3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý
Mai Sơn là một huyện nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh Sơn La, Thị trấn Hát Lót cách trung tâm tỉnh khoảng 30km về phía Nam theo trục quốc lộ 6, có toạđộđịa lý:
20052’30” – 21020’50” vĩđộ Bắc; 103041’30” – 104016’ kinh độĐông.
Hình 3.1. Sơđồ vị trí huyện Mai Sơn
- Phía Bắc giáp thành phố Sơn La. - Phía Nam giáp huyện Yên Châu.
- Phía Đông giáp huyện Mường La, Bắc Yên.
- Phía Tây giáp huyện Sông Mã và tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào).
Tổng diện tích tự nhiên 143.247,0ha, với 22 xã, thị trấn. Mật độ dân số
khoảng 88 người/km2. Huyện Mai Sơn có thị trấn Hát Lót là trung tâm hành chính kinh tế - văn hoá, giáo dục, y tế. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 8 km đường biên giới Việt - Lào và hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không khá thuận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
lợi tạo điều kiện cho Mai Sơn trong việc giao lưu thông thương trao đổi hàng hoá, thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, phức tạp núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình 800 – 850 m so với mực nước biển, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam và dãy chạy theo hướng Tây bắc – Tây nam, bao gồm các dạng địa hình chính:
- Địa hình núi cao và dốc: Chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình 1000 – 1200 m so với mực nước biển. Phân bố ở phía
Đông Bắc và Tây nam của huyện bao gồm khu vực thuộc xã, Phiêng Pằn, Nà ớt, Phiêng Cằm,...
- Địa hình có độ cao từ 700 – 900m so với mực nước biển bao gồm khu vực thuộc xã Chiềng Chăn, Tà Hộc, Chiềng Lương, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Chiềng Chung, Mường Chanh.
- Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình từ 500 – 700m so với mực nước biển, phổ biến là núi trung bình, xen kẽ là các phiêng bãi, lòng chảo, có các phiêng bãi tương đối rộng thuận lợi để trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp,... Phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6 thuộc khu vực các xã như: Chiềng Mung, Chiềng Mai, Hát Lót, Nà Bó, Cò Nòi, Chiềng Sung,...
Lợi thế là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên có nhiều ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu, và phát triển chăn nuôi,... Tuy nhiên do địa hình phức tạp gây không ít khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng.
c. Khí hậu
Khí hậu Mai Sơn mang đặc điểm chung của vùng Tây Bắc (Cận nhiệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng T,W,P
Nhiệt độ không khí (oC) Lượng mưa (mm) Độ ẩm không khí (%)
Hình 3.2. Diễn biến khí hậu thuỷ văn khu vực Mai Sơn năm 2013
Ghi chú: T - nhiệt độ không khí; P - lượng mưa; W - độẩm không khí (Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện Mai Sơn)
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập chung nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Một số nơi có địa hình nghiêng dốc do vậy vào các ngày tháng này thường gây ra lũ lụt đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh.
Mùa khô từ thàng 11 đến tháng 3 năm sau cộng với gió Tây khô nóng làm cho mùa này thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt sản xuất nông-lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
- Nhiệt độ không khí: + Trung bình: 220C + Cao nhất: 380C + Thấp nhất: 0,50C - Độẩm không khí: + Trung bình: 80,1% + Thấp nhất: 23,5% + Cao nhất: 87% - Nắng: Tổng số giờ nắng: 1935
- Mưa: Lượng mưa bình quân: 1414,4mm, số ngày mưa: 125 ngày/năm phân bố không đồng đều trong năm và phân thành 2 mùa rõ rệt:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 4 đến tháng 9 chiếm 92% tổng lượng mưa cả
năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 đạt khoảng 332,7mm.
+ Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 8% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 11 và tháng 12 chỉđạt khoảng 6,5 mm.
d. Thuỷ văn
Là huyện thuộc vùng miền núi Tây Bắc có một hệ thống sông, suối khá phong phú, song phân bố không đều.
- Vùng địa hình bậc thang dốc đứng mật độ 0,72km/km2, phần lớn là các nhánh suối nhỏ và dốc.
- Vùng địa hình bát úp, thấp thoải mật độ 0,52km/km2, bao gồm có 4 hệ
thống sông suối chính: Nậm Quét, Nậm Lẹ, Nậm Pàn và một số suối khác. Nhìn chung lòng suối khe lạch diện tích hẹp, độ dốc lớn, mực nước so với bề mặt diện tích đất canh tác thấp hơn 10-15m gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, tài nguyên đất của huyện có các loại đất chính sau:
- Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất: bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, loại đất này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quỹđất với 43,50%.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Có diện tích khoảng 26.442 ha, chiếm 18,50% tổng quỹđất.
- Đất vàng đỏ trên đá sét: Có diện tích khoảng 30.564 ha, chiếm 21,40% tổng quỹđất.
- Đất Feralit mùn vàng trên đá cát: Có diện tích khoảng 7.998 ha, chiếm 5,60% tổng quỹđất.
- Đất phù sa ngòi suối: Phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Le,…Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
loại cây ăn quả. Có diện tích khoảng 2.571 ha, chiếm 1,80% diện tích tổng quỹđất.
- Đất dốc tụ: Phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,… Có diện tích khoảng 9.526 ha, chiếm 6,67% tổng quỹđất.
Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Manhê trong đất có hàm lượng trung bình. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệđất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất.
b. Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy tự hai nguồn:
- Nguồn nước mặt: Đươc cung cấp bởi hệ thống sông suối chính, bao gồm các suối (Nậm Quét, Nậm Lẹ, Nậm Pàn và một số suối khác), ngoài ra còn một số
lượng lớn các ao hồ…Tuy nhiên phần lớn mặt nước các sông suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác và các khu dân cư khá lớn nên hạn chếđáng kể tới khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống, không ít địa bàn có điều kiện về đất đai nhưng khó khăn về nguồn nước do đó chưa phát huy, sử dụng đất có hiệu quả.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm được hình thành do nước mưa ngấm qua
đất và dự trữ trên bề mặt các loại đá, nhiều nguồn nước ngầm lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng dao động theo mùa. Hiện tại chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát đầy đủ. Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy nước ngầm của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khả năng khai thác khó khăn.
c. Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn với 56.397,6 ha chiếm tới 39,36% tổng DTĐTN, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế có giá trị hàng hoá cao. Tài nguyên rừng Mai Sơn khá phong phú, có nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Thực vật có nhiều loài cây quý hiếm như: nghiến, lát,…các loài tre trúc và dược liệu. Động vật có các loài gấu, nhím,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
sóc, khỉ, các loài bò sát như trăn, rắn và hàng nghìn loài côn trùng tạo nên một quần thể sinh học đa dạng.
Tuy nhiên, do việc phá rừng làm nương, du canh du cư trong thời gian qua
đã làm cho tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng của huyện nghèo đi, chất lượng rừng bị suy giảm. Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao trữ lượng thấp. Chỉ có một số ít diện tích rừng có trữ
lượng lớn và chất lượng rừng tương đối tốt tập trung chủ yếu ở các xã như: Phiêng Pằn, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Nà ớt,... phân bố chủ yếu ở các vùng địa hình hiểm trở có độ cao trên 1.000m, độ dốc lớn khả năng khai thác sử dụng rất hạn chế.
d. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Mai Sơn được nhiều tài liệu đánh giá là vùng có khoáng sản đa dang, phong phú nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, lại phân tán và điều kiện khai thác không thuận tiện, xa đường giao thông. Đáng chú ý có các loại khoáng sản sau:
- Vàng sa khoáng ở Chiềng Lương, Chiềng Chung, Mường Chanh trữ
lượng không lớn.
- Nguồn đá vôi và đất sét phân bố tương đối rộng, điều kiện khai thác thuận lợi dùng để sản xuất vật liệu xây dựng như mỏ đá vôi Nà Pát, đất sét ở
Mường Chanh có thể sản xuất gốm,... - MỏĐồng ở Chiềng Chung.
Ngoài ra trên địa bàn còn có hơn 1.000 ha núi đá có thể khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng, làm đường giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng.
3.1.1.3. Cảnh quan môi trường
Cảnh quan môi trường của huyện Mai Sơn còn khá tốt, mức độ ô nhiễm môi trường chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây ở nhiều nơi diện tích rừng bị khai thác quá mức, hiện tượng phá rừng làm nương vẫn xảy ra. Sản xuất nông nghiệp theo hình thức bóc lột đất không có biện pháp bồi bổ
cải tạo đất xẩy ra khá phổ biến đã làm giảm độ phì của đất. Diện tích đất trống
đồi núi trọc chiếm hơn 30,8% diện tích toàn huyện. Trên diện tích này, thảm thực vật chủ yếu là trảng cỏ, cây bụi khả năng giữ nước thấp, hiện tượng xói
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
mòn, rửa trôi xảy ra khá phổ biến làm giảm tầng dày và độ phì của đất đồng thời gây sạt lở, lũ quét ở vùng thấp.
Môi trường nước và không khí trên địa bàn huyện ít bị ô nhiễm. Nhưng hiện môi trường trên địa bàn huyện đang dần bịảnh hưởng do: Tốc độđô thị hoá nhanh, chất thải công nghiệp từ các nhà máy (Nhà máy xi măng nằm ở xã Nà Bó, nhà máy mía đường nằm ở TT Hát Lót, nhà máy tinh bột sắn nằm ở trung tâm thị
trấn huyện Mai Sơn) thải ra ngày càng nhiều; việc xử lý rác, chất thải sinh hoạt các khu dân cư chưa đồng bộ, kịp thời; việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu không đúng quy định xảy ra ở nhiều nơi,... ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Mai Sơn
Kinh tế được phát triển duy trì tăng trưởng khá (khoảng 13,2%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra cơ bản đạt chỉ
tiêu. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 4.763,247 tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó: sản xuất nông - lâm nghiệp đạt 1.682,7 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng đạt 1318,747 tỷ đồng; dịch vụ - thương mại đạt 1761,80 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,3 triệu đồng/năm.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Mai Sơn giai đoạn 2008 – 2013
TT Ngành Năm 2008 Năm 2013 Giá trị (triệu đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%)
1 Nông – lâm nghiệp 688,8 51,26 1682,70 35,33 2 Công nghiệp – xây dựng 340,23 25,32 1318,747 27,69 3 Dịch vụ - thương mại 314,70 23,42 1761,80 36,99
(Nguồn: Báo cáo KT – XH năm 2008 – 2013 của huyện Mai Sơn)
Số liệu bảng 3.1 ta thấy: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 51,26% xuống còn 35,33%; Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 25,32% lên 27,69%; dịch vụ tăng từ 23,42% lên 36,99%.
Như vậy có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Mai Sơn giai đoạn 2008 – 2013 có sự chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại giảm tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển khá, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế gắn với thị trường. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp có giá trị kinh tế, giảm tỷ trọng cây lương thực trên đất dốc và cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp.
Chương trình sản xuất lương thực chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá; tập trung thâm canh, xen canh, tăng vụ. Giá trị sản xuất ngành nông lâm - nghiệp tăng bình quân hàng năm 14,5%; sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt gần 100 ngàn tấn.
- Về trồng trọt
Những năm gần đây, tuy huyện gặp nhiều khó khăn về thời tiết, sâu bệnh hại, thị trường tiêu thụ, song với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa, ngô theo hướng tiến bộ cùng với việc áp dụng đồng bộ các thành tựu khoa học kỹ
thuật, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng và thực hiện tốt công tác khuyến nông nên năng suất cây trồng tăng nhanh. Diện tích các loại cây trồng đã tăng nhanh chóng trong giai đoạn này.
Bảng 3.2. Diện tích các loại cây trồng huyện Mai Sơn qua các năm từ 2008 đến 2013 ĐVT: ha Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I - Cây hàng năm 36734,0 38386,0 38490,0 34455,0 34124,0 34290,2 1. Cây lương thực có hạt 26685,0 27747,0 27562,0 23601,0 22539,0 22513,0 2. Cây lấy củ 2410,0 3410,0 3426,0 3401,0 3706,0 3683,0 3. Cây rau đậu 1854,0 1854,0 1890,0 2067,0 2122,0 2353,6 4. Cây công nghiệp 5435,0 5025,0 5262,0 4828,0 5453,0 5528,6 5. Cây hàng năm khác 350,0 350,0 350,0 558,0 304,0 212,0
II. Cây lâu năm 4229,0 4295,0 4003,0 4654,0 4941,0 4434,0
1. Cây công nghiệp lâu năm 1733,0 1834,0 1984,0 2686,0 2983,0 3041,0
2. Cây ăn quả 2469,0 2461,0 2019,0 1968,0 1958,0 1370,0
III. Cây gia vị 22,4 9,02 21,0
IV.Cây công nghiệp chứa dầu 2,0 2,0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
Số liệu bảng 3.2 ta thấy: Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt giảm từ 26685,0 ha năm 2008 xuống 22513,0 ha năm 2013; diện tích cây lấy củ tăng