Tìm hiểu về lý luận và hệ thống pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình Việt Nam chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sangnền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp phảinỗ lực vươn lên từ chính khả năng của mình, các nhà quản lý phải có nhữngquyết định và phương pháp quản lý đúng đắn để đảm bảo cho việc kinh doanhcó hiệu quả Một trong những công cụ giúp cho các nhà quản trị có được cácthông tin chính xác và kịp thời để đưa ra các quyết định đúng đắn là hệ thốngkiểm soát nội bộ mà bộ phận trọng tâm của nó là kiểm toán nội bộ Kiểm toánnội bộ là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quảnlý của doanh nghiệp Thông qua công cụ này, Ban Giám đốc và Hội đồng Quảntrị doanh nghiệp có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn vàtăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước ta đã quan tâm và có nhiều bước đicụ thể thúc đẩy sự phát triển của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nóichung và trong các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng Ở Việt Nam, mới có mặtđược hơn 10 năm và vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ nhưng kiểm toán nội bộ đãkhẳng định được vị thế của mình trong thời gian qua và đang là một nhu cầu cấpthiết đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn mới Tuy nhiên, trongquá trình tổ chức thực hiện, kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp còn gặpnhiều khó khăn, đặc biệt là nội dung và mô hình tổ chức chưa được thống nhấtvà phù hợp do các văn bản pháp lý có liên quan còn nhiều bất cập và chồngchéo Vì vậy, việc xây dựng hệ thống pháp lý để có một mô hình kiểm toán nộibộ phù hợp và hoạt động có hiệu quả là một đề tài cấp thiết đối với công tácquản lý doanh nghiệp hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên, em chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về lý luậnvà hệ thống pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các
Trang 2doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam” để làm đề án môn học cho sinh viên
chuyên ngành kiểm toán.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, tiếp cận hệ thống lý luận cùngvới thực trạng các quy định pháp lý về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trongcác doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam, vận dụng lý luận và thực tiễn nghiêncứu để rút ra bài học cho bản thân, đồng thời mạnh dạn đề xuất một số kiến nghịhoàn thiện hệ thống pháp lý cho tổ chức mô hình kiểm toán nội bộ trong cácdoanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
Trên cơ sở đó, đề tài của em bao gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Lý luận chung về bộ máy kiểm toán nội bộ
Chương 2: Thực trạng hệ thống pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máykiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam hiện nay
Chương 3: Bài học cá nhân.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong quá trình nghiên cứu, em đã vậndụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương phápchung của logic học, phương pháp hệ thống chọn lọc, tổng hợp và phân tích làmrõ đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi của đề án là nghiên cứu lý luận và hệ thống pháp lý về tổ chứcbộ máy kiểm toán nội bộ
Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫntận tình của thầy giáo – TS Tô Văn Nhật Do thời gian tiếp cận thực tế khôngnhiều cũng như hạn chế về trình độ năng lực của bản thân nên bản đề án của emkhông tránh khỏi những sai sót nhất định Em rất mong nhận được ý kiến đónggóp của thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3NỘI DUNG
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ
1.1 Bản chất, vai trò của kiểm toán nội bộ
1.1.1 Bản chất của kiểm toán nội bộ
Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm KTNB trên thế giới.Theo các chuẩn mực hành nghề của KTNB do Viện Kiểm toán viên nội bộ HoaKỳ ban hành thì: “Kiểm toán nội bộ là một chức năng xác định độc lập, sắp đặtbên trong một tổ chức để xem xét, đánh giá các hoạt động và được coi là mộtdịch vụ (sự hỗ trợ) đối với tổ chức.”
Như vậy, theo định nghĩa trên, KTNB là một loại hình kiểm soát có tổchức mà chức năng là đo lường và đánh giá hiệu quả của những việc kiểm soátkhác và mang tính nội kiểm KTNB là một bộ phận cấu thành, là bộ phận trọngtâm của hệ thống KSNB, nó hoạt động theo những nguyên tắc của kiểm toán,thực thi mọi chức năng cơ bản của kiểm toán.
Cụ thể, KTNB có những nội dung hoạt động như sau:
Thứ nhất: Thẩm tra các thủ tục kiểm soát để xác định tính thích hợp vàtính ưu việt của nó
Mục đích của việc thẩm tra tính thích hợp của KTNB là để khẳng địnhrằng hệ thống KSNB vận hành đều đặn và có hiệu quả, đáp ứng mọi mục tiêu đãđịnh trước Việc thẩm tra sẽ phơi bày mọi hành vi gian lận, không bình thườngvà gây lãng phí với bản chất lặp đi lặp lại nhằm ngăn chặn và giảm thiểu chúng.
Thứ hai: Kiểm tra tính trung thực và độ tin cậy của thông tin
KTVNB phải kiểm tra tính trung thực và độ tin cậy không chỉ của bảnthân các thông tin tài chính mà cả hoạt động và phương tiện được sử dụng để
Trang 4xác định, đo đạc phân loại và báo cáo thông tin đó Việc kiểm tra hệ thốngthông tin này là cơ sở để khẳng định các sổ sách và báo cáo tài chính chứa đựngcác thông tin chính xác, kịp thời và hữu ích.
Thứ ba: Kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, các quy định, các kếhoạch và các thủ tục hiện hành
Các KTVNB phải kiểm tra các hệ thống nhằm xác định hoạt động củađơn vị có bảo đảm tuân thủ các chính sách, thủ tục, luật pháp và các quy định cóthể tác động quan trọng tới mọi hoạt động tổ chức Tiếp nối với chức năng này,trong một số trường hợp và nếu được phép của ủy ban quản trị tối cao, cácKTVNB đánh giá tính hợp lý và sự ưu việt của các chính sách, quy định, kếhoạch trước khi đi đến việc xác định mức độ tuân thủ.
Thứ tư: Kiểm tra các phương tiện bảo đảm an toàn cho tài sản
Các KTVNB phải kiểm tra các phương tiện được sử dụng để đảm bảo antoàn cho các tài sản nhằm tránh các dạng mất mát khác nhau Mặt khác,KTVNB cần có những kiến nghị cho nhà quản lý để phòng ngừa các hành độngbất hợp pháp xâm phạm tài sản của đơn vị, tổ chức.
Thứ năm: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả các nguồn lực
KTVNB phải đánh giá chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao.Việc thực hiện này liên quan đến các nhóm hay các nhân viên đơn vị Ở đây,KTVNB không chỉ quan tâm đến việc các nhóm hay các nhân viên thực hiệncông việc của họ một cách hiệu quả, tiết kiệm mà còn quan tâm đến việc thựchiện của họ có mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho DN hay không? Do các côngviệc (đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật) rất đa dạng trong một tổ chức kinh tếnên để hoàn thành được nhiệm vụ trên, bộ phận KTNB phải tuyển chọn đượcnhững người có nghiệp vụ tương xứng.
Thứ sáu: Kiểm tra việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với các chươngtrình hay các hoạt động nghiệp vụ
Trang 5Các KTVNB phải kiểm tra các hoạt động hay chương trình để xem xétcác kết quả thu được có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không, và các hoạtđộng, chương trình đó có được thực hiện theo kế hoạch đã định hay không? Bêncạnh đó, KTVNB cần trợ giúp cho những người lãnh đạo khi xây dựng mục tiêucho các chương trình bằng việc xác định xem những giả thiết, dữ liệu quantrọng có hợp lý hay không, những thông tin hiện thời có chính xác và có đượcsử dụng không, hệ thống kiểm tra kiểm soát có được thiết lập trong các hoạtđộng hay chương trình không.
Thứ bảy: Nghiên cứu, phát hiện, dự báo các rủi ro có thể xảy ra tronghoạt động của đơn vị, góp phần ngăn chặn, xử lý các rủi ro
KTNB là tổ chức nội kiểm, am hiểu mọi đặc trưng của quản lý và hoạtđộng của đơn vị, do đó có điều kiện và phải coi nhiệm vụ phát hiện, ngăn ngừa,xử lý rủi ro là một trong những nhiệm vụ ưu tiên nhằm đảm bảo sự phát triểnbền vững.
Thứ tám: Các nhiệm vụ đặc biệt khác khi lãnh đạo đơn vị giao phó
Ngoài các chức năng trực tiếp, KTVNB có thể được giao thêm nhữngnhiệm vụ có ích cho Ban Giám đốc Một số ví dụ về các nhiệm vụ đặc biệt giaocho KTVNB là: điều tra về cá nhân, đại diện cho Ban Giám đốc hoặc giám sáttrong các cuộc thảo luận, tham gia vào các chương trình đào tạo của đơn vị…
Như vậy, KTNB là sự hỗ trợ cho các nhà quản lý ở mọi cấp để họ tiếnhành công tác quản lý hiệu quả hơn Các KTVNB luôn cố gắng xem xét các vấnđề như thể bản thân họ là những người chủ, và vì thế họ trực tiếp tìm kiếm cácbằng chứng cần thiết cho các giải pháp đối với các vấn đề về quản lý Trọng tâmở đây là hiệu quả và hiệu năng cuối cùng của nhà quản lý KTVNB cố gắng đạidiện cho chủ sở hữu trong các tình huống khi hạn chế về thời gian và sức lực đãkhông cho phép cả những chủ sở hữu và các nhà quản lý có trách nhiệm tiếpxúc trực tiếp với các khía cạnh cụ thể của đối tượng kiểm toán Hay nói theo
Trang 6một cách khác, chức năng KTNB sẽ giúp cho những nhà quản lý có thể chuyêntâm vào công việc đưa ra những quyết định đúng đắn mà không phải dành mộtphần thời gian và sức lực vào các công việc KSNB.
1.1.2 Vai trò của kiểm toán nội bộ
KTNB là một chức năng quản lý đã được xây dựng, phát triển từ lâu Cácđơn vị kinh tế cơ sở nhận thấy rằng hệ thống KTNB là phương tiện quản lý hiệuquả và ngày nay nó đã tìm được chỗ đứng vững chắc trong các cơ quan chínhphủ, các đơn vị SXKD lớn nhỏ tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Với sự lớn mạnh của các loại hình DN trong một vài thập niên gần đây,tầm quan trọng của KTNB cũng được nâng cao một cách tương ứng làm cho nótrở thành yếu tố chính trong việc thiết lập kiểm tra nội bộ của DN và sự lớnmạnh đó đã đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển của ngành kiểm toánnói chung.
Đối với kiểm toán bên ngoài (KTNN và KTĐL): KTNB là công cụ quản lý
hiệu quả và là sự bổ sung cần thiết cho công việc ngoại kiểm nên kiểm toán độclập luôn khuyến khích khách hàng của mình thiết lập bộ phận KTNB Hơn nữa,việc kiểm toán báo cáo tài chính theo những cách tiếp cận dựa trên rủi ro thìcông việc kiểm toán sẽ được giảm bớt nếu như đơn vị có hệ thống KSNB hoạtđộng hiệu quả.
Đối với các đơn vị, KTNB đem lại cho nhà quản lý cấp cao cái nhìn quán
xuyến đối với mọi hoạt động đã và đang diễn ra; khi những người chủ sở hữuhay những nhà quản lý không có đủ thời gian và sức lực cũng như chuyên môncho việc kiểm tra, kiểm soát độc lập thì các KTVNB sẽ giúp họ để họ tập trungđược nhiều hơn vào quá trình đưa ra các quyết định quản lý.
Đối với hệ thống kiểm tra tài chính nhà nước, KTNB được đặt tại các đơn
vị cơ sở sẽ giúp sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lậntrong quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính góp phần nâng cao
Trang 7hiệu quả sử dụng tài sản, nhân lực, tiền vốn và hạn chế lãng phí, tham nhũng,nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý.
1.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
1.2.1 Ý nghĩa, nguyên tắc và nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kiểm toán
Tổ chức bộ máy kiểm toán là một trong những vấn đề cơ bản bao hàmtrong khái niệm tổ chức kiểm toán Bộ máy kiểm toán bao gồm cả con người vàphương tiện chứa đựng các yếu tố của kiểm toán để thực hiện chức năng kiểmtoán Tổ chức bộ máy kiểm toán với những mô hình tổ chức và cơ chế hoạtđộng linh hoạt nhằm thích ứng với đặc điểm của đối tượng và khách thể kiểmtoán trong các cuộc kiểm toán cụ thể và hướng tới việc thực hiện các chức năngcủa kiểm toán.
1.2.1.1 Ý nghĩa của tổ chức bộ máy kiểm toán
Lý thuyết hệ thống chỉ ra mối liên hệ logic giữa yếu tố, phân hệ và hệthống Đó là mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung và chúng có thể chuyển hóacho nhau song sự bao hàm của cái chung trong cái riêng vẫn phải được tôn trọngtrong mọi hệ thống tổ chức nói chung cũng như trong tổ chức bộ máy kiểm toánnói riêng Mặt khác, theo nguyên lý chung của tổ chức bộ máy, bộ máy kiểmtoán cũng có thể được tổ chức theo phương thức trực tuyến – tham mưu hoặctheo phương thức chức năng và có thể chọn loại hình tập trung hay phân tán tùyquy mô và địa bàn hoạt động, tùy khả năng và phương tiện điều hành…
Do có sự khác nhau về các điều kiện trên và do trình độ nhận thức và kinhnghiệm kiểm toán cùng mức trang bị các phương tiện kiểm toán ở mỗi nơi, mỗilúc khác nhau nên bộ máy kiểm toán không thể tổ chức theo một khuôn mẫumáy móc Hơn nữa, khi đã nói tới yếu tố con người là nói tới các quan hệ xãhội, đến truyền thống văn hóa cụ thể Do đó, tổ chức bộ máy kiểm toán khôngchỉ mang tính khoa học mà còn mang cả tính nghệ thuật Trong trường hợp này,tính khoa học của tổ chức bộ máy đòi hỏi phải tạo ra những mối liên hệ giữa các
Trang 8yếu tố, các phân hệ với hệ thống; giữa bản thân hệ thống kiểm toán với các yếutố khác và cả với môi trường hoạt động của hệ thống này Trong khi đó, tínhnghệ thuật của tổ chức đòi hỏi phải xử lý các mối liên hệ này thật mềm dẻo đểduy trì được biên độ tổ chức ở mức cao nhất, thích ứng với từng điều kiện cụ thểvề nhân viên, thiết bị và môi trường thực hiện…
Tất cả các yêu cầu trên đòi hỏi khoa học về tổ chức kiểm toán trước hếtphải xác định được những nguyên tắc cơ bản về tổ chức bộ máy kiểm toán, trêncơ sở đó xác định các mô hình tổ chức trong hàng loạt các mối liên hệ bên trongvà ngoài hệ thống.
1.2.1.2 Nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán
Tổ chức bộ máy kiểm toán cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
Một là, phải xây dựng đội ngũ KTV đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu
về chất lượng, phù hợp với từng bộ máy kiểm toán.
KTV là yếu tố cơ bản cấu thành bộ máy kiểm toán Sự tồn tại cũng nhưchất lượng hoạt động của bộ máy kiểm toán được quyết định trước hết bởi sốlượng và chất lượng đội ngũ KTV Đó cũng là nguyên lý chung cho việc tổ chứcmọi hệ thống bộ máy Hơn nữa, hoạt động kiểm toán lại có chức năng đặc biệtnên càng đòi hỏi cao với KTV cả về năng lực chuyên môn và phẩm hạnh đạođức Vì vậy, bất cứ ở đâu, trong phạm vi quốc gia hay quốc tế, và bất cứ lúcnào, các tổ chức kiểm toán đều coi trọng việc xây dựng đội ngũ KTV.
Mặt khác, kiểm toán lại bao gồm nhiều loại hình với những bộ máy tổchức cụ thể cũng có những điểm khác nhau về nội dung và phương pháp kiểmtoán cụ thể và từ đó cả về tổ chức kiểm toán Vì vậy, xây dựng đội ngũ KTVcũng đòi hỏi những yêu cầu riêng biệt thích ứng với từng loại hình, từng bộ máykiểm toán.
Trang 9Hai là, hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ chứa đựng
các mối liên hệ trong – ngoài khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lýthuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép biện chứng về liên hệ.
Mục tiêu của tổ chức là tạo ra mối liên hệ theo một trật tự xác định Trongkiểm toán, trật tự này được xác định khác nhau do quan hệ giữa các mục tiêukiểm toán khác nhau với các khách thể kiểm toán khác nhau Mỗi khách thể,mỗi chủ thể này lại có nhiều mối liên hệ khác nhau ngoài kiểm toán Trong việcxử lý hàng loạt mối liên hệ phức tạp này cần phải có phương pháp luận biệnchứng giữa các sự vật, hiện tượng, giữa cái chung và cái riêng, giữa cái mới vàcái cũ.
Ba là, tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên tắc chung của
mọi hệ thống tổ chức bộ máy: tập trung, dân chủ thích ứng với từng bộ phậnkiểm toán.
Nguyên tắc tập trung – dân chủ do Lenin đề xướng trong việc xây dựngĐảng Cộng sản và được phát triển ứng dụng trong mối quan hệ giữa khách thể -chủ thể - môi trường kiểm toán Ở từng phân hệ kiểm toán trong từng thời kỳphát triển, mối liên hệ khách thể - chủ thể có những điểm khác nhau song đềuđược tổ chức và hoạt động trong mỗi Nhà nước cụ thể với một nguyên tắc tổchức cụ thể: Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1.2.1.3 Nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kiểm toán
Từ ý nghĩa, nguyên tắc của tổ chức bộ máy kiểm toán, có thể thấy nhiệmvụ cơ bản của tổ chức bộ máy kiểm toán là xây dựng mô hình tổ chức bộ máy,xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình và mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bảncấu thành hệ thống bộ máy kiểm toán – kiểm toán viên.
1.2.2 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
KTNB là một loại hình kiểm toán Do đó, việc tổ chức bộ máy KTNBcũng tuân theo các nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán nói chung.
Trang 10Bộ máy KTNB là hệ thống tổ chức của các KTV do đơn vị tự lập ra theoyêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nền nếp, kỷ cương quản lý.
Người thực hiện KTNB là những KTV trong đơn vị hoặc các chuyên gia(giám định viên kế toán) từ bên ngoài Từ đó có thể có 2 mô hình cơ bản là Hộiđồng hay bộ phận KTNB và giám định viên kế toán (hoặc giám sát viên nhànước).
1.2.2.1 Hội đồng hay bộ phận kiểm toán nội bộ
Trong mô hình tổng quát này, bộ máy KTNB có thể được tổ chức theo bamô hình cụ thể như sau:
Mô hình thứ nhất: Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT.
Ủy ban kiểm toán gồm từ 3 – 5 thành viên, giúp việc cho ủy ban kiểmtoán là bộ phận KTNB KTNB là bộ phận trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kiểmtoán theo yêu cầu của ủy ban kiểm toán Mô hình này thường được áp dụng đối vớinhững tập đoàn kinh tế đã được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Đây là mô hình phổ thông và tối ưu nhất Mô hình này đảm bảo tính độclập, khách quan và có quyền lực cao trong công tác kiểm toán Thông qua ủyban kiểm toán, HĐQT sẽ thực hiện có hiệu quả trách nhiệm quản lý, giám sátcông tác tài chính – kế toán trong tập đoàn.
Nhược điểm của mô hình này là do HĐQT của tập đoàn hoạt động theođịnh kỳ và thường xuyên chỉ đưa ra các quyết sách lớn, không trực tiếp điềuhành hoạt động SXKD của tập đoàn Vì lẽ đó, kết quả kiểm toán trình lênHĐQT thường xử lý chậm, làm giảm tính hiệu quả cho hoạt động kiểm toán.
Mô hình thứ hai: Bộ phận KTNB trực thuộc ban kiểm soát.
Ưu điểm của mô hình này là bộ phận KTNB trực thuộc ban kiểm soátthuộc HĐQT đảm bảo được tính độc lập cao cho hoạt động kiểm toán Ban kiểmsoát có công cụ đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm theo quyđịnh của pháp luật và điều lệ của tập đoàn.
Trang 11Tuy nhiên, tính quyền lực, tính hiệu quả, kịp thời của KTNB không caonhư mô hình thứ nhất do bộ phận KTNB trực thuộc ban kiểm soát giúp việc choHĐQT.
Mô hình thứ ba: Bộ phận KTNB trực thuộc tổng giám đốc.
Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo sự độc lập và tính quyền lực củahoạt động KTNB với những đối tượng được kiểm toán KTNB có điều kiệnthường xuyên tiếp cận, phát hiện các sai phạm trong hoạt động SXKD của đơnvị để tư vấn cho đối tượng được kiểm toán và báo cáo cho tổng giám đốc cóbiện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
Hạn chế của mô hình này là do tổng giám đốc là người trực tiếp điều hànhcác hoạt động SXKD của đơn vị trong khi KTNB là bộ phận giúp việc cho tổnggiám đốc kiểm tra, đánh giá hoạt động SXKD nên có những ảnh hưởng nhấtđịnh đến tính độc lập, khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của bộphận KTNB.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy KTNB:
Nếu phân chia theo cách thức tổ chức bộ máy thực hiện kiểm toán, bộmáy KTNB được tổ chức theo những cách thức sau đây:
Thứ nhất: Tổ chức bộ máy KTNB theo lĩnh vực kiểm toán.
Mô hình tổ chức bộ máy KTNB theo cách này dựa trên thực tế là cácKTVNB “độc lập” sẽ làm việc hiệu quả nhất khi được giao trách nhiệm kiểmsoát hoạt động một loại nghiệp vụ riêng biệt của công ty Thực hiện theo cáchnày, bộ máy KTNB thực hiện chuyên môn hóa theo loại nghiệp vụ cụ thể khikiểm toán Nếu một công ty có quy mô lớn, gồm nhiều đơn vị thành viên hoạtđộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau thì việc tổ chức các nhóm KTVNB kiểmtoán theo nghiệp vụ giống nhau sẽ mang lại hiệu quả cao Vì vậy, bộ máyKTNB có thể đạt được hiệu năng trong quản lý Mô hình tổ chức bộ máy KTNBđược khái quát theo sơ đồ sau:
Trang 12Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy KTNB theo lĩnh vực kiểm toán
Tổ chức bộ máy theo mô hình này, nhược điểm lớn là không thể tránhkhỏi sự trùng lặp trong thực hành kiểm toán ở các đơn vị khác nhau, dẫn tới chiphí đi lại tăng thêm, lãng phí thời gian… đặc biệt là nếu công ty gồm nhiều đơnvị thành viên hoạt động phân tán về địa lý hay hoạt động trong nhiều lĩnh vựckhác nhau… Nhược điểm thứ hai là tiến hành kiểm toán theo loại nghiệp vụ sẽkhông đem lại hiệu quả cao như trong trường hợp kết hợp kiểm toán các loạinghiệp vụ khác nhau Bên cạnh đó, việc thực hiện chuyên môn hóa công việckiểm toán theo lĩnh vực cho KTV có thể ảnh hưởng tới khả năng chuyên môn,sự tiến bộ trong nghề nghiệp, sự hiểu biết của KTV… Tuy nhiên, theo cách kếthợp có thể ảnh hưởng tới khả năng chuyên môn của KTVNB trong loại hìnhnghiệp vụ hay lĩnh vực hoạt động cụ thể vì KTVNB thường thực hiện các thủtục kiểm tra ở cấp thấp, sau đó mới hướng tới xem xét các vấn đề quản lý rộnghơn Như vậy, phân tích trên đây chỉ rõ việc sử dụng mô hình cách tiếp cận theolĩnh vực kiểm toán phải đảm bảo sự thận trọng thích đáng Trong những trườnghợp không chắc chắn, tổ chức bộ máy KTNB nên có sự lựa chọn kết hợp.
Thứ hai, tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình song song.
Trong một DN quy mô lớn và có nhiều lĩnh vực hoạt động, tổ chức bộmáy KTNB phổ biến nhất là giao trách nhiệm cho KTVNB theo những “ngành”
KTV phụ tráchnghiệp vụ B
KTV phụ tráchnghiệp vụ CKTV phụ trách
nghiệp vụ A
Kiểm toán trưởng
Trợ lý kiểm toán trưởng
Trang 13hoạt động (hẹp) như tổ chức của công ty Theo cách này, bộ máy KTNB có thểcó những KTVNB cá biệt hay nhóm KTVNB giao cho ngành nghề hoạt độngđặc thù và sắp xếp nhân sự cho các bộ phận trong công ty Nếu mỗi bộ phận cấuthành đơn vị này được chuyên môn hóa theo “ngành”, các KTVNB ở ngành nàycó thể đạt được những ưu thế đặc biệt về lĩnh vực chuyên môn kể cả các hoạtđộng nghiệp vụ riêng biệt Mô hình tổ chức bộ máy KTNB song song giúp chocác KTVNB có thể phát triển mối quan hệ công tác với nhà quản lý (phụ trách ởtất cả các cấp) tốt hơn, đặc biệt là ở “ngành” hoạt động mà KTV này phụ trách.Tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình song song được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình song song
Tuy nhiên, cách thiết lập này cũng có những hạn chế tương tự như trườnghợp thứ nhất vì bản chất của cách này vẫn là tạo ra sự chuyên môn hóa trongcông việc kiểm toán Ngoài ra, theo cách tổ chức này, KTV có thể đạt đượcnhững mối quan hệ đặc biệt với nhân viên trong ngành, trong tổ chức hay trongđơn vị được phụ trách kiểm toán hoặc người có thẩm quyền Điều này có thểlàm ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của KTV trong đơn vị đượckiểm toán Bên cạnh đó, vấn đề bố trí nhân sự và số lượng nhân viên kiểm toáncũng đặt ra với mô hình tổ chức này vì quy mô và tính đa dạng trong hoạt độngkinh doanh.
KTV phụ tráchngành A
KTV phụ tráchngành CKTV phụ trách
ngành BKiểm toán trưởng
Trợ lý kiểm toán trưởng
Trang 14Thứ ba, tổ chức bộ máy KTNB theo khu vực địa lý.
Trong cách thức tổ chức bộ máy KTNB theo khu vực địa lý, một KTVNBriêng biệt hoặc một nhóm KTVNB sẽ thực hiện kiểm toán tất cả các hoạt động,nghiệp vụ của công ty ở một khu vực địa lý nhất định Tùy theo từng trường hợpcụ thể, cách tổ chức này có thể chuyển sang mô hình thứ nhất Trong trường hợpkhác, cách tổ chức này có thể tự điều chỉnh và trở thành mô hình thứ hai Chínhvì vậy, cách tổ chức này có ưu điểm, nhược điểm như hai cách tổ chức đầu tiên.Tuy nhiên, đây là cách tổ chức được đánh giá tốt nhất và là loại hình tổ chứcđược sử dụng nhiều nhất trong KTNB trong thực tế kiểm toán ở các nước cóhoạt động KTNB phát triển Mô hình tổ chức bộ phận KTNB theo khu vực địalý được khái quát trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy KTNB theo khu vực địa lý
Thứ tư, tổ chức bộ máy KTNB sử dụng nhân viên ở trụ sở
Phụ tráchkhu vực A
Phụ trách
Kiểm toán trưởng
Trợ lý kiểm toán trưởng
Trang 15Đây là mô hình tổ chức bộ phận KTNB trong đó bộ phận KTNB được tổchức theo một trong ba mô hình trên và kết hợp với một vài tổ chức ở trụ sở(trung tâm) Trong trường hợp này, “trung tâm” sẽ có ít nhất một trưởng phòngKTNB (hoặc kiểm toán trưởng hay người phụ trách bộ phận KTNB) và thư ký.
Việc tăng số nhân viên tham mưu tùy theo công việc ủy nhiệm cho các bộphận cấu thành ngành đó và tùy theo những loại dịch vụ mà bộ phận KTNBtrung tâm cung cấp Theo cách này, hầu hết các báo cáo kiểm toán được xem xétvà xử lý ở cấp lãnh đạo trung tâm Trong những tình huống cần thiết, một hìnhthức chuyên môn đặc biệt sẽ được áp dụng là sử dụng nhân viên chức năng đặcbiệt Những nhân viên này có trình độ chuyên môn trong một số lĩnh vực đặcbiệt có liên quan tới hoạt động kiểm toán và sẵn sàng trợ giúp cho hoạt độngnày khi cần thiết Thông thường, những nhân viên này ở bộ phận KTNB trungtâm Khi sử dụng nhân viên chức năng đặc biệt cần có sự phê chuẩn của cấplãnh đạo kiểm toán trung tâm.
Trong một cách phân loại tổ chức bộ máy kiểm toán khác, bộ máy KTNBcó thể tổ chức theo mô hình tập trung hay phân tán Phần lớn các trường hợp tổ
chức bộ phận KTNB, các KTV có biên chế KTNB đều ở chỉ huy trung tâm (tạicông ty mẹ mà không phải đặt tại các đơn vị thành viên) Mô hình này là môhình tập trung Theo mô hình này, KTVNB thường xuyên phải di chuyển từtrung tâm tới các địa điểm khác nhau để thực hiện kiểm toán Vì vậy, chi phíphục vụ cho hoạt động kiểm toán thường cao và gây lãng phí thời gian Ngoàira, KTV có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khác nhau trong thực hiện kiểmtoán Sự sắp xếp đặc biệt trong mô hình tập trung là đặt bộ phận kiểm toán tạimột địa điểm thuận lợi mà không phải là trụ sở công ty Với mô hình tổ chức bộphận KTNB phân tán, KTVNB có thể được giao về cho các đơn vị thành viên.Về mặt lý thuyết, mô hình này có thể thực hiện được, nhưng trên thực tế khó cóthể tổ chức được mô hình như vậy vì giới hạn về chi phí cho tổ chức, số lượng
Trang 16nhân viên kiểm toán, kiểm soát hoạt động kiểm toán… Tuy nhiên, một cách tổchức phân tán được áp dụng là bộ phận KTNB có thể tổ chức các văn phòngKTNB theo từng khu vực Theo đó, nhân viên kiểm toán có thể được chỉ địnhlàm việc tại các văn phòng KTNB ở các khu vực Vì những đặc điểm vận dụngtốt hơn mô hình này so với mô hình tổ chức KTVNB phân tán ở các đơn vịthành viên nên mô hình tổ chức kiểm toán theo khu vực có thể bị cường điệuhóa Do đó, khi lựa chọn mô hình này, nhà quản lý cần suy xét thận trọng.Những ưu điểm của cách tổ chức này là có thể giảm thời gian và chi phí cho cácchuyến đi kiểm toán, thuận tiện cho hoạt động cá nhân của KTV, phục vụ tốthơn các nghiệp vụ của công ty trong khu vực địa lý do văn phòng ở địa bàn phụtrách, thúc đẩy KTVNB phục vụ tốt hơn đối với đơn vị quản lý Tuy nhiên,những nhược điểm của tổ chức bộ phận KTNB theo mô hình này gặp phải là chiphí phát sinh thêm để duy trì văn phòng kiểm toán tại địa bàn, mất tính kháchquan vì mối quan hệ của KTV với nhân viên ở địa bàn kiểm toán, tình trạngthiếu kiểm soát đầy đủ, khó khăn trong duy trì chuẩn mực đồng đều cho cả côngty có quy mô lớn.
Về quan hệ giữa bộ phận KTNB với các bộ phận khác trong doanh nghiệp:
Trước hết, công việc của KTNB phải tách ra khỏi các nghiệp vụ hàngngày của DN Bên cạnh đó, KTNB phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lýđể KTVNB không lấn át vai trò, trách nhiệm của các bộ phận hay cá nhân khác.KTVNB phải chịu trách nhiệm thực hiện các công việc mà họ thông thạo vềchuyên môn, nghiệp vụ Đặc trưng này thể hiện tính chất thông tin hay tham vấntrong kết luận của KTVNB Tuy nhiên, trên thực tế thì sự trùng lặp trong thựchiện vai trò, trách nhiệm của KTVNB với các bộ phận khác là không thể tránhkhỏi Mỗi bộ phận khác nhau trong mỗi tổ chức đều phải thực hiện một nhiệmvụ được giao với trách nhiệm và nỗ lực cao nhất Do đó, bộ phận KTNB sẽ thựcsự độc lập với các hoạt động, bộ phận được kiểm toán khi bộ phận này thực sự
Trang 17tách biệt với các bộ phận nghiệp vụ và những nhân viên chức năng như tàichính, marketing, sản xuất…
Mặt khác, bộ phận KTNB phải trực thuộc một cấp quản lý đủ cao đểkhông bị giới hạn phạm vi hoạt động.
1.2.2.2 Giám định viên kế toán (hoặc giám sát viên nhà nước)
Giám định viên kế toán (hoặc giám sát viên nhà nước) là mô hình ứngdụng phổ biến ở các xí nghiệp nhà nước và các DN có quy mô nhỏ Trongtrường hợp này, người thực hiện công việc kiểm toán có thể là KTV chuyênnghiệp (hành nghề), thậm chí ở một số nước trong các xí nghiệp công và DNnhà nước được biên chế trong bộ máy KTNN.
Mô hình này rất thích hợp với các xí nghiệp công, các DN có quy mô nhỏkhông cần biên chế KTVNB Nó phát huy được thế mạnh nghề nghiệp của cácchuyên gia giỏi Tuy nhiên, trong trường hợp này chi phí kiểm toán thường caodo phải thuê nhân viên Mặt khác, công việc KTNB cũng do số ít chuyên gia cótrình độ cao đảm nhiệm nên cần chú trọng đảm bảo tính khách quan, trung thựccủa KTV bằng các phương pháp bổ sung như kiểm tra chéo, định kỳ thay đổinơi làm việc của KTV, tăng cường trách nhiệm của kiểm tra bên ngoài…
1.3 Kinh nghiệm tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ ở các nước trên thế giới
Trên thế giới, KTNB đã có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 60 năm vàđược thừa nhận ở trên 165 quốc gia như một nghề nghiệp mang tính chuyênnghiệp Cùng với sự phát triển năng động và ngày một phức tạp của các nềnkinh tế, vai trò và chức năng của KTNB trong việc đưa ra đảm bảo về việc đơnvị có thể kiểm soát một cách hữu hiệu rủi ro đã dần được công nhận trong tất cảcác khu vực kinh tế công, kinh tế tư nhân và cả các tổ chức phi lợi nhuận Sovới KTNN và KTĐL thì KTNB ra đời muộn hơn Từ những năm 1940, khi cácDN được tổ chức với quy mô lớn mới xuất hiện khái niệm KTNB Với sự lớnmạnh và gia tăng quy mô các DN, tầm quan trọng của KTNB cũng lớn mạnh