1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9

33 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 609 KB

Nội dung

Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rấtquan trọng của việc học tập môn Địa lí.. Trong đó phần thựchành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đ

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Trang 3

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀI/ Bối cảnh của đề tài.

Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏiviệc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải

tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhậptoàn cầu Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất 1học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh

tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta và những hiểu biết cần thiết

về địa phương( tỉnh, thành phố) nơi các em sống và học tập

Trong tất cả các yêu cầu của môn Địa lý lớp 9 thì một yêu cầu vô cùngquan trọng mà giáo viên cần phải trang bị cho học sinh đó là phương pháp vẽbiểu đồ

Đối với các em học sinh lớp 9, đây là năm thứ 4 các em được làm quen vớichương trình mới Vì vậy, đa số các em đã tìm ra cho mình một phương pháphọc phù hợp với môn địa lí Các em đều chăm ngoan, hiếu học và rất say mê yêuthích môn học Một số em còn sưu tầm, đọc thêm sách để mở rộng thêm kiếnthức cho mình Một điều vô cùng thuận lợi là ở chương trình địa lí lớp 9, các emnghiên cứu về địa lí KT- XH Việt Nam điều này rất gần gũi với các em, các em

dễ liên hệ thực tế để dễ hiểu bài, nắm chắc bài và ghi nhớ bài hơn

Song bên cạnh đó, việc học tập môn địa lí 9 vẫn còn nhiều hạn chế Đó làtrình độ nhận thức của các em vẫn chưa đồng đều, một số em chưa có ý thức họctập tốt, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, điềunày ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em Nguyên nhân dẫnđến điều đó là do:

- Các em chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn

- Một số em chưa xây dựng được thời gian biểu phù hợp

- Phương tiện học tập còn chưa đầy đủ

- Một số em có tư tưởng coi đây là môn phụ nên lười học, không chú ýnghe giảng, xây dựng bài

Việc thực hành ở trên lớp với dung lượng thời gian quá ít đã không thểtrang bị cho học sinh hết những kỹ năng vẽ biểu đồ

Do đó việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 ở trường THCS

là một điều kiện không thể thiếu được

II/ Lí do chọn đề tài.

Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rấtquan trọng của việc học tập môn Địa lí Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh

Trang 4

giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành Trong đó phần thựchành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35%tổng số điểm.

Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm

có 52 tiết học thì đã có 11 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và cókhoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bài họccủa học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa Điều đó chứng

tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp chohọc sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năngđịa lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ Bởi thông qua biểu đồ các em

đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tìnhhình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí, hoặc từ biểu đồ đã vẽ các emcũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mớitrên cơ sở kiến thức của bài học

Tuy vậy, với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ còn rấtyếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng Chính vì vậy, bản thântôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố,rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh - để giúp các em thực hiện kỹ năngnày ngày càng tốt hơn

Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập một số sáng kiến trong

việc “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp9”

III/ Phạm vi và đối tượng của đề tài

1/ Phạm vi của đề tài

Giới thiệu các hình thức, phương pháp “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho

học sinh lớp 9”

2/ Đối tượng của đề tài.

Quá trình dạy học và việc sử dụng khai thác các bài tập, thực hành trongsách giáo khoa địa lí 9 ở trường THCS

IV/ Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 giúp chogiáo viên và học sinh có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quảgiảng dạy và học tập môn Địa lí nói chung, đồng thời củng cố, nâng cao việc rènluyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh nói riêng

V/ Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu.

Qua kết quả nghiên cứu tôi thấy khi vẽ một biểu đồ:

- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài

- Tỉ lệ học sinh tự rèn luyện được kĩ năng vẽ biểu đồ chiếm tỷ lệ cao

Trang 5

- Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ.

- Từ đó tỷ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thíchhợp đối với bài yêu cầu cao hơn so với khi chưa được áp dụng

VI/ Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của đề tài.

2/ Về thực tiễn.

Giúp cho giáo viên hệ thống các loại biểu đồ, phân loại các dạng bài tậpbiểu đồ Qua đó tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng giảng dạy bàithực hành và hướng dẫn học sinh làm bài tập địa lí lớp 9

Giúp học sinh nhận biết, xác định được cơ sở lí luận và thực tiễn của việcgiảng dạy các bài thực hành và các bài tập trong chương trình sách giáo khoa địa

Trang 6

PHẦN 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

A Nội dung

1 Cơ sở lý luận

Để giảng dạy địa lý theo phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện

kỹ năng biểu đồ cho học sinh là một việc rất quan trọng, đặc biệt đối với họcsinh lớp 9 vì biểu đồ có chứa dựng nhiều nội dung kiến thức mà kênh chữ khôngbiểu hiện hết Rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh lớp 9 giúp các emhiểu và nắm bắt kiến thức một cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiếnthức lâu hơn Bên cạnh đó, còn rèn cho học sinh khả năng tư duy logic, kỹ năng

so sánh các đối tượng địa lý và rèn cho học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xáctrong việc học địa lý từ đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn, say mê nghiêncứu khoa học địa lý

Việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh lớp 9 còn có khả năngbồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tựhọc, tự nghiên cứu cho học sinh giúp cho bộ môn địa lý bớt khô cứng, đồng thờigiúp người thầy có điều kiện để phối hợp nhiều phương pháp dạy học và cáchình thức dạy học đa dạng, hiệu quả hơn, nâng cao khả năng tư duy và khả năngđộc lập sáng tạo của học sinh Dựa vào biểu đồ người thầy có thể nêu ra nhữngvấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, phát triển tư duy địa lý và khai thácnhững nét đặc trưng quan trọng của địa lý

Khi rèn kỹ năng biểu đồ cho học sinh tốt thì những con số, những cột,đường, miền… không còn bị khô cứng mà trở nên sống động giúp học sinh cóthể phán đoán, suy xét sự phát triển hoặc không phát triển của một ngành, mộtlĩnh vực địa lý hoặc cả một nền kinh tế của một đất nước

kỹ năng nhận xét, giải thích biểu đồ

 Kỹ năng biểu đồ xuất phát từ tri thức vì vậy việc dạy tri thức tối thiểu vềbiểu đồ là rất cần thiết

 Tri thức biểu đồ giúp các em giải mã được các hình vẽ như đường, cột,hình quạt, miền….hoặc những con số khô cứng trong biểu đồ trở nên sốngđộng và có ý nghĩa Đồng thời giúp các em xác lập được mối quan hệ giữacác con số, các đường, các cột… trong biểu đồ Từ đó phát hiện ra các

Trang 7

kiến thức địa lý mới ẩn tàng trong biểu đồ Tất nhiên ở đây chỉ có nhữngtri thức biểu đồ là chưa đủ mà cần phải có cả những tri thức địa lý khác.

Theo một nhà địa lý học nổi tiếng nói: “Khi biểu đồ là đối tượng học tập

thì kiến thức, kỹ năng biểu đồ là mục đích Còn khi biểu đồ là nguồn tri thức thì kiến thức và kỹ năng biểu đồ trở thành phương tiện của việc khai thác tri thức địa lý mới trên biểu đồ”.

2.2 Nội dung:

Trong việc học tập địa lý có rất nhiều loại biểu đồ nhưng trong nội dung

đề tài này tôi chỉ xin nêu ra các bước hướng dẫn rèn kỹ năng biểu đồ trong nộidung chương trình địa lý lớp 9 THCS mà Bộ giáo dục đã ban hành như: Biểu đồđường, biểu đồ cột,biểu đồ thanh ngang, biểu đồ kết hợp giữa cột và đường, biểu

đồ tròn, biểu đồ miền

2.2.1 Các bước rèn kỹ năng chung từ biểu đồ :

 Rèn kỹ năng đọc biểu đồ :

 Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ

 Đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện nội dung của biểu đồ

 Căn cứ vào bảng chú giải và nội dung thể hiện của biểu đồ để hiểutừng nội dung của biểu đồ và mối quan hệ giữa các nội dung địa lýtrên biểu đồ

 Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ :

 Trước khi vẽ biểu đồ cần viết tên biểu đồ một cách chính xác

 Vẽ trục tọa độ: Trục dọc biểu thị đối tượng địa lý nào? Trục ngangbiểu thị đối tượng địa lý nào?

 Dựa vào trục dọc và trục ngang để biểu thị các đối tượng địa lýdưới dạng đường, cột, miền….theo yêu cầu của đề bài

Trang 8

 Vẽ biểu đồ xong cần chú ý chú giải cho biểu đồ.

 Nhận xét :

 Sự tăng (giảm) đối với biểu đồ đường

 Sự giảm (tăng) đối với biểu đồ cột, so sánh giữa các cột

 Biểu đồ tròn cần nhận xét độ lớn (nhỏ) của hình quạt, nếu biểu đồnhiều hình tròn thì nhận xét tăng (giảm) của đối tượng địa lý

 Biểu đồ miền thì nhận xét theo hàng ngang, rồi đến hàng dọc

 Dựa vào kiến thức đã học để giải thích các yếu tố trên biểu đồ xemtại sao đối tượng này lớn hơn đối tượng kia…

2.2.2 Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từng biểu đồ

a Biểu đồ đồ thị (còn gọi là biểu đồ đường hay đường biểu diễn)

- Trục tung thể hiện đơn vị

- Trục hoành biểu thị thời gian (cần chính xác cao)

 Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trụcthời gian và trục đơn vị (Chấm như xác định tọa độ điểm A, điểm Btrong toán học nhưng không có chấm ngang từ trục đến điểm A hayđiểm B như trong toán học)

Chú ý : Chỉ nên chấm nhẹ (Không đậm, không to quá, và trên hoặc dưới các

chấm ghi giá trị của từng năm tương ứng (ghi số)).

 Ghi tên biểu đồ : Có thể trên hay dưới biểu đồ đều được nhưng nênghi trên biểu đồ để không bị quên

 Nếu có hai đường biểu đồ trở nên, phải vẽ hai đường phân biệt (vẽnhánh khác nhau) và có ghi chú theo đúng thứ tự đề bài giao cho

 Cách nhận xét, giải thích :

 Trường hợp biểu đồ chỉ có một đường :

So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trảlời câu hỏi : Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng(giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (Lấy số liệu năm cuối trừ đi sốliệu năm đầu hay chia xem gấp bao nhiêu lần cũng được)

Trang 9

 Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không liên tục(năm nào không liên tục) Nếu liên tục thì giai đoạn nào tăngnhanh, giai đoạn nào tăng chậm Nếu không liên tục thì năm nàokhông còn liên tục.

 Trường hợp có hai đường trở lên :

 Ta nhận xét từng đường một giống như trên theođúng thứ tự trong bảng số liệu cho: Đường A trước, rồi đếnđường B, rồi đường C và đường D

 Sau đó chúng ta tiến hành so sánh, tìm mối liên hệ giữa cácđường biểu diến

 Ví dụ :

Ví dụ một: Loại biểu đồ đồ thị đơn

Vẽ đồ thị biểu hiện sự tăng trưởng diện tích lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long

(đơn vị : triệu ha).

- Trục dọc biểu thị triệu ha

- Trục ngang biểu thị số năm

- Chú ý: Lấy năm 1990 trùng với trục tung

Trang 10

Hình 1 :Đồ thị biểu hiện sự tăng trưởng diện tích lúa ở Đồng bằng Sông Cửu

Long từ năm 1990 đến 2002.

Nhận xét :

 Diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) tăng liên tục từ năm 1990 đến 2002 tăng 1,25 triệu ha

Ví dụ hai : Đối với dạng biểu đồ có từ 2 hay nhiều đường biểu diễn trở

lên cần thận trọng khi lựa chọn mốc thang giá trị trên trục tung một cách hợp lý

để khi vẽ các đường biểu diễn không bị sít vào nhau; còn đối với mốc thời gian

ở trục hoành cần phải đảm bảo tương ứng với tỷ lệ khoảng cách năm và luônđược tính theo chiều từ trái sang phải

*Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồđường biểu diễn:

1 Lựa chọn đúng loại biểu đồ

2 Hệ trục tọa độ: - Đảm bảo phân chia các mốc chính xác

- Ghi đơn vị ở đầu 2 trục

- Có mũi tên chỉ chiều phát triển ở đầu 2 trục

- Mốc thời gian sớm nhất được đặt tại gốc tọa độ

3 Các đường biểu diễn : - Có ký hiệu phân biệt các điểm và đường

- Có các đường nét mờ chiếu dọc và ngang ứng với tọa độ từng điểm

- Ghi số liệu giá trị trên các điểm nút của đường

4 Chú thích tên thành phần trên biểu đồ đường hoặc có bảng chú giải và ghi đầy đủ tên biểu đồ (Thể hiện vấn đề gì, ở đâu, thời gian nào?)

5 Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng

6 Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành

Trang 11

Bài tập vận dụng: Bài tập 3, trang 37-SGK Địa Lí

Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện sản lượngthủy sản thời kì 1990-2002 Nêu nhận xét

Bảng 9.2 Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)

Khai thác Nuôi trồng 1990

1994 1998 2002

890,6 1465,0 1782,0 2647,4

728,5 1120,9 1357,0 1802,6

162,1 344,1 425,0 844,8

 Đọc hiểu các đối tượng địa lý được biểu hiện trên biểu đồ

 Cách vẽ biểu đồ: Cần lưu ý một số điểm như sau :

 Đánh số đơn vị trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ (Tránh

ghi lung tung không cách đều)

 Vẽ đúng trình tự bài cho không được tự ý sắp xếp từ thấp đến cao

hay ngược lại Trừ khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại

Chú giải:

Tổng sốKhai thácNuôi trồng

Trang 12

 Không nên vạch chấm - hay vạch ngang _ từ trục tung vàođầu cột vì sẽ làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt thành nhiều khúc, không

có tính thẩm mỹ

 Cột đầu tiên phải cách trục tung ít nhất là một đến hai dòng kẻ(Không vẽ dính như biểu đồ đồ thị)

 Độ rộng (bề ngang) các cột phải đều nhau

 Nên ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét Số ghiphải rõ ràng ngay ngắn

 Cách nhận xét :

 Trường hợp cột đơn (Chỉ có một yếu tố) :

 Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏităng hay giảm và tăng giảm bao nhiêu? Lấy số liệu năm cuối trừ

đi số liệu năm đầu hay chia cũng được

 Xem số liệu trong khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm)liên tục hay không liên tục? (Lưu ý năm nào không liên tục)

 Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nàochậm Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục

 Trường hợp cột đôi, ba (Có từ hai yếu tố trở nên)

 Nhận xét từng yếu tố một : giống như trường hợp một yếu tố(cột đơn)

 Sau đó kết luận (Có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữacác cột)

 Ví dụ :

Ví dụ 1 : Biểu đồ cột đơn:

Vẽ biểu đồ cột độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên năm 2003

Các tỉnh Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Lâm Đồng

- Trục ngang là các địa phương

 Cột đầu tiên phải cách trục tung từ một đến hai đường kẻ

 Vẽ đúng trình tự bài cho, bề ngang các cột phải bằng nhau

Trang 13

 Ghi số lượng trên đầu các cột để dễ so sánh.

 Viết tên biểu đồ

 Chênh lệch giữa tỉnh cao nhất và tỉnh thấp nhất về độ che phủ rừngcủa Kon Tum và Gia Lai là: 14,8%

Trang 14

- Trục tung đơn vị ( tỉ dồng)

- Trục hoành: (năm)

 Bước 2:Tiến hành vẽ theo năm: năm 1995 sau đó đến năm 2000 –

2002 Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc vàTây Bắc

 Bước 3: Viết tên biểu đồ

Trang 15

- Tây Bắc tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995.

 Giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc luôn cao hơngiá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Bắc

- Năm 1995 gấp 19,3 lần

- Năm 2000 gấp 19,7 lần

- Năm 2002 gấp 20,5 lần

Ví dụ 5: Dạng đặc biệt với số phần trăm và có tổng là 100% còn gọi là

cơ cột cơ cấu hay cột chồng.

Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giátrị sản xuất ngành chăn nuôi

Bảng 8.4 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)

Năm Tổng số Gia súc Gia cầm Sản phẩm

- Trục ngang biểu thị năm

 Bước 2: Vẽ hai cột năm 1990 và 2002 đều là 100%

 Bước 3:Chi tỷ lệ phần trăm từng cột theo số lượng trong bảng

 Bước 4: Ghi tên biểu đồ

 Bước 5: Chú giải: Mỗi ngành một ký hiệu khác nhau

Biểu đồ :

Trang 16

Hình 5 :Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất.

Ngày đăng: 05/06/2020, 06:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w