Bài học kinh nghiệm rút ra qua việc tìm hiểu lý luận và hệ thống pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về lý luận và hệ thống pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.DOC (Trang 26 - 28)

lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam

Thứ nhất: Về vấn đề tổ chức bộ máy KTNB

Qua nghiên cứu lý luận chung, chúng ta có thể nhận thấy rằng để bộ máy KTNB hoạt động có hiệu quả, các DN cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của KTNB, nắm vững các nguyên tắc tổ chức bộ máy KTNB và việc lựa chọn mô hình bộ máy cần phải gắn với đặc điểm của mỗi DN.

Như đã nêu ở phần trên, một trong những khó khăn trong việc Nhà nước ban hành văn bản pháp lý về KTNB là vấn đề tổ chức bộ máy KTNB trong các doanh nghiệp như thế nào, có bắt buộc hay không. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thực tế hoạt động kiểm toán ở một số nước cũng ghi nhận sự tồn tại của KTNB ở các DN lớn, các tổng công ty là không thể thiếu, và có thể ở các DN vừa và nhỏ. Ở Việt Nam cũng vậy, việc bắt buộc tất cả các DN phải xây dựng một hệ thống KTNB là không cần thiết và không phù hợp. Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với vai trò chủ đạo thuộc về khu vực kinh tế Nhà nước, nên chỉ bắt buộc việc tổ chức KTNB đối với các DN, các tổng công ty của Nhà nước. Tại các tổ chức khác, việc thành lập bộ phận KTNB do thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đó quyết định thành lập. Tại các đơn vị trực thuộc các DN Nhà nước, việc thành lập KTNB do (tổng) giám đốc quyết định với sự tham khảo ý kiến của các đơn vị chủ quản để đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí, chồng chéo. Với vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế, các DN Nhà nước phải là tấm gương chứng tỏ được cho các thành phần kinh tế khác thấy được vai trò quan trọng của KTNB. Khi thực tiễn

chứng minh được tầm quan trọng của KTNB, nhận thức của các nhà quản lý sẽ dần biến chuyển, KTNB sẽ dần đi vào đời sống.

Thứ hai: Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy KTNB trong các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

KTNB là một công cụ kiểm tra, kiểm soát hữu hiệu, phục vụ cho quản lý, điều hành hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đơn vị. Hoạt động KTNB góp phần phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn thất thoát, lãng phí các nguồn lực; đưa ra các kiến nghị cải tiến các hoạt động của đơn vị đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu lực và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của đơn vị.

Trên thế giới, KTNB được xem là một chức năng quản lý và đã có lịch sử phát triển lâu dài; đã trở thành một nghề nghiệp được công nhận trong xã hội. KTNB tồn tại ở các cơ quan , đơn vị sử dụng quản lý mọi nguồn lực có quy mô lớn và hoạt động tương đối phức tạp.

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển ở Việt Nam, KTNB chủ yếu được triển khai thực hiện ở các DN Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay KTNB vẫn chưa được phát triển chiều sâu về chuyên môn, nghiệp vụ và rộng về phạm vi, lĩnh vực hoạt động, còn có nhiều vướng mắc và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện.

Các văn bản pháp lý về KTNB trước đây mới chỉ được ban hành dưới dạng Quyết định, Thông tư và chỉ áp dụng cho các DN Nhà nước. Với định hướng mở rộng phạm vi hoạt động của KTNB thì các quy định pháp lý cần ban hành dưới dạng văn bản pháp luật cao hơn như Luật, Nghị định. Việc này cũng đồng thời đảm bảo việc thiết lập và duy trì bộ phận KTNB được triển khai thống nhất trong mọi đơn vị.

Việc hoàn thiện quy chế pháp lý về tổ chức và hoạt động KTNB ở Việt Nam hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết và phù hợp với yêu cầu lâu dài trong quản lý.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về lý luận và hệ thống pháp lý liên quan tới tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.DOC (Trang 26 - 28)