Các yếu tố trong phạm vi ngành thương mạ

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC (Trang 25 - 29)

Thực hiện chiến lược phát triển thương mại không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố từ ngoài ngành mà còn phụ thuộc vào tiềm năng của chính bản thân ngành thương mại. Tiềm lực thương mại phản ánh các yếu tố chủ quan và nước độ nào đó của đất nước có thể sử dụng để khai thác các cơ hội phát triển thương mại. Mặt khác cũng cần nhận thấy rằng tiềm lực thương mại của đất nước không phải là bất biến, chúng có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi, chúng có thể thay đổi một phần hay toàn bộ. Thực tế cho thấy yếu tố tiềm năng thương mại thay đổi chậm hơn so với thay đổi thường xuyên liên tục của môi trường kinh doanh thương mại. Đôi khi chúng còn hạn chế khả năng phản ứng của ngành thương mại trước sự thay đổi các cơ hội kinh doanh.

Những tiềm lực chủ yếu trong ngành hay bị ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại.

Một là: Nguồn nhân lực

Trong hoạt đông kinh doanh cũng như hoạt động thương mại, con người luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm sự thành công. Nhiều nhà kinh tế đã đánh giá con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp hay một ngành, một lĩnh vực kinh doanh. Chính con người với năng lực của mình sẽ tìm ra và khai thác được đúng các cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có như: Vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ…một cách có hiệu quả nhất. Về mặt chiến lược, chính thông qua hoạt động của con người mà các khâu của quá trình quản lý chiến lược như: xây dựng, thực hiện, kiểm tra, đánh giá…được thực hiện có chất lượng cao.

Trong phân tích và đánh giá nguồn nhân lực cần đặc biệt chú trọng tới ba loại lao động sau:

- Cán bộ lãnh đạo quản lý, quản trị viên cấp cao, những người có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện.

- Cán bộ quản lý, quản trị viên cấp thừa hành, những người trực tiếp làm công tác chức năng và thực hành công tác quản lý sản xuất kinh doanh thương mại.

- Những người lao động trực tiếp, gắn liền với quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, dịch vụ.

- Nội dung và vấn đề đánh giá gắn liền với từng bộ phận của nguồn lực song những nội dung đánh giá chung nhất thường bao gồm những vấn đề như: số lượng lao động, chất lượng lao động, cơ cấu lao động, loại lao động…

Hai là: Vốn kinh doanh trong hoạt động thương mại.

Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của ngành thương mạnh, thông qua khối lượng vốn mà có thể huy động vào hoạt động kinh doanh. Khối lượng huy động, khả năng quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trong kinh doanh nó thể hiện qua những nội dung sau:

- Số lượng vốn tự có của ngành thương mại trong tổng số vốn chiếm tỷ lệ cao hay thấp. Chỉ tiêu này là yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô của ngành thương mại và quy mô cơ hội có thể khai thác được.

- Số lượng vốn có thể huy động được từ các nguồn khác nhau như vốn vay, vốn phát hành từ cổ phiếu, trái phiếu, từ liên doanh liên kết…Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh thương mại.

- Tỷ lệ tái đầu tư vào phát triển thương mại từ lợi nhuận thu được. Chỉ tiêu này được tính theo tỷ lệ phần trăm từ nguồn lợi nhuận thu được giành cho bổ sung vào nguồn vốn tự có trong lĩnh vực thương mại. Nó phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm năng, và quy mô kinh doanh mới.

- Gía trị cổ phiếu của các doanh nghiệp thương mại phát hành trên thị trường. Yếu tố này phản ánh xu thế phát triển của ngành thương mại trong nền kinh tế quốc dân. Một đặc điểm của giá trị cổ phiếu là biến động thường xuyên và đôi

khi rất lớn, đấy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại.

- Khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn: Gồm các khả năng trả vốn và lãi trong dài hạn, nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả của vốn kinh doanh: Những chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của ngành thương mại như: tỷ suất lợi nhuận trên tổng số vốn kinh doanh, tốc độ quay của vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, theo chi phí kinh doanh…Mỗi chỉ tiêu trên có ý nghĩa kinh tế riêng phản ánh hiệu quả kinh tế thương mại và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Ba là: Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thương mại.

Là yếu tố phản ánh nguồn tài sản cố định của ngành thương mại có thể huy động vào kinh doanh thương mại, nó phản ánh tiềm lực vật chất của ngành và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh doanh của ngành. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và công cụ lao động phục vụ cho hoạt động của ngành thương mại nhìn chung không đa dang và phức tạp như trong sản xuất. Hệ thống đó bao gồm:

- Trụ sở làm việc, giao dịch của cơ quan, doanh nghiệp.

- Hệ thống cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm phân phối, trung tâm thông tin quảng cáo, hệ thống kho tàng.

- Hệ thống cơ sở vật chất khác.

Về thiết bị trong lĩnh vực thương mại có thể chia thành ba nhóm như sau: + Nhóm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước về thương mại. + Nhóm trang thiết bị cho hoạt động kinh doanh.

+ Nhóm trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ thương mại.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC (Trang 25 - 29)