Quan điểm sử dụng đất bền vững 24

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 34)

Khái niệm nông nghiệp bền vững được Bill Mollison và David Holingren (1978) phát triển vào những năm 70 của thế kỷ này nhằm khắc phục nạn ô nhiễm

đất, nước không khí bởi hệ thống nông nghiệp và công nghiệp cùng với sự mất mát của các loài động, thực vật, suy giảm các tài nguyên thiên nhiên không tái

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 25

sinh. Vấn đề nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm (Hà Thị Thanh Bình, 2000). Đi cùng với vấn đề

phát triển nông nghiệp là sử dụng đất bền vững. Thuật ngữ sử dụng đất bền vững

được dựa trên quan điểm sau:

+ Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất); + Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất;

+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước; + Có hiệu quả lâu bền;

+ Được xã hội chấp nhận (Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm, 1998).

Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững. Nếu sử

dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất được bảo vệ cho phát triển nông nghiệp bền vững.

Hiện nay, nhân loại đang phải đương đầu với nhiều vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái… Nhiều nước trên thế giới đã phát triển nông nghiệp theo hướng quan điểm nông nghiệp bền vững.

Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường đối với những người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào. Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý sâu hại và thiên địch (Cao Liêm và cs, 1992).

Phạm Chí Thành (1996) cho rằng có 3 điều kiện để tạo nông nghiệp bền vững đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ chức về các nhóm địa phương. Tác giả cho rằng xu thế phát triển nông nghiệp bền vững được các nước phát triển khởi xướng và hiện nay đã trở thành đối tượng mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc các tinh túy của nền nông nghiệp chứ không chạy theo cái hiện đại để bác bỏ những cái thuộc về

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 26

sinh thái tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để hiểu biết thiên nhiên.

Không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những người sinh ra và lớn lên ởđó. Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vững cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau (FAO, 1976).

Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài. Một trong những cơ sở quan trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được các hệ thống sử dụng đất hợp lý. Vấn đề này được Altieri và Susanna B.H.1990 cho rằng: nền tảng của nông nghiệp bền vững là chế độđa canh cây trồng với các lợi thế cơ bản là: tăng sản lượng, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác hại của sâu bệnh và cỏ dại, giảm nguy cơ rủi ro… Quan điểm đa canh và đa dạng hoá nhằm nâng cao sản lượng và tính ổn định này được Ngân hàng thế giới đặc biệt khuyến khích các nước nghèo (Khonkaen University, 1992).

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa

đảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình và cs.,1998). Một quan điểm khác lại cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả hiện tại và mai sau (FAO, 1990). Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta, cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu dài của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học.

Sử dụng đất hợp lý là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Các quan điểm cụ thể sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững là:

- Chuyển đổi hệ thống cây trồng trên quan điểm sản xuất hàng hoá và đạt hiệu quả cao.

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 27

Chuyên môn hoá đòi hỏi người sản xuất phải đạt tới trình độ cao, tập trung vào một

đến vài sản phẩm chủ yếu, mà ởđó sản phẩm làm ra chứa đựng một dạng tri thức khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý cao, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh để bán sản phẩm của mình, tiêu thụđược trên thị trường hàng hoá (Nguyễn Duy Tính, 1995).

- Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm trong

điều kiện kinh tế hộ nông dân trong điều kiện ít đất.

- Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá trong các hộ là khuyến khích các hộ ra sức khai thác đất đai trong gia đình họ phát triển mô hình canh tác mới ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý để

không ngừng nâng cao hiệu quả và tỷ xuất hàng hoá trên một đơn vị diện tích. - Chuyển đổi hệ thống cây trồng đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững và an toàn lương thực.

Đểđánh giá tính bền vững trong sử dụng đất cần dựa vào 3 tiêu chí sau:

* Bền vững kinh tế:

Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, thị trường chấp nhận.

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả... và tàn dưđể lại). Một hệ bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.

Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng.

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tếđối với một hệ thống sử dụng đất.

* Bền vững xã hội:

Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội

Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường...). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn cái mặc và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân. Nội lực và

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 28

nguồn lực của địa phương phải được phát huy. Về đất đai, hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao, rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể.

Sử dụng đất bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa của dân tộc và tập quán của địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.

* Bền vững về môi trường

Loại sử dụng đất phải được bảo vệđộ màu mỡ của đất, ngăn chặn thái hóa

đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng

đất mất hàng năm dưới mức cho phép.

Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng đất bền vững.

Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)

Tóm lại: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững là phải đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, của các sinh vật.

1.3.5. S dng đất theo quan đim sinh thái

Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.

Hệ sinh thái có thể hiểu nó bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ...). Tùy theo cấu trúc dinh dưỡng tạo nên sự đa dạng về loài, cao hay thấp, tạo nên chu trình tuần hoàn vật chất (chu trình tuần hoàn vật chất hiện nay hầu như chưa được khép kín vì dòng vật chất lấy ra không đem trả lại cho môi trường đó).

Theo A.Tansley (1935), hệ sinh thái là một đơn vị bao gồm các vật sống và ngoại cảnh không sống của chúng.

Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần chủ yếu:

- Các quần thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) với các mối quan hệ

dinh dưỡng và vị trí của chúng.

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 29

Theo chức năng, hoạt động của hệ sinh thái được phân theo dòng năng lượng, chuỗi thức ăn, sự phân bố theo không gian và thời gian tuần hoàn vật chất, phát triển, tiến hóa và điều khiển.

Các hệ sinh thái thường gặp: - Hệ sinh thái nông nghiệp - Hệ sinh thái rừng

- Hệ sinh thái biển - Hệ sinh thái ao hồ

- Hệ sinh thái đồng cỏ tự nhiên - Hệ sinh thái đô thị.

- Hệ sinh thái nhân văn.

* Hệ sinh thái nông nghiệp

Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống với các hệ thống phụ nhưđồng ruộng trồng cây hàng năm, vườn cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, ao hồ thả cá, các khu dân cư, trong đó hệ sinh thái đồng ruộng là thành phần trung tâm quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ sinh thái nông nghiệp là các vùng sản xuất nông nghiệp, cũng có thể là một cơ sở sản xuất nông nghiệp như nông trường, hợp tác xã nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1984).

Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo do lao động của con người tạo ra. Lao động của con người không phải tạo ra hoàn toàn hệ sinh thái nông nghiệp mà chỉ tạo điều kiện cho hệ sinh thái này phát triển tốt hơn theo quy

định tự nhiên của chúng. Cây trồng vật nuôi và các thành phần sống khác của hệ

sinh thái nông nghiệp quan hệ chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh.

* Hệ sinh thái nhân văn

Hệ sinh thái nhân văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống. Hệ sinh thái nhân văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc phân tích hệ thống tài nguyên nông thôn. Khái niệm này dựa trên quan điểm cho rằng tồn tại một mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa xã hội loài người (hệ thống xã hội) và môi trường tự nhiên (hệ sinh thái). Những mối quan hệ này ảnh hưởng

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 30

đến những nguồn tài nguyên và và đến những tác động về môi trường do con người gây ra. Hệ thống xã hội hình thành trên cơ sở các yếu tố dân số, kỹ thuật, tín ngưỡng, đạo đức, nhận thức, thể chế, cơ cấu xã hội. Hệ sinh thái tồn tại trên cơ sở các yếu tố sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật), các yếu tố vật lý (đất, nước, không khí…). Mối quan hệ tương tác giữa hai hệ thống này được biểu hiện dưới dạng năng lượng vật chất và thông tin. Những dòng vật chất này ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng của từng hệ thống (Lê Trọng Cúc và cs.,1990).

Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái phát triển lâu bền là cơ sở vật chất tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững cho mọi quốc gia. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới sản xuất nông nghiệp đang phải đối

đầu với tình trạng thiếu đất canh tác do sức ép về gia tăng dân số. Việc khai thác và sử dụng quá mức đối với tài nguyên đất đai đặc biệt là vùng đồi núi đã làm cho sản xuất đất nông nghiệp ngày càng bị thoái hoá. Vì vậy sử dụng đất nông nghiệp bền vững đang trở thành vấn đề mấu chốt để quản lý các nguồn tài nguyên đất đai cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm thay đổi nhanh chóng

đời sống của xã hội đồng thời duy trì cải thiện được môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 31 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội có liên quan đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;

- Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được triển khai trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điu tra đánh giá các điu kin t nhiên, kinh tế xã hi có nh hưởng ti s dng đất sn xut nông nghip ca huyn Mai Sơn ti s dng đất sn xut nông nghip ca huyn Mai Sơn

- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội - Đánh giá chung

2.3.2. Hin trng s dng đất sn xut nông nghip ca huyn

- Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mai Sơn

- Hiện trạng cây trồng và loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Mai Sơn.

2.3.3. Hiu qu s dng đất sn xut nông nghip huyn Mai Sơn

- Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả môi trường - Hiệu quả xã hội

2.3.4. Đề xut bin pháp nâng cao hiu qu s dng đất sn xut nông nghip huyn Mai Sơn, tnh Sơn La huyn Mai Sơn, tnh Sơn La

- Lựa chọn loại sử dụng đất có hiệu quả

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Mai sơn.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chn đim nghiên cu

Hc vin Nông nghip Vit Nam – Lun văn Thc s Khoa hc Nông nghip Page 32

huyện, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng theo từng vùng sản xuất, trên cơ

sở kết quả của từng vùng sản xuất để tổng hợp đánh giá chung cho toàn huyện. Căn cứ

vào độ cao tuyệt đối của địa hình, đất nông nghiệp huyện Mai Sơn được chia thành 3 tiểu vùng:

* Tiểu vùng 1: Các xã ở trung tâm huyện, có nền kinh tế phát triển, địa hình đồi núi có độ cao trung bình là từ 500 – 700m so với mực nước biển, phân bố dọc quốc lộ 6 gồm TT Hat Lót, Mường Bon, Mường Bằng, Chiềng Mung, Chiềng Sung, Cò Nòi, Chiềng Ban, Hát Lót, Chiềng Mai, Nà Bó.

Diện tích đất nông nghiệp của tiểu vùng là 31843,3 ha chiếm 31,80% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Đại diện cho tiểu vùng là xã Cò Nòi

* Tiểu vùng 2: Gồm các xã Chiềng Chăn, Tà Hộc, Chiềng Lương, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Chiềng Chung, Mường Chanh có địa hình đồi núi cao trung bình 700- 900m so với mực nước biển.

Diện tích đất nông nghiệp của vùng là 32186,19 ha chiếm 32,14% tổng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)