoài nước thường xuyên biến động.Những thay đổi nhanh chóng của thị trường sẽ tạo ra các cơ hội và nguy cơ chohoạt động thương mại Chiến lược phát triển thương mại giúp cho các nhà quản lý
vĩ mô chủ động nhận biết trước các thách thức và cơ hội Mặt khác cùng với việcxây dựng và từng bước hoàn thiện chiến lược phát triển thương mại sẽ giúp chocác tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp gắn được các quyết định của mình với cácđiều kiện môi trường có liên quan
Thực tế chứng minh rằng, sự biến động và tính đa dạng phức tạp của môi trườngkinh doanh thương mại ngày càng gia tăng theo sự phát triển của nền kinh tế Điều
đó hơn bao giờ hết đòi hỏi phải có được một chiến lược phát triển thương mại tối
ưu để chủ động đưa ra các quyết định đối phó với từng môi trường kinh doanh, làmchủ diễn biến tình hình, nâng cao hiệu quả và quản lý kinh doanh thương mại
- Tạo điều kiện để mọi nguồn tiềm ẩn được sử dụng và phát huy trong quá trìnhphát triển kinh tế đất nước
Những nguồn lực bên trong và bên ngoài của các vùng cũng như bên trọng và bênngoài ngành thương mại được khai thác tận dụng có hiệu quả hơn Vì chiến lược sẽ
Trang 10chỉ rõ khi nào sẽ tập trung các nguồn lực, tích luỹ các nguồn lực ra sao và phân bổnhư thế nào là hợp lý Sự cân đối giữa nhu cầu và khả năng nguồn lực trong mộtkhoảng thời gian tương đối dài sẽ cho phép chủ động sử dụng hoặc đầu tư tạonguồn lực mới trong tương lai
- Là một trong những căn cứu khoa học để xây dựng và thực hiện các chính sách,biện pháp quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố và của cảnước:
Những điều kiện về môi trường thường xuyên thay đổi sẽ đưa đến những diễnbiến phức tạp của hoạt động thương trong tương lai, thông qua chiến lược các cơquan quản lý vĩ mô về thương mại có thể chủ động được với các quyết sách củamình Những chủ trương, chính sách, biện pháp được chủ động dựa trên những dựbáo dài hạn sẽ làm cho thay đổi các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra.Đồng thời nhờ dự báo chiến lược, các nhà quản lý và hoạch định chính sáchthương mại sẽ tìm ra được các phương án lựa chọn của mình bằng cách tránhnhững bất lợi rủi ro đã dự báo trước và chuẩn bị tốt hơn để tận dụng được cơ hộitiềm tàng khi xuất hiện Những dụ báo và định hướng dài hạn trong chiến lược pháttriển thương mại là cơ sở khoa học cho các chủ trương, chính sách và biện phápphát triển thương mại
- Tạo điều kiện làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá,năng động, có hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội:
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên đây, trong quá trình xây dựng và thựcthi chiến lược cũng cần phải chú ý đến những hạn chế của chiến lược để có biệnpháp khác phục
+ Một trong những hạn chế chủ yếu là để xây dựng chiến lược cần phải cónhiều thời gian và kinh phí Tuy nhiên khi đã có kinh nghiệm về quá trình xây
Trang 11dựng chiến lược thì thời gian sẽ được giảm bớt, chi phí sẽ được tiết kiệm hơn.
Do đó khâu chuẩn bị cho hoạch định chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng.+ Chiến lược sau khi được xây dựng, được phê duyệt nếu không có sự sửa đổicho phù hợp với tình hình mới sẽ trở thành vật cản cho sự phát triển của thươngmại Thật vậy, coi chiến lược như một sự bất di, bất dịch với những chỉ tiêucứng nhắc là một sai lầm nghiêm trọng Bởi vì chiến lược không thể bất di, bấtdịch khi điều kiện môi trường thường xuyên biến đổi và tình thế bắt buộc phảiđiều chỉnh mục tiêu hoặc xây dựng mục tiêu mới Coi chiến lược là bất biến màkhông tính đến thực tế khi triển khai chiến lược sẽ là giáo điều và dẫn tới nhữnghậu quả tai hại
+ Hạn chế thứ ba là khả năng sai sót trong dự báo dài hạn đôi khi có thể rất lớn.Những cơ sở cho dự báo có khi không chính xác; hoặc sử dụng những biệnpháp dự báo thiếu khoa học, không đúng đắn; trình độ và năng lực của nhữngngười làm chiến lược còn bị hạn chế
1.1.3.2 Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại.
1.1.3.2.1 Hệ thống quan điểm trong chiến lược thương mại:
Quan điểm phát triển thương mại có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thựctiễn vì đó là cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng và hành động, chi phối cả mụctiêu, định hướng và giải pháp chiến lược Chính nhờ hệ thống quan điểm trongchiến lược phát triển thương mại đã tạo ra cơ sở cho sự thống nhất về ý chí và hànhđộng của mọi ngành mọi cấp, mọi đơn vị kinh tế trong nước Các quan điểm pháttriển thương mại đúng đắn sẽ là phương châm cho việc xây dựng các chính sách,các giải pháp, biện pháp phát triển thương mại Qua đó tập trung mọi nỗ lực theomột hướng xác định nhằm đạt được mục tiêu trong xây dựng và thực hiện chiếnlược phát triển thương mại của cả nước
Trang 121.1.3.2.2 Các mục tiêu chiến lược phát triển thương mại:
Mục tiêu phát triển thương mại là sự cụ thể hoá mục đích, hướng đi, hướng pháttriển cho cả nước trong một thời gian dài, nó thể hiện kỳ vọng mà chiến lược pháttriển thương mại muốn đạt được trong tương lai cũng như phản ánh trạng tháimong đợi có thể thực hiện và cần phải thực hiện tại một thời điểm hoặc sau mộtthời kỳ nhất định Hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển thương mại được xácđịnh một cách đúng đắn và hợp lý, sẽ là căn cứ và định hướng cho các nội dungkhác của chiến lược Chính vì vậy bước xác định mục tiêu chiến lược là rất quantrọng Hơn nữa các mục tiêu chiến lược còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnhchiến lược
Trong phạm vi cả nước cũng như trong tỉnh, thành phố hệ thống mục tiêu chiếnlược phát triển thương mại có vai trò quan trọng trên các mặt sau đây:
- Định hướng sự phát triển của tỉnh, thành phố trong khoảng thời gian dài (10hoặc 20 năm)
- Dựa trên thị trường mục tiêu để tiến hành phân bổ các nguồn lực thực hiện
- Căn cứ để xác định và lựa chọn các phương án phát triển thương mại của quốcgia hoặc tỉnh, thành phố
- Căn cứ để xây dựng và thực hiện các chiến lược về đầu tư phát triển, đào tạo
và sử dụng nguồn nhân lực, huy động và sử dụng nguồn vốn…
Các mục tiêu chiến lược tác động đến chiến lược tuỳ theo mục đích và ý đồmong muốn đạt được Mục đích khác nhau sẽ dẫn tới mục tiêu khác nhau và sự tácđộng đến hoạt động thương mại cũng khác nhau
Cần có sụ phân biệt giữa mục tiêu chiến lược với dự đoán chiến lược trong chiếnlược phát triển thương mại của tỉnh, thành phố Dự đoán chiến lược được xem như
sự chỉ dẫn những nội dung có thể đạt được trong quá trình phát triển thương mạitrong tương lai có tính đến sự phát triển trong quá khứ Chúng dựa trên sự tính toánnhất định và biểu hiện một xu hướng nào đó Trong khi đó mục tiêu chiến lược thể
Trang 13hiện ý chí chủ quan muốn vươn lên của tỉnh, thành phố trong quá trình phát triểnthương mại, thể hiện cái cần phải đạt được trong lĩnh vực thương mại Mục tiêuchiến lược buộc các cấp các đơn vị quản lý và kinh doanh phải đi đến chỗ năngđộng hơn, tự nguyện hơn và có tổ chức hơn.
Tuỳ theo phạm vi bao quát, các mục tiêu chiến lược phát triển thương mại thườngđược sắp xếp thành mục tiêu tổng quát (mục tiêu chung) và các mục tiêu cụ thể.Mục tiêu tổng quát có ảnh hưởng sâu sắc đến hướng phát triển cơ bản về thươngmại của nước hoặc vùng và tỉnh, thành phố đó Mục tiêu cụ thể phản ánh các mặtkhác nhau của quá trình phát triển thương mại như: Mục tiêu hiệu quả thương mạitổng hợp ( tốc độ tăng trưởng trong thương mại, hiệu quả kinh doanh trong thươngmại…), mục tiêu về nguồn lực (nguồn vật tư hàng hoá, nguồn nhân lực, nguồn tàichính…) Thông qua hệ thống kế hoạch dài hạn và ngăn hạn các mục tiêu chiếnlược về hậu quả hoặc nguồn lực lại được cụ thể hoá một lần nữa Nói cách khác,các mục tiêu riêng biệt theo chức năng và lĩnh vực được dùng để thiết lập các kếhoạch thực thi chiến lược ở các lĩnh vực riêng biệt Mục tiêu tổng quát và mục tiêu
cụ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, kết nối với nhau làm kết dính các bộ phậnchiến lược trong một tổng thể chiến lược phát triển chung về thương mại
Theo phạm vi thời gian thực hiện chiến lược phát triển thương mại có thể chiathành ba nhóm lớn:
- Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu đòi hỏi phải thực hiện trong một quảngthời gian tương đối dài, thường từ 10 đến 20 năm, quyết định hướng đi, hướngphát triển của ngành thương mại trong tương lai
- Mục tiêu trung hạn: là những mục tiêu nằm trong khoảng thời gian ngắn hơn,thường là từ 3-5 năm
- Mục tiêu ngắn hạn: là những mục tiêu hàng năm, chúng thường gắn liền vớicác quyết định chiến thuật và tác nghiệp, nên thường rất cụ thể và mang tínhđịnh lượng cao
Trang 14Trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại, cũng cóthể phân loại các mục tiêu chiến lược thành mục tiêu định tính và mục tiêu địnhlượng.
- Mục tiêu định tính là những mục tiêu biểu hiện dưới dạng xu hướng, tính chất,không lượng hoá được bằng các con số cụ thể Chúng thường gắn liền vớinhững vấn đề có tính chất phức tạp, khó có thể định lượng được
- Mục tiêu định lượng là những mục tiêu được biểu hiện bằng các con số cụ thể,
có thể đo lường được bằng các công cụ khác nhau
Giữa mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, bổ xung cho nhau để phản ánh đầy đủ sự phát triển của thương mại trongthời kỳ chiến lược
Phương án chiến lược phát triển thương mại có thể hiểu là tập hợp ý đồ, mụctiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại với các giải pháp để thực hiện mục tiêu,nhiệm vụ đó trong một khoảng thời gian nhất định nhằm phát triển thương mạicủa cả nước đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
Ý đồ thương mại thể hiện tư tượng, chỉ đạo trọng chiến lược, thể hiện sựmong muốn phát triển thương mại thông qua việc tổ chức các quá trình sảnxuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường Thông thường ý đồ ít khibiểu hiện bằng lời trong phương án, nhưng chúng có vai trò chủ đạo đối vớiviệc xác định nội dung của phương án Ý đồ phát triển thương mại nẩy sinhnhờ: truyền thống phát triển thương mại, sự giao dịch, tiếp xúc với thị trường
và quá trình tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo…
Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại là sự cụ thể hoá ý đồ phát triểnthương mại, phản ánh thông qua các chỉ tiêu của phương án phát triển thươngmại Biện pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại được hìnhthành thông qua quá trình phân tích, xác định, lựa chọn phương án Yếu tố