1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN rèn LUYỆN kỹ NĂNG BIỂU đồ địa lý lớp 9

39 74 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 736,48 KB

Nội dung

Vấn đề vận dụng các phương pháp để hướng dẫn học sinh khai thác triệt để hệ thống bảng số liệu, biểu đồ trong bài học là không thể thiếu được đối vớigiáo viên giảng dạy Địa Lý nói chung

Trang 1

ĐỀ TÀI: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9

I Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới đòi hỏi sự thayđổi trong cách dạy của thầy và cách học của trò Vì thế trong sách giáo khoaĐịa lý không trình bày đầy đủ mọi kiến thức cho học sinh, mà một phần cáckiến thức của bài học được chuyển vào hệ thống kênh hình thông qua biểu đồ,bảng số liệu thống kê Chính vì thế trong sách giáo khoa Địa lý bậc THCS đãđưa vào một số lượng bảng số liệu khá nhiều với mục đích là để rèn luyện kỹnăng tư duy của học sinh

Xuất phát trên quan điểm dạy học hướng vào người học hay nói cách

khác, theo hướng dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm” Theo hướng dạy học

này, người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn, còn học sinh phải

tự lực tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập

Vấn đề vận dụng các phương pháp để hướng dẫn học sinh khai thác triệt

để hệ thống bảng số liệu, biểu đồ trong bài học là không thể thiếu được đối vớigiáo viên giảng dạy Địa Lý nói chung và giáo viên giảng dạy Địa lý ở bậc

THCS nói riêng Dựa trên quan điểm nhận thức như Lê Nin nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn"

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập tư duy của học sinh thì giáoviên phải nhận thức rằng, thay đổi phương pháp dạy học là thay đổi bằng cách

tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáoviên thông qua hệ thống kênh hình như: biểu đồ, bảng số liệu… Để giúp họcsinh tự tìm ra kiến thức địa lý

Trong quá trình dạy học, người thầy phải suy nghĩ để lựa chọn các hìnhthức tổ chức hướng dẫn học sinh theo nội dung thích hợp của từng bài Phải đầu

tư vào bài soạn và chuẩn bị mọi tình huống trong thiết bị bài giảng một cách

Trang 2

khoa học nhằm đảm nhận phần việc cao hơn trong quá trình truyền thụ kiến

thức để đáp ứng với mục tiêu hiện nay “Lấy học sinh làm trung tâm”

Trong quá trình học tập, học sinh phải nỗ lực tìm tòi kiến thức mới theo

sự hướng dẫn của giáo viên thông qua các biểu đồ, bảng số liệu của sách giáokhoa

Quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, thì quá trình tư duy là chủ yếu,

là mấu chốt nhất Nếu không phát huy được năng lực tư duy của học sinh cónghĩa là chưa hoàn thành nhiệm vụ dạy học

3 Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

Học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Trường Tộ

5 Phương pháp nghiên cứu.

Kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy của giáo viên và tiết học của học sinhtrên lớp

II Phần nội dung:

1 Cơ sở lý luận.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã xác định phải “khuyến khích tự học”, phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định, “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”

Định hướng trên đây đã được pháp chế hóa trong Luật giáo dục, điều

24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của tùng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào

Trang 3

thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Đối với học sinh THCS không còn thích ngồi nghe những lời giải thích tỷ

mỉ như học sinh tiểu học Các em chờ đợi những cách tìm hiểu mới đối với bàihọc mà ở đó tính tích cực, tính hoạt động của tư duy và tính tự lập được thựchiện Đây là biểu hiện của thái độ tự nghiên cứu của học sinh THCS

Vì thế việc hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng biểu đồ là rất cần thiết để pháthuy tính “ Tích cực – tự giác – tư duy – sáng tạo” của học sinh và cũng nhằmđáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đề ra

2 Thực trạng:

- Môn Địa lý góp phần hình thành các năng lực cần thiết của người laođộng (năng lực hành động, năng lực tham gia, năng lực hòa nhập, năng lực vậndụng kiến thức để giải quyết vấn đề) phù hợp với yêu cầu phát triển đất nướctrong giai đoạn mới

- Có sự lựa chọn và sắp xếp sao cho phù hợp khả năng nhận thức của họcsinh; giảm bớt tính hàn lâm, kinh viện, nặng nề, xa rời thực tiễn

- Tăng cường tính hành dụng, tính thực tiễn thông qua việc tăng cườngthực hành trong dạy học Địa lý

Điểm nổi bật nhất là sự đổi mới trong nội dung sách giáo khoa, cách dạycủa giáo viên và cách học của học sinh:

- Sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để tổ chức chohọc sinh các hoạt động học tập tự giác, tích cực, tự lập Điều đó tạo điều kiệncho học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới dưới sựhướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức của giáo viên

+ Cùng với định hướng về phương pháp dạy học của chương trình, tàiliệu sách giáo khoa Địa lý bậc THCS được biên soạn theo tinh thần cung cấpcác tình huống, các thông tin đã được lựa chọn kỹ để giáo viên có thể tổ chức,hướng dẫn học sinh tập phân tích, xử lý chúng, tạo điều kiện để học sinh vừatiếp nhận kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng trong quá trình học tập

Trang 4

Qua quá trình giảng dạy, trao đổi với các đồng nghiệp môn Địa lí ởtrường THCS nhiều năm, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ nhằmphát huy tính tích cực, tư duy, sáng tạo của học sinh có một số mặt thuận lợi vàkhó khăn như sau:

* Thuận lợi:

Về phía Giáo viên:

- Trong quá trình dạy học, giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp vớitừng nội dung bài học, từng dạng biểu đồ khác nhau, kết hợp tốt kênh chữ trongcác hoạt động dạy học, tổ chức tốt hoạt động của thầy và hoạt động của trò, đểphát triển năng lực, tư duy, sáng tạo của học sinh

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp, hướng dẫn học sinh nhậnbiết các dạng biểu đồ và khai thác triệt để các kiến thức thông qua biểu đồ, sơ

đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin…

Về phía Học sinh:

- Phần lớn học sinh đã nhìn nhận về bộ môn Địa lý không phải là mônhọc phụ, nên đã đầu tư thời gian và tài liệu (sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản

đồ, átlát, câu hỏi trắc nghiệm )

- Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, phát biểu ý kiến khihiểu bài, chăm lo việc học bài và làm bài ở nhà Một số em tự nguyện tham giavào đội tuyển học sinh giỏi, điều đó đã động viên tinh thần cho những giáo viêndạy môn Địa lý

- Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáoviên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà Đa số học sinh tham gia tíchcực trong việc thảo luận nhóm và đã đạt hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hộikiến thức Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bảnthông qua các biểu đồ, các em đã trả lời được những kiến thức trọng tâm thểhiện trên biểu đồ Đa số các em có nhận thức đúng đắn về bộ môn, có nhiềuhứng thú, tư duy tốt, đam mê, cần cù chịu khó, có kỹ năng tốt trong phân tíchbiểu đồ, bảng số liệu thống kê

Về phía nhà trường:

Trang 5

- Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng trong công tác đầu tư chấtlương mũi nhọn chuyên môn Luôn chú trọng đến công tác đổi mới phươngpháp dạy học – kiểm tra đánh giá Đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ hoạt độngtrọng tâm đó chính là lĩnh vực chuyên môn, luôn chú trọng đầu tư cho chấtlượng đại trà và mũi nhọn Kết quả thu được qua học tập của học sinh chính làthước đo quá trình dạy học của giáo viên cũng như tiếp thu kiến thức của học sinh

=> Như vậy để hỗ trợ cho sự thành công của việc rèn luyện kỹ năng biểu

đồ, nhằm phát huy tính tự giác tích cực của học sinh thì sự quan tâm của nhàtrường, nhiệt tình của giáo viên, sự say mê của học sinh đóng vai trò rất quantrọng

* Khó khăn:

Về phía Giáo viên:

- Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để rèn luyện tốt kỹ năng biểu đồnhằm phát huy tính “tích cực – tư duy – sáng tạo” của học sinh thay cho phươngpháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép” Do đó nhiều học sinhchưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thìnhìn vào sách giáo khoa, chưa biết vẽ, rút ra kiến thức từ biểu đồ

- Thực tế giảng dạy ở phổ thông cho thấy: Một số ít Giáo viên đã coi nhẹviệc “ rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh mang tính chất qua loa, hìnhthức chứ không dùng trong khi khai thác kiến thức”

- Thường thì các tiết thao giảng, thanh tra, kiểm tra thì Giáo viên có sựchuẩn bị chu đáo cả về thời gian lẫn phương tiện dạy học nên giờ dạy việc khaithác kiến thức đạt hiệu quả cao, nhất là khai thác và rèn kỹ năng bản đồ cho họcsinh

Với Học sinh:

- Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm, việctiếp thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ thể, lặp lại nhiều lần Các em chưa xácđịnh được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì? Vì thếcác em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh

Trang 6

- Do tâm huyết dành cho bộ môn của học sinh chưa nhiều, ít vận động,suy nghĩ, óc tưởng tượng tư duy còn hạn chế Nên kết quả đạt được của bộ mônchưa cao

- Đa số học sinh có kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệutrong sách giáo khoa còn rất yếu vì các em nghĩ những công việc đó không cầnthiết, toàn bộ kiến thức cơ bản đã được thể hiện qua kênh chữ, nên khi các bàitập yêu cầu vẽ biểu đồ hay phân tích biểu đồ các em ít chú ý Khi được Giáoviên yêu cầu quan sát vào tranh ảnh biểu đồ, làm bài tập vẽ biểu đồ thì các emlại không nắm rõ các bước để vẽ, rồi đến cách nhận xét các em cũng chưa nắm

rõ Vì vậy khi Giáo viên yêu cầu các em dựa biểu đồ sách giáo khoa để hoạtđộng nhóm và khi xây dựng bài, thì phần lớn học sinh không chịu khó nhìn hìnhảnh suy nghĩ trả lời mà chủ yếu dựa vào kênh chữ có sẵn trong sách giáo khoa

- Vẫn còn tình trạng một số học sinh xem nhẹ bộ môn, cho đây là bộ mônphụ, nên một số học sinh vẫn còn thói quen học thuộc lòng và thụ động trongtiếp thu kiến thức, nên khi tiếp cận với những yêu cầu đổi mới trong phươngpháp dạy học còn gặp khó khăn Điều này cũng ảnh hưởng đến xây dựng, thiết

kế bài giảng trong quá trình lên lớp của giáo viên

Một bộ phận học sinh lười quan sát, hạn chế trong tư duy, khám phá vàchưa tự tìm ra kiến thức qua hỗ trợ của hệ thống kênh hình biểu đồ

Thời gian cho tiết học rèn luyện kỹ năng rất ít, thông thường chỉ đượclồng ghép trong tiết học lý thuyết, thực hành Nhưng thời gian cho việc rènluyện còn ít Trong khi đó muốn rèn kỹ năng biểu đồ tốt cho học sinh cần phải

có thời gian nhiều hơn, để các em thấy được tầm quan trọng của việc vẽ, nhậnxét biểu đồ

Nhiều em vẫn ngại tham gia dự thi học sinh giỏi bộ môn Địa lý vì các emchưa có kỹ năng tốt trong phân tích dụng cụ trực quan, đặc biệt vẽ và nhận xétbiểu đồ

* Điều tra cụ thể:

Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập

bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc điều

Trang 7

tra được thực hiện thông qua những câu hỏi từ biểu đồ nhằm phát triển tư duytrên lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết ….

Qua điều tra, đa số học sinh chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất trìnhbày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì trả lờichưa được tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ kiến thức giữa các bài các chương,chưa nắm rõ các đối tượng địa lí, những nội dung trọng tâm trong biểu đồ Cụthể kết quả HK II năm học 2014 – 2015:

7 21.6

2

4 10.81

3 Nội dung và hình thức của giải pháp :

a Mục tiêu của giải pháp:

Trong dạy học Địa lý, phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ có ý nghĩarất quan trọng, vì các kiến thức lí thuyết không thể hiện đầy đủ trong kênh chữ,hoặc nếu có thể hiện đầy đủ thì việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh sẽ không

có, khả năng phát triển tư duy của học sinh không còn Từ đây các em chỉ họcbài một cách máy móc thuộc lòng trong sách giáo khoa Vì thế muốn mở rộngkiến thức địa lí, đồng thời phát triển khả năng tư duy của học sinh, thì việc rènlyện kỹ năng biểu đồ sẽ tập trung sự chú ý của học sinh, giúp học sinh địnhhướng tốt hơn, làm rõ, cụ thể hơn những nội dung cơ bản Mở rộng và bổ sungnhững kiến thức được trình bày Làm nguồn thông tin để tạo điều kiện học sinhtiếp thu kiến thức được dễ dàng và nhanh chóng hơn

Trang 8

Vai trò của các giác quan trong dạy - học Địa lý là rất quan trọng Theo

tâm lý học: Việc lưu giữ tri thức (nhớ) tùy thuộc vào các giác quan: Nghe: 20%, nhìn: 30%, nghe và nhìn: 50% Tự trình bày: 80%, tự trình bày và làm: 90%.

Việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ trong dạy - học Địa lý sẽ góp phần tạođiều kiện cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức trong quá trình nhận thức, góp phầngiáo dục thẩm mỹ cho các em Giúp cho học sinh nhận thức nhanh chóng vàchính xác các biểu tượng địa lý Tạo điều kiện cho học sinh phát triển năng lực

tư duy địa lý Do vậy rèn luyện kỹ năng biểu đồ có vai trò quan trọng trong quátrình dạy - học địa lý Việc rèn luyện kỹ năng thực hành qua các bài tập vẽ biểu

đồ nhằm hỗ trợ mọi giác quan của học sinh Cụ thể hóa và tăng hiệu quả việcgiảng dạy của giáo viên Giúp học sinh dễ nhận biết, dễ nhớ, tăng khả năng tiếpthu kiến thức Hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiếnthức, tạo điều kiện cho học sinh thực hành để hình thành và rèn luyện các kỹnăng Góp phần đổi mới phương pháp dạy – học và đổi mới cách đánh giá kếtquả học tập của học sinh Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho giáo viên trong việc nângcao kiến thức, kỹ năng thiết kế bài học

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

* Nội dung của giải pháp:

Đối với học sinh: Trước tiên học sinh cần có thái độ học tập nghiêm túc,

có cái nhìn đúng đắn đối với môn học, có sự chuẩn bị cho bộ môn trước khi bàihọc bắt đầu như trả lời trước câu hỏi trong sách giáo khoa, trong bài có nhữngbiểu đồ, bảng số liệ nào, có nhắc đến những địa danh nào thì học sinh tự tìm tưliệu tham khảo để khai thác kênh hình đó, chủ động tiếp nhận tri thức

Đối với giáo viên:

Giáo viên là người tổ chức tiết học, dẫn dắt học sinh chinh phục tri thức,nhất là với đặc điểm môn Địa lí, bên cạnh việc đổi mới phương pháp, đưaphương tiện hiện đại vào giảng dạy thì việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ trong dạyhọc là việc cần thiết vừa làm phong phú bài giảng vừa giúp học sinh khắc sâukiến thức Đồng thời chủ trương của Bộ GD-ĐT đã được Sở GD-ĐT quán triệttừng năm học, đến từng đơn vị giáo dục và đặc biệt trong hè năm học 2007-

Trang 9

2008 đã tổ chức triển khai tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán về phươngpháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họcsinh Để tiết học đạt hiệu quả và nâng cao được hiệu quả học tập, giáo viên cầnlàm những việc sau đây:

+ Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học, đọc và trả lời các câu hỏi sách giáokhoa, cập nhật Internet

+ Hướng dẫn học sinh tìm tư liệu và hình ảnh liên quan đến bài học và tựkhai thác kênh hình (quan sát, mô tả, nhận xét)

+ Trong tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình SGK và

tư liệu cùng những hình ảnh HS tự tìm và hình ảnh do giáo viên cung cấp để HSchủ động tiếp nhận kiến thức bài học và mở rộng thêm những nội dung có liên quan

- Giáo viên ngoài tâm huyết với nghề, phải có chuyên môn vững vàng, cótác phong sư phạm chuẩn mực, có phương pháp, kỹ thuật dạy học tốt, tạo đượccảm tình đối với các em ngay từ những tiết học đầu tiên Vì chỉ có cảm nhậnđược cái hay cái lý thú trong bài giảng của giáo viên thì lúc đó các em mới có ýthức học tập tốt bộ môn Không chỉ thế mà giáo viên phải luôn sưu tầm nguồntài liệu, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp truyền đạt tốt nhất để thu hútđược nhiều học sinh có tư duy, tích cực, tự giác, sáng tạo

+ Đặc biệt khi hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống kênh hình trong sáchgiáo khoa Địa lý thì giáo viên cần tập trung vào việc sử dụng các thiết bị dạyhọc như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng các thiết bị theo cách minh họa chokiến thức Vì vậy, khi soạn bài cũng như khi lên lớp, giáo viên cần phải xâydựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chuẩn xác, rõ ràng và tổ chức cáchoạt động để học sinh làm việc với các thiết bị nhằm lĩnh hội kiến thức, rènluyện kỹ năng

Giáo viên phải chuẩn bị và nghiên cứu trước nội dung các kênh hình phùhợp với nội dung của tiết dạy để có cách tổ chức hướng dẫn học sinh khai tháckiến thức tốt nhất

Khi soạn bài giáo viên cần phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, bài tậpchính xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các biểu đồ nhằm khai thác tốt nhất

Trang 10

kiến thức và rèn luyện kỹ năng địa lý Đảm bảo việc khai thác kiến thức và rèn

kỹ năng, đảm bảo tính hệ thống giúp học sinh dễ học và dễ hiểu

Giáo viên giúp cho học sinh nắm được trình tự các bước làm việc vớitừng loại biểu đồ để tìm kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực tư duyđịa lý

- Tổ chức nhiều hình thức học tập thích hợp, điều khiển học sinh học tậptích cực và chủ động Chú ý đến từng đối tượng học sinh, kèm cặp, giúp đỡ chohọc sinh còn yếu, tiếp thu bài còn chậm

+ Khai thác kiến thức từ biểu đồ:

Vai trò của biểu đồ là hình thành cho học sinh những biểu tượng cụ thể vềđịa lý đồng thời giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức mới

Giáo viên thường dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn học sinhkhai thác tri thức địa lý từ biểu đồ: cho học sinh quan sát, giáo viên đặt một sốcâu hỏi cho học sinh phân tích biểu đồ trước, sau đó dùng phương pháp quy nạptrình bày tài liệu và rút ra kết luận

Giáo viên cũng có thể dùng tranh ảnh để củng cố bài học, bổ sung kiếnthức cho học sinh sau khi đã dạy bài mới

Mỗi loại biểu đồ đều có chức năng thể hiện đối tượng, nhưng do đặc tínhriêng nên mỗi loại biểu đồ có khả năng tốt hơn cho việc thể hiện một đặc điểmnào đó của đối tượng Ví dụ biểu đồ đường thể hiện rõ quá trình vận động, pháttriển của sự vật; Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu; Biểu đồ cột thể hiện số lượng vàtình hình phát triển của sự vật, hiện tượng địa lý…

Việc sử dụng biểu đồ diễn ra dưới nhiều hình thức: quan sát, phân tích,nhận xét: từ biểu đồ chuyển ra bảng số liệu thống kê, hay ngược lại Dù dướihình thức nào, giáo viên cũng phải giúp học sinh rút ra được những kiến thứcchứa đựng trong các biểu đồ, trên cơ sở đó rèn luyện và hình thành kỹ năng sửdụng biểu đồ cho học sinh

* Cách thức tiến hành giải pháp:

Sau khi xác định được các nội dung trọng tâm của quá trình nghiên cứu,giáo viên lần lượt đưa ra những biện pháp cụ thể, thích hợp nhất để hướng dẫn

Trang 11

học sinh tìm hiểu nội dung một cách có hiệu quả nhất, dễ hiểu nhất, nhớ lâunhất, phân tích và giải thích vấn đề một cách khoa học nhất.

Để rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh, trước tiên giáo viên phải hìnhthành cho các em kiến thức về cách nhận biết từng dạng biểu đồ, các bước hoànthiện biểu đồ và cách nhận xét biểu đồ, cụ thể như sau:

- Biểu đồ tròn

Dấu hiệu nhận biết

Vẽ biểu đồ tròn khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ cácthành phần trong một tổng thể

Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm

thì phải lựa chọn biểu đồ tròn Luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”

Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn

Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như

tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %

Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn

Lưu ý: Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính

trực quan và mĩ thuật cho bản đồ Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng nhữnghình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho các hình tròn

Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tựcủa các thành phần có trong đề bài cho

Lưu ý: toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ 100% Như vậy, tỉ

lệ 1% ứng với 3, 6 độ trên hình tròn

Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiềuthuận với chiều quay của kim đồng hồ Thứ tự các thành phần của các biểu đồphải giống nhau để tiện cho việc so sánh

Trang 12

Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp

ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải cuối cùng ta ghi tênbiểu đồ)

Lưu ý: Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ.

Ví dụ: Xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm… không ghi trống kiểu ngànhnông nghiệp giảm … vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không đượccho điểm

Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)

- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/ giảm như thế nào?

- Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tụchay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?

- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm,nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại

Trang 13

- Bước 1: Vẽ hình tròn và bắt đầu vẽ từ kim chỉ 12 giờ

- Bước 2: Vẽ theo trình tự đề bài cho 1% - 3,60

Ví dụ: 38,4% x 3,6 = 138,240

- Bước 3: Ghi tên biểu đồ

- Lập bảng chú giải: Mỗi thành phần kinh tế một kí hiệu riêng

Biểu đồ :

Hình 8: Biểu đồ cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2002

Nhận xét :

- Năm 2002 cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế lớn nhất là kinh tế

nhà nước 38,4%, thứ nhì là kinh tế cá thể 31,6%, thứ ba là kinh tế vốn đầu tưnước ngoài 13,7%, thứ tư là kinh tế tư nhân, thấp nhất là kinh tế tập thể 8,0%

- Qua đó ta thấy thành phần kinh tế nhà nước có tỉ trọng GDP lớn nhất,thành phần kinh tế tập thể có tỉ trọng GDP nhỏ nhất

Ví dụ 2: Biểu đồ hai hình tròn

Trang 14

Cho bảng số liệu:

NămCác nhóm cây

Tổng số

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Cây thực phẩm, cây ăn quả,

cây khác

9040,06474,61199,31366,1

12831,48320,32337,32173,8

a Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhómcây Biểu đồ năm 1990 có bán kính: 20 mm; biểu đồ năm 2002 có bán kính : 24mm

b Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi quy môdiện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây

- Vẽ hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ cấu

(Quy tắc: Bắt đầu vẽ từ “tia 12 giờ” thuận theo chiều kim đồng hồ)

- Ghi trị số % vào hình quạt tương ứng

Trang 15

- Ghi tên biểu đồ.

b Nhận xét

- Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng từ 6474,6 (năm 1990) lên8320,3 (năm 2002), tăng 1845,7 nghìn ha Nhưng tỉ trọng giảm: Giảm từ 71,6%(1990) xuống 64,8% (2002)

- Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng từ 1199,3 (năm 1990) lên2337,3 (năm 2002), tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng 13,3 lên 18,2

- Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng từ1366,1 (năm 1990) lên 2173,8 (năm 2002), tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng cũngtăng 15,1 lên 16,9

Biểu đồ miền

Dấu hiệu nhận biết

Biểu đồ này thường hay nhầm lẫn giữa vẽ biểu đồ miền và biểu đồ tròn,tuy nhiên 2 loại này sẽ có những dấu hiệu nhận biết nhất định

Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện Loại biểu đồ này thể hiệnđược cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng Toàn bộ biểu đồ là 1hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau

Chọn vẽ biểu đồ miền khi cần thể hiện cơ cấu tỉ lệ Để xác định vẽ biểu

đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn

Trang 16

như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền) Vậy số liệu đã cho cứtrên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.

Dấu hiệu: Nhiều năm, ít thành phần

Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền

Bước 1 : Vẽ khung biểu đồ

- Khung biểu đồ miễn vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữnhật Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau Mỗi miềnthể hiện một đối tượng địa lí cụ thể

- Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải đượcnăm trên 2 cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ

- Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng củabiểu đồ thường thể hiện thời gian (năm)

- Biều đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng haitrục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít,thông thường chỉ sử dụng biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối)

Bước 2: Vẽ ranh giới của miền Lấy năm đầu tiên trên trục tung, phânchia khoảng cách năm theo tỉ lệ tương ứng

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trongbiểu đồ đã vẽ

Toàn bộ biểu đồ miền là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau

Một số dạng biểu đồ miền thường gặp:

+ Biểu đồ miền chồng nối tiếp

+Biểu đồ chồng từ gốc tọa độ

Lưu ý: Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự

từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu

ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩthuật của biểu đồ Khoảng cách các năm bên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ.Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ Nếu số liệu

Trang 17

của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì trước khi vẽ cần xử lí thành

số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %)

- Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứhạng hay không?

a Vẽ biểu đồ miền thể thiện cơ câu GDP thời kỳ 1991 – 2002

b Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ 1991 – 2002

* Hướng dẫn

Chú ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh khi nào thì vẽ biểu đồ cơ câu bằng

biểu đồ miền : Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm, không vẽ biểu

Trang 18

đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành trong biểu

đồ miền biểu diễn năm

- Bước 3: Ghi tên biểu đồ

- Bước 4: Lập bảng chú giải

Biểu đồ :

Trang 19

Hình 10: Biểu đồ cơ cấu GDP thời kỳ 1991 – 2002.

* Nhận xét và giải thích

Từ 1991 – 2002 tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm mạnh từ40,5%

( 1991) xuống 23% (2002) điều đó cho ta thấy nước ta đang từng bước chuyển

từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp

- Tỉ trọng khu vực công nghiệp xay dựng tăng nhanh nhất từ 23,8%(1991) lên 38,5% (2002) Thực tế này phản ánh quá trình công ghiệp hóa củanước ta đang tiến triển

- Tỉ trong ngành dịch vụ tăng nhẹ 1991 ( 35,7%) lên 38,5% (2002)

Biểu đồ hình cột

Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1

số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đạilượng

Ngày đăng: 11/06/2020, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w