1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.doc

31 1,3K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 183,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những Thập kỷ gần đây, với chính sách đổi mới đúng đắn củaĐảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tậptrung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướngxã hội chủ nghĩa và đặc biệt là nước ta đã trở thành Thành viên của tổ chứcthương mại thế giới (WTO) với mong muốn học hỏi, hợp tác với tất cả cácquốc gia trên thế giới Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phùhợp với quy luật thị trường, hệ thống kiểm soát nội bộ đã trở thành một côngcụ đắc lực không chỉ với hoạt động tài chính của Nhà nước mà còn vô cùngquan trọng và cần thiết đối với hoạt động tài chính của Doanh nghiệp.

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, nền kinh tế nói chung vàhoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã có nhiều thay đổi phong phú Cáchoạt động kinh tế diễn ra một cách sôi động trên phạm vi rộng lớn và thu hútmọi thành phần kinh tế tham gia Để đứng vững trên thị trường, phù hợp vớisự phát triển của nền kinh tế, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều cố gắng tìmmọi cách để làm cho doanh nghiệp mình tăng trưởng và phát triển Vì vậy,bên cạnh việc thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác tiết kiệmchi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Các nhà quản lí còn phải quan tâmđến vấn đề kiểm soát trong doanh nghiệp bởi vì trong mọi hoạt động củadoanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát luôn giữa vai trò quan trọng trong quá trìnhquản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanhnghiệp Chỉ có kiểm soát tốt nội bộ doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới cóthể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường khốc liệt như hiện nay chính

vì vậy mà em đã quyết định chọn đề án “ nghiên cứu hệ thống kiểm soát nộibộ trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn

Trang 2

về lĩnh vực này, đồng thời góp một phần cho mục tiêu hoàn thiện hệ thốngkiểm soát nội bộ, một vấn đề đã được đặt ra, nhiều doanh nghiệp đã làmnhưng tính hiệu quả không phản ánh đúng đủ tiền bạc, công sức mà hệ thốngkiểm soát nội bộ mang lại cho các nhà quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Nội dung đề án gồm có 3 phần

Nội dung đề án nghiên cứu gồm 3 phần :

Phần 1: lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ

Phần 2: Thực tế hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các

doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống hoạt động kiểm soát

nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 3

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ1.1.1 Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ

1.1.1.1 Khái niệm:

Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) hệ thống kiểm soát nội bộ làmột hệ thống chính sách và thủ tục đựơc thiết lập nhằm đạt đựơc 4 mục tiêusau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảmviệc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động.

Kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các tổ chức, đơnvị Trên cơ sở đó có thể đánh giá rủi ro xảy ra để tìm biện pháp ngăn chặnhiệu quả tất cả các mục tiêu của đơn vị :

Bảo vệ tài sản của đơn vị

Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ bảo vệ các tài sản của đơn vị (bao gồm tàisản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cả các tài sản phi vật chấtnhư sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng…khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bịlạm dụng vào những mục đích khác nhau.

Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin:

Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứquan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý vì vậy cácthông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác vàđộ tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ khách quan các nộidung kinh tế chủ yếu của mọi hoạt động.

Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý:

Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế trong doanh nghiệp phải đảmbảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh

Trang 4

doanh của doanh nghiệp phải được tuân thủ đúng mức Cụ thể hệ thống kiểmsoát nội bộ cần:

- Duy trì kiểm tra việc tuân thủ chính sách có liên quan tới các hoạt độngcủa doanh nghiệp.

- Ngăn chặn phát hiện kịp thời, xử lý các sai phạm và gian lận

- Ghi chép kế toán đầy đủ chính xác lập BCTC trung thực khách quan.Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý:

Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừasự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt độngvà sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực.

* Bốn mục tiêu nói trên của hệ thống kiểm soát nội bộ tuy nằm trong mộtthể thống nhất tuy nhiên đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tínhhiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấpthông tin đầy đủ và tin cậy Cụ thể như nếu chúng ta muốn tăng cường việcbảo vệ tài sản thì sẽ làm tăng thêm chi phí như vậy sẽ không đảm bảo đượcmục tiêu nâng cao tính hiệu quả của hoạt động Vậy nhiệm vụ của các nhàquản lý là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và kết hợp hàihòa bốn mục tiêu nói trên

1.1.2 Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ cần được xây dựng và không ngừng củng cốdựa trên 4 yếu tố chính sau:

- Môi trường kiểm soát- Hệ thống kế toán- Các thủ tục kiểm soát- Hệ thống kiểm toán nội bộ.

1.1.2.1 Môi trường kiểm soát:

Khái niệm:

Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố bên trong đơn vị và

Trang 5

bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động vàxử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ.

Môi trường kiểm soát là những yếu tố của tổ chức ảnh hưởng đến hoạtđộng của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra một môi trườngtrong đó toàn bộ thành viên của tổ chức có nhận thức được tầm quan trọngcủa hệ thống kiểm soát nội bộ hay không.

Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát:

Tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra kiểm soát trong các hoạt động củamột tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào các nhà quản lý tại doanh nghiệp đó Vànhư vậy các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tớiquan điểm, thái độ và nhận thức của các nhà quản lý.

* Môi trường bên trong bao gồm 5 nhân tố:Đặc thù về quản lý:

Các đặc thù về quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau trong điềuhành hoạt động doanh nghiệp của các nhà quản lý Các quan điểm nhận thứcvà hành động của nhà quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp, chi phối việc tổ chứckiểm tra, kiểm soát trong đơn vị.

Để thiết lập một cơ cấu tổ chức tốt các nhà quản lý cần tuân thủ cácnguyên tắc cơ bản sau:

- Thiết lập được sự điều hành và sự kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của DN,không bỏ sót lĩnh vực nào đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận.

Trang 6

- Thực hiện sự phân chia rành mạch 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghichép sổ và bảo quản tài sản.

- Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận.Chính sách nhân sự:

Một doanh nghiệp muốn phát triển được thì phụ thuộc rất nhiều vào độingũ nhân viên vì họ là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trongdoanh nghiệp và họ luôn là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát.Nếu các nhân viên có năng lực và tin cậy nhiều quá trình kiểm soát có thểkhông cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của hệ thốngkiểm soát, ngược lại nếu các nhân viên kém năng lực và thiếu trung thực thìhệ thống kiểm soát nội bộ không thể phát huy hiệu quả Vì vậy chính sáchnhân sự có vai trò vô cùng quan trọng.

Các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể và rõ ràngvề tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên Việcđào tạo bố trí cán bộ và đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lực chuyên mônvà phẩm chất đạo đức đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp.

Công tác kế hoạch

Để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành đồng bộ,khoa học thì trong bất kỳ hoạt động nào các nhà quản lý doanh nghiệp đềuphải có kế hoạch rõ ràng bao gồm:

- Kế hoạch sản xuất- Kế hoạch tài chính

- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm- Kế hoạch hay dự toán đầu tư- …

Trong đó đặc biệt quan tâm tới các kế hoạch tài chính gồm những ướctính cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự luân chuyển tiềntrong tương lai là những nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát.

Trang 7

Nếu việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến hành khoa học và nghiêmtúc thì hệ thống kế hoạch và dự toán đó sẽ trở thành công cụ kiểm soát hữuhiệu Đó là căn cứ để các nhà quản lý xem xét tiến độ thực hiện nhằm pháthiện những vấn đề bất thường và xử lý điều chỉnh kịp thời Đồng thời đâycũng là khía cạnh mà kiểm toán viên thường quan tâm trong kiểm toán báocáo tài chính doanh nghiệp.

Ủy ban kiểm soát:

Ủy ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhấtcủa đơn vị như thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm cácchức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát.

Ủy ban kiểm soát thường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:- Giám sát sự chấp hành luật pháp của công ty.

- Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ.- Giám sát tiến trình lập BCTC.

- Dung hoà những bất đồng (nếu có) giữa Ban giám đốc với các kiểmtoán viên bên ngoài.

* Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài là những nhân tố không thuộc sự kiểm soát củacác nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điềuhành của nhà quản lý cũng như sự thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soátnhư: đường lối phát triển đất nước, hệ thống pháp luật, hệ thống các chínhsách của từng ngành nghề, sự kiểm soát của cơ quan cấp trên…

1.1.2.2 Hệ thống kế toán

Hệ thống tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm:- Hệ thống chứng từ kế toán

- Hệ thống sổ kế toán

- Hệ thống tài khoản kế toán

- Hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán

Trang 8

Trong đó quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọngtrong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Mục đích của một hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thuthập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổ chứcđó, thỏa mãn chức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán.

Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải bảo đảm các mục tiêu kiểm soát chi tiết:- Tính có thực: cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép những nghiệpvụ không có thực vào sổ sách của đơn vị.

- Sự phê chuẩn: bảo đảm mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý.- Tính đầy đủ: bảo đảm việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tếphát sinh.

- Sự đánh giá: bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán cáckhoản giá và phí.

- Sự phân loại: bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đôgtài khoản và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách kế toán.

- Tính đúng kỳ: bảo đảm việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được thựchiện kịp thời theo quy định.

- Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán được ghivào sổ phụ phải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xáctrên các BCTC của doanh nghiệp.

Trang 9

Tác dụng: tạo sự chuyên môn hoá trong công việc sai sót ít xảy ra, và khixảy ra thường dễ phát hiện.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Nội dung: quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệpvụ có liên quan.

Tác dụng: nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn.Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn

Theo sự uỷ quyền của các nhà quản lý, các cấp dưới được giao cho quyếtđịnh và giải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định.

Để tuân thủ tốt quá trình kiểm soát, mọi nghiệp vụ kinh tế phải được phêchuẩn đúng đắn Sự phê chuẩn được thực hiện qua hai loại: phê chuẩn chungvà phê chuẩn cụ thể.

- Sự phê chuẩn chung được thực hiện thông qua việc xây dựng các chínhsách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới tuân thủ.Ví dụ việc xây dựng và phê chuẩn bảng giá bán sản phẩm cố định, hạn mứctín dụng cho khách hàng…

- Sự phê chuẩn cụ thể được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh tế riêng.

1.1.2.4 Kiểm toán nội bộ:

Khái niệm: Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trongđơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêucầu quản trị nội bộ đơn vị.

Kiểm toán nội bộ là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểmsoát nội bộ của doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sựquan sát đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, baogồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tụcvề kiểm soát nội bộ Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho doanhnghiệp có những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong doanhnghiệp Tuy nhiên bộ phận kiểm toán nội bộ chỉ phát huy tác dụng nếu:

Trang 10

Về nhân sự:

- Tuyển chọn những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp có năng lựcchuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các quy định hiện hành.

1.1.3 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát không chỉ để xác minh tính hữuhiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thựchiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo một trình tựnhất định theo 4 bước sau:

- Thu Thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệthống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc

- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho cac khoảnmục trên báo cáo tài chính

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ)- Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ

1.1.3.1.Thu Thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết hệthống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc

Trang 11

+ Thiết kế về quy chế kiểm soát+ Thiết kế về bộ máy kiểm soát

- Hoạt động liên tục và có hiệu lực của kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên phải tìm hiểu về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểmsoát nội bộ của khách hàng theo từng yếu tố cấu thành để :

- Đánh giá xem liệu BCTC có thể kiểm toán được hay không- Nhận diện đánh giá các sai phạm tiềm tàng

- Quy định số lượng bằng chứng cần thu thập- Kế hoạch thiết kế các cuộc khảo sát thích hợp

Có rất nhiều phương pháp tiếp cận để thu thập hiểu biết về hệ thống kiểmsoát nội bộ trong đó có hai cách phổ biến: Phương pháp tiếp cận theo khoảnmục và Phương pháp tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ.

- Phương pháp tiếp cận theo khoản mục: cách này dễ thực hiện nhưngkiểm toán viên sẽ khó đánh giá về những ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đếncác số dư của khoản mục trong BCTC.

- Phương pháp tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ: theo phương pháp nàycác kiểm toán viên xem xét các chính sách, thủ tục kiểm soát đến từng chutrình nghiệp vụ Phương pháp này cho phép kiểm toán viên phân chia cácnghiệp vụ và các số dư tài khoản thành từng loại rõ ràng.

Thể thức để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ:- Dựa vào kinh nghiệm trước đây của kiểm toán viên với khách hàng- Thẩm vấn nhân viên của công ty khách hàng

- Xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của công ty khách hàng- Kiểm tra chứng từ đã hoàn tất

- Quan sát các mặt hoạt động, quá trình hoạt động của công ty khách hàng.Mô tả:

Phương pháp:- Vẽ lưu đồ

Trang 12

- Bảng câu hỏi: bảng này đưa ra các câu hỏi theo các mục tiêu chi tiếtcủa hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, các câu hỏiđược thiết kế dưới dạng “có”- “không” và các câu trả lời “không” sẽ cho thấynhược điểm của kiểm soát nội bộ

- Bảng tường thuật

Kiểm toán viên sử dụng một trong ba phương pháp hoặc cả ba phươngpháp tùy theo đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và quy mô của cuộc kiểmtoán.

* Ở bước 1 này nếu như trong quá trình tìm hiểu về các báo cáo tài chínhnày nếu kiểm toán viên thấy rằng các BCTC không thể kiểm toán được thì sẽđưa ra lí do từ chối và rút khỏi hợp đồng còn nếu như có thể kiểm toán đượcthì ta hoàn tất các quá trình trong bước 1 và chuyển sang bước 2.

1.1.3.2.Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho cáckhoản mục trên báo cáo tài chính

Các bước đánh giá ban đầu về kiểm soát nội bộ:

Nhận diện mục tiêu kiểm soát:

Kiểm toán viên sẽ vận dụng các mục tiêu kiểm soát nội bộ cụ thể chotừng loại nghiệp vụ chủ yếu của công ty.

Nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù

Trong bước này kiểm toán viên không cần phải xem xét mọi quá trìnhkierm soát mà chỉ phải nhận diện và phân tích các quá trình kiểm soát dự kiếncó ảnh hưởng lớn nhất đến việc thỏa mãn mục tiêu kiểm soát mà sẽ mang lạitính hiệu quả cho cuộc kiểm toán.

Nhận diện đánh giá nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ

Nhược điểm được hiểu là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thíchđáng mà điều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạmtrên BCTC.

Đánh giá rủi ro kiểm soát

Trang 13

• Nếu rủi ro kiểm soát đựơc đánh giá là tối đa, kiểm toán viên phải tăngcường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những gian lận sai sót Trongtrường hợp này kiểm toán viên không cần thử nghiệm kiểm soát

• Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hơn mức tối đa, kiểm toánviên sẽ dựa vào kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt thử nghiệm cơ bản.Trong trường hợp này sẽ thực hiện tuần tự thử nghiệm kiểm soát và thửnghiệm cơ bản

1.1.3.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ)

Mục đích: Thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của quy chế, thủ tụckiểm soát để giảm thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ

Phương pháp:

- Nếu thủ tục để lại dấu vết trên tài liệu» Kiểm tra tài liệu

» Thực hiện lại thủ tục kiểm soát

- Nếu thủ tục không để lại dấu vết trên tài liệu

» Quan sát các hoạt động liên quan đến kiểm soát nội bộ» Phỏng vấn nhân viên đơn vị về thủ tục kiểm soát.

1.1.3.4 Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ

Bảng đánh giá kiểm soát nội bộ phản ánh các thông tin

- Mục tiêu của kiểm soát nội bộ với từng khoản mục, chu trình nghiệp vụ- Các thông tin mô tả thực trạng kiểm soát nội bộ do kiểm toán viên thu thập- Bản chất, tính hệ trọng của rủi ro tương ứng

- Nguyên tắc thiết kế, vận hành thủ tục kiểm soát

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với từng khoản mục, chu trình

Trang 14

PHẦN II

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp việt nam

Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung,quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại songhành Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao độngkhông vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chungcủa toàn tổ chức, của người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro?Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cáchchính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính?

Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợiích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gâythiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch Tăng giá thành, giảm chất lượng sảnphẩm ) Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừagạt, trộm cắp Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tàichính Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt củatổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp Đảm bảo tổ chức hoạtđộng hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra Bảovệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ

Tùy vào loại hình hoạt động mục tiêu và quy mô của tổ chức mà hệthống kiểm soát nội bộ được sử dụng khác nhau sao cho phù hợp với doanhnghiệp Ở Việt nam các doanh nghiệp thường xây dựng hệ thống kiểm soátnội bộ dựa trên năm yếu tố :

Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát đặt ra nền tảng ý thức của doanh nghiệp có tácđộng đến ý thức kiểm soát của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp Môi

Trang 15

trường kiểm soát cũng phản ánh phần nào văn hóa của một doanh nghiệp.Môi trường kiểm soát là nền tảng cho các cấu phần khác trong hệ thống kiểmsoát nội bộ của doanh nghiệp nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấuhoạt động phù hợp Nói đến môi trường kiểm soát, người ta hay đề cập đếnnhững vấn đề như:

 Tính chính trực và những giá trị đạo đức trong doanh nghiệp Năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp

 Sự hiện hữu và chất lượng của hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toántrong doanh nghiệp

 Triết lý kinh doanh và phong làm việc của ban lãnh đạo doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

 Công tác phân công quyền hạn và trách nhiệm trong doanh nghiệp Các chính sách và thủ tục về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro bao gồm việc xác định và phân tích những rủi ro có liênquan đến quá trình hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp làm nền tảng choviệc xác định cách thức xử lý rủi ro Thông qua việc xác định mục tiêu đề ra ởcả cấp độ tổng thể doanh nghiệp và cấp độ quy trình hay các bộ phận chứcnăng, doanh nghiệp có thể xác định được những yếu tố chủ yếu dẫn đến thànhcông và sau đó xác định những rủi ro gây ảnh hưởng đến những yếu tố thànhcông này.

Đánh giá rủi ro không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều bị các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài tác động

 Các yếu tố bên trong Sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp Chất lượng cán bộ thấp, sự cố hỏng hóc của hệ thống máy tính, của trang thiết bị, hạ tầng cơ sở Tổ chức và cở sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự thay đổi, mở rộng của sản xuất Chi phí cho quản lý và trả

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w